Tuyển tập đề thi học sinh giỏi Vật lí Khối 8,9

Tuyển tập đề thi học sinh giỏi Vật lí Khối 8,9

Câu 1: Một miếng gỗ mỏng, đồng chất hình tam giác vuông có cạnh AB = 30 cm, AC= 40cm. Và khối lượng m= 0,5 kg. Điểm A của miếng gỗ này được treo bằng một sợi dây không dãn có khối lượng không đáng kể vào một điểm cố định O. (hình vẽ). Hỏi phải treo vào đỉnh B một vật có khối lượng bằng bao nhiêu để cạnh huyền BC nằm ngang?

 Câu 2: Một lượng đồng vụn có khối lượng m1= 0,2 kg được đốt nóng đến nhiệt độ t1, rồi thả vào một nhiệt lượng kế chứa m2= 0,8 kg nước ở nhiệt độ t2= 20o C. Nhiệt độ của nhiệt lượng kế khi cân bằng nhiệt là t3= 80oC. Biết NDR của đồng và của nước tương ứng là: C1= 400J/kgK; C2= 4200J/kgK. KLR và nhiệt hoá hơI của đồng và nước là: D1= 8900kg/m3; D2= 1000kg/m3; L= 2,3.106J/kg.

a.Xác định nhiệt độ ban đầu của đồng.

b.Người ta đổ tiếp một lượng đồng vụn m3 cũng ở nhiệt độ t1 vào nhiệt lượng kế trên thì sau khi cân bằng nhiệt, mực nước trong nhiệt lượng kế vẫn bằng mực nước ở 80oC. Xác định khối lượng đồng vụn m3?

Câu 3: Có 3 chiếc bóng đèn Đ1, Đ2, Đ3( Đ1và Đ2 giống nhau), một nguồn điện có hiệu điện thế U= 16 V và một điện trở R. Người ta thấy rằng để 3 bóng đèn này sáng bình thường có thể mắc chúng theo 2 cách như trên hình 2a, b.

A .Xác định hiệu điện thế định mức của mỗi bóng đèn.

b. Biết công suất tiêu thụ của mạch điện ở hình 2a bằng 15W. Xác định R và công suất định mức của mỗi bóng đèn.

c. Xác định hiệu suất của mỗi cách mắc bóng đèn và cho biết cách mắc nào tốt hơn. Xem rằng điện năng tiêu thụ trên các bóng đèn là có ích, còn điện năng tiêu thụ trên điện trở R là vô ích. Bỏ qua điện trở của các dây nối.

 

doc 37 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 957Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tuyển tập đề thi học sinh giỏi Vật lí Khối 8,9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi HSG Lớp 9 Năm học 1998-1999
Môn : Vật lý
Thời gian 150 phút
Câu 1:(1,5 điểm)
Một khối gỗ hình hộp chữ nhật tiết diện S = 40 cm2, cao h = 10cm có khối lượng m= 160 g. Người ta thả khối gỗ vào nước. Tìm chiều cao của phần gỗ nổi trên mặt nước. Cho khối lượng riêng của nước là D0= 1000 kg/m.
Câu 2: ( 2,5 điểm)
Hai bình cách nhiệt, bình một chứa 5 lít ở 80oC. Bình hai chứa 2 lít nước ở 20oC. Đầu tiên rót một phần nước ở bình một sang bình hai. Saukhi nhiệt độ cân bằng, người ta lại rót từ bình hai sang bình một cùng một lượng nước như lần đầu. Nhiệt độ sau cùng của nước trong bình một là 76oC.
a.Tính lượng nước đã rót mỗi lần.
b.Tình nhiệt độ cân bằng của bình hai.
 Câu 3: ( 3 đ)
Trên hình vẽ: AB là một vật sáng, A’B’ là ảnh của AB qua thấu kính. Chúng có đặc điểm sau: .
 +, A’ và B trùng đỉnh của Tam giác đều cạnh a= 2 ( AB, A’B’ cùng thuộc mặt phẳng).
 +, ảnh của A là A’.
 a.Xác định loại thấu kính, vị trí đặt thấu kính.
 b.Tính tiêu cự của thấu kính theo a.
 Câu 4: (3 điểm)
Hai bóng đèn có số ghi Đ( 6V- 1,5W) và Đ2(6 V- 3 W) được ghép nối tiếp với nhau rồi mắc vào mạch điện có hiệu điện thế U= 12V, chúng không sáng bình thường, Tại sao? Ghép chúng với nhau rồi mắc vào hiệu điện thế U, muốn chúng sáng bình thường thì phải dùng thêm điện trở R ghép vào mạch. Hãy tính R.
Đề luyện thi vào THPT ( Đề số 3)
Câu 1: Một miếng gỗ mỏng, đồng chất hình tam giác vuông có cạnh AB = 30 cm, AC= 40cm. Và khối lượng m= 0,5 kg. Điểm A của miếng gỗ này được treo bằng một sợi dây không dãn có khối lượng không đáng kể vào một điểm cố định O. (hình vẽ). Hỏi phải treo vào đỉnh B một vật có khối lượng bằng bao nhiêu để cạnh huyền BC nằm ngang?
 Câu 2: Một lượng đồng vụn có khối lượng m1= 0,2 kg được đốt nóng đến nhiệt độ t1, rồi thả vào một nhiệt lượng kế chứa m2= 0,8 kg nước ở nhiệt độ t2= 20o C. Nhiệt độ của nhiệt lượng kế khi cân bằng nhiệt là t3= 80oC. Biết NDR của đồng và của nước tương ứng là: C1= 400J/kgK; C2= 4200J/kgK. KLR và nhiệt hoá hơI của đồng và nước là: D1= 8900kg/m3; D2= 1000kg/m3; L= 2,3.106J/kg.
a.Xác định nhiệt độ ban đầu của đồng.
b.Người ta đổ tiếp một lượng đồng vụn m3 cũng ở nhiệt độ t1 vào nhiệt lượng kế trên thì sau khi cân bằng nhiệt, mực nước trong nhiệt lượng kế vẫn bằng mực nước ở 80oC. Xác định khối lượng đồng vụn m3?
Câu 3: Có 3 chiếc bóng đèn Đ1, Đ2, Đ3( Đ1và Đ2 giống nhau), một nguồn điện có hiệu điện thế U= 16 V và một điện trở R. Người ta thấy rằng để 3 bóng đèn này sáng bình thường có thể mắc chúng theo 2 cách như trên hình 2a, b.
A .Xác định hiệu điện thế định mức của mỗi bóng đèn.
b. Biết công suất tiêu thụ của mạch điện ở hình 2a bằng 15W. Xác định R và công suất định mức của mỗi bóng đèn.
Xác định hiệu suất của mỗi cách mắc bóng đèn và cho biết cách mắc nào tốt hơn. Xem rằng điện năng tiêu thụ trên các bóng đèn là có ích, còn điện năng tiêu thụ trên điện trở R là vô ích. Bỏ qua điện trở của các dây nối.
Câu 4: Một chùm sáng có đường kính D = 5 cm song song với trục chính của TKPK. L1 sau khi khúc xạ qua thấu kính này cho một hình tròn sáng có đường kính D1= 7 cm trên một màn chắn E. Đặt cách thấu kính này một khoảng bằng l.
Nếu đặt một TKHT L2 có cùng tiêu cự như TKPK vào đúng vị trí của TKPK này thì trên màn chắn E thu được một hình tròn sáng có đường kính bằng bao nhiêu?
a.Cho l= 24 cm, tính tiêu cự của TKHT?
b.Hướng TKHT về hướng Mặt Trời sao cho trục chính của nó đi qua tâm Mặt Trời. Vẽ ảnh và xác định vị trí , đường kính ảnh của Mặt Trời. Xem rằng Mặt Trời như một khối cầu có bán kính R= 0,7.106km, khoảng cách từ bề Mặt Trời đến Trái Đất là l’= 150.106km.
Đề luyện thi chuyên Vật Lý
 Câu 1: Một người đI bộ khởi hành từ trạm xe buýt A cùng lúc, cùng chiều với xe, vận tốc của người và xe lần lượt là V1= 5km/h; V2= 20km/h, đi về B cách A 10km. Sau khi đi được nửa đường.
 a.Có bao nhiêu xe buýt vượt qua người ấy? Không kể xe khởi hành cùng lúc ở A. Biết mỗi chuyến xe buýt cách nhau 30 phút
 b.Để chỉ gặp hai xe buýt (không kể xe xuất phát tại A), thì người ấy phải đi không nghỉ với vận tốc là bao nhiêu?
