I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Trình bày được vai trò của vitamin và muối khoáng.
- Vận dụng những hiểu biết về vitamin và muối khoáng trong việc xây dựng khẩu phần ăn hợp lí và chế biến thức ăn.
2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng : Phân tích, quan sát.Vận dụng kiến thức vào đời sống
3. Thái độ:Giáo dục ý thực vệ sinh thực phẩm, biết cách phối hợp chế biến thức ăn khoa học.
II. Chuẩn bị:
1.Chuẩn bị của GV :
+ Một số tranh ảnh: trẻ em bị còi xương do thiếu vitamin D, bứu cổ do thiếu iốt.
+ Một số nhóm thức ăn chứa vitamin và muối khoáng.
2.Chuẩn bị của HS: Xem trước bảng 34.1 và 34.2 SGK
III. Tiến trình lên lớp :
1. Ổn định lớp :( 1) - Nắm sĩ số HS.
2. Kiểm tra bài cũ (2)
- Kiểm tra tình hình chuẩn bị của HS.
3.Bài mới :* Giới thiệu bài : (2)
- GV đưa thông tin về lịch sử tìm ra Vitamin, giải thích ý nghĩa của từ Vitamin : 1536 đoàn thám hiểm của Cretiê đi Canada bị mắc bệnh Xcobut vì thức ăn không có rau quả thịt tươi. 1912 nhà bác học Frank (Hà Lan) đã chiết ra từ cám gạo một chất chữa được bệnh phù (bệnh Bêri – Bêri), công thức hóa học của nó có nhóm amin và vì nó rất cần cho sự sống nên được đặt tên là Vitamin (Vitamin = sự sống).
ND:13.01.2009 Tuần 20 Tiết 37 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Trình bày được vai trò của vitamin và muối khoáng. - Vận dụng những hiểu biết về vitamin và muối khoáng trong việc xây dựng khẩu phần ăn hợp lí và chế biến thức ăn. 2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng : Phân tích, quan sát.Vận dụng kiến thức vào đời sống 3. Thái độ:Giáo dục ý thực vệ sinh thực phẩm, biết cách phối hợp chế biến thức ăn khoa học. II. Chuẩn bị: 1.Chuẩn bị của GV : + Một số tranh ảnh: trẻ em bị còi xương do thiếu vitamin D, bứu cổ do thiếu iốt. + Một số nhóm thức ăn chứa vitamin và muối khoáng. 2.Chuẩn bị của HS: Xem trước bảng 34.1 và 34.2 SGK III. Tiến trình lên lớp : 1. Ổn định lớp :( 1’) - Nắm sĩ số HS. 2. Kiểm tra bài cũ (2’) - Kiểm tra tình hình chuẩn bị của HS. 3.Bài mới :* Giới thiệu bài : (2’) - GV đưa thông tin về lịch sử tìm ra Vitamin, giải thích ý nghĩa của từ Vitamin : 1536 đoàn thám hiểm của Cretiê đi Canada bị mắc bệnh Xcobut vì thức ăn không có rau quả thịt tươi. 1912 nhà bác học Frank (Hà Lan) đã chiết ra từ cám gạo một chất chữa được bệnh phù (bệnh Bêri – Bêri), công thức hóa học của nó có nhóm amin và vì nó rất cần cho sự sống nên được đặt tên là Vitamin (Vitamin = sự sống). TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 18 phút Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của vitamin với đời sống - Yêu cầu HS đọc thông tin ở SGK - Cá nhân HS tự nghiên cứu thông tin - Treo bản phụ ghi sẵn bài tập Đ - HS theo dõi bài tập dự kiến câu trả lời - Hướng dẫn HS đánh dấu vào các câu đúng. - Lên bảng đánh dấu vào các câu trả lời. - Gọi HS lên bảng hoàn thành bài tập - Các HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận (Đáp án đúng là 1, 3, 5 và 6) - Yêu cầu HS nghiên cứu tiếp thông tin và nội dung của bảng 34.1 SGK - Nghiên cứu thông tin và bảng 34.1 - Thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi - Thảo luận nhóm thống nhất ý kiến trả lời. + Em hiểu thế nào là Vitamin? + Vitamin có vai trò gì đối với hoạt động sinh lý của cơ thể ? + Thực đơn trong bữa ăn hằng ngày cần phối hợp như thế nào để cung cấp đủ Vitamin cho cơ thể ? - Cần nêu lên được : + