Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 6 & 7 - GV: Trần Xuân Thắng

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 6 & 7 - GV: Trần Xuân Thắng

 Tuần 6, Tiết 21, 22

 Văn bản

CÔ BÉ BÁN DIÊM

 < an="" –="" đec="" –="" xen="">

A. Mục tiêu

- Kiến thức: - HS cảm nhận được lòng thương cảm sâu sắc của An - đéc - xen đối với em bé bán diêm bất hạnh trong đêm giao thừa được kể bằng nghệ thuật truyện cổ tích đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng cảm động mà thấm thía.

- Kỹ năng : - Biết tóm tắt văn bản tự sự, phân tích bố cục và nhân vật, biện pháp đối lập - tương phản.

- Thái độ : - Giáo dục lòng thương người, biết cảm thông. chia sẻ với bất hạnh của người khác.

B. Chuẩn bị

- GV: Soạn bài, TLTK, kênh hình, ảnh chân dung An - đéc - xen

- HS: Đọc truyện, tóm tắt nội dung, soạn bài

C. Cách thức tiến hành

- Phương pháp đàm thoại, giảng bình, tích hợp.

D. Tiến trình

1- Ổn định tổ chức (1)

2- Kiểm tra bài cũ (5)

? Trình bày ngắn gọn nguyên nhân và ý nghĩa cái chết của lão Hạc? Đánh giá của em về

* Đáp án: Vở ghi + Ghi nhớ

 

doc 16 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 553Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 6 & 7 - GV: Trần Xuân Thắng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn:	 28/9/08
Giảng : 29/9/08	 
 Tuần 6, Tiết 21, 22
	Văn bản
cô bé bán diêm
A. Mục tiêu
- Kiến thức:
- HS cảm nhận được lòng thương cảm sâu sắc của An - đéc - xen đối với em bé bán diêm bất hạnh trong đêm giao thừa được kể bằng nghệ thuật truyện cổ tích đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng cảm động mà thấm thía.
- Kỹ năng : 
- Biết tóm tắt văn bản tự sự, phân tích bố cục và nhân vật, biện pháp đối lập - tương phản.
- Thái độ :
- Giáo dục lòng thương người, biết cảm thông. chia sẻ với bất hạnh của người khác.
B. Chuẩn bị
- GV: Soạn bài, TLTK, kênh hình, ảnh chân dung An - đéc - xen
- HS: Đọc truyện, tóm tắt nội dung, soạn bài
C. Cách thức tiến hành
- Phương pháp đàm thoại, giảng bình, tích hợp.
D. Tiến trình
1- ổn định tổ chức (1’)
2- Kiểm tra bài cũ (5’)
? Trình bày ngắn gọn nguyên nhân và ý nghĩa cái chết của lão Hạc? Đánh giá của em về 
* Đáp án: Vở ghi + Ghi nhớ 
3- Bài mới
* Giới thiệu bài: Đan Mạch là một nước nhỏ thuộc khu vực Bắc Âu ( =1/8 diện tích nước ta), thủ đô là Côpenhaghen. Tại đất nước này có một nhà văn chuyên viết truyện và truyện cổ tích dành riêng cho trẻ em như: Nàng tiên cá, Chú lính chì dũng cảm, Người công chúa và hạt đậu, Cô bé bán diêm... Chính những câu chuyện này đã đưa tên tuổi của nhà văn thành nổi tiếng thế giới...
Hoạt động 1
?) Trình bày hiểu biết của em về tác giả?
- 2 HS trả lời -> GV chốt và bổ sung
- Gia đình nghèo, ham thích thơ văn từ nhỏ nhưng được học ít 
Năm 1928: học đại học. Từ năm 1835 bắt đầu sáng tác truyện cho trẻ em ( 168 truyện )
?) Nêu vài nét về văn bản?
- Các truyện của ông nhẹ nhàng, tươi mát, toát lên tình yêu con người và niềm tin vào sự thắng lợi của những cái tốt đẹp trên thế gian.
?) Truyện Cô bé bán diêm có chủ đề như thế nào?
A. Lý thuyết
I. Giới thiệu tác giả - văn bản
1. Tác giả ( 1805 - 1875)
- SGK
2. Văn bản
- Kể về cuộc đời bất hạnh và khát vọng của cô bé bán diêm
*GV hướng dẫn đọc : đọc chậm, cảm thông
- GV đọc phần chữ nhỏ
- 3 HS đọc đoạn trích -> Nhận xét cách đọc 
?) Giải thích từ: gia sản, trường xuân, phuốc sét, thịnh soạn, lãnh đạm, cây thông Nô - en , chí nghĩa, ảo ảnh?
3. Đọc, tìm hiểu chú thích 
Hoạt động 2
?) Văn bản chia bố cục như thế nào? Nội dung mỗi phần?
- 3 phần: P1: Từ đầu -> cứng đờ ra: Hoàn cảnh sống của cô 
 bé bán diêm
 P2: tiếp->chầu thượng đế: những mộng tưởng của cô bé
 P3: còn lại: Cái chết của cô bé bán diêm
=> Truyện kể theo trình tự và sự việc theo cách kể phổ biến của truyện cổ tích
*GV: Cho HS tìm hiểu kiểu bổ dọc văn bản
- Ngay từ đầu tác phẩm, cô bé đã xuất hiện một khung cảnh rất đặc biệt: Thiên nhiên dữ dội( gió rét, tuyết rơi)
?) Cô bé xuất hiện trong thời điểm nào? Thời điểm ấy tác động như thế nào đến con người?
- Đêm giao thừa -> nghĩ đến gia đình xum họp, đầm ấm,con người tràn đầy hạnh phúc.
?) Gia cảnh của cô bé như thế nào?
