Giáo án môn Sinh học 8 - Bài 22: Vệ sinh hô hấp

Giáo án môn Sinh học 8 - Bài 22: Vệ sinh hô hấp

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nêu được tác hai của tác nhân gây ô nhiễm không khí đối với hoạt động hô hấp

- Giải thích được cơ sở khoa học của việc luyện tập thể dục thể thao đúng cách

- Đề ra biện pháp luyện tập để có một hệ hô hấp khoẻ mạnh và tích cực hành động ngăn ngừa các tác nhân gây ô nhiễm không khí

- Kể các bệnh chính về hô hấp( viêm phổi, lao phổi, viêm phế quản) . Nêu các biện pháp vệ sinh hô hấp. Tác hại của thuốc lá.

2. Kỹ năng

- Rèn kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế.

- Kỹ năng hoạt động nhóm

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức bảo vệ giữ gìn cơ quan hô hấp

- Ý thức bảo vệ môi trường

II. PHƯƠNG PHÁP

 - Phương pháp thuyết trình

- Phương pháp quan sát- tìm tòi

 - Phương pháp làm việc theo nhóm

 

doc 3 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 4094Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Sinh học 8 - Bài 22: Vệ sinh hô hấp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 06 / 11 / 2011
Bài 22 (Tiết 23): VỆ SINH HÔ HẤP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Nêu được tác hai của tác nhân gây ô nhiễm không khí đối với hoạt động hô hấp
Giải thích được cơ sở khoa học của việc luyện tập thể dục thể thao đúng cách
Đề ra biện pháp luyện tập để có một hệ hô hấp khoẻ mạnh và tích cực hành động ngăn ngừa các tác nhân gây ô nhiễm không khí
Kể các bệnh chính về hô hấp( viêm phổi, lao phổi, viêm phế quản) . Nêu các biện pháp vệ sinh hô hấp. Tác hại của thuốc lá.
2. Kỹ năng
Rèn kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế. 
Kỹ năng hoạt động nhóm
3. Thái độ
Giáo dục ý thức bảo vệ giữ gìn cơ quan hô hấp
Ý thức bảo vệ môi trường
II. PHƯƠNG PHÁP
 - Phương pháp thuyết trình
- Phương pháp quan sát- tìm tòi
 - Phương pháp làm việc theo nhóm 
III. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên
 - Chuẩn bị sách giáo khoa, giáo án
 - Giáo án điện tử: hình ảnh minh họa
2. Chuẩn bị của học sinh
 - Học bài cũ và nghiên cứu trước nội dung bài mới ở nhà
- Tìm một số hình ảnh về ô nhiễm không khí và tác hại của ô nhiễm không khí đối với hệ hô hấp
IV. TIẾN TRÌNH
1. Ổn định lớp :1’
2. Kiểm tra bài cũ: 5’ 
Câu hỏi 1: Trình bày sự phối hợp của các cơ xương ở lồng ngực để làm tăng thể tích lồng ngực khi hít vào và giảm thể tích lồng ngực khi thở ra.
Câu hỏi 2: Trình bày sự trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở tế bào
3. Giảng bài mới: 39’
Đặt vấn đề: Chúng ta đã biết đây là một số bệnh nguy hiểm về đường hô hấp. Vậy nguyên nhân của những bệnh này là gì? Chúng ta cần có biện pháp nào để bảo vệ hệ hô hấp? Chúng ta cùng tìm hiểu bài ngày hôm nay.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
18p
17p
Hoạt động 1: Cần bảo vệ hệ hộ hấp khỏi các tác nhân gây hại
GV: Cho học sinh đọc thông tin SGK trang 72
HS: Tiến hành đọc thông tin SGK đầu trang 72
GV: Yêu cầu học sinh quan sát lên màn chiếu và kể tên một số tác nhân gây hại cho đường hô hấp
HS: Bụi, khí độc, vi sinh vật gây bệnh..
GV: Hãy đề ra các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại?
HS: Không hút thuốc lá, trồng nhiều cây xanh, thường xuyên dọn vệ sinh, không khạc nhổ bừa bãi.
GV: Các nhóm khác nhận xét – bổ sung
GV: Ở câu hỏi này HS có thể kể rất nhiều biện pháp,sau đó GV tóm tắt lại các vấn đề: Bảo vệ môi trường chung, môi trường làm việc, bảo vệ chính bản thân mình và chiếu 1 số hình ảnh về các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp
GV: Em đã làm gì để tham gia bảo vệ môi trường trong sạch ở trường, lớp?
HS: Trồng nhiều cây xanh, không vứt rác bừa bãi...
Hoạt động 2 : Cần luyện tập để có một hệ hô hấp khoẻ mạnh
GV: Cho học sinh đọc thông tin phần II
HS: Tiến hành đọc thông tin 
GV: Yêu cầu học sinh dựa vào thông tin ở phần II và kiến thức được học, thảo luận và trả lời các câu hỏi phần thảo luận.
GV: Vì sao khi luyện tập thể thao đúng cách thì có được dung tích sống lí tưởng? Giải thích vì sao khi thở sâu và giảm số nhịp thở trong mỗi phút sẽ làm tăng hiệu quả hô hấp?
HS: Tập thể thao thường xuyên từ nhỏ sẽ làm tăng thể tích lồng ngực
Hít thở sâu đẩy được nhiều khí cặn ra ngoài=> trao đổi khí được nhiều, tỉ lệ khí trong khoảng chết giảm.
GV: Hãy đề ra biện pháp tập luyện để có hệ hô hấp khoẻ mạnh?
HS: Luyện tập thể thao phối hợp tập thở sâu và giảm nhịp thở thường xuyên, từ bé 
I. Cần bảo vệ hệ hộ hấp khỏi các tác nhân gây hại
- Có rất nhiều tác nhân gây hại cho hệ hô hấp: Bụi, khí độc, các chất độc, các vi sinh vật gây bệnh...
- Tích cực xây dựng môi trường sống và làm việc có bầu không khí trong sạch, ít ô nhiễm bằng các biện pháp:
+Trồng nhiều cây xanh
+Không xã rác bừa bãi
+Không hút thuốc lá 
+Đeo khẩu trang chống bụi khi làm vệ sinh hay khi hoạt động trong môi trường nhiều bụi
II . Cần luyện tập để có một hệ hô hấp khoẻ mạnh
+ Dung tích sống là thể tích không khí lớn nhất mà 1 cơ thể có thể hít vào thật sâu, thở ra gắng sức.
+ Dung tích sống phụ thuộc tổng dung tích phổi và dung tích khí cặn. Dung tích phổi phụ thuộc vào dung tích lồng ngực, dung tích lồng ngực phụ thuộc sự phát triển khung xương sườn trong độ tuổi phát triển, sau độ tuổi phát triển sẽ không phát triển nữa.
Dung tích khí cặn phụ thuộc vào khả năng co dãn tối đa của các cơ thở. Vì vậy cần tập luyện từ bé.
IV/ Củng cố :3p
1/ Nêu tác hại của khói thuốc lá đối với hệ hô hấp
2/ Để tạo môi trường không khí trong lành, hạn chế ô nhiễm không khí từ bụi nhà máy, xe cộ Em hãy trình bày các biện pháp để khắc phục?
3/ Dung tích sống là gì? Chúng phụ thuộc vào những yếu tố nào? Làm thế nào để tăng dung tích sống?
 Dặn dò :2p
Học bài và chuẩn bị bài “ Thực hành: Hô hấp nhân tạo”. Đem theo gạc cứu thương và vuông vải màu 40 x 40cm.

Tài liệu đính kèm:

  • docbài 23.doc