 Câu 2: Một thanh AB đồng chất tiết diện đều trọng lượng P đang đặt thăng bằng tại điểm tựa O.
 a.Nếu ta cắt lấy đoạn CB = AB rồi đem đặt chồng lên đoạn OC thì có còn thăng bằng không?
 b.Cần tác dụng một lực theo phương thẳng đứng có độ lớn bằng bao nhiêu và vào đầu đòn nào để hệ thống thăng bằng trở lại?
 Câu 3: Một tủ sấy điện có điện trở R= 20 mắc nối tiếp với điện trở R0= 10 rồi mắc vào nguồn điện có hiệu điện thế không đổi. Sau một thời gian nhiệt độ của tủ sấy giữ nguyên ở t1 = 520C. Nếu mắc thêm một tủ sấy giống như trước và mắc song song với tủ đó thì nhiệt độ nhiệt độ lớn nhất của tủ sấy là bao nhiêu? Nhiệt độ của phòng là t0 = 200C. Coi công suất toả nhiệt ra môi trường tỷ lệ với độ chênh lệch nhiệt độ giữa tủ và môi trường.
 Câu 4: Người ta thả một khối gỗ hìmh trụ bên trên có đặt một vật m1 = 50g vào trong một bình nước muối thì nó nổi thẳng đứng phần chìm trong nước có độ cao h như hình vẽ . Nếu bỏ vật ra thì phần chìm trong nước muối có độ cao giảm so với ban đầu h1 = 0,5 cm.
Bây giờ người ta pha thêm muói vào bình sao cho phần chìm của gỗ trong nước có độ cao giảm so với chiều cao h một đoạn h2 = 0,6 cm. Để phần chìm của gỗ có chiều cao h như ban đầu người ta phải đặt lên trên nó một vật có khối lượng m2 = 63g. Tìm khối lượng của gỗ.
Đề thi khảo sát HSG lớp 8
Câu 1: Một người đi bộ và một vận động viên đi xe đạp cùng khởi hành ở một điểm và đi cùng chiều trên một đường tròn có chu vi 1800m. Vận tốc của người đi xe đạp là 21,6km;của người đi bộ là 4,5km. Hỏi khi người đi bộ đi được một vòng thì gặp người đi xe đạp mấy lần. Tính thời gian và địa điểm gặp nhau.
Câu 2: hai bình trụ thông nhau đặt thẳng đứng có tiết diện thẳng bên trong là 20cm2 và 10cm2 đựng thuỷ ngân mực thuỷ ngân ở độ cao 10cm trên một thước chia độ dặt thẳng đứng giữa hai bình .
Đổ vào bình lớn một cốc nước nguyên chất cao 27,2cm.Xác định độ chênh lệch giữa độ cao mặt trên cột nước và mặt thoáng của thuỷ ngân trên bình nhỏ.
Mực thuỷ ngân trong bình nhỏ đã dâng lên độ cao là bao nhiêu trên thước chia độ?
Cần phải đổ thêm vào bình nhỏ một lượng nước muối có trọng lượng là bao nhiêu để mực thuỷ ngân ở trong bình trở lại ngang nhau. DHg = 13.600kg/m3; 
 Dnước muối= 1030 kg/m3; Dnước = 1000kg/m3.
Câu 3: Một người đứng trên một tấm ván được treo bằng các ròng rọc ( như hình vẽ). Trọng lượng của người và ván lần lượt là P1 = 600N; P2 = 300N . Người ấy phải kéo ván với một lực là bao nhiêu để tấmgỗ cân bằng. Bỏ qua mọi ma sát và trọng lượng của ròng rọc và sợi dây. 
Câu 4: Một người cao 1,65m đớng đối diện với một gương phẳng hình chữ nhật được treo thẳng đứng. Mắt người đó cách đỉnh đầu 15cm. Tìm chiều cao tói thiểu của gương để người ấy nhìn thấy toàn thể ảnh của mình . Mép dưới của gương đặt cách mặt đất tối thiểu là bao nhiêu?