- Mẹ chết, bà nội mất,sống với bố trong cảnh nghèo nàn -> hoàn cảnh cô đơn, đói rét, bị bố đánh-> phải đi bán diêm kiếm sống
?) Để tô đậm nỗi khổ cực của cô bé, tác giả đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật nào? Hiệu quả của thủ pháp này?
- Thủ pháp đối lập, tương phản:
+ Trời tối và rét >< đầu trần, chân đất
+ Phố sực nức mùi ngỗng quay >< bụng đói
+ Khi bà còn sống, ngôi nhà xinh xắn >< sống trong xó tối tăm
+ Khi bà còn sống, được yêu thương >< suốt ngày bị mắng chửi
=> giúp người đọc hình dung rõ hơn nỗi bất hạnh của cô bé: không chỉ khốn khổ về vật chất mà còn thiếu thốn về tinh thần...
-> nhỏ nhoi, cô độc, đói rét, bị đầy ải...
*GV: Chỉ vài nét miêu tả, tác giả đã tái hiện được đất nước Đan Mạch thế kỷ 19 trong một đêm giao thừa và hình ảnh khốn khổ của cô bé bán diêm...
Tiết 22
?) Không bán được diêm, cô bé đã làm gì?
- Tìm một xó tường ngồi vì sợ về bị cha đánh
?) Tổ ấm gia đình là nơi ta khao khát trở về tại sao cô bé lại hoảng sợ?
- ở đó không có tình thương, chỉ có đòn roi
?) Ngồi ở đó, cô bé thèm khát điều gì? Vì sao?
- Được quẹt một que diêm-> vì đang rét + có diêm trong tay
?) Từ thèm khát tới hành động quẹt diêm liên tiếp. Cô bé đã quẹt diêm mấy lần? Số lượng que diêm ở mỗi lần như thế nào?
- Quẹt 5 lần: - 4 lần đầu : mỗi lần 1 que
 - Lần cuối : cả bao
?) ở lần quẹt diêm đầu tác giả tả ánh sáng của ngọn lửa như thế nào? Hãy đặt tên cho trường từ vựng đó?
- xanh lam – trắng – rực hồng – sáng chói -> các trạng thái của lửa => làm nền cho những điều kỳ diệu xuất hiện
*GV chia 5 nhóm -> HS thảo luận
?) 5 lần quẹt diêm là 5 lần mộng tưởng. Đó là những mộng tưởng gì? Nhận xét của em về những mộng tưởng đó?
- Lần 1: Ngồi trước lò sưởi rực hồng -> sưởi ấm
- Lần 2: Bàn ăn, đồ quý, ngỗng quay -> ăn ngon
- Lần 3: Cây thông Nô - en ,ngọn nến, những vì sao -> niềm vui
- Lần 4: Bà nội hiện về -> chở che, yêu thương
- Lần 5: Bà bay lên trời -> thoát khỏi trần gian
 Hợp lý	 Giản dị, chính đáng
?) 2 mộng tưởng đầu bị thực tế xoá nhoà nhưng ở mộng tưởng 3, điều kỳ diệu gì đã diễn ra?
- Cô bé cố vươn lên ( nến biến thành vì sao) -> khơi nguồn cho hình ảnh bà xuất hiện
?) Mộng tưởng 5 của cô bé có ý nghĩa gì?
- Cuộc sống trên trần gian chỉ là buồn đau, đói rét với người nghèo
- Chỉ có cái chết mới giải thoát được họ, đem đến cho họ hạnh phúc vĩnh hằng...-> hoàn toàn là mộng tưởng
*GV: An - đéc – xen đã tạo nên điều kỳ diệu từ thực tế đắng cay, đem đến cho con người những gì tốt đẹp -> 5 lần quẹt diêm là 5 lần thực tại và ảo ảnh xen kẽ, nối tiếp, vụt hiện, vụt biến gợi lên hình ảnh cô bé đẹp hồn nhiên, đáng thương bay về trời như một thiên thần
->câu chuyện cảm động đau thương vẫn nhẹ nhàng, đầy chất thơ
?) Để làm nổi bật mộng tưởng, nhà văn đã dùng nghệ thuật gì?
- Tương phản, đối lập, mộng tưởng đan xen thực tế...
?) Vì sao cô bé bán diêm lại chết?
- Vì đói rét
- Vì sự thờ ơ, lãnh đạm của mọi người
?) Đánh giá về cái chết của cô bé bán diêm có 3 ý kiến sau. Hãy chọn phương án đúng? Vì sao?
