Bài soạn môn Sinh học lớp 8 - Tiết 10: Hoạt động của cơ

Bài soạn môn Sinh học lớp 8 - Tiết 10: Hoạt động của cơ

A/ Mục tiêu:

1.Kiến thức

- Chứng minh được cơ co sinh ra công. Công của cơ được sử dụng vào lao động và di chuyển.

- Trình bày được nguyên nhân của sự mỏi cơ và nêu biện pháp chống mỏi cơ.

- Nêu được sự lợi ích của sự luyện cơ, từ đó vận dụng vào đời sống thường xuyên luyện tập TDTT và lao động vừa sức.

2. Rèn luyện kỹ năng :

Phân tích, khái quát hoá, hoạt động nhóm.

3. Giáo dục :

Ý thức bảo vệ, giữ gìn, rèn luyện cơ thể.

B/ Phương pháp:

Vấn đáp, tìm tòi.

C/ Chuẩn bị:

1.GV: Máy ghi công của cơ và các loại quả cân.

2.HS: Phần V tiết 9

D/ Tiến trình lên lớp:

 

doc 3 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 1349Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Sinh học lớp 8 - Tiết 10: Hoạt động của cơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 1 / 10 / 2010
Ngày dạy : 4 / 10 / 2010 (8B,C) / 10 / 2010 (8A)
TIẾT 10:	 HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ
A/ Mục tiêu:
1.Kiến thức
- Chứng minh được cơ co sinh ra công. Công của cơ được sử dụng vào lao động và di chuyển.
- Trình bày được nguyên nhân của sự mỏi cơ và nêu biện pháp chống mỏi cơ.
- Nêu được sự lợi ích của sự luyện cơ, từ đó vận dụng vào đời sống thường xuyên luyện tập TDTT và lao động vừa sức.
2. Rèn luyện kỹ năng : 
Phân tích, khái quát hoá, hoạt động nhóm.
3. Giáo dục : 
Ý thức bảo vệ, giữ gìn, rèn luyện cơ thể.
B/ Phương pháp: 
Vấn đáp, tìm tòi.
C/ Chuẩn bị: 
1.GV: Máy ghi công của cơ và các loại quả cân.
2.HS: Phần V tiết 9
D/ Tiến trình lên lớp:
I.Ổn định lớp:
II.Kiểm tra bài cũ: 
 Đặc điểm cấu tạo nào của tế bào cơ phối hợp với chức năng co cơ? Có khi nào cả cơ gấp và cơ duỗi 1 bộ phận cơ thể cùng co hoặc cùng chuỗi tối đa? Vì sao?Ý nghĩa của hoạt động co cơ?
III.Bài mới.
Hoạt động 1: Tìm hiểu công của cơ
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
GV: Yêu cầu học sinh làm bài tập mục s SGK.
Yêu cầu điền được: 1: co;2: lực đẩy; 3: lực kéo.
+Từ bài tập trên các em có nhận xét gì về sự liên quan giữa cơ , lực và co cơ? (Co cơ nhờ sự tác động của lực vào cơ)
+Thế nào là công của cơ?(SGK)
HS: Dựa vào kết quả của việc làm bài tập nhận xét bài tập và trả lời.
GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin ở SGK kết hợp kiến thức vật lí: 
+Làm thế nào để tính được công của cơ? (A= F.s)
+Cơ co phụ thuộc vào yếu tố nào?(SGK)
 +Hãy phân tích một yếu tố trong các yếu tố đã nêu(VD: trạng thái thần kinh: khi mệt mỏi thì hiệu quả công việc thấp)
HS: N/c thông tin SGK trao đổi nhóm trả lời câu hỏi.
I. Công của cơ:
1.Khái niệm:
+ Khi cơ co tạo một lực tác dụng vào vật làm di chuyển tức là đã sinh ra công.
+Công thức tính công cơ: 
A= F.s
+ Công của cơ phụ thuộc vào các yếu tố:
- Trạng thái thần kinh.
- Nhịp độ co cơ.
- Khối lượng của vật .
