Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lí Lớp 8 - Bài 11: Thực hành: Nghiệm lại Lực đẩy Ác-si-mét - Nguyễn Đức Hiệp - Lê Cao Phan

Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lí Lớp 8 - Bài 11: Thực hành: Nghiệm lại Lực đẩy Ác-si-mét - Nguyễn Đức Hiệp - Lê Cao Phan

Định luật Ác-si-met được phát hiện dựa vào dự

đoán nào ?

Làm thế nào để đo lực đẩy Ác-si-met lên một

chiếc tàu đang neo tại bến

Câu 1: Qua thí nghiệm sau (hình 11.2), ta có thể rút ra kết luận :

A- Khối lượng riêng của chất lỏng 2 lớn hơn khối lượng riêng của chất

lỏng 1.

B- Trọng lượng riêng của chất lỏng 1 lớn hơn trọng lượng riêng của chất

lỏng 2.

C- Trọng lượng riêng của chất lỏng 1 nhỏ hơn trọng lượng riêng của chất

lỏng 2.

D- Trọng lượng riêng của hai vật là như nhau.

Câu 2: Lực đẩy Ác-si -mét tác dụng vào vật có giá trị :

A) 2,4 N B) 1,3 N

C) 1,1 N D) 3,7 N

(Hình 11.3)

 

pdf 8 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 641Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lí Lớp 8 - Bài 11: Thực hành: Nghiệm lại Lực đẩy Ác-si-mét - Nguyễn Đức Hiệp - Lê Cao Phan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 8 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 
77 
THỰC HÀNH : NGHIỆM LẠI 
LỰC ĐẨY AC - SI - MÉT 
(Hình 11.1) 
 Định luật Ác-si-met được phát hiện dựa vào dự 
đoán nào ? 
 Làm thế nào để đo lực đẩy Ác-si-met lên một 
chiếc tàu đang neo tại bến ? 
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 8 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 
78 
Câu 1: Qua thí nghiệm sau (hình 11.2), ta có thể rút ra kết luận : 
 A- Khối lượng riêng của chất lỏng 2 lớn hơn khối lượng riêng của chất 
lỏng 1. 
 B- Trọng lượng riêng của chất lỏng 1 lớn hơn trọng lượng riêng của chất 
lỏng 2. 
 C- Trọng lượng riêng của chất lỏng 1 nhỏ hơn trọng lượng riêng của chất 
lỏng 2. 
 D- Trọng lượng riêng của hai vật là như nhau. 
Câu 2: Lực đẩy Ác-si -mét tác dụng vào vật có giá trị : 
A) 2,4 N B) 1,3 N 
 C) 1,1 N D) 3,7 N 
 (Hình 11.3) 
(Hình 11.2) 
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 8 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 
79 
Câu 3: Trong hình vẽ sau (hình 11.4), hai khối đồng và chì được nhúng trong 
nước. Chọn câu đúng : 
(Hình 11.4) 
A- Thể tích khối nước trào ra bằng tổng thể tích của hai vật. 
 B- Trọng lượng khối nước trào ra bằng tổng trọng lượng của hai vật. 
 C- Khối lượng nước trào ra bằng tổng khối lượng của hai vật. 
 C- Trọng lượng khối nước trào ra bằng lực đẩy Ác-si -mét của nước tác 
dụng lên vật có thể tích lớn nhất. 
Câu 4: Điền giá trị khối lượng phù hợp vào chỗ có dấu " ? " trong hình 11.5. 
Câu 5: Tìm điều vô lí 
trong thí nghiệm sau (hình 
11.6) : 
(Hình 11.5) 
 (Hình 11.6) 
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 8 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 
80 
 Câu 6: Trong hình vẽ sau, lực kế chỉ giá trị P là bao nhiêu ? 
Câu 7: Hai vật bằng nhôm và đồng có thể tích 
V1 = V2 . Lực kế chỉ F'1 có giá trị là bao nhiêu ? 
Câu 8: Em hãy ghi giá trị của P trên hình vẽ, biết 
rằng vật lơ lửng trong chất lỏng. 
 (Hình 11.8) 
 (Hình 11.7) 
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 8 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 
81 
Câu 9: Một học sinh đã tiến hành các thí nghiệm 
theo các hình vẽ sau (hình 11.9). Qua thí nghiệm 
này, em rút ra kết luận gì về lực đẩy Ác-si –mét ? 
(Hình 11.9) 
 Ác-si-mét sinh năm 287 
trước CN tại Hi Lạp. Vào 
thời đó ngành thương 
nghiệp phát triển, vì vậy có 
nhu cầu tính toán khối 
lượng và thể tích để cân đo 
rượu, dầu ô-liu, lúa 
Ngoài ra do sản xuất nông nghiệp phát triển cần phải 
có máy bơm, máy tưới, máy bốc dỡ hàng, những 
công trình của Ác-si -mét trước hết phục vụ cho nhu 
cầu sản xuất và buôn bán thời ấy. 
- Trong lĩnh vực toán học, Ác-si -mét tìm ra số p có 
giá trị trong khoảng 22/ 7 và 223/ 71 làm cơ sở để 
tính thể tích các thùng đo. Ác-si -mét đã xây dựng 
các công thức tính thể tích hình trụ, hình cầu, đưa ra 
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 8 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 
82 
số lũy thừa, nghiên cứu các hình pa-ra-bôn và ê-líp, 
các đường xoắn ốc. 
- Trong lĩnh vực Vật lí, Ác-si -mét đã thiết kế ròng 
rọc, đòn bẩy, đưa ra định luật Ác-si -mét nổi tiếng, 
đưa ra phương pháp xác định trọng tâm các vật, chế 
tạo súng bắn đá và dùng gương hội tụ ánh sáng Mặt 
Trời để đốt cháy chiến thuyền của quân La Mã, khi 
đội quân này bao vây thành phố quê hương Siracus 
của ông. 
Chiếc ốc"quay liên tục" do Ác-si -mét phát minh dùng 
để nâng các vật lên cao. 
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 8 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 
83 
· Nước đá có khối lượng riêng từ 0,9 đến 0,91. 
Em hãy trộn nước và cồn để tạo nên một chất 
lỏng sao cho đá có thể trôi lơ lửng trong đó. 
Tự làm một chiếc tàu ngầm đơn giản 
· Đổ đầy nước vào 
một bình thủy tinh, 
cách miệng bình 
khoảng 4cm. Dùng 
một ống nhỏ giọt 
cũ, cho vào ống 
này vừa đủ nước 
để nó lơ lửng trong 
bình. Lấy miếng 
cao su (từ vỏ bong 
bóng)bịt kín miệng 
bình lại. 
- Khi bạn lấy ngón tay ấn lên màng cao su, 
ống nhỏ giọt sẽ đi xuống. 
- Bỏ tay ra ống sẽ đi lên. 
Bạn Thảo : Mọi vật có trọng lượng riêng nhỏ 
hơn nước đều nổi trên mặt nước. 
Bạn Phương : Không hẵn như vậy đâu, vì có 
những vật có trọng lượng riêng lớn hơn nước 
mà vẫn nổi được trên mặt nước, tàu ngầm 
chẳng hạn ! 
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 8 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 
84 
Câu 1: B 
Câu 2: C 
Câu 3: A 
Câu 4: 80g 
Câu 5: Trọng lượng của hai vật như nhau. Khi nhúng vào trong cùng một chất 
lỏng, thì lực đẩy Ác-si -mét tác dụng lên vật có thể tích lớn sẽ lớn hơn vật có 
thể tích nhỏ. Vì vậy số chỉ của lực kế thứ hai phải nhỏ hơn số chỉ lực kế thứ 
nhất. 
Câu 6: Trong trường hợp thứ ba, lực kế chỉ trọng lượng khối chất lỏng bị vật 
chiếm chỗ tức là 1 N. 
Câu 7: Vì thể tích của hai vật như nhau nên lực đẩy Ác-si -mét tác dụng lên hai 
vật bằng nhau. 
Lực đẩy Ác-si -mét tác dụng khối đồng là 8,9 - 7 = 1,9N. 
Vì vậy, F’1 = 2,7 - 1,9 = 0,8 N. 
Câu 8: Do vật lơ lửng trong chất lỏng nên trọng lượng của vật bằng trọng lượng 
khối chất lỏng bị vật chiếm chỗ. Do đó, nếu thay vật bằng khối chất lỏng ấy thì 
số chỉ của lực kế không thay đổi : P = 2,4 N. 
Câu 9 : Lực đẩy Ác-si-met có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng mà 
vật chiếm chỗ. 

Tài liệu đính kèm:

  • pdf11- Thuc hanh - nghiem lai luc day Acsimet.pdf