a) Là cái chết đẹp, chết về thể xác nhưng linh hồn, khát vọng của bé vẫn sống “đôi má hồng, đôi môi đang mỉm cười”
b) Là cái chết bi thương
c) Cái chết thể hiện bi kịch lạc quan của tác phẩm
=> a, c đúng -> thấm đẫm chất nhân đạo, nhân văn
?) Kết thúc câu chuyện gợi cho em suy nghĩ gì về số phận những người nghèo khổ ở Đan Mạch TK19? Tác giả muốn nhắn nhủ gì ? 
- Xã hội thờ ơ với những bất hạnh của người nghèo-> hãy cảm thông chia sẻ với người có hoàn cảnh bất hạnh, nghèo khổ
II. Phân tích văn bản
A. Bố cục : 3 phần
B. Phân tích văn bản
1. Hình ảnh cô bé bán diêm trong đêm giao thừa
- Hoàn cảnh sống: nghèo khổ, cô đơn, bất hạnh, đáng thương
- Trong đêm giao thừa: cô bé nhỏ nhoi, đói rét, đơn độc, thiếu thốn tình cảm
2. Cảnh thực và mộng tưởng
- Thực tế phũ phàng và mộng tưởng đẹp thể hiện khát khao cháy bỏng của cô bé về 1 cuộc sống tốt đẹp hạnh phúc
3. Cái chết của cô bé bán diêm: thật thương tâm và cảm động
Hoạt động 3(8’)
?) Hãy đánh giá thành công về nội dung, nghệ thuật của VB?
- 4 HS trình bày
- 1 HS đọc ghi nhớ
III. Tổng kết
1.Nội dung: Từ cuộc sống và cái chết của cô bé bán diêm, tác giả muốn gửi gắm lòng yêu thương và khát khao đem đến cho con người một cuộc sống tốt đẹp
2.Nghệ thuật : Kể chuyện hấp dẫn bằng 3 phương thức: tự sự + miêu tả + biểu cảm. Sử dụng nghệ thuật tương phản đối lập, đan xen thực tế và mộng tưởng giàu xúc động lòng người
3. Ghi nhớ : sgk (68)
Hoạt động 4
- HS viết ra phiếu học tập
- HS làm miệng
IV. Luyện tập
* Đoạn kết của truyện gợi cho em suy nghĩ gì?
* Tóm tắt văn bản (10dòng)
4. Củng cố: - Hệ thống kiến thức cơ bản toàn bài
5. Hướng dẫn về nhà (2’)
- Học bài, tóm tắt văn bản
- Chuẩn bị: Đánh nhau với cối xay gió
?) Tìm hiểu tác giả, tác phẩm, chia bố cục
E. Rút kinh nghiệm
.
.
.
-----&0&-----
Soạn:	 28/9/08
Giảng: 4/10/08	 
 Tuần 6, Tiết 23
	Tiếng Việt
trợ từ, thán từ
A. Mục tiêu
- Kiến thức:
- Hiểu thế nào là trợ từ, thán từ.
- Kỹ năng : 
- Sử dụng 2 loại từ phù hợp với tình huống giao tiếp
- Thái độ :
- Có ý thức dùng chính xác trợ từ, thán từ.
B. Chuẩn bị
- GV: SGK, SGV, TLTK, giáo án, bảng phụ
C. Cách thức tiến hành
- Phương pháp đàm thoại, tích hợp.
D. Tiến trình
1- ổn định tổ chức (1’)
2- Kiểm tra bài cũ (5’)
? Em hiểu như thế nào về từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội? Cách dùng? Tìm 5 từ địa phương và 5 từ biệt nghĩa xã hội?
* Đáp án: Ghi nhớ (57,58) + Vở ghi
3- Bài mới (30’)
Hoạt động 1
* GV treo bảng phụ ( 3 VD sgk) + Các VD sau:
a. Ngay cả cậu không tin mình ư?
b. Chính bạn nói với tôi như vậy.
c. Đích thị là nó rồi.
d. Tôi thì tôi xin chịu
?) 3 câu đầu nghĩa có khác nhau không? Vì sao có sự khác nhau đó?
- C1: thông báo một sự việc khách quan
- C2, 3: thông báo một sự việc khách quan + thông báo chủ quan (nhấn mạnh sự việc nhiều – ít) Các câu khác: chỉ đối tương...)
?) Các từ gạch chân đi kèm với TN nào trong câu và biểu thị thái độ gì của người nói đối với sự việc?
- Thái độ nhấn mạnh hoặc đánh giá sự vật, sự viêc
?) Những từ dùng như trên gọi là trợ từ. Vậy em hiểu như thế nào là trợ từ? 
- 3 HS phát biểu -> 1 HS đọc ghi nhớ
*GV nêu VD lưu ý
Hiện tượng chuyển loại:
- chính ( nhân vật chính) -> Trợ từ
- Những ( những chiếc bàn) -> lượng từ
- Có ( có vở) -> Đại từ
* GV treo bảng phụ -> HS đọc VD
?) Các từ gạch chân có tác dụng gì? Biểu thị ý gì?
- Này -> gây sự chú ý của người đối thoại
- a -> thái độ tức giận ( có khi là vui mừng)
- Vâng -> thái độ lễ hép, tỏ ý nghe theo
-> bộc lô thái độ, tình cảm...
?) Nhận xét gì về vị trì trước các từ đó? - Đứng đầu câu
?) Lựa chọn câu trả lời đúng ( BT 2-69)? - a, d
*GV: ở VD (b) : thành phần biệt lập của câu ( không có quan hệ ngữ pháp với các thành phần khác )
?) Em hiểu thế nào là thán từ?
- 2 HS phát biểu
?) Từ khái niệm trên, hãy phân loại thán từ? VD? 
- 2 loại -> bộc lộ tình cảm, cảm xúc: a, ái, ơ, ôi...
 -> gọi đáp: này, ơi, vâng, dạ...
- HS đọc ghi nhớ
A. Lý thuyết 
I. Trợ từ 
1. Ví dụ: SGK 
2. Phân tích 
3. Nhận xét 
- Những, có,chính,ngay (cả), thì...-> biểu thị thái độ, đánh giá sự vật, sự việc
4. Ghi nhớ: SGK ( 69) 
* Lưu ý:
- Trợ từ không dùng được đối lập làm câu hoặc thành phần câu, cụm từ
- Trợ từ thường do các từ loại khác chuyển thành
II. Thán từ
1. Ví dụ: SGK 
2. Phân tích 
- Này -> gây chú ý
- A -> thái độ tức giận
- Vâng -> thái độ lễ phép
3. Nhận xét 
- Bộc lộ tình cảm, gọi đáp
- Đứng đầu câu hoặc câu đặc biệt
- 2 loại thán từ
4. Ghi nhớ: SGK ( 70) 
Hoạt động 2 
- HS làm miệng
B. Luyện tập
1. Bài tập 1 (70)
- Trợ từ : a, c, g, i
- HS thảo luận nhóm -> trình bày
- HS làm miệng (hoặc lên bảng)
- HS trả lời miệng
- 2 HS lên bảng
2. Bài tập 2 (70)
- lấy: không có
- Nguyên: chỉ kể riêng ( tiền)
- đến: quá vô lý
- cả: q ... n Ki hô tê luôn là một con người cao thượng, trong sạch, hết mình vì lý tưởng hiệp sĩ thời trung cổ. Chỉ tiếc là thời đại hiệp sĩ đã qua từ lâu nên Đôn Ki hô tê chơ vơ, lạc lõng trong thời đại của mình, thành trò cười cho thiên hạ...
?) Từ Đôn Ki hô tê,em rút ra bài học gì cho mình?
- Tránh xa truyện kiếm hiệp...
*GV: Đôn Ki hô tê gàn dở, nhưng biết yêu thương nhân loại,yêu tự do, bình đẳng, ghét thói xa hoa, ăn bám, quí trọng danh dự, đạo người. Đôn Ki hô tê chết là vì lý tưởng hiệp sĩ chết.Vậy thời đại mới (TBCN) đem lại cái gì cho Đôn Ki hô tê? Đó là câu hỏi phản ánh sự khủng hoảng của lý tưởng nhân văn chủ nghĩa Tây Ban Nha TK 16, 17.
II.Phân tích văn bản
A. Bố cục : 3 phần
B. Phân tích
1. Hiệp sĩ Đôn Ki hô tê
- Đôn Ki hô tê là người hoang tưởng, gàn dở, điên rồ nhưng dũng cảm và cao thượng
Tiết 22
Hoạt động 1 
 * GV giới thiệu vài nét về Xan chô pan xa
- Là 1 người dân béo lùn, làm giám mã cho Đôn Ki hô tê
- Hi vọng sau này làm thống đốc, cai trị vài hòn đảo -> cuộc đời giàu sang phú quý
- Đủng đỉnh cưỡi lừa theo chủ
- Mang bầu rượu, túi thức ăn
?) Khi thấy Đôn Ki hô tê đánh nhau với cối xay gió, Xan chô đã làm gì? Tại sao?
- Xan chô đã can ngăn vì Xan chô biết đó là cối xay gió chứ không phải là những tên khổng lồ.
- Lúc đầu hét to để can ngăn nhưng sau đó để mặc chủ
?) Hành động này của Xan chô có gì đúng, có gì sai?
- Đúng: vì biết hành động của chủ mình là gàn dở, điên cuồng -> sẽ thất bại
- Sai: không quan tâm bằng hành động và sức vóc của mình để can ngăn
?) Tại sao khi chủ ngã, Xan chô vội chạy đến cứu chủ? Qua việc làm và thái độ của Xan chô trong cảnh này, em có nhận xét gì về bác ta?
- Thương xót chân thành
- Là người tỉnh táo, tận tuỵ trung thành với chủ nhưng hèn nhát
?) Xan chô tâm sự như thế nào với chủ? Qua chuyến phiêu lưu này, chứng tỏ Xan chô là người như thế nào?
- Đau là rên ngay
- Thích ăn uống và biết cách ăn uống Tầm thường
- Thích ngủ và ham ngủ
=> là người luôn tỉnh táo, thực tế và thực dụng, tầm thường, là người ích kỉ và hèn nhát.
*GV: Ngoài những nét tính chất trên, Xan chô cũng là một nông dân thích danh vọng hão huyền, vừa thực dụng vừa không tưởng, có nét tính cách hoang tưởng như Đôn Ki hô tê
- HS thảo luận nhóm: nhà văn đã xây dựng được một cặp nhân vật đối lập, tương phản bất hủ trong văn học. Hãy chứng minh?
Đôn Ki hô tê
Xan chô pan ta
Nguồn gốc
Dung mạo
- Dòng dõi quý tộc
- Gày gò, cao lênh khênh,cưỡi trên con ngựa gày..
- Có khát vọng cao cả
- Muốn giúp ích cho đời, không quản ngại hi sinh
- Mê muội,hoang tưởng vì đọc quá nhiều sách kiếm hiệp
- Nguồn gốc nông dân
- Béo lùn, bên cạnh Đôn Ki hô tê nên cũng lùn
- Mong ước tầm thường
- Chỉ lo cho bản thân, hèn nhát
- Tỉnh táo, thực dụng
Hoang tưởng và cao thượng
Tỉnh táo và tầm thường
2.Giám mã Xan chô pan xa
- Xan chô là người tỉnh táo, hèn nhát và thực dụng đến tầm thường
Hoạt động 2 
?) Em rút ra bài học gì từ 2 cách này?
- Thảo luận nhóm
- GV chốt: Con người muốn tốt đẹp thì không được hoang tưởng, thực dụng mà cần phải tỉnh táo và cao thượng.
?) Nhận xét về biện pháp nghệ thuật sử dụng trong văn bản? Về tác giả?
- Sử dụng tiếng cười để giễu cợt cái hoang tưởng và tầm thường; đề cao cái thực tế và cao thượng
* GV: Câu chuyện phiêu lưu của 2 thầy trò Đôn Ki hô tê có ý nghĩa phản ánh bước chuyển mình vĩ đại của đất nước Tây Ban Nha từ xã hội phong kiến lạc hậu-> XHTB CN
III. Tổng kết
1. Nội dung: Qua 2 nhân vật đối lập, tương phản mọi mặt, tác giả muốn khuyên nhủ người đời hãy tỉnh táo và cao thượng, đừng hoang tưởng và thực dụng 
2. Nghệ thuật: Biện pháp nghệ thuật và tương phản trong xây dựng nhân vật
3. Ghi nhớ: sgk (80)
Hoạt động 3
- HS trình bày miệng
- Lên bảng đánh dấu
IV. Luyện tập
1. Phát biểu cảm nghĩ sau khi học xong văn bản?
2. Bài tập trắc nghiệm ( bảng phụ)
4. Củng cố:
- GV hệ thống hoá kiến thức của bài
5. Hướng dẫn về nhà (3’)
- Học bài, tóm tắt văn bản
- Soạn: Chiếc lá cuối cùng
F. Rút kinh nghiệm
.
.
Soạn:	 5/10/08
Giảng : 11/10/08	 
 Tuần 7, Tiết 27
	Tiếng Việt
 tình thái từ
A. Mục tiêu
- Kiến thức:
- HS hiểu thế nào là tình thái từ
- Kỹ năng : 
- Rèn kỹ năng sử dụng tình thái từ trong các tình huống giao tiếp
- Thái độ :
- Giáo dục ý thức dùng từ trong cuộc sống
B. Chuẩn bị
- GV: TLTK, giáo án, bảng phụ.
- HS : chuẩn bị bài, tìm những câu văn, câu thơ có dùng tình thái từ
C. Cách thức tiến hành
- Phương pháp đàm thoại, tích hợp.
D. Tiến trình
1- ổn định tổ chức (1’)
2- Kiểm tra bài cũ (5’)
? Thế nào là trợ từ, thán từ? Cho ví dụ? Đọc BT 5(72)
