CỦNG CỐ MỘT SỐ KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT 7
A/ Mục tiêu:
- Giúp học sinh khắc sâu kiến thức, nắm vững một số kỹ năng : chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động, rút gọn và mở rộng câu để vận dụng vào việc tao lập văn bản.
- Rèn kỹ năng nhận biết và vận dụng.
B/ Nội dung:
1/ Cho học sinh nhắc lại khái niệm câu chủ động.
- Câu có CN thực hiện hành động hướng vào người, vật khác.
- Ví du: Bạn Lan đang giặt quần áo.
2/ Cho học sinh nhắc lại khái niệm câu bị động.
- Câu có chủ ngữ chỉ đôi tượng của hành động đợc nêu ra .
- Ví dụ: Ngôi nhà này được ông nội tôi xây từ năm 1992.
Củng cố một số kiến thức Tiếng Việt 7 A/ Mục tiêu: Giúp học sinh khắc sâu kiến thức, nắm vững một số kỹ năng : chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động, rút gọn và mở rộng câu để vận dụng vào việc tao lập văn bản. Rèn kỹ năng nhận biết và vận dụng. B/ Nội dung: 1/ Cho học sinh nhắc lại khái niệm câu chủ động. Câu có CN thực hiện hành động hướng vào người, vật khác. Ví du: Bạn Lan đang giặt quần áo. 2/ Cho học sinh nhắc lại khái niệm câu bị động. Câu có chủ ngữ chỉ đôi tượng của hành động đợc nêu ra . Ví dụ: Ngôi nhà này được ông nội tôi xây từ năm 1992. 3/ Cách chuyển câu chủ động thành câu bị động : 4/ Câu rút gọn: Rút gọn CN Rút gọn VN Rút gọn cả CN& VN 5/ Mở rộng câu: Thêm trạng ngữ cho câu. Thêm các cụm CV làm thành phần câu. C.Bài tập: Chuyển những câu sau thành câu bị động: Hôm qua, trận gió mùa đổ về đã làm rũ xuống những cây non trong vờn nhà tôi. >Hôm qua, những cây non trong vờn nhà tôi đã bị rũ xuống.( bởi trận gió mùa đổ về) Hàng năm, phù sa sông Hồng vẫn bồi đắp màu mỡ cho cánh đồng làng tôi. >Cánh đồng làng tôi vẫn đợc phù sa sông Hồng bồi đắp màu mỡ hàng năm. c.Mẹ đi chợ về chia quà cho chị em tôi. - > Chị em tôi được mẹ chia quà cho. d. Bác nông dân dắt trâu và buộc ở bên gốc tre cạnh bờ ao. - >Trâu đợc bác nông dân dắt và buộc ở bên gốc tre cạnh bờ ao. e. Chị Hoa may chiếc áo này thật khéo! - > Chiếc áo này đợc chị Hoa may thật khéo! 2.Mở rộng những câu sau bằng 2 cách: a. Gió thổi mạnh. b. Anh em tôi luôn học giỏi và ngoan ngoãn. c.Ngọn tháp hiện ra mờ ảo dới ánh trăng. d.Gương mặt thật rạng rỡ. e. Những chú ong đã bay đi bay lại trên giàn thiên lý. 3. Viết đoạn văn khoảng 7- 10 câu tả cảnh mùa hè ở làng quê em trong đó có sử dụng 1 câu bị động, 1 câu có cụm CV làm thành phần. Củng cố Văn nghị luận A/ Mục tiêu: Giúp học sinh khắc sâu khái niệm văn nghị luận, các kiểu bài nghị luận, cách làm bài văn nghị luận. Rèn kỹ năng thực hành, vận dụng. B/ Nội dung: 1.Cho HS nhắc lại khái niệm nghị luận: nghị luận nghĩa là bàn bạc, bàn luận. Văn nghị luận là loại văn dùng lí lẽ, dẫn chứng để bàn bạc, bàn luận một vấn đề để thể hiện một nhận