Giáo án môn Ngữ văn khối 8 - Học kì 1

Giáo án môn Ngữ văn khối 8 - Học kì 1

Tuần 1 : B ài 1

TÔI ĐI HỌC

 (Thanh Tịnh)

A.Mục tiêu :

Qua việc hướng dẫn đọc, tìm hiểu văn bản giúp cho học sinh cảm nhận được:

- Tâm trạng hồi hộp cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật tôi ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời. Thấy rõ ngòi bút văn xuôi giàu chất trữ tình của tác giả

- Rèn kĩ năng đọc, nói, viết, cảm nhận văn bản.

- Giáo dục ý thức học tập nghiêm túc yêu thích tác phẩm văn xuôi

B. Chuẩn bị : - Thầy : Tìm hiểu tác giả, tác phẩm, ảnh của Thanh Tịnh

 - Trò : Đọc, trả lời các câu hỏi sách giáo khoa.

C. Tiến trình lên lớp:

I - Ổn định tổ chức: Lớp 8:

 

doc 145 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 530Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 8 - Học kì 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:......../........../2008
Tuần 1 : B ài 1
TÔI ĐI HỌC
 (Thanh Tịnh)
A.Mục tiêu : 
Qua việc hướng dẫn đọc, tìm hiểu văn bản giúp cho học sinh cảm nhận được:
- Tâm trạng hồi hộp cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật tôi ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời. Thấy rõ ngòi bút văn xuôi giàu chất trữ tình của tác giả
- Rèn kĩ năng đọc, nói, viết, cảm nhận văn bản.
- Giáo dục ý thức học tập nghiêm túc yêu thích tác phẩm văn xuôi
B. Chuẩn bị : - Thầy : Tìm hiểu tác giả, tác phẩm, ảnh của Thanh Tịnh
 - Trò : Đọc, trả lời các câu hỏi sách giáo khoa.
C. Tiến trình lên lớp:
I - Ổn định tổ chức: Lớp 8:
II. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
III - Bài mới:
Hoạt động 1 : Khởi động Ngày khai trường là buổi học đầu tiên trong cuộc đời mỗi con người. Không ai không thể bồi hồi xúc động ghi nhớ mãi ấn tượng đó. Thanh Tịnh là một nhà văn có tài giúp ta hồi tưởng lại kỷ niệm một thời. 
Tg
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
9/
10’
Giáo viên cho học sinh xem ảnh của nhà văn và bài thơ của ông.
 Hãy nhận xét về tác giả, tác phẩm?
 Giáo viên đọc mẫu cho học sinh đọc và nhận xét
Hoạt động 2 :
 Hãy cho biết trình tự diễn tả kỷ niệm của tác giả?
1) Tìm hiểu tác giả, tác phẩm : 
- Thanh Tịnh : 1911 - 1988
- Sinh ra ở Huế : Làm nghề dạy học, viết văn, thơ.
- Thành công của ông : Ơû truyện ngắn
- Truyện của ông đằm thắm trong sáng, đậm chất trữ tình.
2) Đọc và tìm hiểu bài thơ :
 Các chú thích : 2,6,7
3) Tìm hiểu văn bản :
a.Trình tự diễn tả cảm xúc trong tác phẩm :
- Từ hiện tại hồi tưởng về quá khứ.
- Từ con đường ® nhìn ngôi trường ® nhìn mọi người ® nhìn các bạn ® nghe gọi tên ® ngồi vào chỗ đón nhận giờ học đầu tiên
5/
 Trình tự đó gợi nhớ về quá khứ như thế nào?
 Hãy kể các hình ảnh mà tác giả đã sử dụng?
 Vì sao lại có cảm xúc ấy?
 Nhờ vào sự gợi nhớ của tác giả, riêng em, em nhớ nhất cảm giác nào và hãy diễn tả cảm giác đó ?
