Bài kiểm tra Văn bản 8 – Phần 1

Bài kiểm tra Văn bản 8 – Phần 1

A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN:

1. Nối tên tác giả với tên văn bản và tác phẩm gốc (nếu có) cho chính xác:

Ngô Tất Tố Tôi đi học Tiểu thuyết “Tắt đèn”

Nam Cao Tức nước vỡ bờ Truyện ngắn

Thanh Tịnh Lão Hạc Hồi ký “Những ngày thơ ấu”

Nguyên Hồng Trong lòng mẹ Truyện ngắn.

2. Trong các văn bản sau, văn bản nào không được kể theo ngôi thứ nhất?

A. Tức nước vỡ bờ B. Tôi đi học C. Lão Hạc D. Trong lòng mẹ.

3. Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan nhận xét: “Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo” được hiểu khái quát như sau:

A. Sự dồn nén, “tức nước” đến “vỡ bờ” được Ngô Tất Tố diễn tả rất tự nhiên, hợp lý.

B. Nhân vật được khắc hoạ sinh động, thể hiện diễn biến tâm lý chân thực

C. Nghệ thuật kể chuyện tài tình, ngôn ngữ linh hoạt, sống động.

D. Cả ba ý A, B, C đều đúng.

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 997Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra Văn bản 8 – Phần 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài kiểm tra văn bản – Phần 1	Họ tên: . Lớp 8B
A. Trắc nghiệm khách quan:
1. Nối tên tác giả với tên văn bản và tác phẩm gốc (nếu có) cho chính xác:
Ngô Tất Tố	Tôi đi học	Tiểu thuyết “Tắt đèn”
Nam Cao	Tức nước vỡ bờ	Truyện ngắn
Thanh Tịnh	Lão Hạc	Hồi ký “Những ngày thơ ấu”
Nguyên Hồng	Trong lòng mẹ	Truyện ngắn.
2. Trong các văn bản sau, văn bản nào không được kể theo ngôi thứ nhất?
A. Tức nước vỡ bờ	B. Tôi đi học	C. Lão Hạc	D. Trong lòng mẹ.
3. Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan nhận xét: “Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo” được hiểu khái quát như sau:
A. Sự dồn nén, “tức nước” đến “vỡ bờ” được Ngô Tất Tố diễn tả rất tự nhiên, hợp lý.
B. Nhân vật được khắc hoạ sinh động, thể hiện diễn biến tâm lý chân thực
C. Nghệ thuật kể chuyện tài tình, ngôn ngữ linh hoạt, sống động.
D. Cả ba ý A, B, C đều đúng.
4. Nhân vật “bà cô” hiện lên trong cuộc trò chuyện với bé Hồng là người thế nào?
A. Người xấu xa, xảo quyệt, thâm độc cùng những “rắp tâm tanh bẩn”
B. Là đại diện cho những thành kiến phi nhân đạo, cổ hủ trong xã hội bấy giờ.
C. Là người mang tính cách tiểu biểu cho những người phụ nữ xưa và nay.
D. Gồm ý A và B.
5. ý nào không nói lên đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích “Trong lòng mẹ”:
A. Giàu chất trữ tình	B. Miêu tả tâm lý nhân vật đặc sắc.
C. Sử dụng nghệ thuật châm biếm.	D. Có những hình ảnh so sánh độc đáo.
6. Vì sao gọi chị Dậu là điển hình về người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám?
A. Vì chị Dậu là người nông dân khổ nhất từ trước đến nay.
B. Vì chị Dậu là người phụ nữ nông dân mạnh mẽ nhất từ trước đến nay.
C. Vì chị Dậu là người phụ nữ nông dân phải chịu nhiều khổ cực nhưng vẫn giữ được những phẩm chất vô cùng cao đẹp.
D. Vì chị là người luôn nhịn nhục trước sự áp bức cuả bọn thực dân phong kiến.
7. Trong tác phẩm, lão Hạc hiện lên là người như thế nào?
A. Là người nông dân có số phận đau thương nhưng có phẩm chất cao quý.
B. Là người nông dân gàn dở đến mức ngu ngốc.
C. Là người nông dân có thái độ sống vô cùng cao thượng.
D. Là người nông dân có sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ.
7. Nhận xét nào nói đúng nhất những yếu tố góp phần tạo chất thơ cho văn bản “Tôi đi học”:
A. Truyện được bố cục theo dòng hồi tưởng, cảm nghĩ của nhân vật “tôi”, theo trình tự thời gian của buổi tựu trường.
B. Có sự kết hợp hài hoà giữa các phương thức tạo lập văn bản như tự sự, miêu tả, biểu cảm.
C. Tình huống truyện chứa đựng chất thơ kết hợp với việc sử dụng các hình ảnh so sánh giàu chất trữ tình.
D. Cả A, B, C đều đúng.
B. Tự luận:
1. Sau khi học xong văn bản “Trong lòng mẹ” trích hồi ký tự truyện “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng, em hiểu thế nào về thể loại hồi ký?
2. Tóm tắt văn bản “Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao trong một đoạn văn khoảng 6 – 8 câu.
.
.
3. Cảm nhận của em về chất thơ trong truyện ngắn “Tôi đi học” của nhà văn Thanh Tịnh.
.
.
.
4.* Trong truyện ngắn “lão Hạc” nhân vật “tôi” khi nghe Binh Tư kể chuyện lão Hạc xin bả để đánh chó đã cảm thấy “cuộc đời quả thậtđáng buồn”, nhưng khi chứng kiến cái chết đau đớn của lão Hạc, “tôi” lại nghĩ: “Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác.” Em hiểu thế nào về ý nghĩ đó của nhân vật ông giáo?
.
.

Tài liệu đính kèm:

  • docde kiem tra van 1.doc