Bài kiểm tra 15 phút (bài 1) môn: Ngữ văn 8

Bài kiểm tra 15 phút (bài 1) môn: Ngữ văn 8

Câu 1: (2,0 điểm) Những câu nghi vấn dưới đây được dùng để làm gì?

1. Bài khó thế này ai mà làm được?

A. Phủ định B. Đe dọa C. Hỏi D. Biểu lộ tình cảm, cảm xúc

2. Lão Hạc ơi! Sao đời lão lại khốn cùng đến vậy?

A. Phủ định B. Đe dọa C. Hỏi D. Biểu lộ tình cảm, cảm xúc

3. Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? (Ngô Tất Tố)

A. Phủ định B. Đe dọa C. Hỏi D. Biểu lộ tình cảm, cảm xúc

4. Sao không vào tôi chơi? (Nam Cao)

A. Phủ định B. Đe dọa C. Hỏi D. Biểu lộ tình cảm, cảm xúc

Câu 2: (8,0 điểm) Cho câu thơ:

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

a/ Chép 8 câu thơ tiếp theo.

b/ Những câu thơ trên trích từ bài thơ nào? Hãy viết một đoạn văn giới thiệu về tác giả của bài thơ đó. Vì sao có thể nói bài thơ thể hiện tâm sự của người dân mất nước lúc bấy giờ?