Câu 5: Một cái cốc nổi trong một bình chứa nước .Trong cốc có một hòn đá . Mực nước trong cốc thay đổi như thế nào nếu lấy hòn đá trong cốc ra và thả vào bình chứa nước.
Đề khảo sát HSG lớp 8 ( Vòng II)
 Câu 1: Giang và Huệ cùng đứng một nơi trên một cái cầu AB cách đầu cầu 50m . Lúc Tâm vừa đến nơi cách đầu cầu A một quãng đúng bằng chiều dài chiếc cầu thì Giang và Huệ bắt đầu đI hai hướng ngược nhau . Giang đi về phía Tâm và Tâm gặp Giang ở đầu cầu A; Gặp Huệ ở đầu cầu B . Biết vận tốc của Giang bằng nửa vận tốc của Huệ. Tìm chiều dài l của chiếc cầu?
 Câu 2: Một khối gỗ hình lập phương có cạnh a = 6cm được thả vào nước . Người ta thấy khối gỗ nổi trên mặt nước một đoạn h = 0,3 cm.
 a.Tìm KLR của gỗ . Biết KLR của nước D0 = 1g/cm3 
 b.Nối khối gỗ vào vật nặng có KLR D1 = 8g/cm3 bằng dây mảnh qua tâm của mặt dưới khối gỗ. Người ta thấy phần nổi của khối gỗ là h’ = 2cm. Tìm khối lượng của vật và lực căng của dây?
Câu 3: Một người ngồi trên một cái sọt treo bằng dây vắt qua một ròng rọc cố định. Tay người đó tác dụng một lực kéo rút ngắn sợi dây một đoạn 4m để kéo người và sọt lên cao . Khốilượng của người và sọt là 50kg. Tính công đã thực hiện và tính lực tay người kéo dây?
Câu 4:Trong một bình đậy kín có cục nước đá có khối lượng M = 0,1kg nổi trên mặt nước , trong cục đá có một viên bi bằng chì có khối lượng m = 10g . Hỏi phải tốn một lượng nhiệt là bao nhiêu để cục chì bắt đầu chìm xuống nước . Cho biết KLR của chì là 11,3g/cm3, của nước đá bằng 0,9g/cm3.Nhiệt nóng chảy của nước đá độ. Nhiệt độ của nước trong bình là 00C
Câu 5: Cho hai gương phẳng M và M’ đặt song song có mặt phản xạ quay vào nhau và cách nhau một khoảng AB = d = 30cm.Giữa hai gương cómột điểm sáng S trên đường thẳng AB cách gươngM là 10cm. Một điểm S’ nằm trên đường thẳng S’S song song hai gương cách S là 60cm.
 a.Trình bày cách vẽ tia sãnguất phát từ S đến S’ trong hai trường hợp:
 +, Đến gương M tại I ròi phản xạ đến S
 +, Phản xạ lần lượt tới gương M tại J trên gương M’ tại K rồi truytền đến S’
 b.Tính khoảng cách từ I, J, K đến AB
Câu 6: Xác định KLR của một bát xứ nếu có các dụng cụ : Một bình hình trụ đựng nước; 1 cái bát sứ ; 1 cái thước có độ chia tới milimét. Biết KLR và TLR của nước là D0 và d0 .
Đề khảo sát HSG lớp 8 ( vòng II)
Câu 1: Ca nô đang ngược dòng qua điểmA rồi gặp một bè gỗ trôi xuôi. Ca nô đi tiếp 40 phút do hỏng máy nên bị trôi theo dòng nước . Sau 10 phút sửa xong máy ; canô quay lại đuổi theo bè và gặp bè tại B. Cho biết AB = 4,5km; công suất của canô không đổi trong suất quá trình chuyển động . Tínhvận tốc dòng nước .
Câu 2: một ống thuỷ tinh tiết diện = 2cm2 hở hai đầu được cắm vuông góc vào chậu nước . Người ta rót 72g dầu vào ống .
 a.Tìm độ chênh lệch giữa mực dầu trong ống và mực nước trong chậu. Biết Dnước = 104N/m3; ddầu= 9.103N/m3.
 b.Nếu ống có chiều dài l = 60cm thì phải đặt ống thế nào để có thể rót đầy dầu vào ống.
 c.Tìm lượng dầu chảy ra ngoài khi ống đang ở trạng thái của câu b, người ta kéo lên trên một đoạn x?
