Tiết 60 Kiểm tra Tiếng Việt - Ngữ Văn Lớp 8

Tiết 60 Kiểm tra Tiếng Việt - Ngữ Văn Lớp 8

I.Trắc Nghiệm: Khoanh tròn vào chữ cái của câu trả lời đúng nhất.

Cho đoạn văn: Xe chạy chầm chậm Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau tôi đuổi kịp. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo:

- Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà.

Câu1: Đoạn văn có mấy trường từ vựng ứng với từ Khóc?

A – 1 từ B- 2 từ C – 3 từ D – 4 từ

Câu 2: Trong các từ sau đây từ nào có nghĩa rộng?

A – Nức nở B – Khóc C – Oà D – Sụt sùi

Câu 3: Đoạn văn trên có mấy từ là biệt ngữ?

A – 1 từ B- 2 từ C – 3 từ D – 4 từ

Câu 4: Đoạn văn trên có mấy tình thái từ?

A – 1 B- 2 C – 3 D – 4

 Câu 5: Đoạn văn trên có mấy từ tượng thanh?

A – 1 B- 2 C – 3 D – 4

Câu 6: đoạn văn trên có mấy câu ghép?

A – 1 câu B- 2 câu C – 3 câu D – 4 câu

Câu 7: Câu nào sau đây sử dụng biện pháp nói giảm, nói tránh?

A – Thôi để mẹ cầm cũng được.

B – Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu.

C – Bác trai đã khá rồi chứ?

D – Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt!

 

doc 6 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1384Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 60 Kiểm tra Tiếng Việt - Ngữ Văn Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 60 Kiểm tra Tiếng Việt - Ngữ Văn Lớp 8 - Đề 1
I.Trắc Nghiệm : Khoanh tròn vào chữ cái của câu trả lời đúng nhất.
Cho đoạn văn : Xe chạy chầm chậm Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau tôi đuổi kịp. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo :
Con nín đi ! Mợ đã về với các con rồi mà.
Câu1 : Đoạn văn có mấy trường từ vựng ứng với từ Khóc ?
A – 1 từ	B- 2 từ	C – 3 từ	D – 4 từ
Câu 2 : Trong các từ sau đây từ nào có nghĩa rộng ?
A – Nức nở	B – Khóc	C – Oà	D – Sụt sùi
Câu 3 : Đoạn văn trên có mấy từ là biệt ngữ ?
A – 1 từ	B- 2 từ	C – 3 từ	D – 4 từ
Câu 4 : Đoạn văn trên có mấy tình thái từ ?
A – 1 	B- 2 	C – 3 	D – 4 
 Câu 5 : Đoạn văn trên có mấy từ tượng thanh ?
A – 1 	B- 2 	C – 3 	D – 4 
Câu 6 : đoạn văn trên có mấy câu ghép ?
A – 1 	câu	B- 2 câu	C – 3 	câu	D – 4 câu
Câu 7 : Câu nào sau đây sử dụng biện pháp nói giảm, nói tránh ?
A – Thôi để mẹ cầm cũng được.
B – Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu.
C – Bác trai đã khá rồi chứ ?
D – Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt !
Câu 8 : Trong các câu sau, câu nào có thán từ ?
A – Hồng ! Mày có vào Thanh Hoá chơi với mợ mày không ?
B – Vâng ! Cháu cũng đã nghĩ như cụ.
C – Không, ông giáo ạ !
D – Cảm ơn cụ nhà cháu đã tỉnh táo như thường.
II. Tự luận :
Câu 1 : (2 điểm) Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép tu từ trong câu thơ sau :
 	Bác ơi tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông mọi kiếp người 
	-Tố Hữu-
Câu 2 : ( 4 điểm) Viết đoạn văn thuýêt minh ngắn( 5-7 câu) giới thiệu về tác giả Phan Bội Châu có dùng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm,, dấu ngoặc kép thích hợp.
Tiết 60 Kiểm tra Tiếng Việt - Ngữ Văn Lớp 8 - Đề 2
I.Trắc Nghiệm : Khoanh tròn vào chữ cái của câu trả lời đúng nhất.
	Cho đoạn văn : Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà bị cái tội là goá chồng, nợ nần cùng túng quá phải bỏ con cái đi tha phương cầu thực. Nhưng đời nào tình yêu thương và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến.
Câu 1 : đoạn văn trên có mấy trường từ vựng chỉ người thân trong gia đình ?
A – 1 	B- 2 	C – 3 	D – 4 
Câu 2 : Các từ Hoài nghi, khinh miệt, ruồng rẫy thuộc trường từ vựng nào ?
Chỉ cảm xúc của người.	 C - Chỉ hành động của người.
Chỉ thái độ của người.	 D - Chỉ tâm trạng của người.
Câu 3 : Câu văn : Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà bị cái tội là goá chồng, nợ nần cùng túng quá phải bỏ con cái đi tha phương cầu thực. thuộc kiểu câu gì ?
A – Câu đơn	B – Câu ghép	C – Câu mở rộng thành phần D- Câu rút gọn.
Câu 4 : Mối quan hệ giữa các vế trong câu trên là ?
Quan hệ nhân quả.	C - Quan hệ đồng thời.
Quan hệ điều kiện kết quả.	D - Quan hệ tăng tiến.
Câu 5 :Trong các từ sau, từ nào không phải từ tượng hình ?
A – Mon men	B – Lắc rắc	C- Hì hục	D – Tất tả
Câu 6 : Các từ in đậm trong các câu sau đây từ nào là trợ rừ ?
A – Chị Dậu là nhân vật chính trong tác phẩm Tắt Đèn.
B – Chính thầy hiệu trưởng đã tặng tôi quyển sách này .
C – Làm dàn ý chỉ cần nêu những ý chính.
D – Vào những phiên chợ chính mẹ tôi còn bán cả vàng hương nữa.
Câu 7 : Khi sử dụng tình thái từ cần chú ý đến điều gì ?
A – Tính địa phương.	C – Không được sử dụng biệt ngữ.
B – Phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp	D – Phải có sự kết hợp với các trợ từ.
Câu 8 : Khi nào không nên nói giảm nói tránh ?
A – Khi cần nói năng lịch sự.	 C - Khi muốn bày tỏ tình cảm của mình.
B - Khi muốn người nghe bị thuyết phục.	D - Khi cần nói thẳng, nói đúng sự thật.
II. Tự luận
Câu 1 : (2 điểm) Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép tu từ trong câu tục ngữ :
	Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn.
Câu 2 : ( 4 điểm) Viết một đoạn đối thoại ngắn có sử dụng tình thái từ và thán từ thích hợp.(Chỉ ra các từ đó)
Đáp án chấm Đề kiểm tra Tiếng Việt
Môn : Ngữ Văn Lớp 8
Năm học 2009- 2010
Đề 1 :
Trắc nghiệm : Mỗi câu dúng cho 0.5 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
đáp án
B
B
A
B
B
C
D
B
Tự luận :
Câu 1 : Chỉ ra phép nói quá : Ôm cả non sông mọi kiếp người(0.5 đ)
Tác dụng : nhấn mạnh tình thương yêu bao la của Bác Hồ với non sông đất nước và mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam và cả thế giới(1.5đ)
Câu2 : Học sinh viết đúng yêu cầu các dấu câu(3 đ)
	Đúng thể loại thuyết minh(1 đ)
Đề 2 :
I.Trắc nghiệm : Mỗi câu dúng cho 0.5 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
đáp án
A
B
B
A
B
B
B
D
II.Tự luận :
Câu 1 : Chỉ ra phép nói quá : Tát biển Đông cũng cạn(0.5 đ)
	Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc vợ chồng hoà thuận. đó là sức mạnh vượt qua mọi hoàn cảnh, làm nên những việc phi thường(1.5 đ)
Câu 2 : HS viết đúng yêu cầu
	Viết đoạn đối thoại hợp lí, có dùng tình thái từ và thán từ(3 đ)
	Chỉ ra đúng(1 đ)
I. Đề bài:
1. Câu 1: Cho đoạn văn sau:
"Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn giúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền. Hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu"
(Tức nước vỡ bờ – Ngô Tất Tố)
a. Tìm các từ thuộc trường từ vựng chỉ bộ phận người.
b. Tìm các từ thuộc trường từ vựng chỉ hoạt động của người.
2. Câu 2: Phân tích cấu tạo ngữ pháp các câu ghép sau và cho biết quan hệ ý nghĩa giữa các vế của các câu ghép đó?
a. Vợ tôi không ác nhưng thị khổ quá rồi.
b. Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được.
c. Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm.
3. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ sử dụng trong ví dụ sau:
"Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm"
(Hoàng Trung Thông)
III. Đáp án
Câu 1: 
a. Trường từ vựng về người: cổ, miệng (1đ)
b. Trường từ vựng chỉ hoạt động của người: Túm, ấn, giúi, chạy, xô đẩy, ngã, thét. (2 đ)
Câu 2: (3đ)
- Xác định đúng cấu tạo ngữ pháp của 3 câu văn (1,5đ)
-Chỉ ra quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép :
a. quan hệ tương phản
b. Quan hệ nguyên nhân – hệ quả c. Quan hệ bổ sung.
(1,5 điểm)
Câu 3 : (4đ)- Xác định đúng biện pháp tu từ: nói quá qua chi tiết :"có sức người sỏi đá cũng thành cơm" (1đ)
- Viết thành đoạn văn, phân tích giá trị của biện pháp tu từ nói quá, thành quả của lao động gian khổ, vất vả, nhọc nhằn, thể hiện niềm tin vào bàn tay lao động (3đ)
I. Đề bài:
A. Trắc nghiệm:
Cho đoạn văn:" Tôi cảm thấy sau lưng tôi có một bàn tay dịu dàng đẩy tôi tới trước. Nhưng người tôi lúc ấy tự nhiên thấy nặng nề một cách lạ. Không giữ được chéo áo hay cánh tay người thân, vài ba cậu đã từ từ bước lên đứng dưới hiên lớp. Các cậu lưng lẻo nhìn ra sân, nơi mà những người thân đang nhìn các cậu với cặp mắt lưu luyến. Một cậu đứng đầu ôm mặt khóc. Tôi bất giác quay lưng lại rồi giúi đầu vào lòng mẹ tôi nức nở khóc theo. Tôi nghe sau lưng tôi, trong đám học trò mới, vài tiếng thút thít đang ngập ngừng trong cổ. Một bàn tay quen nhẹ vuốt mái tóc tôi "
1. Đoạn văn trên trích trong VB nào ?
A. Trong lòng mẹ B. Tôi đi học
C. Chiếc lá cuối cùng D. Cô bé bán diêm
2. Tác giả đoạn văn trên là ai ?
A. Nguyên Hồng B. Thạch Lam C. Nam Cao D. Thanh Tịnh
3. Đoạn văn trên tác giả đã kết hợp các phương thức biểu đạt nào?
A. Miêu tả - biểu cảm	 	B. Biểu cảm – tự sự -nghị luận
C. Miêu tả- tự sự – biểu cảm 	D. Biểu cảm – nghị luận
4. Đoạn văn có bao nhiêu từ thuộc từng từ vựng chỉ bộ phận của cơ thể người?
A. 5 từ B. 7 từ C. 8 từ D. 10 từ
5.Trong những từ sau, từ nào là từ tượng thanh?
A. Dịu dàng B. Nặng nề C. Lưu luyến D. thút thít
6. Nội dung chính của đoạn văn trên là gì?
A. Miêu tả ngày đầu tiên đi học.
B. Những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật tôi trong ngày đầu tiên đi học
C. Kể lại những sự việc diễn ra trong ngày đầu tiên đi học.
D. Miêu tả những cậu học trò khi xếp hàng vào lớp.
7. Nhân vật được kể theo ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ 2 C. Ngôi thứ nhất số ít B. Ngôi thứ 3 D. Ngôi thứ nhất số nhiều
B- Tự luận:
Hãy viết một bài văn giới thiệu về một loài hoa mà em yêu thích.
II. Đáp án
A- Trắc nghiệm: Mỗi câu đúng được 0,5 điểm ->3,5 điểm
1. B ; 2D; 3.C ;4 D; 5D 6B; 7C
B- Tự luận:
* Yêu cầu chung:
Viết đúng thể loại văn thuyết minh không mắc quá nhiều lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu.
- Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, chính xác.
- Sử dụng các phương pháp thuyết minh phù hợp.
* Yêu cầu cụ thể:
1. Mở bài: (1đ)- Giới thiệu khái quát về loài hoa mà em yêu thích.
2. Thân bài: (4,5đ) Nêu những đặc điểm của loài hoa/
- Giới thiệu đặc điểm cấu tạo của hoa.
- Giới thiệu đặc điểm màu sắc, hương thơm của hoa.
- Giới thiệu công dụng của hoa đối với thiên nhiên, con người.
3. Kết bài: (1đ)
Nêu cảm nghĩ của em về loài hoa đó.

Tài liệu đính kèm:

  • dockiem tra tv.doc