Thiết kế giáo án môn Sinh học 8 - Trường THCS Tả Lủng

Thiết kế giáo án môn Sinh học 8 - Trường THCS Tả Lủng

 I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức.

 - HS nêu được mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của môn học.

 - Xác định được vị trí của con người trong tự nhiên

 - Nêu được các phương pháp học tập đặc thù của môn học.

2. Kĩ năng.

 - Rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm, tư duy độc lập và làm việc với SGK.

3. Thái độ.

 - Có ý thức bảo vệ, giữ gìn vệ sinh cơ thể.

II. CHUẨN BỊ

 1. Giáo viên

 - Tranh phóng to H1.1- 3SGK

 2. Học sinh.

 - SGK, vở bài tập.

 3. Phương pháp

 - Vấn đáp kết hợp với quan sát, làm việc với SGK và làm việc theo nhóm

 

doc 228 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 965Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án môn Sinh học 8 - Trường THCS Tả Lủng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Lớp dạy: 8A Tiết: Ngày giảng: Sĩ số: Vắng:
Lớp dạy: 8B Tiết: Ngày giảng: Sĩ số: Vắng:
Tiết 1: Bài mở đầu
 I. Mục tiêu
1. Kiến thức.
 - HS nêu được mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của môn học.
 - Xác định được vị trí của con người trong tự nhiên
 - Nêu được các phương pháp học tập đặc thù của môn học.
2. Kĩ năng.
 - Rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm, tư duy độc lập và làm việc với SGK.
3. Thái độ.
 - Có ý thức bảo vệ, giữ gìn vệ sinh cơ thể.
II. Chuẩn bị
 	1. Giáo viên
 - Tranh phóng to H1.1- 3SGK
 	2. Học sinh.
 - SGK, vở bài tập.
 3. Phương pháp
 - Vấn đáp kết hợp với quan sát, làm việc với SGK và làm việc theo nhóm
III. Tiến trình bài học
 1. Kiểm tra bài cũ:
 2. Bài mới:
Hoạt động 1:
Tìm hiểu về vị trí của con người trong tự nhiên
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- Trong trương trình Sinh học 7, đã học các ngành động vật nào ?
- Lớp động vật nào trong ngành Động vật có xương sống có vị trí tiến hoá cao nhất ? 
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK.
- Con người có những đặc điểm nào khác biệt so với động vật?
- GV ghi ý kiến của các nhóm lên bảng.
- GV thông báo đáp án đúng.
- GV yêu cầu HS rút ra kết luận về vị trí phân loại của con người.
- HS dựa vào kiến thức đã học trả lời câu hỏi.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS đọc thông tin SGK ghi nhớ kiến thức. Trao đổi nhóm hoàn thành bài tập Yêu cầu: Ô đúng 2, 3, 5, 7, 8.
- Đại diện nhóm trả lời.
- Nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Các nhóm trình bày và bổ sung.
I. Vị trí con người trong tự nhiên.
* Kết luận.
- Loài người thuộc lớp thú.
- Con người có tiếng nói chữ, chữ viết, tư duy trừu tượng, hoạt động có mục đích và làm chủ thiên nhiên.
Hoạt động 2
Tìm hiểu nhiệm vụ của môn học cơ thể người
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- GV cho HS nghiên cứu thông tin SGK để trả lời câu hỏi:
- Bộ môn cơ thể người và vệ sinh cho chúng ta hiểu biết điều gì ?
- GVchuẩn kiến thức.
- GV yêu cầu HS quan sát tranh phóng to H1.1- 3 SGK và trả lời câu hỏi .
- Hãy cho biết kiến thức về cơ thể và vệ sinh có quan hệ mật thiết với những ngành nghề nào trong xã hội?
- GV nhận xét bổ sung và xác định nội dung trả lời đúng.
- HS đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi.
Yêu cầu.