Câu 3: Hai quả cầu giống hệt nhau được treo vào hai đầu A và B của một thanh kim loại mảnh, nhẹ. Thanh được giữ thăng bằng nhờ dây mắc tại O. 
Biết OA = OB = l = 20cm. Nhúng quả cầu ở đầu B vào chậuđựng chất lỏng người ta thấy thanh AB mất thăng bằng . Để thanh cân bằng trở lại phảI dịch điểm treo O về phía A một đoạn x = 2cm. Tìm KLR của chất lỏng . Quả cầu có D0 = 7,8 g/cm3
Câu 4: Một khối sắt có khối lượng m ở nhiệt độ ở 1500C khi thả vào một bình nước thì làm nhiệt độ tăng từ 200C đến 600C. Thả tiếp vào nước khối sắt thứ hai có khối lượng ở 1000C thì nhiệt độ sau cùng của nước là bao nhiêu? coi như chỉ có sự trao đổi nhiệt giữa các khối sắt và nước.
Câu 5: Một người có chiều cao h đứng ngay dưới ngọn đèn treo ở độ cao H ( H > h). Người này bước đi đều với vận tốc v. hãy xác định chuyển động của bóng của đỉnh đầu trên mặt đất.
Câu 6: Xác định KLR của kim loại nằm bên trong một tr ... h tiến thấu kính theo trục chính(hình vẽ) trong khoảng cách giữa A và E người ta thấy vòng tròn sáng trên màn E không bao giờ thu lại một điểm, khi thấu kính L cách màn E một khoảng b=40cm thì vòng tròn sáng trên màn E có bán kính nhỏ nhất. Tính tiêu cự của thấu kính.
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện năm học 2000-2001
Môn :vật lý - Lớp: 9
Thời gian làm bài 150 phút(không kể thời gian phát đề)
Bài 1:(2điểm)
	Hai xe ôtô đi từ 2 địa điểm A và B về phía nhau.Xe thứ nhất khởi hành từ A lúc 7h,xe thứ hai khởi hành từ B lúc 7giờ 10 phút. Biết rằng để đi cả quãng đườngAB xe thứ nhất cần 2h xe thứ hai cần 3 h.
	+Hai xe gặp nhau lúc mấy giờ
	+Vẽ đồ thị biểu diễn hai chuyển động đó
Bài2:(2điểm)
Người ta dẫn0,2kg ở nhiệt độ t1=1000C vào 1 bình chứa 1,5 kg nước đang ở nhiệt độ t2=150C.Tính nhiệt độ chung và khối lượng nước trong bình khi có cân bằng nhiệt. Biết nhiệt dung riêng và nhiệt hóa hơi của nước là:C=4200J/kg.độ; L=2,3.106J/kg.
Bài 3:(3điểm)
Một vật có khối lượng m=2kg,có kích thước không đáng kể,được treo bằng một sợi dây không giãn,không khối lượng,độ dài L=3m ,vào một điểm cố định O .Người ta buộc vào mỗi vật một dây thứ hai để kéo ngang vật đó sang một bên, rồi buộc dây đó vào một điểm O’ ,ở cách đường nằm ngang và đường thẳng đứng qua O,cùng một khoảng d=2,4m. Khi vật cân bằng ,thì dây thứ hai này hoàn toàn nằm ngang.
	1- Tính công đã thực hiện trong quá trình kéo này và sức căng của 2 dây khi vật cân bằng.
	2- Người ta thả chùng cả hai dây một chút rồi buộc lại,để khi vật cân bằng thì 2 dây vuông góc với nhau. Tính lực căng của chúng lúc đó biết rằng phương của trọng lực P tác dụng vào vật đi qua trung điểm I của OO’ .Lờy hệ số tỉ lệ của trọng lực và khối lượng là 10.
 Câu 4:(3điểm)
 	Cho mạch điện như hình vẽ:
	Hiệu điện thế giữa hai điểm M,N là U=24 vôn
	Điện trở R1=2R2,các dây nối ampe kế chỉ 1,6 ampe ,còn khi con chạy di chuyển để cường độ dòng điện trong mạch lớn nhất thì ampe kế chỉ 4ampe.