thức, một quan điểm, một lập trờng trên cơ sở chân lý. Bản chất ( đặc điểm) của văn nghị luận là luận điểm , luận cứ, lập luận. + Luận điểm là điểm quan trọng, ý kiến chính đợc nêu ra và bàn luận. Mỗi luận điểm đều có một số ý phụ, lý lẽ xoay quanh. + Luận cứ là căn cứ để lập luận, để chứng minh hay bác bỏ.Luận cứ đợc hình thành bằng các lí lẽ, dẫn chứng. + Lập luận là cách lựa chọn, sắp xếp, trình bầy các lý lẽ, các dẫn chứng làm cơ sở vững chắc cho luận điểm. ( GV lấy ví dụ: để thuyết phục ngời khác : Hút thuốc lá không có lợi, ngời viết ( nói) phải đa ra lí lẽ & dẫn chứng cụ thể: Hút thuốc lá không có lợi vì những lẽ sau: - Hại cho sức khỏe - Tốn kém về kinh tế - Nêu gơng xấu cho trẻ em) 2. Các kiểu bài nghị luận đã học: - Nghị luận chứng minh - Nghị luận giải thích 3. Thực hành tìm luận cứ cho đề văn nghị luận sau: “ Ca dao thực sự là tiếng hát về lao động và tiếng hát về tâm tình của ngời dân lao động. Em hãy chứng minh điều đó”. Gợi ý HS tìm những luận cứ ( lí lẽ, dẫn chứng): *Ca dao cho ta thấy nỗi vất vả nhọc nhằn của người dân lao động: Rèn chính tả, cách diễn đạt A/Mục tiêu: Giúp học sinh được rèn luyện chính tả, rèn luyện thói quen viết đúng chính tả khi làm bài thông qua việc luyện tập ở lớp; có ý thức diễn đạt gãy gọn, đúng ngữ pháp, tránh những lỗi diễn đạt thông thường. B/ Nội dung: 1/ GV sử dụng từ điển chính tả đọc cho HS chép lại chính xác những từ mà học sinh thưòng nhẫm lẫn khi viết, gọi một HS lên bảng viết,số còn lại viết vào vở sau đó chữa trên bảng. HS tự đối chiếu xem mình sai từ nào, với mỗi từ sai, Gv yêu cầu HS về nhà viết lại 1 dòng 1từ để hình thành thói quen viết đúng. -sản xuất, sắm sửa, sâu xa, sôt sắng, dè sẻn, sấn sổ, sâu sắc, sửa soạn, sống sượng,sơ suất, hoang sơ, trơn tru, trót lọt, xoay xở, xa xỉ, chuệch choạc, sơ khảo, sở hữu, xao động, danh giá, giãi bày, trời giáng., rành rọt, săn sóc, xấp xỉ, rên xiết, xuất giá, giành giật, tranh giành, giành giật, -xác thực, xoàng xĩnh, xa xỉ, xuất sắc, trạc 30 tuổi, chê trách, chuyên trách, trầy trật, vô hình trung, soi xét, trí trá, trêu chọc, rắn chắc, trụ trì, truân chuyên, nỗ lực, nảy lửa, nội lực, chây lười, lụp xụp. -xổ số, nếm trải, nắng ráo, xét nét, xương xẩu, sành sỏi, xỏ xiên, xấc xược, sao nhãng, xao lãng, san sẻ, ranh giới. 2/ Chép đúng chính tả 2 đoạn văn sau: *“ Điên điển, loại cây hoang dã, thân mềm mà dẻo, lá nhỏ li ti, mọc từng chòm, vạt lớn trên đồng bằng sông Cửu Long. Mùa nước dâng, người ta hái bông điên điển làm thức ăn. Nước rút, cạn mặt đồng, đốn cây gần sát gốc, phơi khô, đun nấu, gốc còn lại đâm chồi nảy lộc, sinh cây tái tạo chòm điên điển mớiLàng quê sông nước miền này từ lâu đã có nhiều loại hoa thành thực phẩm. Bông bí rợ nấu canh cá lóc, xào gan, xào thịt. Bông so đũa nấu canh chua.Bông sầu đâu trộn gỏi Bông điên điển so với các loại bông kia có thể gọi là loại hoa đa dụng.” * “ Một chòm bông điên điển rực vàng, lao xao trong gió quanh bờ ao nuôi cá, ta đâu nỡ lẳng lặng đi qua. Cái màu vàng quyến luyến kia cứ âm thầm cầm chân ta lại. Những ai sinh trưởng chốn đồng quê kênh rạch, hẳn khó quên chiếc xuồng be, cái lồng đèn nhỏ và cô thôn nữ cắm cúi hái bông điên điển trong màn đêm nhạt nhòa trước rạng đông.Và những chiếc xuồng chở những thúng bông điên điển vàng tươi hối hả bơi nhanh ra chợ làng, chợ huyện. Bông điên điển phải ra đến chợ trước lúc mặt trời lên. Bởi lẽ nắng lên bông nở, sắc vàng phai và vị ngọt của bông điên điển nhạt rồi. Hình như cái duyên, cái sắc của cô thôn nữ cũng thắm nhất lúc sương sớm chưa tan?”. 3./ Phát hiện và sửa lỗi diễn đạt trong những trường hợp sau: Qua bài thơ đã để lại cho em những ấn tượng thật là sâu sắc! Nam Cao là một tác giả nổi tiếng trên thi đàn Việt Nam. Không những học giỏi mà nhà Ba còn rất nghèo. Nằm bên một dòng sông êm đềm, ngôi nhà cao tầng thật đơn sơ và thơ mộng. Trời mưa nhưng đường rất lầy lội. Lúc đó, tôi nhìn thấy vẻ mặt của cô thật là rạng rỡ. Khiến cho tôi cảm thấy rất vui. Bạn ấy luôn nói đùa khi người khác đang nói chuyện. Bài 4: Viết lại đoạn văn sau khi đã sửa hết lỗi: “ Hồi còn bé nhỏ, tôi đã được cả nhà và bà nội tôi rất cưng chiều. Mỗi khi đi học về, đói quá, tôi kêu lên ầm cả nhà. Bà biết thế song rất hay để phần quà cho tôi. Khi thì bát cháo, quả ổi, khi thì cái bánh, cái kẹo, khi thì bắp ngô, củ khoai lang luộc.Tôi ăn ngấu nghiến mà lại kêu đói. Bà chỉ cười và bảo: “ Con chịu khó chờ cơm, đói thì ăn cơm mới ngon”. Tối đến, khi đi ngủ, tôi thường giả vờ kêu đau chân. Bà xốt xắng nắm bàn chân tôi xoa bóp, khi tôi ngủ thì bàn tay bà cũng mỏi tay giã rời. Lớn lên, khi tôi biết được mình yêu quý bà biết bao thì bà đã đi xa lắm rồi. Tôi luôn tự hỏi thầm: “ Bà ơi, cháu đã lớn khôn từ bàn tay bà, ước gì bà còn sống để tối nào cháu cũng được xoa bóp bàn tay nhăn nheo của bà?” ( Cần sửa: bé nhỏ> bé, cả nhà và bà nội tôi > cả nhà và đặc biệt là bà nội, song > nên, mà lại > mà vẫn, xốt xắng> sốt sắng, mỏi tay giã rời > mỏi rã rời, tự hỏi thầm > tự nhủ, dấu ? thay bằng dấu !) : Ngày soạn :11/07/2009 Ngày dạy: Tiết 13,14,15 Củng cố tính thống nhất về chủ đề của văn bản A/ Mục tiêu: -Giúp HS nắm vững hơn tính thống nhất về chủ đề của văn bản thông qua việc trả lời câu hỏi củng cố và làm bài tập. -Rèn kỹ năng vận dụng. B/ Nội dung: I/Kiến thức cơ bản: 1.Cho HS nhắc lại khái niệm chủ đề. ( là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản biểu đạt) 2.Tính thống nhất về chủ đề thể hiện ở: - Nội dung: - Cấu trúc hình thức: 3.. Bố cục văn bản là sự tổ chức các đoạn văn để thể hiện chủ đề, thường gồm 3 phần; phần thân bài thường dùng một số cách :theo trình tự thời gian, không gian, logic khách quan của đối tượng, theo suy luận của người viết) II/ Luyện tập: Bài1: Một bạn dự định viết một số ý sau trong bài văn miêu tả quang cảnh Hội khỏe phù Đổng ở trường: a.Cổng trường tươi lên vì cờ, khẩu hiệu b.Sân trường chật chội hơn, đông vui hơn vì toàn thể thầy trò và khách mời bên cạnh những băng rôn, bóng bay. c. Lễ đài được trang trí rực rỡ d. Bầu trời trong xanh, nắng vàng hoe e. Lớp 7A đang tranh luận về giải nhất bóng bàn g. Hấp dẫn nhất là phần đỗng diễn thể dục nhịp điêu, võ thuật h. Phần thi đấu căng thẳng ở mỗi góc sân trường Theo em, các ý trên có thống nhất về chủ đề không? ý nào sẽ làm bài viết xa đề, lạc đề? (* ý e sẽ làm bài viết lạc đề) Bài 2: Trong đoạn văn sau đây, nếu được rút bỏ một câu thì em sẽ bỏ câu nào? Vì sao? “(1) Kĩ thuật tranh làng Hồ đã đạt tới sự trang trí tinh tế.(2) Những bộ tranh tố nữ áo màu, quần hoa chanh nền đen lĩnh một thứ màu đen rất Việt Nam.(3)Màu đen không pha bằng thuốc mà luyện bằng bột than của những chất liệu gợi nhắc tha thiết đến đồng quê đất nước: than của rơm nếp, than của cói chiếu và than của lá tre mùa thu rụng lá.(4) Cái màu trắng điệp cũng là một sự sáng tạo góp vào kho tàng màu sắc của dân tộc trong hội họa.( 5) Màu trắng ấy càng ngắm càng ưa nhìn.(6) Những hạt cát của điệp trắng nhấp nhánh muôn ngàn hạt phấn làm tăng thêm vẻ đẹp thâm thúy cho khuôn mặt, tăng thêm sức sống cho dáng người trong tranh.” ( Theo Nguyễn Tuân) ( *Trong đoạn văn này, các câu đều hướng tới chủ đề “ kĩ thuật tranh làng Hồ” nhưng nếu cần thì có thể bỏ câu 2- nói tới đề tài của tranh trong khi các câu khác tập trung nói về chất liệu làm nên màu đen, trắng của tranh) Bài 3: Nếu được viết thêm một câu cho đoạn văn sau đây, em sẽ viết như thế nào? “ Nhiều tuyến đường bộ như quốc lộ số 1, 3, 5, 6 đã đi qua Hà Nội tạo nên mối liên hệ chặt chẽ giữa Hà Nội và các địa phương khác. Hội tụ về Hà Nội còn có các tuyến đường sắt quan trọng: Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội – Thái Nguyên, Hà Nội – Hải Phòng. Mạng lưới đường sông của Hà Nội chủ yếu là sông Hồng. Với cảng Hà Nội, thành phố có thể trao đổi hàng hóa với sân bay quốc tế Nội Bài, sân bay Gia Lâm, tạo thành chiếc cầu nối giữa nước ta với thế giới.’’ (* Các câu trong đoạn đều hướng tới mục tiêu khẳng định vị trí thuận lợi cho giao thông của thành phố Hà Nội. Vì thế có thể viết thêm 1 câu đặt ở đầu đoạn hoặc cuối đoạn, chẳng hạn: “Hà Nội là đầu mối giao thông quan trọng của cả nước.”) Bài 4.Viết đoạn văn theo chủ đề : +Môi trường +dân số + học tập : Ngày soạn :25/01/2012 Tiết 22,23,24: Củng cố, rèn luyện kĩ năng phân tích tác phẩm văn học A/ Mục tiêu: Giup HS củng cố lại những kiến thức