- Nhiệm vụ môn học.
- Biện pháp bảo vệ cơ thể.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét bổ sung.
- HS quan sát hình và trả lời câu hỏi.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét bổ sung
II. Nhiệm vụ của môn học cơ thể người
* Nhiệm vụ môn học
- Cung cấp những kiến thức cề cấu tạo và chức năng sinh lý của các cơ quan trong cơ thể.
- Mối quan hê giữa cơ thể với môi trường để đề ra biện pháp bảo vệ cơ thể.
- Thấy rõ mối liên hệ giữa các môn học với các môn khoa học khác như : Y học, TDTT, điêu khắc,
Hoạt động 3
tìm hiểu phương pháp học tập MÔn học cơ thể người và vệ sinh
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK trả lời câu hỏi:
- Nêu các phương pháp cơ bản để học tập bộ môn
- GV lấy VD cụ thể minh hoạ cho các phương pháp mà HS nêu ra.
- GV yêu cầu HS đọc kết luận.
- HS đọc thông tin SGK, thảo luận nhóm và thống nhất câu trả lời.
- Đại diện nhóm trả lời.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
- HS đọc kết luận.
III. Phương pháp học tập môn học
- Để học tốt môn cơ thể người và vệ sinh cần vận dụng tốt các phương pháp:
+ Quan sát tranh, mô hình tiêu bản, mẫu ngâm
+ Bằng thí nghiệm để tìm ra chức năng sinh lý các cơ quan, hệ cơ quan.
+ Vận dụng kiến thức giải thích các hiện tượng thực tế, có biện pháp vệ sinh rèn luyện cơ thể.
3. Kiểm tra- Đánh giá.
 - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi.
 + Việc xác định vị trí của con người trong tự nhiên có ý nghĩa gì ?
 + Nhiệm vụ của bộ môn cơ thể người và vệ sinh là gì ?
 + Học bộ môn cơ thể người và vệ sinh có ý nghĩa như thế nào ?
4. Dặn dò
- Học bài và trả lời 2 câu hỏi cuối bài
- Tự xác định cho bản thân các phương pháp học tập bộ môn.
- Ôn tập lại hệ cơ quan ở động vật thuộc lớp thú.
Ngày soạn: 
Lớp dạy: 8A Tiết: Ngày giảng: Sĩ số: Vắng:
Lớp dạy: 8B Tiết: Ngày giảng: Sĩ số: Vắng:
Chương I: Khái quát về cơ thể người
Tiết 2. Bài 2
Cấu tạo cơ thể người
I. Mục tiêu.
 	1. Kiến thức.
 - Nêu rõ mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của môn học.
 - Xác định được vị trí của con người trong tự nhiên.
 - Nêu được các phương pháp học tập đặc thù của môn học.
 	2. Kĩ năng.
 - Rèn kĩ năng quan sát so sánh thông qua các hoạt động học tập.
3. Thái độ.
 - Giáo dục ý thức giữ gìn bảo vệ cơ thể tránh tác động vào một số hệ cơ quan.
II. Chuẩn bị.
 1. Giáo viên:
 	 -Tranh phóng to H2.1- 3 SGK
 	2. Học sinh:
 - SGK, sách bài tập.
 	3. Phương pháp: 
 	 - Phương pháp vấn đáp kết hợp với quan sát.
III. Hoạt động dạy học
 	1. Kiểm tra bài cũ:
 	 ? Nêu những phương pháp cơ bản học tập bộ môn cơ thể người và vệ sinh.
 	2. Bài mới:
Hoạt động 1
Tìm hiểu cấu tạo của cơ thể người.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- GV yêu cầu HS quan sát tranh phóng to H2.1- 2 SGK để trả lời các câu hỏi.
- Cơ thể người gồm mấy phần? Kể tên các phần đó?
- Khoang ngực ngăn cách với khoang bụng nhờ cơ quan nào?
- Những cơ quan nào nằm trong khoang ngực ? 
 - Những cơ quan nào nằm trong khoang bụng ? 
- GV tổng kết ý kiến của các nhóm và thông báo đáp án đúng.
- Cơ thể người gồm những hệ cơ quan nào ? Thành phần chức năng của từng hệ cơ quan.
- GV kẻ bảng 2 lên bảng để HS chữa bài.
- GV ghi ý kiến bổ sung của các nhóm và thông báo đáp án đúng.
- Ngoài các hệ cơ qua trên, trong cơ thể còn có các hệ cơ quan nào ?
- GV chuẩn kiến thức.
- HS thảo luận nhóm thống nhất ý kiến.
- Chia làm 3 phần: Đầu, thânvà tay chân.
- Ngăn cách bởi cơ hoành.
- Khoang ngực chứa: Tim, phổi.
- Khoang bụng chứa; Dạ dày, ruột,
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
- Các nhóm nhận xét bổ sung.
- HS nghiên cứu thông tin SGK, trao đổi nhóm và hoàn thành bảng 2 tr.9.
- Đại diện nhóm lên ghi nội dung lên bảng.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS trả lời.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
I. Cấu tạo.
1. Các phần cơ thể.
* Kết luận.
- Da bao bọc toàn bộ cơ thể
- Cơ thể người được chia làm 3 phần: Đầu, thân và chân tay
- Khoang ngực và khoang bụng ngăn cách nhau bởi cơ hoành.
2. Các hệ cơ quan.
Hoạt động 2
Tìm hiểu sự phối hợp hoạt động của các cơ quan.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- GV yêu cầu HS dựa vào thông tin SGKđể trả lời câu hỏi.
- Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan trong cơ thể được thể hiện như thế nào ?
- GV yêu cầu HS lấy ví dụ về một hoạt độngkhác và phân tích.
- Giải thích sơ đồ hình 2.3 tr.9 SGK.
- GV nhận xét ý kiến của HS.Attention:
GV giảng giải.
+ Điều hoà hoạt động đều là phản xạ.
+ Kích thích từ môi trường ngoài và trong cơ chế tác động đến cơ quan thụ cảm đến trung ương thần kinh, phát lệnh vận động đến cơ quan phản ứng trả lời kích thích.
+ Kích thích từ môi trường đến cơ quan thụ cảm đến tuyến nội tiết tiêt hooc môn đến cơ quan để tăng cường hay giảm hoạt động.
 - GV yêu cầu HS đọc kết luận.
- HS đọc thông tin SGK trả lời câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS khác nhận xét bổ sung.
- Trao đổi nhóm và chỉ ra mối quan hệ qua lại giữa các cơ quan trong cơ thể.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS vận dụng giải thích một số hiện tượng như: Thấy mưa chạy nhanh về nhà, khi đi thi thì hay hồi hộp.
 HS đọc kết luận.
II. Sự phối hợp hoạt động các cơ quan trong cơ thể
* Kết luận.
- Các hệ cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động.
* Kết luận.
- Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan tạo nên thể thống nhất dưới sự điều khiển của hệ thần kinh và thể dịch.
3. Kiểm tra- Đánh giá
 - GV cho HS trả lời câu hỏi.
 - Cơ thể người gồm có mấy hệ cơ quan, chỉ rõ thành phần và chức năng của các hệ cơ quan ?
 - Cơ thể người là một thể thống nhất được thể hiện như thế nào ?
 4. Dặn dò.
 - Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2 SGK
 - Lấy ví dụ về sự phối hợp hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể 
 - Ôn tập lại cấu tạo tế bào thực vật.
Ngày soạn: 
Lớp dạy: 8A Tiết: Ngày giảng: Sĩ số: Vắng:
Lớp dạy: 8B Tiết: Ngày giảng: Sĩ số: Vắng:
Tiết 3: Bài 3: Tế bào
 I. Mục tiêu
 	1. Kiến thức
 - Trình bày được các thành phần cấu trúc cơ bản của tế bào: màng sinh chất, chất tế bào, nhân.
 - Phân biệt được chức năng của từng thành phần cấu trúc trong tế bào.
 - Nêu được tế bào là đơn vị cấu trúc và là đơn vị chức năng của cơ thể.
2. Kỹ năng
 - Rèn luyện kĩ năng quan sát phân tích so sánh, hoạt động nhóm.
3. Thái độ.
 - Có ý thức yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị
 	1. Giáo viên:
 	 - Tranh phóng to H3.1- 2 SGK và bảng 3.1 SGK
 	 2. Học sinh: 
 	 - SGK, vở bài tập.
3. Phương pháp: 
 	 - Vấn đáp quan sát và làm việc với SGK
III. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ:
 	 ? Cơ thể người gồm mấy phần? Phần thân chứa cơ quan nào?
2. Bài mới:
Hoạt động1
cấu tạo tế bào
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- Một tế bào điển hình gồm những thành phần cấu tạo nào?
- GV treo sơ đồ câm về cấu tạo tế bào và các mảnh bìa tương ứng với tên các bộ phận và gọi HS lên hoàn chỉnh sơ đồ.
- GV nhận xét và thông báo đáp án đúng.
- HS quan sát hình SGK hình 3.1 và ghi nhớ kiến thức..
- Đại diện nhóm lên gắn các thành phần cấu tạo của tế bào.
- Nhóm khác nhận xét và bổ sung.
I. Cấu tạo tế bào.
- Tế bào gồm: 
 + Màng.
 + Tế bào chất: Gồm các bào quan.
 + Nhân: Nhiễm sắc thể, nhân con.
Hoạt động 2
chức năng của các bộ phận trong Tế bào
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- GV nêu câu hỏi:
+ Màng sinh chất có vai trò gì? 
+ Lưới nội chất có vai trò gì trong hoạt động sống của tế bào?
+ Năng lượng cần cho các hoạt động lấy từ đâu?
+ Tại sao nói nhân là trung tâm của tế bào?
- GV tổng kết ý kiến của HS và nhận xét.
+ Hãy giải thích mối quan hệ thống nhất về chức năng giữa màng sinh chất, chất tế bào và nhân tế bào?
+ Tại sao nói tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể?
- HS đọc bảng 3.1 SGK 1 vài HS trả lời câu hỏi
- HS khác nhận xét bổ sung.
- HS thảo luận nhóm, dựa vào bảng 3 để trả lời.
- Đại diện nhóm trả lời câu hỏi
- Nhóm khác nhận xét bổ sung. 
II. Chức năng của các bộ phận trong tế bào.
- Màng sinh chất điều chỉnh sự vận chuyển vạt chất vào và ra tế bào để cung cấp nguyên liệu và loại bỏ chất thải. Chất tế bào thực hiện các hoạt động trao đổi chất. Nhân điều khiển mọi hoạt động sống của cơ thể
Hoạt động 3
 thành phần hóa học của tế bào
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
+ Cho biết thành phần hoá học của tế bào?
- GV nhận xét phần trả lời của các nhóm và thông báo đáp án đúng.
GV hỏi:
+ Các chất hoá học cấu tạo tạo nên tế bào có mặt ở đâu?
+ Tại sao trong khẩu phần ăn của mỗi người cần có đủ: Prôtêin, Lipit, Gluxit, Vit ... nh dục.
+ Sống lành mạnh.
+ Quan hệ tình dục an toàn
Hoạt động 4: Tìm hiểu về AIDS là gì? HIV là gì?
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- GV nêu vấn đề.
+ Em hiểu gì AIDS?
- GV nhận xét các ý kiến của HS.
- GV yêu cầu HS hoàn thành bảng 65.
- GV kẻ sẵn bảng 65 để HS chữa bài.
- GV đánh giá phần trả lời của các nhóm.
- GV giảng giái thêm về quá trình xâm nhập, phá huỷ cơ thể của vi rút HIV để hS hiểu rõ tác hại của bệnh AIDS.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS khác bổ sung.
- HS tự nghiên cứu thông tin SGK kết hợp với hiểu biết của bản thân, trao đổi nhóm thống nhất ý kiến.
- Đại diện các nhóm lên ghi kết quả vào bảng 65.
IV. AIDS là gì? HIV là gì?
* Kết luận.
- AIDS là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải.
Bảng 65: Tác hại của HIV/AIDS.
Phương pháp lây truyền HIV/AIDS.
Tác hại của HIV/AIDS.
- Qua đường máu (tiêm chích truyền máu, dùng chung kim tiêm)
- Qua quan hệ tình dục không an toàn.
- Qua nhau thai (từ mẹ sang con)
- Làm cơ thể mất hết khả năng chống bệnh và dẫn tới tử vong.
Hoạt động 5: Đại dịch HIV/AIDS - Thảm hoạ của loài người
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- Tại sao đại dịch AIDS là thảm hoạ của loài người?’
- GV nhận xét đánh giá kết quả thảo luận của nhóm 
- HS tự nghiên cứu SGK kết hợp với mục “Em có biết” để thu nhận kiến thức.
- Trao đổi nhóm để thống nhất câu trả lời.
- Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
V. Đại dịch HIV/AIDS - Thảm hoạ của loài người
* Kết luận:
- AIDS là thảm hoạ của loài người vì.
+ Tỷ lệ tử vong rất cao.
+ Không có Vac xin phòng và thuốc chữa.
+ Lây lan nhanh.
Hoạt đông 6: Các biện pháp lây nhiễm HIV/AIDS
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- GV nêu vấn đề.
+ Dựa vào con đường truyền AIDS, hãy đề ra các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm AIDS?
- GV nhận xét, bổ sung.
+ Em cho rằng đưa người mắc HIV/AIDS vào sống chung trong cộng đồng là đúng hay sai, vì sao?
+ Em làm gì để góp sức mình vào công việc ngăn chặn sự lây lan của đại dịch AIDS?
+ HS phải làm gì để không bị mắc AIDS.
- HS dựa vào kiến thức mục 1. Trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời.
- Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
VI. Các biện pháp lây nhiễm HIV/AIDS
* Kết luận.
- Chủ động phòng tránh lây nhiễm AIDS.
+ Không tiêm chích ma tuý, không dùng chung kim tiêm, kiểm tra máu trước khi truyền.
+ Sống lành mạnh, chung thuỷ 1 vợ một chồng.
+ Người nẹ bị AIDS không nên sinh con.
IV. Kiểm tra - Đánh giá.
- Nêu rõ tác hại của bệnh giang mai và bệnh lậu.
- AIDS là gì? Nguyên nhân dẫn tới AIDS là gì?
V. Dặn dò.
 - Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
 - Đọc mục “Em có biết”
 - Ôn tập toàn bộ kiến thức sinh học. 
Ngày soạn: 
Lớp dạy: 8A Tiết: Ngày giảng: Sĩ số: Vắng:
Lớp dạy: 8B Tiết: Ngày giảng: Sĩ số: Vắng:
Tiết 68: Bài 66
ôn tập và tổng kết
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Hệ thống hóa kiến thức đã học trong năm.
- Nắm chắc kiến thức cơ bản trong chương trình Sinh học lớp 8.
2. Kỹ năng:
- Kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế, nối kết kiến thức.
- Tư duy tổng hợp khái quát hóa.
- Hoạt động nhóm.
3. Thái độ : 
- Giáo dục ý thức học tập.
- ý thức giữ gìn vệ sinh cơ thể, bảo vệ cơ thể tránh bệnh tật.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Chuẩn bị của giáo viên: - Tranh hình SGK
2. Chuẩn bị của học sinh: - Đọc trước bài 66
III. Hoạt động dạy học.
 1. Kiểm tra bài cũ. (Kết hợp trong bài)
 2. Bài mới.
Hoạt động 1: Ôn tập kiến thức học kì
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
GV cho các nhóm hoàn thành bảng từ 66.1 đ 66.8 mỗi nhóm 2 bảng.
GV nhận xét và giúp HS hoàn thiện đáp án.
- Các nhóm trao đổi hoan thành nội dung của mình.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét bổ sung.
- HS đọc lại nội dung từng bảng kiến thức
I. Ôn tập kiến thức học kì 
Kết luận: Nội dung các bảng kiến thức đã hoàn thiện (bảng 66.1 đ 66.8)
Hoạt động 2. Tổng kết sinh học 8.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Phần II. Tổng kết sinh học 8. (16 phút)
GV hỏi:
+ Chương trình sinh học 8 giúp em có những kiến thức gì về cơ thể người và vệ sinh?
- GV nhận xét đánh giá kết quả.
HS tự nghiên cứu SGK tr.211 đ trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời.
Yêu cầu nêu được:
+ Tế bào đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống.
+ Các hệ cơ quan trong cơ thể có cấu tạo phù hợp với chức năng.
+ Các hệ cơ quan hoạt động nhịp nhàng là nhờ sự điều khiển của hệ thần kinh và thể dịch đ tạo sự thống nhất.
+ Cơ thể thường xuyên trao đổi chất với môi trường để tồn tại và phát triển.
+ Cơ quan sinh sản thực hiện chức năng đặc biệt, đó là sinh sản bảo vệ nòi giống.
+ Biết các tác nhận gây hại cho cơ thể và biện pháp rèn luyện bảo vệ cơ thể tránh tác nhân, để hoạt động có hiệu quả.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
II. Tổng kết sinh học 8.
Kết luận:
+ Tế bào đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống.
+ Các hệ cơ quan trong cơ thể có cấu tạo phù hợp với chức năng.
+ Các hệ cơ quan hoạt động nhịp nhàng là nhờ sự điều khiển của hệ thần kinh và thể dịch đ tạo sự thống nhất.
+ Cơ thể thường xuyên trao đổi chất với môi trường để tồn tại và phát triển.
+ Cơ quan sinh sản thực hiện chức năng đặc biệt, đó là sinh sản bảo vệ nòi giống.
+ Biết các tác nhận gây hại cho cơ thể và biện pháp rèn luyện bảo vệ cơ thể tránh tác nhân, để hoạt động có hiệu quả.
IV. Kiểm tra - Đánh giá.
 - GV nhận xét đánh giá thái độ học tập của HS 
 - GV nhắc nhở những kiến thức cơ bản trong chương trình sinh học đã học.
V. Dặn dò.
 - Ôn tập toàn bộ kiến thức sinh học.
 - GV nhắc nhở HS ôn bài
Ngày soạn: 
Lớp dạy: 8A Tiết: Ngày giảng: Sĩ số: Vắng:
Lớp dạy: 8B Tiết: Ngày giảng: Sĩ số: Vắng:
Tiết 69
B ÀI T ẬP H ỌC K è II
I. MỤC TIấU
1. Kiến thức
 - HS ụn lại cỏc kiến thức đó học qua cỏc dạng bài tập
2. Kỹ năng
 - HS làm nhanh và đỳng cỏc bài tập
3. Thỏi độ
 - HS cú ý thức tỡm hiểu mụn học
II. CHUẨN BỊ
 1. Giỏo viờn:
 - Bài tập
 2.Học sinh: 
 - ễn lại cỏc bài đó học
III. TIẾN TRèNH DẠY HỌC
 1. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ 
 2.. Bài mới
Hoạt động 1: Bài tập trắc nghiệm 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
Nội dung
Câu 1: Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất.
 1.1: Những thực phẩm nào giàu chất đường bột?
 a. Thịt, cá, đậu, đỗ.
	b. Các loại ngũ cốc (khoai, sắn, ngô, ...)
	c. Mỡ động vật, dầu thực vật (dầu lạc, dầu vừng, ...)
	d. Cả a và b.
 1.2: Bữa ăn hợp lý có chất lượng là?
	a. Đảm bảo đủ thành phần dinh dưỡng, vitamin và muối khoáng.
	b. Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ.
	c. Phối hợp, cân đối tỉ lệ các thành phần thức ăn.
	d. cả a và c.
 1.3. Cấu tạo của thận bao gồm các bộ phận.
a. Phần vỏ, phần tuỷ, bể thận.
b. Phần vỏ, phần tuỷ, bể thận, ống đẫn nước tiểu.
c. Phần vỏ và phần tuỷ với các đơn vị chức năng của thận cùng các ống góp, bể thận.
d. Phần vỏ, phần tuỷ với các đơn vị chức năng, bể thận
 1.4. Tế bào thụ cảm thị giác nằm ở.
a. Màng cứng của cầu mắt.
B. màng lưới của cầu mắt.
c. màng mạch của cầu mắt.
d. Chỉ a và b đúng.
Câu 2 : Tìm cụm từ thích hợp điền vào ô trống để hoàn thiện các 
câu sau:
 Tuỷ sống được bảo vệ trong ........từ đốt sống cổ 1 đến đốt sống thắt lưng II, dài 50 cm, có 2 phình cổ và phình thắt lưng. Tuỷ sống được bọc trong lớp ......gồm màng cứng, màng nhện và màng nuôi.
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
- HS hoạt động cá nhân
- HS trả lời.
- HS khác nhận xét, bổ sung
- HS trả lời.
- HS khác nhận xét, bổ sung
- HS trả lời.
- HS khác nhận xét, bổ sung
- HS trả lời.
- HS khác nhận xét, bổ sung
- HS trả lời.
- HS khác nhận xét, bổ sung
Câu 1:
1.1: b
1.2: d