doc 13 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1811Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra 15 phút (bài 1) môn: Ngữ văn 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên: 	.......................................
Lớp: ........ Trường THCS 
Bài kiểm tra 15’ (bài 1)
Môn: Ngữ văn 8
Ngày kiểm tra:..................................................
 Ngày trả bài:..................................................
Điểm
Lời phê của thầy, cô giáo
Câu 1: (2,0 điểm) Những câu nghi vấn dưới đây được dùng để làm gì?
Bài khó thế này ai mà làm được? 
Phủ định	B. Đe dọa	C. Hỏi 	D. Biểu lộ tình cảm, cảm xúc	
Lão Hạc ơi! Sao đời lão lại khốn cùng đến vậy? 
Phủ định	B. Đe dọa	C. Hỏi 	D. Biểu lộ tình cảm, cảm xúc	
Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? (Ngô Tất Tố)
A. Phủ định	B. Đe dọa	C. Hỏi 	D. Biểu lộ tình cảm, cảm xúc	
Sao không vào tôi chơi? (Nam Cao)
A. Phủ định	B. Đe dọa	C. Hỏi 	D. Biểu lộ tình cảm, cảm xúc	
Câu 2: (8,0 điểm) Cho câu thơ: 
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
a/ Chép 8 câu thơ tiếp theo.
b/ Những câu thơ trên trích từ bài thơ nào? Hãy viết một đoạn văn giới thiệu về tác giả của bài thơ đó. Vì sao có thể nói bài thơ thể hiện tâm sự của người dân mất nước lúc bấy giờ? 
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
TT
ND kiến thức
Mức độ nhận thức
Tổng điểm
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng mức độ thấp
Vận dụng mức độ cao
1
Câu nghi vấn
1,0đ
1,0đ
2
Văn bản “Nhớ rừng”
3,0đ
2,0đ
2,0đ
3
Văn thuyết minh
1,0đ
Tổng điểm
4,0đ
1,0đ
3,0đ
2,0đ
10đ
Ma trận đề kiểm tra ngữ văn 8 (15’)
đáp án - biểu điểm
Câu1: ( 2,0 điểm ): Khoanh tròn chỉ một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất
(Mỗi ý đúng được 0,5 điểm)
Câu
1
2
3
4
Đáp án
A
d
B
c
Câu 2: (8,0 điểm) Cho câu thơ: 
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
a/ Chép 8 câu thơ tiếp theo. (Chép đúng các câu thơ tiếp theo, không sai chính tả được 3,0 điểm)
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
b/ Những câu thơ trên trích từ bài thơ nào? Hãy viết một đoạn văn giới thiệu về tác giả của bài thơ đó. Vì sao có thể nói bài thơ thể hiện tâm sự của người dân mất nước lúc bấy giờ? 
* HS trình bày được các ý sau:
- Những câu thơ trên trích từ bài thơ “Nhớ rừng” – Thế Lữ (1,0 điểm)
- Đoạn văn:
+ sử dụng đúng phương thức thuyết minh (0,25 điểm)
+ đúng hình thức đoạn văn, các câu văn có sự liên kết chặt chẽ (0,25 điểm)
+ giới thiệu những nét chính về nhà thơ Thế Lữ (tên tuổi, quê quán, vị trí trong nền văn học, sự nghiệp sáng tác, các tác phẩm tiêu biểu) (2,0 điểm)
- Bài thơ thể hiện tâm sự của người dân mất nước lúc bấy giờ, vì: (2,0 điểm)
Mượn lời con hổ ở vườn bách thú, nhà thơ đã nói hộ tâm trạng của nhiều người dân Việt lúc bấy giờ - đau khổ, uất hận trong cảnh nô lệ, khơi dậy niềm khát khao tự do mãnh liệt cùng nỗi nhớ tiếc thời oanh liệt đầy tự hào trong lịch sử dân tộc.
Họ và tên: 	.......................................
Lớp: ........ Trường THCS 
Bài kiểm tra 15’ (bài 2)
Môn: Ngữ văn 8
Ngày kiểm tra:..................................................
 Ngày trả bài:..................................................
Câu 1: (2 điểm) Hãy hoàn thành sơ đồ thể hiện tính khái quát và cụ thể về nghĩa của từ 
đồ dùng gia đình
Đồ gỗ
Ti vi
Xe đạp
Giường