đã học về văn bản đồng thời nhớ bền, nhớ sâu hơn những nét tiêu biểu về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm thông qua việc trả lời câu hỏi và làm bài tập. Rèn kỹ năng đọc, hiểu, cảm thụ văn bản. B/ Nội dung: *Văn bản :“Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng” I Kiến thức cơ bản: ... hiều con song kẻ những nét đen thẳng lên nền trời lốm đốm tinh tú, một ngôi sao hôm nhấp nháy như muốn tụt xuống phía chân trời không định”. ( Nguyễn Tuân) 3/ Viết đoạn văn với câu chủ đề cho trước: a. “Những buổi sáng mùa xuân ra đứng ở đầu làng mà nhìn cánh đồng thì thích thú biết bao!” b. “Nhưng sách cũng là con dao hai lưỡi, bạn cần phải chọn sách mà đọc.” ( Yêu cầu: Đoạn văn dài khoảng 8- 10 câu) Ngày soạn:15/08/2009 Ngày dạy: Tiết 28,29,30: *Phân biệt trợ từ, thán từ, tình thái từ * Luyện viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm Tiết28 Phân biệt trợ từ, thán từ, tình thái từ A/ Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại kiến thức về trợ từ, thán từ, tình thái từ, phân biệt sự khác nhau giữa chúng thông qua việc luyện tập để nhân diện đúng. Rèn kỹ năng vận dụng. B/ Nội dung: I/ Kiến thức cần nhớ: Hs nhắc lại khái niệm trợ từ, thán từ, tình thái từ. Lưu ý sự khác biệt: Trợ từ chuyên đi kèm với một số từ ngữ trong câu tức là nêu đặc diểm của trợ từ luôn luôn đứng trước những từ ngữ đó ( cố định)> có sắc thái tình cảm cố ý nhấn mạnh của người nói. Thán từ là từ loại đặc biệt chuyên biểu thị cảm xúc trực tiếp do người nói tự bộc lộ , không tham gia cấu tạo cụm từ, cũng không kết hợp được với cụm từ trong câu > đứng tách rời, biệt lập so với các thành phần khác trong cấu tạo câu. Tình thái từ là những từ đặt thêm vào câu để biểu thị mục đích nói trong các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán > đứng cuối câu, không tách khỏi cấu tạo câu, không thể làm thành một câu đặc biệt như thán từ. II/ Luyện tập: Bài 1: Chỉ ra các trợ từ trong các câu sau: a. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học. b. Mấy cậu đi trước ôm sách vở nhiều lại kèm cả bút thước nữa. c. Đột nhiên lão bảo tôi: - Này! Thằng cháu nhà tôi, đến một năm nay, chẳng có giấy má gì đấy, ông giáo ạ! ( Nam Cao) Chỉ nghe tiếng hót líu lo mà không thấy bóng chim đâu. Người nhà lý trưởng hình như không dám hành hạ một người ốm năng, sợ hoặc xảy ra sự gì, hắn cứ lóng ngóng ngơ ngác, muón nói mà không dám nói. Tôi quên cả mẹ tôi đứng sau tôi. Nghe gọi đến tên, tôi tự nhiên giật mình và lúng túng. – Có lẽ tôi bán con chó đấy, ông giáo ạ! Tôi chỉ ốm có một trận đấy thôi. Một trận đúng hai tháng mười tám ngày, ông giáo ạ! ( * từ gạch chân) Bài 2: Tìm các thán từ trong những câu sau đây: Vâng! Ông giáo dạy phải! Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ. Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. Này! Thằng cháu nhà tôi, đến một năm nay, chẳng có giấy má gì đấy, ông giáo ạ! -à! Thì ra lão đang nghĩ đến thằng con lão. e.Ây! Sự đời lại cứ thường như vậy đấy. Bài 3: Chỉ ra các tình thái từ được dùng trong các câu sau: Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ. Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà. Bác trai đã khá rồi chứ? Cai lệ vẫn giọng hầm hè: - Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ, thì ông sẽ dỡ cả nhà mày đi, chửi mắng thôi à! Bài 4: Viết đoạn hội thoại khoảng 10 dòng trong đó có sử dụng ít nhất 1 trợ từ, 1 thán từ, 1 tình thái từ. Tiết 29,30 Luyện viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm A/ Mục tiêu: Giúp học sinh rèn luyện kỹ năng viết văn sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm. Rèn chính tả, cách diễn đạt, cách trình bày đoạn văn. B/ Nội dung: Bài 1 Cho đoạn văn sau: “ Kim đồng hồ nhích dần đến con số 12. Mặt trời đã đứng bóng. Cái nắng hè gay gắt đến khó chịu, lại thêm từmg đợt gió Lào quạt dữ dội. Ngoài vườn, hàng chuối dường như cũng đang rũ xuống. Tôi nhìn ra ngõ, giờ này mẹ vẫn chưa về. Hôm nào cũng vậy, mẹ thường đi làm về rất muộn. Cơ quan thì xa, chiếc xe đạp cũ và cái dáng gầy của mẹ phải chống chọi với nắng, với gió Lào, vất vả lắm mới vượt qua được cả quãng đường dài. Nghĩ đến đó, tự nhiên tôi thấy cay cay nơi khóe mắt, và trong lòng tôi chợt thổn thức: Làm sao con có thể chia sẻ nỗi nhọc nhằn của mẹ, mẹ ơi!” Đọc đoạn văn, Đạt cho đó là phương thức miêu tả, Lâm cho đó là phương thức tự sự, Quang cho đó là phương thức biểu cảm. Khi nghe các bạn phát biểu, cô giáo nhận xét: Chưa có ý kiến nào đúng. Theo em, vì sao cô giáo nhận xét như vậy? Phải trả lời như thế nào cho đúng? Bài 2 Cho đoạn văn tự sự sau: “ Sáng nay, gió muà đông bắc tràn về. Vậy mà khi đi học, tôi lại quên mang theo áo ấm. Bỗng nhiên, tôi nhìn thấy mẹ xuất hiện với chiếc áo len trên tay. Mẹ xin phép cô giáo cho tôi ra ngoaì lớp rồi giục tôi mặc áo. Đây là cái áo mẹ đã đan tặng tôi từ mùa đông năm ngoái. Khoác chiếc áo vào, tôi thấy thật ấm áp. Tôi muốn nói thànhlời: “ Con cảm ơn mẹ!” Hãy bổ sung thêm phương thức miêu tả và biểu cảm để viết lại đoạn văn trên cho sinh động ( không thay đổi đề tài đoạn văn) Bài 3: Hãy chuyển những câu kể sau đây thành những câu kể có đan xen yếu tố miêu tả hoặc yếu tố biểu cảm: Tôi nhìn theo cái bóng của thằng bé đang khuất dần phía cuối con đường. Tôi ngước nhìn lên, thấy hàng phượng vĩ đã nở hoa tự bao giờ. Nghe tiếng hò của cô lái đò trong bóng chiều tà, lòng tôi chit buồn và nhớ quê. Cô bé lặng lẽ dõi theo cánh chim nhỏ trên bầu trời. (* Mỗi trường hợp có thể bổ sung 1-2 câu) Bài 4: Cho đoạn văn tự sự sau: “ Một buổi chiều, như thường lệ, tôi xách cần câu ra bờ sông. Bỗng nhiên tôi nhìn thấy một cậu bé trạc tuổi mình đã ngồi câu ở đó từ bao giờ. Tôi định lên tiếng chào làm quennhưng vì ngại nên lại thôi. Thế là tôi lặng lẽ lùi xa một quãng, buông câu nhưng thỉnh thoảng vẫn liếc mắt nhìn trộm cậu ta. Lóng ngóng thế nào, tôi để tuột cả hộp mồi rơi xuống sông. Ngán ngẩm, tôi cuốn cần câu, định ra về. Chưa kịp đứng dậy, tôi đã nhìn thấy cậu bé đứng sừng sững ngay trước mặt. Trên tay cậu ta là một hộp mồi đầy. Cậu ta lẳng lặng san nửâ số mồi cho tôi. Thế là chúng tôi làm quen với nhau.” Hãy thêm các yếu tố miêu tả và biểu cảm để viết lại đoạn văn tự sự trên sao cho sinh động và hấp dẫn hơn. ( *Gợi ý: Bổ sung yếu tố miêu tả; + Khung cảnh thiên nhiên: nắng, gió, dòng sông, tiếng cá đớp mồi + Hình ảnh người bạn mới: gương mặt, nước da, mai stóc, trang phục Bổ sung yếu tố biểu cảm: thái độ ngạc nhiên, sự tò mò về cậu bé, sự bực mình khi đánh rơi hộp mồi.) Bài 5 Viết một đoạn văn khoảng 7 – 10 câu kể lại một buổi tối thứ bẩy ở gia đình em ( Có yếu tố miêu tả và biểu cảm) Ngày soạn:1/12/2008 Ngày dạy: Tiết :31,32. *Luyện tập lập dàn ý bài văn tự sự kết hợp với miêu tả,biểu cảm *: Rèn chính tả, cách diễn đạt (tiếp) Tiết 31,32 : Luyện tập lập dàn ý bài văn tự sự kết hợp với miêu tả,biểu cảm A/ Mục tiêu: Giúp HS củng cố kỹ năng lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm. Rèn kỹ năng vận dụng. B/ Nội dung: I .Kiến thức cần nhớ Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm tức là lập một chuỗi sự việc kế tiếp nhau, có mở đầu, có quá trình phát triển, có đỉnh điểm và có kết thúc. Dàn ý của bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm chủ yếu vẫn là dàn ý một bài văn tự sự có 3 phần: MB, TB, KB. Khi kể về sự việc và con người, cần kết hợp với các yếu tố ở miêu tả và biểu cảm để câu chuyện sinh động và sâu sắc hơn. Song chú ý, yếu tố miêu tả và biểu cảm nên sử dụng trong bài sao cho phù hợp. II. Luyện tập: Bài 1: Cho đề văn sau: “Hãy kể lại một kỷ niệm đáng nhớ của em đối với một con vật nuôi mà em yêu thích”. Một bạn HS đã triển khai phần thân bài như sau: -ý 1: Gà lai tre không được bố mẹ tôi để ý đến ( xen yếu tố biểu cảm) -ý 2: Lí do gà lai tre xuất hiện ở nhà tôi.( Miêu tả màu lông của gà, dáng vẻ của gà) -ý 3: em bé ( em tôi) được ăn bột quấy với lòng đỏ trứng. Cả nhà khen gà lai tre.( miêu tả: màu sắc, hình ảnh những quả trứng gà, biểu cảm: qua lời khen của mọi người, cảm xúc trào dâng trong tôi) -ý 4: Bất ngờ phát hiện gà lai tre đẻ trứng, qua một ngày tìm gà vì tưởng gà lạc mất ( xen yếu tố biểu cảm và miêu tả) 1. Em có tán thành cách triển khai đề bài như bạn HS trên đây không? Vì sao? ( *sắp xếp ý lộn xộn > sắp xếp lại: 2- 1- 4- 3) Bài 2 Lập dàn ý cho đề văn: “Hãy kể về một việc em đã làm khiến bố mẹ em rất vui lòng” C/ Phần bổ sung cho tiết dạy: Tiết 33: Rèn chính tả, cách diễn đạt A/ Mục tiêu: Giúp học sinh được rèn luyện chính tả, rèn luyện thói quen viết đúng chính tả khi làm bài thông qua việc luyện tập ở lớp; có ý thức diễn đạt gãy gọn, đúng ngữ pháp, tránh những lỗi diễn đạt thông thường. B/ Nội dung: Bài 1: ( GV sử dụng từ điển chính tả đọc cho HS chép lại chính xác những từ mà học sinh thưòng nhẫm lẫn khi viết, gọi một HS lên bảng viết,số còn lại viết vào vở sau đó chữa trên bảng. HS tự đối chiếu xem mình sai từ nào, với mỗi từ sai, Gv yêu cầu HS về nhà viết lại 1 dòng 1 từ để hình thành thói quen viết đúng.) Viết đúng những từ sau: trò chuyện, câu chuyện, truyện đọc, săn sóc, chuyên trách, chuyên chở, lành lặn, nền nã, nuông chiều, giây lát, lam lũ, dàn trải, giàn mướp, giành giật, dung túng, da diết, giăng mắc, trơ trụi, lưu trữ, nỗi lòng, niêm yết, liêm khiết, năng nổ, nặng lòng, sít sao, xơ xác, sung túc, sát sườn, siêng năng, ranh giới, giàn giụa, giàn giáo, rục rịch, ráo riết, réo rắt răn dạy, rác rưởi, ru rú, rúc rích, rong ruổi, réo rắt, chương trình, vô hình trung, tựu trung, chắt lọc, chinh chiến, cuộc trường chinh, san lấp, lo liệu, nần nẫn, sình lầy, .. Bài 2: Chép chính xác đoạn văn sau: “ Trời quang lấp lánh sao, hứa một đêm phẳng lặng. Gió sông lên đầy. Làng mạc xa xa, chìm mờ trong bóng tối, đôi lúc để lọt ra vài tiếng chó sủa ma. Mấy điểm đèn hạt đậu trên sông như những con mắt buồn từ kiếp trước. Bỗng, giữa khoảng triền miên rộng rãi, ngân đưa một diệu hát lơ lửng bay trên dòng nước, một điệu hát đò đưa, trầm trầm, lặng lẽ: “ Muốn sang nhưng ngại vắng thuyền Muốn về bên ấy nhưng duyên lỡ rồi!” Nhịp hát gần lại và xa đi theo chiếc thuyền nhỏ, cô độc ảo não, trong sự tỏ bày kín đáo của một tấm lòng thương nhớ mênh mông.” ( Hồ Dzếnh- “ Chân trời cũ”) Bài 3 Chép lại đoạn văn sau khi đã sửa hết lỗi về câu, từ, chính tả, diễn đạt: “ Kim Lân, một cây bút đặc sắc trong nền văn chương hiện đại của nước ta. Kim Lân viết không nhiều. Nhưng điểm lại những thành tựu nghệ thuật của nền văn suôi hiện đại của nước ta. Người ta khó có thể quên những tác phẩm của Kim Lân phải nói đến chuyện ngắn Làng. Với truyện ngắn Làng của Kim Lân đã đưa ta trở về với một tình cảm chuyền thống, có cội dễ sâu sa trong lòng mỗi người dân Việt Nam.” (* Đoạn văn: “Kim Lân là một cây bút đặc sắc trong nền văn chương hiện đại của nước ta. Kim Lân viết không nhiều nhưng điểm lại những thành tựu nghệ thuật của nền văn xuôi hiện đại, người ta khó có thể quên những tác phẩm của ông, trong đó phải kể đến truyện ngắn “ Làng”. Truyện ngắn “ Làng” của Kim Lân đã đưa ta trở về với một tình cảm truyền thống, có cội rễ sâu xa trong lòng môĩ người dân Việt Nam”.)
Tài liệu đính kèm: