200 câu hỏi trắc nghiệm chương cơ học Vật lí Khối 8

200 câu hỏi trắc nghiệm chương cơ học Vật lí Khối 8

đúng?

A. Các ô tô chuyển động đối với nhau B. Các ô tô đứng yên đối với ngôi nhà

C. Các ô tô đứng yên đối với nhau D. Ngôi nhà đứng yên đối với các ô tô

Câu 9: Trên toa xe lửa đang chạy thẳng đều, một chiếu va li đặt trên giá để hàng. Va li:

A. chuyển động so với thành tàu B. chuyển động so với đầu máy

C. chuyển động so với người lái tàu D. chuyển động so với đường ray

Câu 10: Chuyển động của đầu van xe đạp so với trục xe khi xe chuyển động thẳng trên đường là:

A. chuyển động tròn B. chuyển động thẳng

C. chuyển động cong D. là sự kết hợp giữa chuyển động thẳng với chuyển động tròn

Câu 11:Chuyển động của đầu van xe đạp so với mặt đường khi xe chuyển động thẳng trên đường là:

A. chuyển động tròn B. chuyển động thẳng

C. chuyển động cong D. là sự kết hợp giữa chuyển động thẳng với chuyển động tròn

Câu 12: Trong các chuyển động sau đây, chuyển động nào là chuyển động đều?

A. Chuyển động của người đi xe đạp khi xuống dốc

B. Chuyển động của ô tô khi khởi hành

C. Chuyển động của đầu kim đồng hồ

D. Chuyển động của đoàn tàu khi vào ga

Câu 13: Dạng chuyển động của tuabin nước trong nhà máy thủy điện Sông Đà là:

A. Chuyển động thẳng B. Chuyển động cong

C. Chuyển động tròn D. Vừa chuyển động cong vừa chuyển động thẳng

 

doc 18 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 504Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "200 câu hỏi trắc nghiệm chương cơ học Vật lí Khối 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
200 câu hỏi trắc nghiệm chương cơ học VẬT LÝ 8
Bài 1:	Chuyển động cơ học
Câu 1: Chuyển động cơ học là: 
A. sự thay đổi khoảng cách của vật so với vật khác	B. sự thay đổi phương chiều của vật
C. sự thay đổi vị trí của vật so với vật khác	D. sự thay đổi hình dạng của vật so với vật khác
Câu 2:	Chuyển động và đứng yên có tính tương đối vì:
A. một vật đứng yên so với vật này sẽ đứng yên so với vật khác.
B. một vật đứng yên so với vật này nhưng lại chuyển động so với vật khác.
D. một vật chuyển động hay đứng yên phụ thuộc vào quỹ đạo chuyển động.
C. một vật chuyển động so với vật này sẽ chuyển động so với vật khác.
Câu 3: Một chiếc xe buýt đang chạy từ trạm thu phí về TP HCM, nếu ta nói chiếc xe buýt đang đứng yên thì vật làm mốc là:
A. Người soát vé đang đi lại trên xe	B. Tài xế	
C. Trạm thu phí 	D. Khu công nghiệp
Câu 4: Dạng chuyển động của viên đạn được bắn ra từ khẩu súng AK là:
A. Chuyển động thẳng	B. Chuyển động cong	
C. Chuyển động tròn	D. Vừa chuyển động cong vừa chuyển động thẳng
Câu 5: Dạng chuyển động của quả bom được thả ra từ máy bay ném bom B52 là:
A. Chuyển động thẳng	B. Chuyển động cong	
C. Chuyển động tròn	D. Vừa chuyển động cong vừa chuyển động thẳng
Câu 6: Dạng chuyển động của quả dừa rơi từ trên cây xuống là:
A. Chuyển động thẳng	B. Chuyển động cong
C.Chuyển động tròn	D. Vừa chuyển động cong vừa chuyển động thẳng
Câu 7 :Hai chiếc tàu hỏa chạy trên các đường ray song song, cùng chiều, cùng vận tốc. Người ngồi trên chiếc tàu thứ nhất sẽ:
A. chuyển động so với tàu thứ hai	B. đứng yên so với tàu thứ hai
C. chuyển động so với tàu thứ nhất.	D. chuyển động so với hành khách trên tàu thứ hai
Câu 8: Hai ô tô chuyển động cùng chiều, cùng vận tốc đi ngang qua một ngôi nhà. Phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Các ô tô chuyển động đối với nhau	B. Các ô tô đứng yên đối với ngôi nhà
C. Các ô tô đứng yên đối với nhau	D. Ngôi nhà đứng yên đối với các ô tô
Câu 9:	Trên toa xe lửa đang chạy thẳng đều, một chiếu va li đặt trên giá để hàng. Va li:
A. chuyển động so với thành tàu	B. chuyển động so với đầu máy
C. chuyển động so với người lái tàu	D. chuyển động so với đường ray
Câu 10: Chuyển động của đầu van xe đạp so với trục xe khi xe chuyển động thẳng trên đường là:
A. chuyển động tròn	B. chuyển động thẳng
C. chuyển động cong	D. là sự kết hợp giữa chuyển động thẳng với chuyển động tròn
Câu 11:Chuyển động của đầu van xe đạp so với mặt đường khi xe chuyển động thẳng trên đường là:
A. chuyển động tròn	B. chuyển động thẳng
C. chuyển động cong	D. là sự kết hợp giữa chuyển động thẳng với chuyển động tròn
Câu 12: Trong các chuyển động sau đây, chuyển động nào là chuyển động đều?
A. Chuyển động của người đi xe đạp khi xuống dốc	
B. Chuyển động của ô tô khi khởi hành
C. Chuyển động của đầu kim đồng hồ	
D. Chuyển động của đoàn tàu khi vào ga
Câu 13: Dạng chuyển động của tuabin nước trong nhà máy thủy điện Sông Đà là:
A. Chuyển động thẳng	B. Chuyển động cong
C. Chuyển động tròn	D. Vừa chuyển động cong vừa chuyển động thẳng
Câu 14: Một hành khách đang ngồi trên xe buýt đi từ Thủy phù lên Huế, hành khách này chuyển động so với:
I/ Tài xế	 II/ Một hành khách khác	III/Một người đi xe đạp trên đường	IV/ Cột mốc
A. III	B. II, III và IV	C. Cả I, II, III và IV	D. III và IV
Câu 15: Một con chim mẹ tha mồi về cho con. Chim mẹ chuyển động so với..(1)...nhưng lại đứng yên so với..(2)....
A. Chim con/con mồi	B. Con mồi/chim con 	C. Chim con/ tổ	D. Tổ/chim con
Câu 16: Một canô đang chạy trên biển và kéo theo một vận động viên lướt ván. Vận động viên lướt ván chuyển động so với:
A. Ván lướt	B. Canô	C. Khán giả	D. Tài xế canô
Câu 17: Hai bạn A và B cùng ngồi trên hai mô tô chạy nhanh như nhau, cùng chiều. Đến giữa đường gặp bạn C đang ngồi sửa xe đạp đang bị tuột xích. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. A chuyển động so với B	B. A đứng yên so với B	
C. A đứng yên so với C	D. B đứng yên so với C
Bài 2	 Vận tốc
Họ và tên
Quãng đường
Thời gian 
Trần Ổi
100m
10
Nguyễn Đào
100m
11
Ngô Khế
100m
9
Lê Mít
100m
12
Câu 1: Dựa vào bảng bên, hãy cho biết người chạy nhanh nhất là:
A. Trần Ổi	B. Nguyễn Đào	
C. Ngô Khế	D. Lê Mít
Câu 2: Công thức tính vận tốc là:
A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 3: Vận tốc cho biết gì?
Tính nhanh hay chậm của chuyển động	II. Quãng đường đi được
Quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian	IV. Tác dụng của vật này lên vật khác
A. I; II và III	B. II; III và IV	C. Cả I; II; III và IV	D. I và III
Câu 4: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của vận tốc?
A. m/s	B. km/h	C. kg/m3	D. m/phút
Câu 5: 15m/s = ... km/h
A. 36km/h	B.0,015 km/h	C. 72 km/h 	D. 54 km/h
Câu 6: 108 km/h = ...m/s
A. 30 m/s	B. 20 m/s	C. 15m/s	D. 10 m/s
Câu 7: Một học sinh đi bộ từ nhà đến trường trên đoạn đường 3,6km, trong thời gian 40 phút. Vận tốc của học sinh đó là:
A. 	19,44m/s	B.	15m/s	C. 1,5m/s	D. 2/3m/s
Câu 8: Một xe máy đi từ thành phố A đến thành phố B với vận tốc trung bình 30km/h mất 1h30phút. Quãng đường từ thành phố A đến thành phố B là:
A. 	39 km	B.	45 km	C.	2700 km	D.	10 km
Câu 9: Nhà Lan cách trường 2 km, Lan đạp xe từ nhà tới trường mất 10 phút. Vận tốc đạp xe của Lan là:
A. 0,2 km/h	B. 200m/s	C. 3,33 m/s	D. 2km/h
Câu 10: Mai đi bộ tới trường với vận tốc 4km/h, thời gian để Mai đi từ nhà tới trường là 15 phút. Khoảng cách từ nhà Mai tới trường là:
A. 1000m	B. 6 km	C. 3,75 km	D. 3600m
Câu 11: Đường từ nhà Nam tới công viên dài 7,2km. Nếu đi với vận tốc không đổi 1m/s thì thời gian Nam đi từ nhà mình tới công viên là:
A. 0,5h	B.	1h	C.	1,5h	D.	2h
Câu 12: Đường đi từ nhà đến trường dài 4,8km. Nếu đi xe đạp với vận tốc trung bình 4m/s Nam đến trường mất:
A. 	1,2 h	B.	120 s	C.	1/3 h	D. 0,3 h
Câu 13 Vận tốc của ô tô là 36km/h, của người đi xe máy là 34.000m/h và của tàu hỏa là 14m/s. Sắp xếp độ lớn vận tốc của các phương tiện trên theo thứ tự từ bé đến lớn là
A. tàu hỏa – ô tô – xe máy	B. ô tô – tàu hỏa – xe máy
C. ô tô – xe máy – tàu hỏa	D. xe máy – ô tô – tàu hỏa
Câu 14: Hùng đứng gần 1 vách núi và hét lên một tiếng, sau 2 giây kể từ khi hét Hùng nghe thấy tiếng vọng của hòn đá. Hỏi khoảng cách từ Hùng tới vách núi? Biết vận tốc của âm thanh trong không khí là 330m/s. 
A. 660 m	B. 330 m	C. 115 m	D. 55m
Câu 15: Lúc 5h sáng Tân chạy thể dục từ nhà ra cầu Đại Giang. Biết từ nhà ra cầu Đại Giang dài 2,5 km. Tân chạy với vận tốc 5km/h. Hỏi Tân về tới nhà lúc mấy giờ.
A. 5h 30phút	B. 6giờ	C. 1 giờ	D. 0,5 giờ
Câu 16: Lúc 5h sáng Cường chạy thể dục từ nhà ra cầu Đại Giang. Biết từ nhà ra cầu Đại Giang dài 2,5 km. Cường chạy với vận tốc 5km/h. Hỏi thời gian để Cường chạy về tới nhà là bao nhiêu.
A. 5h 30phút	B. 6giờ	C. 1 giờ	D. 0,5 giờ
Câu 17: Tay đua xe đạp Trịnh Phát Đạt trong đợt đua tại thành phố Huế (từ cầu Tràng Tiền đến đường Trần Hưng Đạo qua cầu Phú Xuân về đường Lê Lợi) 1 vòng dài 4 km. Trịnh Phát Đạt đua 15 vòng mất thời gian là 1,2 giờ. Hỏi vận tốc của tay đua Trịnh Phát Đạt trong đợt đua đó?
A. 50 km/h	B. 48km/h	C. 60km/h	D. 15m/s
Câu 18: Hai ô tô chuyển động thẳng đều khởi hành đồng thời ở 2 địa điểm cách nhau 20km. Nếu đi ngược chiều thi sau 15 phút chúng gặp nhau. Nếu đi cùng chiều sau 30 phút thì chúng đuổi kịp nhau. Vận tốc của hai xe đó là:
A. 20km/h và 30km/h	B. 30km/h và 40km/h	C. 40km/h và 20km/h	D. 20km/h và 60km/h
Câu 19: Hòa và Vẽ cùng đạp xe từ cầu Phú Bài lên trường ĐHSP dài 18km. Hòa đạp liên tục không nghỉ với vận tốc 18km/h. Vẽ đi sớm hơn Hòa 15 phút nhưng dọc đường nghỉ chân uống cafê mất 30 phút. Hỏi Vẽ phải đạp xe với vận tốc bao nhiêu để tới trường cùng lúc với Hòa.
A. 16km/h	B. 18km/h	C. 24km/h	D. 20km/h
Câu 20: Đồ thị nào sau đây diễn tả sự phụ thuộc của đường đi theo vận tốc và thời gian:
v(m/s)
t(s)
0
A
v(m/s)
t(s)
0
B
v(m/s)
t(s)
0
C
v(m/s)
t(s)
0
D
A. Hình A	B. Hình B	C. Hình C	D. Hình D
A
B
C
108km
67,5km
Dùng dữ kiện sau để trả lời các câu hỏi 21, 22
Hai xe ô tô khởi hành cùng một lúc từ hai địa điểm A và B, cùng đi về C (hình vẽ). Biết vận tốc xe đi từ A là 40 km/h. 
Câu 21: Để hai xe cùng đến C một lúc thì vận tốc của xe đi từ B là:
A. 40,5km/h	B. 2,7h	C. 25km/h	D. 25m/s
Câu 22: Khoảng cách giữa hai xe sau khi chuyển động 3h là: 
A. 5,5 km	B. 45 km	C. 0km	D. 40,5km
Bài 3 	Chuyển động đều - Chuyển động không đều
D
C
B
A
Câu 1: Thả viên bi trên máng nghiêng và máng ngang như hình vẽ.
Phát biểu nào dưới đây chưa chính xác
A. Viên bi chuyển động nhanh dần từ A đến B
B. Viên bi chuyển động chậm dần từ B đến C
C. Viên bi chuyển động nhanh dần từ A đến C
D. Viên bi chuyển động không đều trên đoạn AC
Câu 2: Công thức tính vận tốc trung bình trên quãng đường gồm 2 đoạn s1 và s2 là:
A. B. C. D. 
Câu 3: Trong các chuyển động sau, chuyển động nào là đều
A. Chuyển động của quả dừa rơi từ trên cây xuống
B. Chuyển động của Mặt trăng quanh Trái đất
C. Chuyển động của đầu cách quạt
D. Chuyển động của xe buýt từ Thủy Phù lên Huế
Câu 4: Đào đi bộ từ nhà tới trường, quãng đường đầu dài 200m Đào đi mất 1phút 40s; quãng đường còn lại dài 300m Đào đi mất 100s. Vận tốc trung bình của Đào trên mỗi đoạn đường và cả đoạn đường lần lượt là:
A. 2m/s; 3m/s; 2,5m/s	 B. 3m/s; 2,5m/s; 2m/s	 C. 2m/s; 2,5m/s; 3m/s D. 3m/s; 2m/s; 2,5m/s
