Tiết 7
NHỮNG HẰNG ĐẲNG THỨC (TIẾP)
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức
-Nắm được các hằng đẳng thức: tổng hai lập phương, hiệu hai lập phương
2.Kĩ năng
- Biết vận dụng các hằng đẳng thức trên để giải bài tập và đặc biệt là vận dụng hằng đẳng thức theo chiều ngược
3.Thái độ : Tích cực trong các hoạt động mà giáo viên tổ chức và tập trung chú ý học tập để nắm được bài ngay tại lớp
II. CHUẨN BỊ
GV: Bảng phụ, thước thẳng, phấn màu
HS: Thước; học 5 hằng đẳng thức ở bài cũ
Ngày soạn: 5/9/2010 Ngày dạy : 6/9/2010 Tiết 7 những hằng đẳng thức (tiếp) I. Mục tiêu 1.Kiến thức -Nắm được các hằng đẳng thức: tổng hai lập phương, hiệu hai lập phương 2.Kĩ năng - Biết vận dụng các hằng đẳng thức trên để giải bài tập và đặc biệt là vận dụng hằng đẳng thức theo chiều ngược 3.Thái độ : Tích cực trong các hoạt động mà giáo viên tổ chức và tập trung chú ý học tập để nắm được bài ngay tại lớp II. Chuẩn bị GV: Bảng phụ, thước thẳng, phấn màu HS: Thước; học 5 hằng đẳng thức ở bài cũ III. Tiến trình dạy học Hoạt động của GVvà HS Ghi bảng HĐ1: Kiểm tra bài cũ (5ph) 1.Tổ chức lớp : GV : Kiểm tra sĩ số và bài tập làm ở nhà của học sinh HS : Các tổ trưởng báo cáo 2.Kiểm tra bài cũ GV: Nêu hai câu hỏi sau Câu hỏi 1. Phát biểu ,viết công thức, và cho 1 VD minh hoạ về hằng đẳng thức lập phương 1 tổng HS1 : phát biểu và cho ví dụ Câu hỏi 2. Phát biểu ,viết công thức và cho 1 VD minh hoạ về hằng đẳng thức lập phương 1 hiệu HS2: phát biểu và cho ví dụ GV: gọi HS nhận xét và cho điểm hai học sịnh (A+B)3 = A3+3A2B+3AB2+B3 VD : (x+2y)3= x3 +6x2y+12xy2+8y3 (A-B)3 = A3-3A2B+3AB2-B3 VD : (2a-b)3= 8a3 -12a2b+6ab2-b3 HĐ2: Giảng bài mới (30ph) GV: cả lớp làm?1 HS : lên bảng trình bà GV : Gọi HS nhận xét và chữa a3+b3 gọi là hằng đẳng thức tổng 2 lập phương. HS : nhận xét a3+b3= (a+b)(a2 - ab+b2) Viết công thức tổng quát? GV: Nhìn vào công thức tổng quát em hãy phát biểu bằng lời HS phát biểu:tổng hai lập phương bằng tích của tổng số thứ nhất với số thứ hai và bình phương thiếu của 1 hiệu GV : áp dụng hằng đẳng thức vừa học các em hãy vận dụng làm bài tập ở phần áp dụng GV : Gọi 2 HS lên bảng làm sau đó cho học sinh dưới lớp nhận xét GV: Cho học sinh trả lời ?2 Chữa và chốt phương pháp khi áp dụng GV : Cho học sinh thực hiện ?3 HS : lên bảng làm ,dưới lớp làm ra giấy nháp GV: Giới thiệu cho học sinh như sau a3-b3 là hiệu hai lập phương. Viết công thức tổng quát ? Gọi(a2+ ab+b2) là bình phương thiếu của tổng GV:trả lời ?4 Phát biểu hằng đẳng thức 7 bằng lời HS phát biểu: Hiệu 2 lập phương bằng hiệu số thứ nhất với số thứ hai nhân với bình phương thiếu của tổng GV : Treo bảng phụ áp dụng a) Tính (x+1) (x2+ x+1) b) Viết 8x3 -y3 dưới dạng tích c) Bảng phụ GV : Cho 3 học sinh lên bảng Gọi HS nhận xét sau đó chữa và chốt phương pháp Từ những tiết học trước và tiết học này ta có mấy hằng đảng thức , kể tên HS : Kể tên 7 hằng đẳng thức đáng nhớ ,kể xong thì GV treo bảng phụ ?1. Tính (a+b)(a2 - ab+b2) = a3 -a2b+ab2+a2b-ab2+b3 = a3+b3 TQ : A3+B3= (A+B)(A2 - AB+B2) áp dụng : a) x3 + 8=x3 +23 =(x+2)(x2 +2x+22) =(x+2)(x2 +2x+4) b) (x+1)(x2 -x+1) = x3+1 ?3 : Tính (a-b)(a2 + ab+b2) = a3 +a2b+ab2-a2b-ab2-b3 = a3-b3 a3-b3= (a-b)(a2 + ab+b2) TQ: A3-B3= (A-B)(A2 + AB+B2) áp dụng tính a) (x+1) (x2+ x+1) = x3-1 b) 8x3 -y3= (2x-y)(4x2+2xy+y2) c) Hãy đánh dấu (X) vào đáp số đúng của tích (x+2)(x2-2x+4) x3+8 : đánh dấu X ( Treo bảng phụ ghi 7 hằng đẳng thức đáng nhớ ) HĐ3: Củng cố (7ph) GV : Treo bảng phụ và cho học sinh làm hai bài tập sau 1. BT32/16 (bảng phụ) 2. BT31/16 CMR: a3+b3= (a+b)3-3ab(a+b) GV: Nêu phương pháp giải bài tập dạng này ? HS : Biến đổi VP = VT GV : Sau khi biến đổi mà hai vế có kết quả bằng nhau thì ta khẳng định hằng đẳng thức đã được chứng minh 1. BT32/16 ( SGK) a)...(9x2 – 3xy + y2 ) b) (2x-5)(4x2+10x+25) =8x3-125 Biến đổi vế phải VP = (a+b)3-3ab(a+b) = a3+3a2b+ 3ab2 + b3-3a2b- 3ab2 = a3+b3 = VT .Vậy đẳng thức được chứng minh HĐ4: Hướng dẫn và giao bài tập về nhà (3ph) GV : Về nhà các em học bài theo hướng dẫn sau - học thuộc 7 hằng đẳng thức đã học ,viết được công thức tổng quát và biết áp dụng các hằng đẳng thức một cách linh hoạt theo cả hai chiều xuôi ngược - BTVN: 30, 31b ,32 / (SGK / Tr 16 ) - Làm thêm : bài 16 ,17,18 và Bài 3.1 + 3.5 ( SBT /Tr 7 ) - HDVN : Bài 30 (SGK /Tr 16 ) GV : Cho học sinh nhận xét về giá trị của biểu thức luôn luôn bằng – 27 tức là không phụ thuộc vào giá trị của biến x GV : Đến đây các em tính tiếp để đi đến kết quả cuối cùng
Tài liệu đính kèm: