Giáo án Vật lý Lớp 8 - Tiết 27: Kiểm tra 1 tiết

Giáo án Vật lý Lớp 8 - Tiết 27: Kiểm tra 1 tiết

 Phần II: (3 điểm)

 Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.

1) Trường hợp nào dưới đây có sự chuyển hóa động năng thành thế năng và ngược lại?

A. Vật rơi từ trên cao xuống nước C. Vật được ném lên rồi rơi xuống

B. Vật lăn từ đỉnh dốc xuống D. Vật chuyển động trên mặt sàn nằm ngang.

 2) Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo lên vật nhanh lên thì đại lượng nào sau đây của vật KHÔNG TĂNG?

A. Nhịêt độ C. Nhiệt năng

B. Khối lượng D. Thể tích

3) Trong các cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt từ tốt hơn đến kém hơn sau đây, cách nào đúng?

A. Đồng, nước, thủy ngân, không khí C. Đồng, không khí, thủy ngân, nước

B. Thủy ngân, đồng, nước, không khí D. Đồng, thủy ngân, nước, không khí

4) Câu nào sau đây nói về nhiệt lượng là không đúng?

A. Nhiệt lượng là một dạng năng lượng, có đơn vị là Jun.

B. Nhiệt lượng chỉ có khi có sự truyền nhiệt từ vật này sang vật khác.

C. Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.

D. Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được trong quá trình truyền

 nhiệt.

 

doc 3 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 450Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý Lớp 8 - Tiết 27: Kiểm tra 1 tiết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày kiểm tra: K8
Tiết 27: KIỂM TRA 1 TIẾT                           
A/ PHẦN CHUẨN BỊ:
 I/ Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Đánh giá kết quả nhận thức của học sinh trong học tập từ tiết 19                                  đến tiết 26, để có sự điều chỉnh phương pháp dạy và học của                                  thầy và trò.
 2. Kĩ năng: Đánh giá kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào giải thích các                                  hiện tượng thường gặp trong đời sống, đánh giá tư duy suy luận                                  lôgíc của học sinh.
 3. Thái độ:  Đánh giá thái độ tự giác, trung thực, ý thức học tập bộ môn của                                   học sinh. Rèn tính cẩn thận, chính xác khi trình bày.
 II/ Chuẩn bị:
 1.Thầy:     Đề bài, đáp án; biểu điểm; Phôtô bài kiểm tra.
 2.Trò:     Ôn kỹ các bài từ tiết 19 đến tiết 26
B/ PHẦN THỂ HIỆN LÊN LỚP
* Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số: 
8A.................
8B....................
8C......................
8D......................
8E.....................
    I. ĐỀ BÀI
 Phần I: (2 điểm)
 Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau để có phát biểu đúng:
Ta nói vật có cơ năng là khi vật có khả năng .; .. và .. là hai dạng của cơ năng.
Hiện tượng khuếch tán là hiện tượng chứng tỏ các nguyên tử, phân tử .
.. và giữa chúng có 
Nhiệt năng của một vật là  của các phân tử cấu tạo nên vật, có thể thay đổi nhiệt năng của vật bằng . và 
Sự truyền nhiệt có thể được thực hiện bằng các hình thức .............................................................................................
 Trong đó, .. là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất rắn; Đối lưu là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của .; . có thể xảy ra ngay cả trong chân không.
 Phần II: (3 điểm)
 Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
Trường hợp nào dưới đây có sự chuyển hóa động năng thành thế năng và ngược lại?
A. Vật rơi từ trên cao xuống nước C. Vật được ném lên rồi rơi xuống
B. Vật lăn từ đỉnh dốc xuống D. Vật chuyển động trên mặt sàn nằm ngang.
 2) Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo lên vật nhanh lên thì đại lượng nào sau đây của vật KHÔNG TĂNG?
A. Nhịêt độ C. Nhiệt năng
B. Khối lượng D. Thể tích
3) Trong các cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt từ tốt hơn đến kém hơn sau đây, cách nào đúng?
A. Đồng, nước, thủy ngân, không khí C. Đồng, không khí, thủy ngân, nước
B. Thủy ngân, đồng, nước, không khí D. Đồng, thủy ngân, nước, không khí
4) Câu nào sau đây nói về nhiệt lượng là không đúng?
A. Nhiệt lượng là một dạng năng lượng, có đơn vị là Jun.
B. Nhiệt lượng chỉ có khi có sự truyền nhiệt từ vật này sang vật khác.
C. Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.
D. Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được trong quá trình truyền 
 nhiệt.
5) Cách nào sau đây làm thay đổi nhiệt năng của vật?
A. Cọ xát với một vật khác
B. Đốt nóng vật
C. Cho vật vào môi trường có nhiệt độ thấp hơn vật.
D. Cả 3 cách trên.
6) Vật có màu sắc nào sau đây sẽ hấp thụ nhiều tia bức xạ nhiệt nhất?
 A. Màu xám C. Màu đen
 B. Màu trắng D. Màu bạc
Phần III: Bài tập (5 điểm)
Bài 1: Một viên bi lăn từ đỉnh mặt phẳng nghiêng xuống như hình vẽ.
So sánh động năng, thế năng hấp dẫn, 
cơ năng của hòn bi tại các điểm A, B, C 
(chọn mốc tính thế năng tại C và bỏ qua
ma sát giữa viên bi và mặt phẳng nghiêng)
Khi viên bi lăn xuống, các dạng của 
 cơ năng được chuyển hóa như thế nào?
 Bài 2: Tại sao trong ấm đun nước bằng điện, dây đun được đặt gần sát đáy ấm?
 II. ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM:
 Phần I: (2 điểm) (Mỗi câu đúng 0,5 điểm)
sinh công; thế năng; động năng
chuyển động không ngừng; khoảng cách.
tổng động năng; thực hiện công; truyền nhiệt.
dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt; 
 dẫn nhiệt, chất lỏng và chất khí; bức xạ nhiệt.
 Phần II: (3 điểm) (Mỗi ý đúng 0,5 điểm)
C. Vật được ném lên rồi rơi xuống.
B. Khối lượng
D. Đồng; thủy ngân; nước; không khí.
A. Nhiệt lượng là một dạng năng lượng, có đơn vị là Jun.
D. Cả ba cách trên
C. Màu đen
 Phần III: (5 điểm)
 Bài 1: (3 điểm)
Động năng của hòn bi lớn nhất tại C và nhỏ nhất tại A. Thế năng hấp dẫn của hòn bi lớn nhất tại A và nhỏ nhất tại C. (1đ)
 Cơ năng của hòn bi tại các vị trí A, B, C là như nhau. (1đ)
Khi viên bi lăn xuống thế năng hấp dẫn chuyển hóa thành động năng (1đ)
 Bài 2: (2 điểm) 
 Trong ấm đun nước bằng điện, dây đun được đặt gần sát đáy ấm để dễ dàng tạo ra sự đối lưu. Khi đun nước, lớp nước ở dưới tiếp xúc với dây đun nóng lên, nở ra, trọng lượng riêng giảm đi và nổi lên, lớp nước ở bên trên lạnh hơn có trọng lượng riêng lớn hơn, chìm xuống tạo thành dòng đối lưu.
III. Hướng dẫn học ở nhà
 - Ôn lại khái niệm nhiệt lượng, công thức tính công
* Kết quả bài kiểm tra
Lớp
G
Kh
Tb
Y
8A
8B
8C
8D
8E

Tài liệu đính kèm:

  • docT27- KT1T.doc