Hoạt động 3: 
 Giáo viên cho học sinh luyện tập để củng cố bài học 
b. Tâm trạng của nhân vật tôi :
- Cảm giác đi trên con đường làng cùng mẹ
- Khi nhìn ngôi trường, bạn bè, nghe gọi tên rời tay mẹ.
- Khi ngồi vào ghế của mình Þ cảm giác khác lạ bỡ ngỡ, hồi hộp, xúc động, lo âu
- Vì hôm nay là ngày trọng đại đối với đời một con người
- Hồi hộp chờ gọi đến tên mình lúc đầu lặng đi không dám thở, trống ngực đập thình thịch.
4) Luyện tập : 
 Mỗi em tự trình bày một cảm xúc của mình khi học bài này.
5’
IV. Củng cố dăën dò: 
 - Củng cố : Để hồi tưởng lại cảm xúc của mình tác giả đã đi theo trình tự nào ? Ông diễn tả điều ấy ra sao ?	
 - Dặn dò : Đọc truyện ngắn kĩ – Trả lời các nội dung còn lại
 * Rút kinh nghiệm:	
Ngày soạn : ..............
Tiết 2 : 	TÔI ĐI HỌC
 	 (Thanh Tịnh)
A. Mục tiêu : Qua tiết hai này giúp cho học sinh
 - Có khả năng cảm thụ mà tác giả sử dụng
 - Rèn luyện khả năng đối chiếu liên tưởng.
 - Giáo dục lòng say mê yêu thích bộ môn
B. Chuẩn bị : - Thầy : Chọn từ ngữ hình ảnh
 - Trò : Chọn hình ảnh để phân tích
C. Tiến trình lên lớp
(1’) I - Ổn định tổ chức: 
(4’) II. Kiểm tra bài cũ : 
 Qua phân tích tiết một nhà văn đã giúp em điều gì ? Đọc một đoạn trích mà em tâm đắc nhất ? 
III - Bài mới: 
(1’) Hoạt động 1 : Khởi động Tác phẩm thành công nhờ cảm xúc chân thành giàu chất thơ. Nhất là hình ảnh so sánh trữ tình tạo cho người đọc những liên tưởng ấm áp.
Tg
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
10/
Hoạt động 2 : 
 Hãy tìm những hình ảnh chi tiết nổi bật có sử dụng biện pháp so sánh ?
 Nhận xét phân tích những hình ảnh trên ?
 1) Phân tích hình ảnh so sánh độc đáo trong bài :
 - Cảm giác nảy nở như hoa tươi giữa bầu trời quang đãng
 - Ý nghĩ như làn mây lướt ngan trên ngọn núi
 - Họ như con chim non đứng trên bờ to
Þ Đây là những hình ảnh chọn lựa đọc đáo : Đẹp – khoáng đãng giàu chất trữ tình
 - Tạo cảm giác liên tưởng so sánh vừa chân thực vừa lãng mạn đậm chất thơ
 - Đó chính là chất văn tài hoa của Thanh Tịnh.
14
Hoạt động 2 :
 Em nhận thấy năm 1941 xã hội đối xử quan tâm đến học sinh như thế nào ?
 Em hãy chọn tìm hình ảnh cụ thể ? 
2) Trình bày những cảm nhận về thái độ, cử chỉ của người lớn :
- Rất chu đáo quan tâm ân cần so sánh đây là truyền thống dân tộc Việt Nam ngày nay vẫn phát huy
- Chuẩn bị chu đáo – lo lắng trằn trọc tham dự buổi lễ
5’
5/
 Em có suy nghĩ gì ?
 Hãy nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật cuỉa văn bản ?
*) Giáo viên : Chất trữ tình thiết tha êm dịu thể hiện từ : Không gian, thời gian, con người. Tất cả ấm áp
Hoạt động 3 :
 Em hãy nêu những thành công về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm ?
- Thầy Hiệu trưởng : từ tốn – bao dung – thầy dạy : Vui tính yêu học sinh 
Þ Tất thảy cho ta thấy tấm lòng của gia đình – nhà trường – xã hội vô cùng ấm áp
- Rất tự hào – cảm ơn được sống xã hội này. Học giỏi – chăm lo rèn luyện tu dưỡng
3) Đặc sắc nghệ thuật : 
- Bố cục theo dòng hồi tưởng – cảm nghĩ theo trình tự thời gian
- Sự kết hợp hài hoà : Kể – miêu tả – Biểu cảm
- Các thủ pháp nghệ thuật : So sánh giàu cảm xúc liên tưởng
- Nhiều yếu tố tạo nên sự cuốn hút.
4) Tổng kết :
 - Nghệ thuật : Bằng ngòi bút văn xuôi đa tài việc thể hiện bút pháp nghệ thuật tự sự – miêu tả – biểu cảm
- Nội dung : Tác giả giúp người đọc cảm nhận một lần nữa cảm xúc về buổi tựu trường.
5’
 IV - Củng cố dặn dò : 
 1. Củng cố : Cảm xúc nào của tác giả làm cho em tâm đắc nhất ?
 2. Dặn dò: Làm bài tập “viết cảm xúc của em nhân ngày tựu trường”
* Rút kinh nghiệm:	
Ngày soạn : 
 Tiết 3 : 	CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA NGHĨA TỪ NGỮ
A.Mục tiêu:
 Qua sơ đồ mẫu giúp cho học sinh thấy được:
 - Có từ ngữ nghĩa rộng,nghĩa hẹp. Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ khác nhau. Rèn kĩ năng tìm hiểu, nhận biết, sử dụng từ. 
 - Giáo dục ý thức say mê học tập.
B.Chuẩn bị : - Thầy: mẫu, máy chiếu, bảng phụ
- Trò:đọc tìm hiểu bài trước
C. Tiến trình lên lớp:
(1’) 	I - Ổn định tổ chức:
(3’) 	II- Kiểm tra bài cũ: 
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
III - Bài mới:
(1’) 	Hoạt động 1: Khởi động Tiếng Việt giàu đẹp trong sáng. Chuyển tải được mọi cung bậc tình cảm, suy nghĩ mọi hoạt động con người .Điều đó là nhờ vào cấp độ khái quát khác nhau về nghĩa của từ 
Tg
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
10’
5/
Hoạt động2:
 Nhìn sơ đồ cho biết nghĩa của từ động vật hẹp hay rộng so với nghĩa tư:ø chim, thú , cá ? 
 Từ chim, thú, cá so với động vật ? 
 Từ chim, thú, cá so với : Tu hú, voi, cá thu?
 Từ sơ đồ hãy rút ra kết luận ?
1) Tìm hiểu bài:
 a.Từ nghĩa rộng, từ nghĩa hẹp:
Ví dụ : Mô hình
Động vật
Chim Thú Cá
Tu hú Voi Thu
 - Nghĩa của từ động vật lớn hơn nghĩa từ chim, thú, cá và ngược lại
 - Nghĩa chim, thú, cá lớn hơn từ : Tu hú, cá thu – ngược lại.
 b. Kết luận : Trong một mối quan hệ ràng buộc 
Giáo viên : Lấy sơ đồ diễn giải cho học sinh rõ – như trả lời câu hỏi vì sao ?
+ Có từ nghĩa rộng – có từ nghĩa hẹp
 + Có khi rộng nhưng có khi hẹp
 + Cấp độ nghĩa của từ ngữ khác nhau
10/
10/
Hoạt động 2
*) Giáo viên :Biểu diễn từ qua sơ đồ vòng tròn, cho các em rút ra kết luận.
Hoạt động 3 :
 Hai em đọc ghi nhớ SGK.
 Tổ chức theo nhóm, tổ – hoàn thành 7 bài tập. 
2) Bài mới : Thú
 Động vật
 Cá
 Chim
*) Ghi nhớ : Nghĩa của từ
- Từ có khả năng bao quát bao hàm nghĩa từ khác được coi là nghĩa rộng.
- Nghĩa của những từ được bao hàm trong phạm vi nghĩa của từ khác được coi là nghĩa hẹp
- Một từ có nghĩa rộng đối với từ này nhưng có nghĩa hẹp với từ ngữ khác
3) Luyện tập :
 Bài tập thêm: Viết đoạn văn ngắn có chứa một từ nghĩa rộng – hai từ nghĩa hẹp
5’
 IV. Củng cố dặn dò:
 - Củng cố : Cấp độ khái quát nghĩa của từ như thế nào?
 - Dặn dò : Thực hiện trọn vẹn bài tập thêm
 Soạn tiết 4
* Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn : 
 Tiết 4 : 	TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
A. Mục tiêu:
 - Học sinh nắm được chủ đề của văn bản. Tính thống nhất về chủ đề của văn bản.
 - Rèn kĩ năng nhận biết và viết nói có chủ đề
 - Giáo dục ý thức học tập, nghiêm túc tự giác
B.Chuẩn bị: - Chọn mẫu – bảng phụ
 - Đọc tìm hiểu mẫu
C. Tiến trình lên lớp:
(1’) I - Ổn định tổ chức:
(4’) II- Kiểm tra bài cũ: 
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
III - Bài mới:
(1’ ) Hoạt động 1: Khởi động Chủ đề là xương sống định hướng cho văn bản. Phải đảm bảo tính thống nhất của chủ đề để tạo nên giá trị thành công của tác phẩm.
Tg
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
14/
10/
10/
Hoạt động2 :
 Nêu đối tượng của văn bản TĐH? 
 Vấn đề chính mà tác phẩm đề cập ?
 Em hiểu thế nào là tính thống nhất? Khác với tính thống nhất văn bản sẽ như thế nào?
Hoạt động 3:
 Đọc kĩ và nêu chủ đề văn bản?
1) Tìm hiểu khái niệm chủ đề :
- Nhân vật Tôi hồi tưởng về quá khứ nhân buổi khai trường
- Đó là những cảm xúc bồi hồi, xúc động trong sángđậm chất trữ tình.
Þ Chủ đề là đối tượng và vấn đề chính được đề cập xuyên suốt văn bản.
2) Tính thống nhất về chủ đề văn bản:
- Văn bản đó phải xác định đúng trọng tâm không xa chủ đề hoặc lạc chủ đề
- Chủ đề thể hiện ở mục đề – đề mục các từ ngữ then chốt
3) Luyện tập:
 Văn bản: Rừng cọ quê tôi
- Đối tượng: nhân vật tôi viết về rừng cọ
- Vấn đề chính: các từ ngữ hình ảnh điều tập trung viết về rừng cọ.
-Chủ đề: Rừng cọ như một người thân thiết che chở bảo vệ cho người Sông Thao.Tác giả yêu mến ca ngợi hết lòng
 Bố cục văn bản?
 Trình tự miêu tả? cảm xúc?
- Bố  ... iả định.
Câu 2: Có giả định.
5. Hãy cho biết sự khác nhau về hình thức và ý nghĩa của hai câu sau:
- Vị trí: Bao giờ khác nhau.
- Ý nghĩa: 
a. Hỏi về thời điểm của một hành động diễn ra trong tương lai.
b. Hỏi về thời điểm của một hành động đã diễn ra trong quá khứ.
6. Câu a: Đúng.
b. Câu b: Sai. 
10'
IV. Củng cố, dặn dò:
V. Củng cố:
- GV chốt lại bài học.
- HS đọc ghi nhớ.
VI. Dặn dò: - Học thuộc ghi nhớ xem lại bài 7.
	 - Chuẩn bị bài.Viết đoạn văn thuyết minh.
* Rút kinh nghiệm: 
Tiết 72: 	VIẾT ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN
	THUYẾT MINH
A. Mục tiêu : Giúp học sinh:
- Biết cách sắp xếp ý trong đoạn văn thuyết minh cho hợp lý.
- Rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn.
- Giáo dục ý thức tự rèn luyện.
B. Phương pháp: 
Sử dụng giao tiếp ngôn ngữ luyện tập thực hành
C. Chuẩn bị:
 1. GV: Tìm chỗ sau của các đoạn văn, bảng phụ.
 2. HS: Đọc kể các đoạn văn, trả lời câu hỏi.
D. Tiến trình lên lớp:
 I. Ổn định: (1')
 II. Kiểm tra bài cũ: Không.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Hoạt động 1: (1') 
Khởi động: Trong văn bản có nhiều đoạn văn, đoạn văn phải viết như thế nào cho hợp lý, tiết học: Viết đoạn văn..... thuyết minh.
2. Hoạt động 2 : Hướng dẫn tìm hiểu bài.
Tg
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
HS đọc, quan sát các đoạn văn.
- Nêu cách sắp xếp các câu trong đoạn văn?
GV: Các câu sau bổ sung cho thông tin làm rõ ý câu chủ đề. Câu nào cũng nói nước?
I. Đoạn văn trong văn bản thuyết minh:
1. Nhận dạng các đoạn văn thuyết minh.
a. Câu chủ đề: Câu 1.
- Câu 2: Cung cấp thông tin về lượng nước ngọt ít ỏi.
- Câu 3: Cho biết lượng nước bị ô nhiễm.
- Câu 4: Nêu sự thiếu nước.
- Câu 5: Nêu dự báo.
HS đọc đoạn văn b
Tìm câu chủ đề, từ ngữ chủ đề?
b. Câu chủ đề: Câu cuối đoạn văn.
- Từ ngữ chủ đề: Phạm Văn Đồng.
- Các câu tiếp cung cấp thông tin về ông.
2. Sửa lại đoạn văn thuyết minh chưa chuẩn.
Nêu nhược điểm của đoạn văn?
a. Nhược điểm:
Không chia từng bộ phận: Vỏ bút bi, ruột bút bi, rồi giới thiệu cấu tạo của đối tượng.
HS sữa chữa lại đoạn văn
b. Phải chia làm mấy phần: Phần đèn, phần chao đèn, phần đế đèn. Nên tách làm ba đoạn văn ngắn mà giới thiệu.
5'
3. Hoạt động 3: Tổng kết:
Khi viết đoạn văn thuyết minh phải trình bày như thế nào?
HS trao đổi - rút ra ghi nhớ - HS đọc ghi nhớ.
20'
4. Hoạt động 4: Luyện tập:
Cho HS viết bài ba: Ngữ văn lớp 8 tập 1, có hai phần: Phần các bài học và phần mục lục.
5'
IV. Củng cố, dặn dò:
V. Củng cố:
- GV chốt lại nội dung đã học, HS đọc ghi nhớ.
VI. Dặn dò: - Học thuộc ghi nhớ, làm bài tập 2.
	 - Chuẩn bị bài.Quê Hương (Tế Hanh)
* Rút kinh nghiệm: 
Tiết 73: 	QUÊ HƯƠNG
A. Mục tiêu : Giúp học sinh:
	- Cảm nhận được vẻ đẹp tươi sáng, giàu sức sống của một làng quê miền biển được miêu tả trong bài thơ và tình cảm quê hương đằm thắm của tác giả. Thấy được những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ.
- Rèn luyện kỹ năng đọc, cảm thụ - phân tích bài thơ.
- Giáo dục và bồi dưỡng tình yêu quê hương cho học sinh.
B. Phương pháp: 
Đọc, sáng tạo, nghiên cứu, gợi tìm, phân tích.
C. Chuẩn bị:
1. GV: Cảnh biển - câu hỏi phụ - liên hệ thực tế.
2. HS: Đọc kể văn bản, trả lời các câu hỏi SGK.
D. Tiến trình lên lớp:
	 I. Ổn định: (1')
	 II. Kiểm tra bài cũ: 
	Đọc thuộc lòng hai bài thơ (chọn một trong hai bài để đọc).
	III. Tiến trình lên lớp:
1. Hoạt động 1: (1') 
Khởi động: Quê hương là đề tài, là tình cảm gắn bó với mỗi một chúng ta. Tác giả Tế Hanh đã thể hiện thành công bài thơ Quê Hương của mình.
2. Hoạt động 2: 
1. Đọc - tìm hiểu chú thích:
Tg
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
HS đọc.
Nêu những nét chính về tác giả tác phẩm?
I. Tìm hiểu tác giả và tác phẩm:
1. Tác giả: SGK.
2. Tác phẩm:
BS: Ông được tập kết ra miền Bắc học tập và công tác. Bài thơ ca ngợi cuộc sống lao động, nỗi nhớ quê hương của tác giả.
20'
3. Hoạt động 3: Tìm hiểu văn bản.
II. Nhận xét về thể thơ và bố cục bài thơ:
Cho biết văn bản viết theo thể thơ nào? Và bố cục như thế nào?
1. Thể thơ: Tám chữ, nhiều khổ, số câu không bắt buộc, gieo vần liền và vần ôm với sự hoán vị bằng trắc đều đặn (hai câu vần bằng, đến hai câu vần trắc).
2. Bố cục: 4 phần.
+ Hai câu thơ đầu: Giới thiệu chung về " Làng tôi"
+ Sáu câu tiếp: Miêu tả thuyền chài ra khơi đánh cá.
+ Tám câu tiếp: Cảnh đoàn thuyền trở về bến.
+ Khổ cuối là phần kết, nỗi nhớ làng.
III. Phân tích:
HS đọc từng phần.
Quê hương tác giả ở đâu? Như thế nào?
Cảnh ra khơi đánh cá được tác giả miêu tả như thế nào?
1. Giới thiệu chung làng quê: Làng biển đánh cá nước bao quanh, cách biển rất gần.
2. Cảnh dân chài bơi thuyền đi đánh cá:
- Cảnh đánh cá: Khỏe mạnh, hùng dũng tả không khí cả làng.
Sử dụng nhân hóa, từ ngữ chọn lộc.
3. Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về:
Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về được miêu tả như thế nào?
- Tình cảm của nhà thơ với quê hương thể hiện trong hoàn cảnh nào? Nỗi nhớ có gì đặc biệt?
Sôi nổi, rộn ràng, náo nức, vui sướng. Vẻ đẹp giản dị khác với làng chài nơi khác. Tác giả dùng phép nhân hóa vừa tả thực vừa sáng tạo độc đáo, gợi cảm, rất thú vị.
4. Nỗi nhớ - tình quê:
- Xa quê.
- Luôn tưởng nhớ day dưa về ấn tượng làng chài, nước xanh, cá bạc, buồm vôi và mùi nồng mặn, đó là màu sắc hương vị của một làng chài không lẫn với làng chài khác.
- Nỗi nhớ đa dạng: Nhớ màu sắc cảnh vật đọng lại trong mùi vị đặc trưng của làng chùa.
5. Tìm hiểu đặc sắc nghệ thuật của bài thơ:
Bài thơ có những đặc sắc ngh thuật gì nổi bật? Bài thơ được viết theo phương thức miêu tả hay biểu cảm, tự sự hay trữ tình?
GV đọc lời nhận xét của Hoài Thanh (SGV)
- Quê hương là bài thơ trữ tình, chủ yếu là miêu tả. Có yếu tố biểu cảm ở câu kết nhưng cũng miêu tả.
- Phương thức biểu đạt bao trùm là biểu cảm. MT chỉ tái hiện phong phú cảnh, cuộc sống và người dân trong nỗi nhớ chủ thể trữ tình theo cảm xúc chủ quan.
Nét nghệ thuật đặc sắc.
- Sự sáng tạo hình ảnh thơ. Hình ảnh bay bỗng, lãng mạng, rất có hồn.
5'
4. Hoạt động 4: Tổng kết.
Cho biết nội dung bài thơ và nét nghệ thuật đặc sắc của bài thơ.
HS thảo luận rút ra ghi nhớ. HS đọc ghi nhớ.
5. Hoạt động 5: Luyện tập.
Thi đọc hay
2'
IV. Củng cố, dặn dò:
V. Củng cố:
- GV chốt lại bài học.
VI. Dặn dò: - Học thuộc ghi nhớ, bài thơ.
	 - Sưu tầm các câu thơ viết về quê hương.
	 - Chuẩn bị bài: Khi con tu hú.
* Rút kinh nghiệm: 
Tiết 74: 	KHI CON TU HÚ
A. Mục tiêu : Giúp học sinh:
	- Cảm nhận được lòng yêu sự sống, niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi đang bị giam cầm trong tù ngục được thể hiện bằng những hình ảnh gợi cảm và thểt thơ lục bát giản dị mà tha thiết.
- Rèn luyện kỹ năng đọc, phân tích .
- Giáo dục lòng tin kính nhường nhà hoạt động cách mạng.
B. Phương pháp: 
Đọc, sáng tạo, nghiên cứu, gợi tìm, phân tích.
C. Chuẩn bị:
1. GV: Câu hỏi phụ - chọn chi tiết phân tích - bảng phụ.
2. HS: Đọc kể văn bản, trả lời các câu hỏi SGK.
D. Tiến trình lên lớp:
	 I. Ổn định: (1')
	 II. Kiểm tra bài cũ: 
	Cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá và cảnh trở về được tác giả miêu tả như thế nào? Tác giả viết vào lúc nào? Ở đâu?
	III. Tiến trình lên lớp:
1. Hoạt động 1: (1') 
Khởi động: Tháng 7 năm 1939 Tố Hữu bị giam tại nhà lao Thưa Phủ (Huế) chưa bao lâu ông đã làm bài thơ Khi con tu hú.
2. Hoạt động 2: Đọc - tìm hiểu chú thích:
Tg
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
HS đọc.
Nêu những nét chính về tác giả tác phẩm?
I. Tìm hiểu tác giả và tác phẩm:
1. Tác giả: SGK.
2. Tác phẩm:
15'
3. Hoạt động 3: Đọc - tìm hiểu văn bản
Cho biết nhan đề bài thơ?
Nêu cấu trúc của bài thơ lục bát?
II. Tìm hiểu văn bản.
1. Tìm hiểu chung về bài thơ:
- Chỉ là một mệnh đề phụ, câu nói nữa chừng.
- Giá trị của việc hóan dụ, giá trị liên thưởng của bài thơ.
- Thể thơ Lục bát.
- Bố cục: 6 câu tả cảnh.
	 4 câu tả tình.
2. Phân tích:
Tiếng chim tu hú đã làm thức dậy trong tâm hồn người chiễn sĩ trẻ trong tù một khung cảnh mùa hè như thế nào?
a. Sáu câu thơ đầu: Cảnh trời đất vào hè trong tâm tưởng người tù cách mạng.
- Mở ra thế giới rộn ràng, tràn trề nhựa sống -à thể hiện sức cảm nhận mãnh liệt, tinh tế của một tâm hồn trẻ trung, yêu đời nhưng đang mất tự dovà khát khao tự do đến cháy ruột cháy lòng.
Tâm trạng đó được thể hiện như thế nào ở khổ thơ cuối?
b. Tâm trạgn người tù cách mạng:
- Đau khổ, uất ức, ngột ngạt được nói trực tiếp.
Đoạn thơ ngắt nhịp bất thường 6/2.
Câu 8; 3/3 câu 9, sử dụng động từ mạnh, thành phản cảm thán để hiện cảm giác ngột ngạt cao độ à muốn thoát khỏi ngục tù trở về với cuộc sống thực tại bên ngoài.
Theo em tác động của tiếng tu hú như thế nào đối với tác giả?
- Đầu: gợi lên cảnh đất trời bao la.
- Cuối: Khiến cho người tù cảm thấy hết sức đau khổ, bực bội.
à Chính là tiếng gọi tha thiết của tự do, của thế giới sự sống đầy quyến rũ đối với nhân vật trữ tình. Người tù cách mạng trẻ tuổi.
3'
4. Hoạt động 4: Tổng kết.
Cho biết giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
HS trao đổi - GV chốt lại vài bài qua ghi nhớ. HS đọc ghi nhớ (SGK)
6'
5. Hoạt động 5: Luyện tập:
HS thi đọc diễn cảm.
4'
IV. Củng cố:
- Bài thơ miêu tả cảnh đất trời vào hè trong tâm tưởng người tù cách mạng và tâm trạng của người tù cách mạng đã gộp lại thành một chỉnh thể, rất truyền cảm.
V. Dặn dò: - Học thuộc lòng và học thuộc ghi nhớ.
	 - Chuẩn bị bài: Tức cảnh Pác Bó
* Rút kinh nghiệm: 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an mon Ngu Van 8 Hoc Ki 1.doc