	1- Xác định R1;R2 và giá trị điện trở lớn nhất của biến trở.
	2- Người ta thay điện trở R1;R2 và một biến trở bằng một dây dẫn đồng chất tiết diện đều .Sau đó cắt thành n phần có điện trở lần lượt là R1,R2,..Rn và được mắc song song.
	a.Tính diện trở tương đương theo R1 biết
	b. Số điện trở là n để điện trở tương đương nhỏ hơn diện trở thứ n là k lần. Xét trường hợp k=3 và R=30 . Biết rằng hiệu điện thế không đổi. Xác định chỉ số ampe kế
Đề thi khảo sát chất lượng học sinh giỏi
Câu 1: Trên đoạn đường dốc gồm ba đoạn : lên dốc , xuống dố, đường bằng . Khi lên dốc mất 30 phút, trên đoạn đường bằng xe chuyển động đều với vận tốc 60km/h hết thời gian 10 phút , đoạn xuống dốc đi hết thời gian 10 phút . Biết vận tốc trung bình khi lên dốc bằng nửa vận tốc trên đoạn đường bằng , vận tốc khi xuống dốc gấp vận tốc trên đoạn đường bằng.
Câu 2: Một người đi xe đạp trên đoạn đường AB . Trên quãng đường đầu đi với vận tốc 12km/h, đoạn đường tiếp theo đi với vận tốc 14km/h và đoạn đường cuối đi với vận tốc 10km/h. Tính vận tốc trung bình của xe đạp trên cả đoạn đường.
Câu 3: Một mẩu hợp kim chì, nhôm có khối lượng 500g, khối lượng riêng D = 6,8g/cm3. Hãy xác định khối lượng chì, nhôm có trong hợp kim.Biết khối lượng riêng của chì, nhôm lần lượt là D1 = 19,3g/cm3, D2= 2,7g/cm3 và xem rằng thể tích của hợp kim bằng 90% tổng thể tích các kim loại thành phần.
Câu 4: Đường kính tiết diện pittông của một cáI bơm là 2,5cm . Nối vòi bơm với van của một bánh xe đang có áp suất 120000N/m2 và mở van. Hỏi muốn tiếp tục đưa không khí vào trong lốp xe thì phảI tác dụng lên pittông một áp lực tối thiểu bằng bao nhiêu?
Câu 5: Có 9 quả cầu giống nhau trong đó có một quả nặng hơn một chút. Dùng một cân đĩa rất nhạy không có các quả cân. Hãy tìm quả cầu nặng trên với không quá hai lần cân. 
đề thi học sinh giỏi môn vật lý cấp cơ sở
Thời gian: 150 phút không kể thời gian phát đề
Bài 1:
Hai bến sông cách nhau 60 km . Một ca nô chạy từ A đến B mất 2 h và chạy ngược dòng từ từ B đến A mất 3h.
	a. Tính vận tốc thực của canô.
	b. Tính vận tốc của dòng nước.
Bài 2:
Trong bình thông nhau chứa nước và dầu. Khi ở trạng thái cân bằng thì độ cao từ mặt phân cách 2 chất lỏng đến mặt thoáng của nước và dầu lần lượt là 4,6cm và 5cm . Tính trọng lượng riêng của dầu. Biết rằng trọng lượng riêng của nước là: 10000N/m3 .9200N/m3.
Bài 3:
Thả một cục đồng có khối lượng 600 g vào một bình nước có nhiêt độ 20 0C thì thấy nhiệt độ của nước tăng lên 800C . Cho biết khối lượng của nước là 500g , nhiệt dung riêng của nước là 4200 J /kg.độ , của đồng là 3800 J/ kg 
 Nhiệt độ mất mát do bình hấp thụ và tỏa ra không khí là 20%.
	Hãy xác định nhiệt độ của cục đồng trước khi thả vào nước.
	A	
Bài 4:
Trước gương phẳng M lấy hai điểm A và B bất kỳ 
	a. Giả sử A là một điểm sáng, hãy nêu cách vẽ tia sáng phát ra từ A,phản xạ tại I trên M rồi qua B.
	b. CMR đường đi của tia sáng theoAIB là đường ngắn nhất(Trong số những đường nối A,B với một điểm trên gương).