Câu 5: Tàu Thống Nhất TN1 đi từ ga Huế vào ga Sài Gòn mất 20h. Biết vận tốc trung bình của tàu là 15m/s. Hỏi chiều dài của đường ray từ Huế vào Sài Gòn?
A. 3000km	B.1080km	C. 1000km	D. 1333km
Câu 6: Trong trận đấu giữa Đức và Áo ở EURO 2008, Tiền vệ Mai-Cơn BaLack của đội tuyển Đức sút phạt cách khung thành của đội Áo 30m. Các chuyên gia tính được vận tốc trung bình của quả đá phạt đó lên tới 108km/h. Hỏi thời gian bóng bay?
A. 1s	B. 36s	C. 1,5s	D. 3,6s
Câu 7: Hưng đạp xe lên dốc dài 100m với vận tốc 2m/s, sau đó xuống dốc dài 140m hết 30s. Hỏi vận tốc trung bình của Hưng trên cả đoạn đường dốc?
A. 50m/s	B. 8m/s	C. 4,67m/s	D. 3m/s
Câu 8 : Một học sinh vô địch trong giải điền kinh ở nội dung chạy cự li 1.000m với thời gian là 2 phút 5 giây. Vận tốc của học sinh đó là 	
A. 40m/s	B. 8m/s	C. 4,88m/s	D. 120m/s
Câu 9: Một người đi xe đạp trên đoạn đường MNPQ. Biết trên đoạn đường MN = s1 người đó đi với vận tốc v1, trong thời gian t1; trên đoạn đường NP = s2 người đó đi với vận tốc v2, trong thời gian t2; trên đoạn đường PQ = s3 người đó đi với vận tốc v3, trong thời gian t3. Vận tốc trung bình của người đó trên đoạn đường MNPQ được tính bởi công thức:
A.	B.	C.	D.	
Câu 10 : Một học sinh đi bộ từ nhà đến trường trên đoạn đường 0,9km trong thời gian 10 phút. Vận tốc trung bình của học sinh đó là:
A. 	15 m/s	B.	1,5 m/s	C. 	9 km/h	D. 	0,9 km/h
Câu 11: Một xe máy di chuyển giữa hai địa điểm A và B. Vận tốc trong 1/2 thời gian đầu là 30km/h và trong 1/2 thời gian sau là 15m/s. Vận tốc trung bình của ô tô trên cả đoạn đường là:
A.	42 km/h	B.	22,5 km/h	C. 	36 ... áp suất khí quyển gây ra.
A. Một cốc đựng đầy nước được đậy bằng miếng bìa khi lộn ngược cốc thì nước không chảy ra ngoài.
B. Con người có thể hít không khí vào phổi
C. Chúng ta khó rút chân ra khỏi bùn
D. Vật rơi từ trên cao xuống
Câu 4 : Điều nào sau đây là đúng khi nói về sự tạo thành áp suất khí quyển?
A. Áp suất khí quyển có được là do không khí tạo thành khí quyển có trọng lượng.
B. Áp suất khí quyển có được là do không khí tạo thành khí quyển có độ cao so với mặt đất.
C. Áp suất khí quyển có được là do không khí tạo thành khí quyển rất nhẹ.
D. Áp suất khí quyển có được là do không khí tạo thành khí quyển có chứa nhiều loại nguyên tố hóa học khác nhau.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về áp suất khí quyển?
A. Áp suất khí quyển tác dụng theo mọi phương.
B. Áp suất khí quyển bằng áp suất thủy ngân.
C. Áp suất khí quyển chỉ tác dụng theo phương thẳng đứng hướng từ dưới lên trên.
D. Áp suất khí quyển chỉ tác dụng theo phương thẳng đứng hướng từ trên xuống dưới.
PA: A
Câu 6:Hãy cho biết câu nào dưới đây là không đúng khi nói về áp suất khí quyển?
A. Áp suất khí quyển được gây ra do áp lực của các lớp không khí bao bọc xung quanh trái đất.
B. Trái đất và mọi vật trên trái đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển theo mọi hướng.
C. Áp suất khí quyển chỉ có ở trái đất, các thiên thể khác trong vũ trụ không có.
D. Càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm.
Câu 7: Áp suất khí quyển thay đổi như thế nào khi độ cao càng tăng?
A. Càng tăng	B. Càng giảm	C. Không thay đổi	D. Có thể vừa tăng, vừa giảm.
Câu 8:	Áp suất khí quyển bằng 76 cmHg đổi ra là:
A. 76N/m2	B.	760N/m2	C.	103360N/m2	D. 	10336000N/m2
Câu 9: 	Áp suất do khí quyển tác dụng lên cơ thể bạn ở mực nước biển có độ lớn gần đúng bằng:
A.	100Pa	B.	1.000Pa	C.	10.000Pa	D.	100.000Pa
Câu 10:Hiện tượng nào sau đây không do áp suất khí quyển gây ra?
A. Quả bóng bàn bị bẹp thả vào nước nóng lại phồng lên như cũ B. Lấy thuốc vào xi lanh để tiêm
C. Hút xăng từ bình chứa của xe bằng vòi	 D. Uống nước trong cốc bằng ống hút 
Câu 11: Thí nghiệm Ghê - Rich giúp chúng ta
A. Chứng tỏ có sự tồn tại của áp suất khí quyển	 B. Thấy được độ lớn của áp suất khia quyển
C. Thấy được sự giàu có của Ghê - Rích D. Chứng tỏ sự tồn tại của áp suất chất lỏng
Câu 12: Áp suất khí quyển không được tính bằng công thức p =d.h là do
A. Không xác định được chính xác độ cao của cột không khí
B. Trọng lượng riêng của khí quyển thay đổi theo độ cao
C. Công thức p = d.h dùng để tính áp suất của chất lỏng
D. A và B đúng
Câu 13: Trường hợp nào sau đây áp suất khí quyển lớn nhất
A. tại đỉnh núi 	B. Tại chân núi	C. tại đáy hầm mỏ	D. Trên bãi biển
Câu 14: Trong thí nghiệm của Torixenli, độ cao cột thuỷ ngân là 75cm, nếu dùng rượu để thay thuỷ ngân thì độ cao cột rượu là bao nhiêu? Biết dthuỷ ngân= 136000N/m3, của rượu drượu = 8000N/m3.
A. 750mm;	B. 1275mm;	C. 7,5m	D. 12,75m.
Câu 15: Càng lên cao không khí càng loãng nên áp suất càng giảm. Cứ lên cao 12m thì áp suất khí quyển giảm khoảng 1mmHg. Áp suất khí quyển ở độ cao 800 m là:
A. 748 mmHg	B. 753,3 mmHg	C. 663 mmHg	D. 960 mmHg
Câu 16: Cứ cao lên 12m áp suất khí quyển lại giảm khoảng 1mmHg. Trên một máy bay, cột thủy ngân có độ cao 400mm. Khi đó máy bay cách mặt đất bao nhiêu? Biết tại mặt đất áp suất khí quyển là 760mmHg. 
A. 8km	B. 4,8 km	C. 4320 m	D. 3600 m
Câu 17: Khi đặt ống Tôrixenli ở chân một quả núi, cột thủy ngân có độ cao 752mm. Khi đặt nó ở ngọn núi, cột thủy ngân cao 708mm. Tính độ cao của ngọn núi so với chân núi. Biết rằng cứ lên cao 12m thì áp suất khí quyển giảm 1mmHg.
A. 440 m	B. 528 m	C. 366 m	D. Một đáp số khác
Câu 18: Áp suất tác dụng lên thành trong của một hộp đồ hộp chưa mở là 780mmHg. Người ta đánh rơi nó xuống đáy biển ở độ sâu 320m. Hiện tượng gì sẽ xảy ra với hộp đó? Biết trọng lượng riêng của thủy ngân là 136000 N/ m3, của nước biển là 10300 N/ m3.
A. Hộp bị bẹp lại	B. Hộp nở phồng lên	C. Hộp không bị làm sao	D. Hộp bị bật nắp
Bài 10	LỰC ĐẨY ÁC - SI - MÉT
Câu 1: Lực đẩy Acsimét phụ thuộc vào các yếu tố:
A. Trọng lượng riêng của vật và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
B. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của vật.
C. Trọng lượng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
D. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
Câu 2: Trong các câu sau, câu nào đúng?
A. Lực đẩy Ac si met cùng chiều với trọng lực.
B. Lực đẩy Ac si met tác dụng theo mọi phương vì chất lỏng gây áp suất theo mọi phương.
C. Lực đẩy Ac si met có điểm đặt ở vật.
D. Lực đẩy Ac si met luôn có độ lớn bằng trọng lượng của vật.