* Đáp án: HS nêu như ghi nhớ và vở ghi - Trình bày bài tập
3- Bài mới 
* Giới thiệu bài (1’): Nhân dân ta thường nói: “ Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Lời nói trong giao tiếp hàng ngày cũng phần nào thể hiện tính cách nhận thức của con người. Vì sao lại khẳng định như vậy? Chúng ta cùng tìm hiểu...
Hoạt động 1
* GV treo bảng phụ chép 3 VD a, b, c
* HS đọc Vd
?) 3 câu trên thuộc kiểu câu có mục đích như thế nào?
a. Nghi vấn b. Cầu khiến c. Cảm thán
?) Nếu bỏ các từ gạch chân thì ý nghĩa của câu có gì thay đổi không? Tại sao?
- Nếu bỏ thì thông tin, sự kiện không thay đổi nhưng mục đích nói sẽ thay đổi
- Câu a: không còn là câu nghi vấn
- Câu b: không còn là câu cầu khiến
- Câu c: không còn là câu cảm thán
?) Vậy các từ à,đi, thay có tác dụng gì?
- Là yếu tố tạo nên nghi vấn, cảm thán, cầu khiến
?)ở VD d, từ ạ biểu thị sắc thái tình cảm gì của người nói?
- Sắc thái kính trọng, lễ phép
?) Các từ trên gọi là tình thái từ. Vậy em hiểu thế nào là tình thái từ? Có mấy loại tình thái từ?
- 2 HS nêu -> GV chốt -> 1 HS đọc ghi nhớ1
* GV treo bảng phụ nêu VD:
a.Ta đi nào! ->Tình thái từ biểu thị mục đích cầu khiến
b. Ăn cây nào rào cây ấy-> đại từ phiếm chỉ
c. Cậu thích cái áo nào?-> đại từ nghi vấn
?) Các từ “nào” trong 3 VD có gì khác nhau?
d. Mình về đi -> Tình thái từ biểu thị ý cầu khiến
đ. Mình đi về -> đại từ
?) Hai từ “đi” ở 2 VD có gì khác nhau? Cần lưu ý gì?
- 3 HS nêu -> GV chốt - ghi
A - Lý thuyết 
I. Chức năng của tình thái từ
1. Ví dụ: sgk
2. Phân tích
3. Nhận xét
- à -> tạo lập câu nghi vấn
- đi -> tạo lập câu cầu khiến
- thay -> tạo lập câu cầu khiến
3. Ghi nhớ 1: sgk (81)
* Lưu ý: Cần phân biệt tình thái từ với các từ đồng âm khác nghĩa, khác từ loại
 Hoạt động 2
* GV treo bảng phụ
?) Các tình thái từ ở các VD trên dùng trong những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau như thế nào?
- a) -> hỏi, thân mật Ko thay đổi cách
- b) -> hỏi, kính trọng	dùng tình thái từ trong 
- c) -> cầu khiến, thân mật	các trường hợp này cho
- d) -> cầu khiến, kính trọng	nhau
?) Khi nào thì sử dụng tình thái từ biểu thị sắc thái kính trọng? Thân mật?
- Kính trọng: với bề trên, người lớn tuổi
- Thân mật: với bề dưới, ngang hàng
?) Qua các VD trên, hãy nêu cách dùng tình thái từ?
- 3 HS nêu -> GV chốt -> 1 HS đọc ghi nhớ
*GV: Tình thái từ ít được sử dụng trong các van bản hành chính, văn bản khoa họcS đọc vd a, nhiều chi tiết ảo ọng iệt Nam vì truyện có nhiều chi tiết ảo 
 lung củng n ước mơ thiện thắng ác, chính nghĩa thăn	
II. Sử dụng tình thái từ
1. Ví dụ: sgk 
2. Phân tích
3. Nhận xét 
- à? -> hỏi, thân mật
- ạ? -> hỏi, kính trọng
- nhé! -> cầu khiến, thân mật
- ạ! -> cầu khiến, kính trọng
4. Ghi nhớ 2: sgk (81)
Hoạt động 3
- HS làm miệng
- H/ đ theo nhóm
-> đại diện trình bày
- HS lên bảng làm ( mỗi HS 2 câu )
B. Luyện tập
1. BT 1 (81) Các tình thái từ : b, c, e, i
2.BT 2(82)
a) chứ: nghi vấn, điều muốn hỏi phần nào đã được khẳng định
b) chứ: nhấn mạnh điều khẳng định, cho là không thể được
c) ư : hỏi, phân vân
d) nhỉ: thái độ thân mật