Đề 5
Bài 1: Một học sinh muốn mua một cái gương treo tường để mỗi khi chuẩn bị đi học có thể nhìn thấy toàn bộ ảnh của mình trong gương. Học sinh đó có nhất thiết phải mua một cái gương có chiều cao bằng chiều cao của mình không? Theo em chỉ cần mua gương cao khoảng bao nhiêu? Đặt như thế nào? ( giải thích bằng cách vẽ hình)
Bài 2: Một người đi bộ và một vận động viên đi xe đạp cùng khởi hành ở một điểm và đI cùng chiều trên một đường tròn có chu vi 1800m. Vận tốc của người đi xe đạp là 21,6 km/h; của người đi bộ là 4,5 km/h. Hỏi khi người đi bộ đi được một vòng thì gặp người đI bộ mấy lần? Tính thời gian và địa điểm gặp nhau?
Bài 3: Bán kính của hai xi lanh của một cái kích dùng dầu lần lượt là 10cm và 2cm
Đặt lên pittông lớn của kích một vật có khối lượng 250kg cần phảI tác dụng lên pittông nhỏ một lực là bao nhiêu để nâng được vật nặng lên?
Người ta chỉ có thể tác dụng lên pittông nhỏ một lực lớn nhất là 500N . Vậy phải chế tạo píttông lớn có tiết diện thẳng là bao nhiêu để có thể nâng được một ôtô có khối lượng 2500kg
 Bài 4:Cho các đồ dùng sau: ống thuỷ tinh hình chữ U( trên 2 nhánh có chia độ) ; phễu nhỏ ; bình đựng nước; bình đựng dầu. Biết dnước= 10.000N/m3. Xác định trọng lượng riêng của dầu bằng thí nghiệm. 
đề luyện thi chuyên
 Câu 1: Một người có thể đi từ A đến B theo các cách sau: 
Đi tàu điện trên đường có một trạm nghỉ C. Chuyến nào tàu cũng nghỉ ở đây h.
Đi bộ nếu cùng khởi hành một lúc với tàu thì khi tàu đến B người đó còn cách B 1km.
Đi bộ cùng khởi hành một lúc với tàu. Khi tàu đến trạm nghỉ người ấy mới đI được 4km, vì tàu nghỉ h nên người ấy đến trạm nghỉ vừa lúc tàu chuyển bánh và lên tàu đI tiếp về B.
Đi tàu từ A khi tàu đến trạm nghỉ thì người ấy xuống đi bộ .. và do đó đến trước tàu.phút.
Hãy xác định
Đoạn đường AB
Vị trí trạm nghỉ C.
Vận tốc của tàu và của người.
Thời gian đi theo mỗi cách. Cách nào tốn ít thời gian nhất?
Câu 2: Một cái bơm hàng ngày bơm được 3m3 nướclên cao 15m mất . 20 phút và tiêu thụ một công suất điện là P1 = 150W
Tính hiệu suất của bơm.
Một hôm đang bơm thì bơm hỏng và phải bơm tiếp bằng cái bơm có công suất
 P2 = 100W do đó tổng thời gian bơm là 1giờ 40 phút. Biết hai bơm có hiệu suất bằng nhau, hãy tính thời gian bơm của .bơm?
Câu 3:Một đầu máy xe lửa kéo một đoàn tàu gồm 10 toa, trên đường nằm ngang khi vận tốc tàu là 60km/h thì lực kéo cần thiết là 30.000N và khi vận tốc là 30km/h thì lực kéo cần thiết là 16.000km/h. Để lực kéo tàu đi lên một cái dốc với vận tốc 30km/h bằng lực kéo đi trên đường nằmngang với vận tốc 60km/h thì độ cao của dốc bằng bao nhiêu?
Câu 4: Một TKHT có tiêu cự 6cm, một vật sáng đặt trên trục chính của thấu kính và cách nó một khoảng x. ảnh của vật sáng trên do thấu kính tạo ra là thực và cách thấu kính một khoảng y. Tính x và y biết rằng nếu dịch điểm sáng về phía thấu kính một khoảng 4cm thì ảnh của nó dời xa thêm một khoảng 12cm đối với thấu kính. 
đề luyện thi chuyên THPT
Câu 1: một đoàn xe lửa chuyển động đều với vận tốc 54km/h gặp một đoàn tàu khác dài 180km chuyển động song song ngược chiều với vậntốc 36km/h. Một hành khách đi trong một toa của đoàn tàu thứ nhất với vận tốc 1m/s . Hỏi người hành khách này thấy đoàn tàu thứ hai qua trước mặt mình trong bao lâu trong trường hợp người hành khách chuyển động :
Ngược chiều đoàn tàu thứ hai.
Cùng chiều đoàn tàu thứ hai.
Câu 2: Một nguồn sáng điểm và hai gương phẳng nhỏ dặt ở ba đỉnh của một tam giác đều . Tính góc hợp bởi hai gương để một tia sáng đi từ nguồn sau khi phản xạ trên hai gương :
Đi thẳng đến nguồn 
Quay lại nguồn theo đường cũ
Câu 3: Cho mạch điện như hình vẽ , điện trở các ampe kế không đáng kể. Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch UAB = 12V, R1 = R2 = 2, R3 = R4 = R5 = R6 = 4
Tính RAB 
Tìm cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở và số chỉ các ampe kế
Nếu thay các ampe kế bằng các vôn kế V1, V2, V3 có điện trở vô cùng lớn thì các vôn kế chỉ bao nhiêu?
Câu 4: Một cần cẩu bốc xếp được một công ten nơ 10 tấn lên cao 5m trong 20 giây.
Tính công suất do cần cẩu sản ra được.
Cần cẩu chạy bằng điện lưới với hiệu suất 65%. Hỏi để bốc xếp 300 công tennơ thì điện năng tiêu thụ bằng bao nhiêu?
Đề luyện thi thpt(đề số 1)
Câu 1: Hai điểm A, B nằm trên cùng một bờ sông, điểm C nằm trên bờ đối diện sao cho đoạn AC vuông góc với dòng chảy. Các đoạn AB, AC bằng nhau( hình vẽ). Một lần người đánh cá từ A hướng mũi thuyền đến C1 để thuyền cập bờ ở C rồi bơi ngay về A theo cách đó thì mất t1 giờ. Lần sau ông hướng mũi thuyền sang C thì bị trôi xuống điểm C2, phải bơi ngược lên C rồi bơi ngay về A mất t2 giờ. Lần 3 ông bơi xuống B rồi bơi về A thì mất t3 giờ
Hỏi lần bơi nào mất ít thời gian nhất? lần bơi nào mất nhiều thời gian nhất?
xác định tỉ số giữa vậntốc vn của dòng nước và vận tốc v của thuyền , biết rằng tỉ số giữat1 và t3 là . Xem vận tốc thuyền do mái chèo và vận tốc dòng chảy là không đổi.
Câu 2: Một đầu máy có trọng lượng P = 15000N chạy bằng điện với hiệu điện thế là 220V, chuyển động trên một cái dốc ( chiều dài l = 300m, chiều cao h = 6m) và trên mặt đường nằm ngang với vận tốc 36km/h. Xác định cường độ dòng điện chạy qua mô tơ của đầu máy khi nó chuyển động xuống dốc , lên dốc và trên mặt đường nằm ngang. Biết hiệu suất của đầu máy là H = 80%, lực ma sát giữa các bánh xe của đầu máy với mặt đường bằng 0,03 trọng lượng của nó.
Câu 3: Bằng một khí áp kế, hãy nêu phương án thí nghiệm xác định độ cao của núi Tam Đảo( nơi đặt tháp vô tuyến truyền hình) so với chân núi. Biết trọng lượng riêng của không khí và thuỷ ngân. 
Câu 4: một gương phẳng G đặt vuông góc với một TKHT L tại tiêu điểm F. Một vật sáng nhỏ AB = 1cm đặt trước TKHT vuông góc với trục chính và điểm B nằm trên trục chính. 
Biết OF = f = 30cm; OB = 1,5f.
Vẽ ảnh của AB qua hệ thấu kính, gương.
Xác định vị trí ảnh và độ cao của ảnh.

Tài liệu đính kèm:

  • docBO DE LI 8,9 BDHSG.doc