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự mỏi cơ
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
GV: Em đã bao giờ bị mỏi cơ chưa ? nếu có bị thì hiện tượng như thế nào?(Có- mệt mỏi)
 HS: Trao đổi nhóm để lựa chọn hiện tượng nào trong đời sống là mỏi cơ?
GV: Yêu cầu học sinh nghiên cứu thí nghiệm SGK trả lời câu hỏi:
- Hãy tính công cơ với khối lượng quả cân trong bảng.
- Từ bảng 10 em hãy cho biết với khối lượng như thế nào thì công co sản ra lớn nhất ?(trung bình)
- Khi ngón tay trỏ kéo rồi thả quả cân nhiều lần. Có nhân xét gì về biên độ co cơ trong quá trình TN kéo dài ?(giảm dần)
- Khi biên độ co cơ giảm đến lúc ngừng, em sẽ gọi là gì ?( Sự mỏi cơ)
- Nguyên nhân nào dẫn đến mỏi cơ ?( lao động kéo dài , thiếu ô xi nên axit lăctic tích tụ trong cơ) 
HS: Theo dõi TN lưu ý bảng 10, trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời.
GV: Vậy mỏi cơ có ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ và lao động ? (Hiệu quả lao động thấp, sức khỏe giảm)
- Làm thế nào để không bị mỏi cơ, lao động và học tập có kết quả?(lao động vừa sức )
- Khi bị mỏi cơ cần làm gì?(liên hệ thực tế)
HS: Trao đổi nhóm trả lời câu hỏi.
II. Sự mỏi cơ: 
*Mỏi cơ: Là hiện tượng làm việc nặng và lâu làm biên độ co cơ giảm rồi ngừng .
1) Nguyên nhân của sự mỏi cơ : Lượng O2 cung cấp cho cơ thể thiếu, năng lượng cung cấp ít, sản phẩm tạo ra là axít lắc tíc tích tụ đầu độc cơ gây mỏi cơ.
2) Biện pháp chống mỏi cơ:
- Hít thở sâu.
- Xoa bóp cơ , uống nước đường.
- Cần có thời gian lao động, học tập, nghỉ ngơi hợp lý.
Hoạt động 3: Luyện tập rèn luyện cơ như thế nào?
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
GV: Những hoạt động nào được coi là sự luyện tập?
- Luyện tập thường xuyên có tác dụng như thế nào đến các hệ cơ quan trong cơ thể và dẩn đến kết quả gì đối với hệ cơ?(Hệ vận động khỏe; hệ tuần hoàn hoạt động tốt)
- Nên có phương pháp luyện tập như thế nào để có kết quả tốt?( Luyện tập vừa sức; Luyện tập nâng cao dần dần; không luyện tập quá sức)
GV liên hệ thực tế giáo dực HS việc rèn luyện cơ.
HS: Dựa vào kiến thức ở hoạt động 1,TĐN thống nhất câu trả lời.
* Kết luận chung: HS đọc phần kết luận cuối bài
III. Thường xuyên luyện tập để rèn luyện cơ:
+ Thường xuyên luyện tập TDTT vừa sức dẫn tới:
 - Tăng thể tích cơ.
 - Tăng lực co cơ và làm việc dẽo dai. 
 -Hoạt động tuần hoàn có hiệu quả .
+ Đối với HS cần: Tập TD buổi sáng, giữa giờ, tham gia các môn thể thao vừa sức.
+ Tham gia lao động sản xuất phù hợp với sức lực
IV.Kiểm tra đánh giá:
 Công của cơ là gì?
 Nghiên cứu sự mỏi cơ và biện pháp chống mỏi cơ ?
 Giải thích hiện tượng bị chuột rút trong đời sống con người.
V.Dặn dò:
- Học bài trả lời câu hỏi SGK, đọc mục” Em có biết”, kẻ bảng 11 SGK trang 38 vào vở.
- Ra về phải chấp hành luật lệ giao thông.
VI.Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:

Tài liệu đính kèm:

  • docTIẾT 10-s8.doc