Câu 3: Một thỏi nhôm và một thỏi thép có thể tích bằng nhau cùng được nhúng chìm trong nước. Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Thỏi nào nằm sâu hơn thì lực đẩy Ác si met tác dụng lên thỏi đó lớn hơn.
B. Thép có trọng lượng riêng lớn hơn nhôm nên thỏi thép chịu tác dụng của lực đẩy Ác si met lớn hơn.
C. Hai thỏi nhôm và thép đều chịu tác dụng của lực đẩy Ác si met như nhau vì chúng cùng được nhúng trong nước như nhau.
D. Hai thỏi nhôm và thép đều chịu tác dụng của lực đẩy Ác si met như nhau vì chúng chiếm thể tích trong nước như nhau.
Câu 4: Một vật ở trong nước chịu tác dụng của những lực nào?
A. Lực đẩy Acsimét	 B. Lực đẩy Acsimét và lực ma sát
C. Trọng lực	 D. Trọng lực và lực đẩy Acsimét	
Câu 5:	Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên một vật nhúng trong chất lỏng bằng:
A. trọng lượng của vật	B. trọng lượng của chất lỏng
C. trọng lượng phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ	D. trọng lượng của phần vật nằm dưới mặt chất lỏng
Câu 6: Hai thỏi đồng có thể tích bằng nhau, một thỏi được nhúng vào nước, một thỏi được nhúng vào dầu. Thỏi nào chịu lực đẩy Ác si met lớn hơn? Vì sao?
A. Thỏi đồng ở trong dầu chịu lực đẩy Ác si met lớn hơn vì TLR của dầu lớn hơn TLR của nước.
B. Thỏi đồng ở trong nước chịu lực đẩy Ác si met nhỏ hơn vì TLR của nước lớn hơn TLR của dầu.
C. Thỏi đồng ở trong nước chịu lực đẩy Ác si met lớn hơn vì TLR của nước lớn hơn TLR của dầu.
D. Lực đẩy Ác si met tác dụng lên hai thỏi như nhau vì cả hai thỏi cùng chiếm trong chất lỏng một thể tích như nhau.
Câu 7: Khi ôm một tảng đá ở trong nước ta thấy nhẹ hơn khi ôm nó trong không khí. Sở dĩ như vậy là vì:
A. khối lượng của tảng đá thay đổi	B. khối lượng của nước thay đổi
C. lực đẩy của nước	D. lực đẩy của tảng đá
Câu 8: Công thức tính lực đẩy Acsimét là:
A. FA= D.V	B. FA= Pvật	C. FA= d.V	D. FA= d.h
Câu 9:	1cm3 nhôm (có trọng lượng riêng 27.000N/m3) và 1cm3 (trọng lượng riêng 130.00N/m3) được thả vào một bể nước. Lực đẩy tác dụng lên khối nào lớn hơn?
A. Nhôm	B. Chì	C. Bằng nhau	D. Không đủ dữ liệu kết luận
Câu 10: 	1 kg nhôm (có trọng lượng riêng 27.000N/m3) và 1kg chì (trọng lượng riêng 130.00N/m3) được thả vào một bể nước. Lực đẩy tác dụng lên khối nào lớn hơn?
A. Nhôm	B. Chì	C. Bằng nhau	D. Không đủ dữ liệu kết luận.
Câu 11: Ta biết công thức tính lực đẩy Acsimét là FA= d.V. Ở hình vẽ bên thì V là thể tích nào?
A. Thể tích toàn bộ vật	B. Thể tích chất lỏng
C. Thể tích phần chìm của vật	D. Thể tích phần nổi của vật
Câu 12: Một quả cầu bằng sắt treo vào 1 lực kế ở ngoài không khí lực kế chỉ 1,7N. Nhúng chìm quả cầu vào nước thì lực kế chỉ 1,2N. Lực đẩy Acsimét có độ lớn là:
A. 1,7N	B. 1,2N	C. 2,9N	D. 0,5N
Câu 13: Ba quả cầu có cùng thể tích , quả cầu 1 làm bằng nhôm, quả cầu 2 làm bằng đồng, quả cầu 3 làm bằng sắt. Nhúng chìm cả 3 quả cầu vào trong nước. So sánh lực đẩy Acsimét tác dụng lên mỗi quả cầu ta thấy.
A. F1A > F2A > F3	B. F1A = F2A = F3A	C. F3A > F2A > F1A	D. F2A > F3A > F1A
Câu 14: Một vật móc vào 1 lực kế; ngoài không khí lực kế chỉ 2,13N. Khi nhúng chìm vật vào trong nước lực kế chỉ 1,83N. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3. Thể tích của vật là:
A. 213cm3	B. 183cm3	C. 30cm3	D. 396cm3
Câu 15: Móc 1 quả nặng vào lực kế ở ngoài không khí, lực kế chỉ 30N. Nhúng chìm quả nặng đó vào trong nước số chỉ của lực kế thay đổi như thế nào?
	A.Tăng lên	B. Giảm đi	C. Không thay đổi	 D. Chỉ số 0.
Câu 16: Một quả cầu bằng đồng được treo vào lực kế thì lực kế chỉ 4,45N. Nhúng chìm quả cầu vào rượu thì lực kế chỉ bao nhiêu? Biết drượu= 8000N/m3, dđồng = 89000N/m3
	A. 4,45N	B. 4,25N	C. 4,15N	D. 4,05N
Câu 17: Một quả cầu bằng sắt có thể tích 4 dm3 được nhúng chìm trong nước, biết khối lượng riêng của nước 1000kg/m3. Lực đẩy Acsimét tác dụng lên quả cầu là:
C
O
D
N
M
A. 4000N	B. 40000N	C. 2500N	D. 40N
Câu 18: Có 2 vật: Vật M bằng sắt, vật N bằng nhôm có cùng khối lượng. Hai vật này treo vào 2 đầu của thanh CD( CO = OD), như hình vẽ. Nếu nhúng ngập cả 2 vật vào trong rượu thì thanh CD sẽ:
A. Vẫn cân bằng	B. Nghiêng về bên trái
C. Nghiêng về bên phải
D. Nghiêng về phía thỏi được nhúng sâu hơn trong rượu
Câu 19: Một vật đặc treo vào 1 lực kế, ở ngoài không khí chỉ 3,56N. Nhúng chìm vật đó vào nước thì số chỉ của lực kế giảm 0,4N. Hỏi vật đó được làm bằng chất gì?
M
N
	A. Đồng	B. Sắt	C. Chì	D. Nhôm
Câu 20: Một ống chữ U chứa nước, hai nhánh được hút hết không khí và hàn kín ở 2 đầu. Cho ống chữ U nghiêng về phía phải thì:
A. Mực nước ở nhánh M thấp hơn nhánh N
B. Mực nước ở nhánh M cao hơn nhánh N
C. Mực nước ở nhánh M bằng mực nước ở nhánh N
D. Không so sánh được mực nước ở 2 nhánh
Câu 21: Ba vật làm bằng ba chất khác nhau là sứ (có khối lượng riêng là 2300kg/m3), nhôm (có khối lượng riêng là 2700kg/m3), sắt (có khối lượng riêng là 7800kg/m3) có khối lượng bằng nhau, khi nhúng chúng ngập vào nước thì độ lớn lực đẩy của nước tác dụng vào:
A. sắt lớn nhất, sứ nhỏ nhất	B. ba vật như nhau
C. sứ lớn nhất, sắt nhỏ nhất	D. sắt lớn nhất, nhôm nhỏ nhất
Câu 22: Ba vật làm bằng ba chất khác nhau là sứ (có khối lượng riêng là 2300kg/m3), nhôm (có khối lượng riêng là 2700kg/m3), sắt (có khối lượng riêng là 7800kg/m3) có hình dạng khác nhau nhưng thể tích bằng nhau khi nhúng chúng ngập vào nước thì độ lớn lực đẩy của nước tác dụng vào:
A. sắt lớn nhất, sứ nhỏ nhất	B. ba vật như nhau
C. sứ lớn nhất, sắt nhỏ nhất	D. sắt lớn nhất, nhôm nhỏ nhất
Câu 23: Một vật nặng 3600g có khối lượng riêng bằng 1800kg/m3. Khi thả vào chất lỏng có khối lượng riêng bằng 850kg/m3, nó hoàn toàn nằm dưới mặt chất lỏng. Vật đã chiếm chỗ chất lỏng có thể tích bằng:
A. 	2m3	B. 	2.10-1 m3	C. 	2.10-2 m3	D.	2.10-3 m3
Câu 24: 	Một vật nặng 50kg đang nổi trên mặt chất lỏng. Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật bằng:
A. > 500N	B.	500N	C.	< 500N	D. Không đủ dữ liệu để xác định
Câu 25: Hai quả cầu được làm bằng đồng có thể tích bằng nhau, một quả đặc và một quả bị rỗng ở giữa ( không có khe hở vào phần rỗng ), chúng cùng được nhúng chìm trong dầu. Quả nào chịu lực đẩy Acsimet lớn hơn?
A. Quả cầu đặc	B. Quả cầu rỗng
C. Lực đẩy Acsimet tác dụng lên hai quả cầu như nhau	D. Không so sánh được

Tài liệu đính kèm:

  • doc200 cau trac nghiem ly 8- chuong CO HOC.doc