Câu 2 (8 điểm): “Tôi đi học” là một truyện ngắn đậm chất trữ tình, trong đó nhà văn Thanh Tịnh đã ghi lại “những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường” qua hồi tưởng của nhân vật “tôi”. Hãy viết đoạn văn ngắn (5-7 câu) phân tích tâm trạng nhân vật “tôi” trên đường tới trường. 
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
Họ và tên: 	.......................................
Lớp: ........ Trường THCS 
Bài kiểm tra 15’ (bài 3)
Môn: Ngữ văn 8
Ngày kiểm tra:..................................................
 Ngày trả bài:..................................................
Câu 1: (2 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án trả lời đúng 
Chiếu dời đô được viết vào năm nào? 
1010	B.1028	C.1285	D. 1428
Trong thời phong kiến, thể chiếu được dùng để làm gì? 
Ban bố mệnh lệnh của vua
Trình bày nguyện vọng, chủ trương của nhân dân lên vua
Khích lệ tinh thần chiến đấu của tướng sĩ
Công bố kết quả của một sự nghiệp để mọi người cùng biết 	
Bố cục của bài Chiếu dời đô gồm mấy phần?
A. hai phần	B. ba phần	C. bốn phần	D. năm phần
Việc viện dẫn sử sách nói về những lần dời đô của các vị vua trong lịch sử Trung Quốc nhằm mục đích gì ?
A. Ca ngợi công lao của các vị vua xưa.
B. Ca ngợi xã hội phồn thịnh thời nhà Chu, nhà Thương
C. Khẳng định việc dời đô là phù hợp với mệnh trời
D. Bày tỏ lòng thương cảm đối với nhân dân thời Đinh, Lê
Bằng những hiểu biết về lịch sử, hãy giải thích lí do hai triều Đinh, Lê dựa vào vùng núi Hoa Lư để đóng đô?
Dời đô hao tổn, dựa trên các triều đại trước mà sinh sống
Muốn xây dựng một đất nước hùng mạnh dựa trên nền tảng sẵn có
Dưới thời đó nước ta luôn chống chọi với nạn ngoại xâm nên dựa vào địa thế kín đáo ở đó là phù hợp nhất	
Triều đại đã bền vững, muôn vật đã thích nghi
Câu văn nào dưới đây trực tiếp bộc lộ nỗi lòng của Lí Công Uẩn?
Cho nên vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh
Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi
Phải đâu các vua thời Tam đại theo ý riêng mình mà tự tiện chuyển dời?
Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy mà định chỗ ở.	
Theo Lí Công Uẩn, địa thế thành Đại La có những thuận lợi gì? 
ở vào nơi trung tâm của trời đất, có núi, có sông
Đất rộng mà bằng phẳng, cao mà thoáng
Tránh cảnh ngập lụt, mọi vật tốt tươi
Tất cả các phương án trên	
Vì sao Chiếu dời đô có sức thuyết phục lớn?
Có lí lẽ chặt chẽ kết hợp với tình cảm chân thành
Lấy dẫn chứng từ các triều đại Trung Quốc ngày xưa
Nêu được những khó khăn ở kinh thành cũ
Khẳng định được những mặt mạnh của thành Đại La
Câu 2 (6 điểm): Viết đoạn văn ngắn (4-5 câu) giới thiệu về tác giả Lí Công Uẩn
Câu 3 (2 điểm): Vì sao nói “Chiếu dời đô” ra đời đã phản ánh ý chí độc lập, tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt
Đáp án:
Câu 1: (2 điểm)
A	3. B	5. C	7. D
A	4. C	6. B	8. A
Câu 2: (6 điểm) Nêu được các ý:
(1) Lý Công Uẩn (974- 1028) tức Lý Thái Tổ, người châu Cổ Pháp, lộ Bắc Giang (nay là xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh)
(2) Ông là người thông minh, nhân ái, có chí lớn và lập được nhiều chiến công 
(3) Thời Tiền Lê, ông giữ chức Tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ
(4) Khi Lê Ngọa Triều mất, ông được triều thần tôn lên làm vua, lấy hiệu là Thuận Thiên, sáng lập ra triều Lí
Câu 3: (2 điểm)
- Dời đô từ vù ... ..
 Ngày trả bài:.....................................
Điểm
Lời phê của thầy, cô giáo
Phần I : Trắc nghiệm (3đ)
Câu 1: Khoanh tròn chỉ một chữ cái đứng trớc câu trả lời đúng nhất (1đ)
Quê ở thành phố Nam Định, nhng trớc Cách mạng, ông sống chủ yếu ở thành phố Cảng Hải Phòng, trong một xóm lao động nghèo. Ngay từ tác phẩm đầu tay, ông đã hớng ngòi bút về những ngời cùng khổ  Những dòng này nói về nhà văn nào ?
A. Nam Cao 	B. Thanh Tịnh	 	C. Ngô Tất Tố 	 	D. Nguyên Hồng
2. Nhận xét nào đúng về tình huống truyện Tôi đi học?
A. Truyện xoay quanh những xung đột nội tâm nhân vật	
B. Tình huống truyện không phức tạp nhng cảm động.
C. Truyện phản ánh những mâu thuẫn gay gắt trong xã hội.
D. Truyện có tình huống bất ngờ, hấp dẫn ngời đọc 
3. Phơng thức biểu đạt của văn bản Lão Hạc là:
A. Miêu tả.	B. Tự sự.	C. Tự sự xen trữ tình.	D. Nghị luận.
4. Ngô Tất Tố đã khắc hoạ bản chất nhân vật trong đoạn trích Tức nớc vỡ bờ thông qua:
Ngôn ngữ độc thoại nội tâm nhân vật.
Ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ miêu tả hành động nhân vật.
Ngôn ngữ miêu tả ngoại hình nhân vật là chính.
Dùng ngôn ngữ kể linh hoạt kết hợp với ngôi kể phù hợp.
Câu 2: Nối cột B với cột A và C sao cho đúng (1đ)
A (Tác giả)
B (Văn bản)
C (Thể loại)
 Ngô Tất Tố
 Tôi đi học
 Hồi kí
 Nguyên Hồng
 Tức nớc vỡ bờ
 Truyện ngắn
 Nam Cao
 Trong lòng mẹ
 Tiểu thuyết
 Thanh Tịnh
 Lão Hạc
Câu 3: Hoàn thành nốt chỗ trống trong đoạn ghi nhớ sau (1đ)
	Đoạn văn......................................................................................................................đã kể lại
............................................................................................................................những cay đắng tủi cực.......................................................................................................đối với ngời mẹ bất hạnh.
Phần II: Tự luận (7đ)
Qua văn bản Tức nớc vỡ bờ và Lão Hạc, hãy trình bày những hiểu biết của em về cuộc đời và phẩm chất của ngời nông dân trong xã hội cũ.
Ma trận đề kiểm tra 45’ VăN HọC – TIếT 41
TT
ND kiến thức
(Các tác phẩm truyện kí Việt Nam giai đoạn 
1930 - 1945)
Mức độ nhận thức
Tổng điểm
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng mức độ thấp
Vận dụng mức độ cao
1
Tôi đi học
0,25đ
0,25đ
2
Trong lòng mẹ
0,25đ
1,0đ
3,5đ
3
Tức nớc vỡ bờ
0,5đ
0,25đ
4
Lão Hạc
0,25đ
0,25đ
3,5đ
Tổng điểm
1,25đ
1,75đ
7đ
10đ
đáp án - biểu điểm
Phần trắc nghiệm: (3,0 điểm)
Câu1: ( 1,0 điểm ):
Câu
1
2
3
4
Đáp án
d
B
C
B
Câu 2: Nối cột B với cột A và C sao cho đúng (1,0 điểm)
A (Tác giả)
B (Văn bản)
C (Thể loại)
 Ngô Tất Tố
 Tôi đi học
 Hồi kí
 Nguyên Hồng
 Tức nớc vỡ bờ
 Truyện ngắn
 Nam Cao
 Trong lòng mẹ
 Tiểu thuyết
 Thanh Tịnh
 Lão Hạc
Câu 3: Hoàn thành nốt chỗ trống trong đoạn ghi nhớ sau (1,0 điểm)
	Đoạn văn Trong lòng mẹ, trích hồi kí Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng, đã kể lại một cách chân thực và cảm động những cay đắng, tủi cực cùng tình yêu thơng cháy bỏng của nhà văn thời thơ ấu đối với ngời mẹ bất hạnh.
Phần II: Tự luận (7,0 điểm)
* Hình thức: 1,0 điểm
- Bố cục rõ ràng (Mở bài – Thân bài – Kết bài), các ý mạch lạc, có liên kết chặt chẽ
- Trình bày sáng sủa, diễn đạt trôi chảy, sai không quá 3 lỗi chính tả
* Nội dung: 6,0 điểm
Trình bày đợc những ý sau:
Cuộc sống cùng khổ, đau thơng của ngời nông dân Việt Nam trớc Cách mạng tháng Tám
- Tức nớc vỡ bờ: 
+ nghèo, thuộc hạng cùng đinh
+ không có tiền để nộp su, phải bán con, bán chó, bị đánh đập, áp bức 
+ một mình chị Dậu phải chống trả với mọi tai ơng, nghèo túng, với bọn cờng hào ác bá
- Lão Hạc: 
+ nghèo, không đủ tiền cới vợ cho con khiến con trai bỏ đi làm ăn xa
+ già cả nhng vẫn phải làm thuê, làm mớn mà cũng không đủ ăn
+ sống tuổi già cô quạnh: vợ mất sớm, con bỏ đi xa, chỉ có con chó Vàng làm bầu bạn nhng cũng không đủ tiền nuôi, phải bán đi
+ phải chọn cái chết để tự giải thoát khỏi cuộc sống bế tắc
Vẻ đẹp phẩm chất, tâm hồn của ngời nông dân Việt Nam trớc Cách mạng tháng Tám
Tức nớc vỡ bờ:
+ Tình vợ chồng thơng yêu, thủy chung: chị Dậu chăm sóc ngời chồng đau ốm
+ Sức phản kháng mạnh mẽ, tiềm tàng xuất phát từ tình yêu thơng chồng con
- Lão Hạc
+ Tình cảm cha con sâu nặng
+ Lòng nhân ái
+ Lòng tự trọng, trong sạch
Khái quát:
Chị Dậu và lão Hạc là những nhân vật tiêu biểu cho ngời nông dân Việt Nam trong xã hội cũ. Cuộc sống tuy nghèo khổ, cùng quẫn nhng ở họ vẫn sáng ngời những phẩm chất cao quí: Đói cho sạch rách cho thơm, Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Thấy đợc tấm lòng cảm thông, trân trọng của các nhà văn hiện thực chủ nghĩa đối với ngời nông dân
Đề kiểm tra chất lượng đầu năm học
Mó đề 2
Môn Ngữ văn 8 - Năm học 2010 - 2011
(Thời gian : 90 phút )
Điểm
Lời phê của cô giáo
Phần I : Trắc nghiệm (2 đ)
 Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bằng cách chọn đáp án đúng sau mỗi câu hỏi.
Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt của mẹ tôi vẫn tươi sáng lạ thường với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và hơi thở từ khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.
Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? của ai?
A. Tức nước vỡ bờ – Ngô Tất Tố	C. Tôi đi học – Thanh Tịnh	
B. Trong lòng mẹ – Nguyên Hồng	D. Lão Hạc – Nam Cao
Câu 2: Những phương thức biểu đạt nào được sử dụng trong đoạn văn?
A. Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm	C. Tự sự kết hợp biểu cảm	 
B. Tự sự kết hợp miêu tả	D. Tự sự kết hợp nghị luận	
Câu 3: Từ nào sau đây không thuộc trường từ vựng mặt?
A. gò má	B. cánh tay	C. đôi mắt	D. gương mặt 	
Câu 4 : Xét về cấu tạo, câu văn: Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe thuộc kiểu câu nào dưới đây?
A. Câu rút gọn	B. Câu ghép	 C. Câu đơn	D. Câu đặc biệt
Câu 5 : Từ nào sau đây không phải là từ tượng hình?
A. thơm tho	B. xinh xắn	C. còm cõi	D. xơ xác
Câu 6: Những từ ngữ nào sau đây được sử dụng để duy trì chủ đề của đoạn văn trên?
A. ấm áp, thơm tho	C. tôi, mẹ tôi 
B. cô tôi, người họ nội của tôi	D. cánh tay, khuôn miệng
Câu 7: Trong các từ sau, từ nào có ý nghĩa khái quát hơn?
A. ấm áp	B. mơn man	C. sung sướng	 D. cảm giác
Câu 8: Đoạn văn trên trình bày nội dung theo cách nào?
A. tổng – phân – hợp	B. song hành	C. diễn dịch	D. qui nạp
Phần II : Tự luận (8 đ)
Câu 1 : Nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh so sánh trong câu văn sau: “Họ như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay nhưng còn ngập ngừng e sợ.” (trích “Tôi đi học” – Thanh Tịnh) (2 đ)
Câu 2 : Hãy chứng minh rằng: Văn chương đã làm cho tình yêu quê hương đất nước có sẵn trong ta thêm phong phú và sâu sắc. (6 đ)
Ma trận đề KT chất lượng đầu năm - văn 8
 2010-2011
TT
ND Kiến thức
Mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng mức độ thấp
Vận dụng mức độ cao
1
Tác giả - tác phẩm
Câu 1 (TN) : 0,25đ
2
Phương thức biểu đạt
Câu 2 (TN) : 0,25đ
3
Xây dựng đoạn văn
Câu 3 (TN) : 0,25đ
4
Tính thống nhất về chủ đề của văn bản
Câu 4 (TN) : 0,25đ
5
Từ tượng hình, từ tượng thanh 
Câu 5 (TN) : 0,25đ
6
Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
Câu 6 (TN) : 0,25đ
7
Trường từ vựng
Câu 7 (TN) : 0,25đ
8
Kiểu câu 
Câu 8 (TN) : 0,25đ
9
Văn biểu cảm
Câu 1 (TL) : 2đ
10
Văn nghị luận
Câu 2 (TL) : 6đ
Tổng số điểm
1đ
1đ
2đ
6đ
đáp án – Biểu điểm
Trắc nghiệm : 3đ
Mã đề 1:
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
đáp án
B
D
C
A
C
B
D
A
Mã đề 2:
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
đáp án
C
A
B
C
A
C
B
D
Tự luận : 8đ
Câu 1 :
* Hình thức: (0,5đ)
Viết đúng hình thức đoạn văn ngắn: 0,25 đ. 
Trình bày sạch đẹp, không quá 3 lỗi (chính tả, dùng từ, câu): 0,25 đ
* Nội dung: (1,5đ) 
Học sinh đánh giá, nêu được cảm nghĩ về nét đặc sắc của hình ảnh so sánh trong câu văn của Thanh Tịnh theo các ý sau:
- đó là hình ảnh so sánh vừa diễn tả chính xác cảm xúc, tâm trạng của các chú bé mới đến trường: hồn nhiên, ngây thơ, trong trẻo,
- đồng thời vừa gợi cho người đọc liên tưởng về một thời ấu thơ đứng giữa ngôi trường – tổ ấm thân thương mà mỗi học trò thơ ngây, hồn nhiên như những cánh chim non nớt đầy khát vọng ngắm nhìn bầu trời rộng, nghĩ tới chân trời học vấn mênh mang với biết bao bồi hồi lo lắng.
 (Chỉ cho điểm tối đa với những học sinh viết đủ ý, trình bày sạch đẹp, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt)
Câu 2: 
* Hình thức :(1đ)
Đúng thể loại nghị luận chứng minh : 0,5đ
Bố cục rõ ràng : 0,25 đ
Trình bày sạch đẹp, không quá 3 lỗi (chính tả, dùng từ, câu): 0,25 đ
* Nội dung: (5đ)
a/ Mở bài : 0,5 đ
Dẫn dắt: Nêu vai trò, chức năng to lớn của văn chương trong việc nâng cao hiểu biết, bồi dưỡng tình cảm cho con người
Giới thiệu được vấn đề cần chứng minh: Văn chương đã làm cho tình yêu quê hương đất nước có sẵn trong ta thêm phong phú và sâu sắc.
b/ Thân bài: 4đ 
Nêu và phân tích được các dẫn chứng theo hệ thống luận điểm sau:
* Văn chương làm ta thêm yêu, thêm tự hào về đất nước Việt Nam tươi đẹp, trù phú, thanh bình; về con người Việt Nam cần cù, chịu thương chịu khó: 
- Ca dao:
Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ
..........
Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông
..........
- Thơ ca trung đại: Thiên Trường vãn vọng - Trần Nhân Tông, Côn Sơn ca – Nguyễn Trãi.....
- Thơ văn hiện đại: Cảnh khuya – Hồ Chí Minh, Cốm – một thứ quà của lúa non – Thạch Lam.....
* Văn chương bồi đắp cho ta niềm tự hào về một đất nước độc lập, có chủ quyền, có truyền thống văn hóa văn hiến lâu đời; bồi đắp lòng căm thù giặc sâu sắc, ý chí quật cường chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc; khơi dậy trong ta khát vọng xây dựng đất nước vững mạnh, thái bình muôn thuở:
- Thơ ca trung đại: Nam quốc sơn hà, Phò giá về kinh – Trần Quang Khải
- Thơ văn hiện đại: Rằm tháng giêng - Hồ Chí Minh, Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh.
(Dẫn chứng rất phong phú, học sinh cần chọn lọc từ các tác phẩm đã học, nhất là ở lớp 7. Học sinh có thể chọn trích dẫn chứng từ các tác phẩm khác ngoài đáp án miễn làm sáng tỏ được vấn đề cần chứng minh.)
c/ Kết bài: 0,5 đ
 - Khắng định vai trò của văn chương: góp phần làm phong phú đời sống tình cảm của con người
 - Xác định thái độ đúng đắn với việc đọc và học văn.
Tuỳ vào từng bài cụ thể mà GV có thể thưởng điểm hoặc trừ điểm cho phù hợp. Điểm thưởng với những bài viết sáng tạo không quá 1đ.

Tài liệu đính kèm:

  • doc15'- bai 1 Tuan 22 (2011).doc