e)nhé: dặn dò, thái độ thân mật
g) vậy: thái độ miễn cưỡng
h) cơ mà: thái độ thuyết phục
3. BT 3(83)
- Thưa cô phải làm mấy bài tập ạ?
- Bạn học bài rồi chứ?
- Cháu chào cô a.
4. BT 4 (83)
a) Tôi giúp bạn rồi mà!
b) Đưa bạn ấy về tận nhà đấy!
c) Thôi, tớ tự làm bài tập vậy.
d) Con thích về quê cơ
5. BT 5( 83)
4. Củng cố: 
 - GV hệ thống hoá kiến thức của bài
5. Hướng dẫn về nhà (2’)
- Học bài, hoàn thành bài tập
- Chuẩn bị bài: Chương trình địa phương
F. Rút kinh nghiệm 
.
.
Soạn:	 12/10/08
Giảng : 13/10/08	 
 Tuần 7, Tiết 28	Tập làm văn
luyện tập viết đoạn văn tự sự 
kết hợp với miêu tả và biểu cảm
A. Mục tiêu 	
- Kiến thức:
- Củng cố lại kiến thức về đoạn văn (cấu trúc, liên kết, chuyển đoạn..)
- Kỹ năng : 
- Viết đoạn văn theo những yêu cầu cho trước
- Thái độ :
- Giáo dục lòng yêu thích các văn bản tự sự
B. Phương tiện
- GV: Giáo án, TLTK, bảng phụ.
- HS : chuẩn bị bài
C. Cách thức tiến hành
- Phương pháp đàm thoại, tích hợp.
D. Tiến trình
1- ổn định tổ chức (1’)
2- Kiểm tra bài cũ (5’)
? Tại sao trong văn bản tự sự hay kết hợp với miêu tả và biểu cảm? Làm thế nào để phân biệt được kiểu văn bản tự sự - miêu tả - biểu cảm?
3- Bài mới (30’)
Hoạt động 1
* HS quan sát 3 đề bài
?) Những yếu tố cần thiết để xây dựng đoạn văn tự sự là gì?
- Sự việc : sự vật lớn - nhỏ
- nhân vật chính: chứng kiến mọi tham gia sự việc
?) Vai trò của yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự?
- Làm cho sự việc trở nên dễ hiểu hấp dẫn; nhân vật chính gần gũi, sinh động hơn -> bổ trợ cho sự việc,sự vật
?) Quy trình xây dựng đoạn văn tự sự gồm mấy bước? Nhiệm vụ của mỗi bước là gì?
* 5 bước
- B1: Lựa chọn sự việc chính
+ Có đối tượng là con người ( b)
+ Có đối tượng là đồ vật (a)
+ Sự việc mà con người là chủ thể tiếp nhận (c)
- B2: Lựa chọn ngôi kể
- B3: xây dựng thứ tự kể - khởi đầu
 - diễn biến
 - kết thúc
- B4: xây dựng liều lượng các yếu tố miêu tả,biểu cảm sẽ viết trong đoạn văn
- B5: Viết thành đoạn văn 
HS trình bày một đoạn văn -> GV nhận xét bổ sung
A. Lý thuyết
I. Từ sự việc và nhân vật đến đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm
1. Ví dụ: sgk 
2. Phân tích
3. Nhận xét 
- B1: Lựa chọn sự việc chính: đối tượng là đồ vật
- B2: Lựa chọn ngôi kể: thứ nhất, số ít
- B3: Xác định thứ tự kể
+ Khởi đầu: cảm tưởng, nhận xét,hành động
+ Diễn biến : kể sự việc một cách chi tiết ( xen kẽ miêu tả, biểu cảm)
+ Kết thúc: suy nghĩ, cảm xúc của bản thân
- B4: Xác định các yếu tố miêu tả, biểu cảm
- B5: Viết thành đoạn văn
II. Quy trình viết đoạn văn tự sự - 5 bước
- HS thảo luận -> trình bày
- HS viết ra phiếu học tập
-> 2 HS đọc
B. Luyện tập
1. BT 1(84)
- Sự việc: Lão Hạc báo tin đã bán cậu Vàng...
- Miêu tả: nụ cười như mếu... hu hu khóc
- Biểu cảm: không xót xa 5 quyển sách... hỏi cho có chuyện
2. BT 2( 84): đóng vai ông giáo
3. Đọc thêm (84,85)
4. Củng cố
5. Hướng dẫn về nhà (2’)
- Học ôn lại lý thuyết, hoàn chỉnh đoạn văn
- Chuẩn bị: Lập dàn ý cho bài văn tự sự...
E. Rút kinh nghiệm 
..

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 67.doc