Giáo án môn Hóa học 8 - Năm 2012 - 2013 - Trần Thị Loan - Tiết 3: Chất (tiếp)

Giáo án môn Hóa học 8 - Năm 2012 - 2013 - Trần Thị Loan - Tiết 3: Chất (tiếp)

I/ MỤC TIÊU :

1/ Kiến thức :

+ HS hiểu được các khái niệm hỗn hợp, chất tinh khiết. Thông qua các thí nghiệm HS biết được chất tinh khiết có tính chất không đổi còn hỗn hợp thì không.

+ HS biết dựa vào tính chất vật lí khác nhau của các chất có trong hỗn hợp để tách riêng các chất ra khỏi hỗn hợp.

2/ Kỹ năng :

+ HS tiếp tục làm quen với các dụng cụ thí nghiệm.

+ Rèn kĩ năng làm một số thí nghiệm đơn giản.

3/ Thái độ :

+ Có ý thức trong làm việc nhóm, yêu thích môn học.

II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :

 * Dụng cụ : bộ dụng cụ chưng cất, đèn cồn, đũa thủy tinh, ống hút, kẹp gỗ.

 * Hóa chất : muối ăn, nước cất, nước khoáng.

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :

Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ (5’)

Câu hỏi :

 + Chất có ở đâu? Nêu các tính chất của chất mà em biết.

 + Làm thế nào để biết được tính chất của chất? Biết tính chất của chất có lợi gì?

 

doc 2 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 1121Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hóa học 8 - Năm 2012 - 2013 - Trần Thị Loan - Tiết 3: Chất (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 02 - Tiết 3	 CHẤT (tt)
Ngày soạn : 03/09/2012	 
I/ MỤC TIÊU :
1/ Kiến thức :
+ HS hiểu được các khái niệm hỗn hợp, chất tinh khiết. Thông qua các thí nghiệm HS biết được chất tinh khiết có tính chất không đổi còn hỗn hợp thì không.
+ HS biết dựa vào tính chất vật lí khác nhau của các chất có trong hỗn hợp để tách riêng các chất ra khỏi hỗn hợp.
2/ Kỹ năng :
+ HS tiếp tục làm quen với các dụng cụ thí nghiệm.
+ Rèn kĩ năng làm một số thí nghiệm đơn giản.
3/ Thái độ : 
+ Có ý thức trong làm việc nhóm, yêu thích môn học.
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
 * Dụng cụ : bộ dụng cụ chưng cất, đèn cồn, đũa thủy tinh, ống hút, kẹp gỗ.
 * Hóa chất : muối ăn, nước cất, nước khoáng.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ (5’)
Câu hỏi : 
 + Chất có ở đâu? Nêu các tính chất của chất mà em biết.
 + Làm thế nào để biết được tính chất của chất? Biết tính chất của chất có lợi gì?
Hoạt động 2 : Phân biệt hỗn hợp với chất tinh khiết (20’)
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG GHI BẢNG
+ GV cho HS quan sát cốc nước cất và cốc nước khoáng. Nêu điểm giống nhau của chúng?
+ GV tiến hành TN : Lần lượt nhỏ 2 giọt từng loại nước lên 2 miếng kính, đun nóng 2 miếng kính à quan sát và nêu hiện tượng.
+ GV : qua TN em có nhận xét gì về thành phần của nước khoáng và nước cất?
+ GV thông báo : nước khoáng là một hỗn hợp, nước cất là chất tinh khiết. Vậy hỗn hợp là gì? Chất tinh khiết là gì?
+ GV nhận xét và yêu cầu HS nêu : 2 ví dụ về hỗn hợp, 2 ví dụ về chất tinh khiết.
+ GV nêu lần lượt các ví dụ minh họa và giải thích, dẫn dắt để HS đi đến kết luận : hỗn hợp không có tính chất nhất định ; chất tinh khiết có tính chất nhất định.
+ HS quan sát và nêu : đều trong suốt, không màu, lỏng, uống được.
+ HS theo dõi và nêu hiện tượng : miếng kính có nước khoáng có vết mờ, còn nước cất thì không.
+ HS nhận xét : trong nước khoáng có nhiều chất, còn trong nước cất chỉ có 1 chất.
+ HS nêu định nghĩa hỗn hợp, chất tinh khiết.
+ HS nêu ví dụ
+ HS chú ý nghe giảng và rút ra kết luận.
III/ Chất tinh khiết : 
1/ Hỗn hợp : 
+ Hỗn hợp là 2 hay nhiều chất trộn lẫn vào nhau.
Vd : nước khoáng, không khí..
+ Hỗn hợp không có tính chất nhất định.
2/ Chất tinh khiết : 
+ Chất tinh khiết là chỉ có 1 chất duy nhất.
Vd : nước cất, khí oxi
+ Chất tinh khiết có tính chất nhất định.
Hoạt động 3 : Tách chất ra khỏi hỗn hợp (12’)
+ GV : em hãy cho biết người ta làm như thế nào để thu được muối ăn từ nước biển?
+ GV nhận xét và đưa ra cốc nước muối, yêu cầu HS nêu cách làm để tách nhanh muối ra khỏi nước muối.
+ GV nhận xét, hướng dẫn và yêu cầu HS làm TN.
+ GV : trong TN trên em đã dựa vào đặc điểm gì để tách muối ra khỏi nước muối? 
+ Em hãy rút ra nguyên tắc tách chất ra khỏi hỗn hợp.
+ GV tổng kết cho HS ghi bài.
+ HS : người ta cho nước biển vào ruộng muối rồi phơi nắng cho nước bay hơi.
+ HS thảo luận nhóm và trình bày : đun nóng nước muối cho nước bay hơi hết ta sẽ tách được muối ra.
+ HS làm TN theo nhóm, kiểm tra kết quả.
+ HS trả lời : dựa vào sự khác nhau về nhiệt độ sôi của muối ăn và nước để tách.
+ HS rút ra : dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lí của các chất để tách chất ra khỏi hỗn hợp
3/ Tách chất ra khỏi hỗn hợp :
Dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lí của các chất để tách chất ra khỏi hỗn hợp.
Hoạt động 4 : Củng cố (5’)
+ Trả lời các câu hỏi và làm BT :
1/ Nêu điểm khác nhau giữa hỗn hợp và chất tinh khiết.
2/ Nguyên tắc để tách riêng một chất ra khỏi hỗn hợp?
3/ Trình bày cách làm để tách các chất trong hỗn hợp gồm : bột đồng và bột gỗ.
Hoạt động 5 : Dặn dò - Hướng dẫn về nhà (3’)
+ Học bài cũ và làm các BT 6,7,8 sgk/11
+ Hướng dẫn giải BT 8 sgk/11 : Hóa lỏng không khí ở nhiệt độ thấp và áp suất cao à nâng dần nhiệt độ không khí lỏng đến -1960C, nitơ bay hơi ta tách được khí nitơ à tiếp tục nâng nhiệt độ đến -1830C, oxi bay hơi ta tách được khí oxi ra khỏi không khí.
+ Chuẩn bị bài mới : “Thực hành 1 : Tính chất nóng chảy của chất - Tách chất từ hỗn hợp”
Đọc và tìm hiểu quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm.
Các dụng cụ hóa chất cần dùng.
Cách tiến hành các thí nghiệm.
RÚT KINH NGHIỆM
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 3.doc