1.3: c
1.4: b
Câu 2
Cột sống.
Lớp màng tuỷ
Hoạt động 1: Bài tập tự luận
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
Nội dung
Câu 1: Nếu cấu tạo và chức năng của trụ não?
Câu 2: Tại sao nói dây thần kinh tuỷ là dây pha.
Câu 3: Trình bày chức năng của tinh hoàn. Nêu rõ những biến đổi của cơ thể dưới tác dụng của các hoocmôn sinh dục ở tuổi dậy thì đối với nam.
 Câu 4 : Trình bày chức năng của buồng trứng. Nêu rõ những biến đổi của cơ thể dưới tác dụng của các hoocmôn sinh dục ở tuổi dậy thì đối với nữ..
 - GV nhận xét, chuẩn kiến thức. 
- HS hoạt động theo nhóm.
- Đại diện nhóm trả lời.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Đại diện nhóm trả lời.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Đại diện nhóm trả lời.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Đại diện nhóm trả lời.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Câu 1: cấu tạo của trụ não: 
- Trụ não gồm chất trắng (ngoài) là các đường liên lạc dọc, nối tuỷ sống với các phần của trụ não và bao quanh chất xám.
- Chất xám (nằm trong tập trung thành các nhân xám. Đó là trung khu thần kinh, nơi xuất phát các dây thần kinh não. Có 12 đôi dây thần kinh não gồm 3 loại dây cảm giác, dây vận động và dây pha.
- Chức năng chủ yếu của trụ não là điều khiển, điều hoà hoạt động cuả các nội quan đặc biệt là hoạt động tuần hoàn, hô hấp, tiêu hoá, do đó các nhân xám đẩm nhiệm đổi chất.
- Chất trắng làm nhiệm vụ dẫn truyền gồm các đường lên (cảm giác) và các đường dẫn truyền xuống (vận động)
Câu 2:
- Mỗi dây thần kinh tuỷ bao gồm các nhóm sợi thần kinh cảm giác nối với tuỷ sống qua rễ sau và nhóm sợi thần kinh vận động nối với tuỷ sống qua rễ trước.
- Khi qua khe giữa 2 đốt sống liên tiếp 2 nhóm sợi này đã nhập lại thành dây thần kinh tuỷ.
- Chức năng dẫn truyền xung thần kinh hướng tâm và xung thần kinh li tâm.
Câu 3:
- Chức năng của tinh hoàn:
+ Tế bào sinh tinh: sản xuất tinh trùng theo ống dẫn tinh về bọng chứa tinh.
+ Các tế bào kẽ: tiết tetôstêrôn là một hoocmôn có tác dụng tới sự phát triển những đặc điểm giới tính nam và khả năng sinh tinh.
- Tác dụng của các hoocmôn sinh dục ở tuổi dậy thì đối với nam.
 Các tế bào kẽ của tinh hoàn tiết hoocmôn tetôstêrôn ở độ tuổi 11-12 tuổi, hoocmôn này hích thích sự phát triển các đặc điểm giới tính nam như.
+ Cơ bắp, bộ xương phát triển nhanh, ria mép và lông ở những chỗ kín bắt đầu mọc.
+ Bắt đầu có vóc dáng một thanh niên, sụn giáp phát triển, giọng nói thay đổi, bắt đầu có khá năng sinh tinh.
Câu 4
- Chức năng của buồng trứng: Sản xuất trứng, tiết ơstrôgen là hoocmôn có tác dụng tới sự phát triển giới tính nữ và kích thích trứng phát triển.
- Tác dụng của các hoocmôn sinh dục ở tuổi dậy thì đối với nữ.. Nữ 10 – 12 buồng trứng bắt đầu hoạt động, các bao noãn phát triển và sản suất hoocmôn sinh dục nữ, kích thích sự phát triển các đặc điểm giới tính nữ như: Tuyến vú, chậu hông phát triển, lông ở những chỗ kín bắt đầu mọc, tích mỡ dưới da, trứng phát triển và rụng, kéo theo hiện tượng kinh nguyệt lần đầu, báo hiệu bắt đầu có khả năng sinh con.
IV. Kiểm tra - Đánhgiá. 
 - GV nhắc nhở HS 1 số điều nhầm lẫn khi làm bài
V. Dặn dũ
 - Làm lại cỏc bài tập
- ễn lại kiến thức đó học, chuẩn bị thi học kỡ II

Tài liệu đính kèm:

  • docSinh hoc 8.doc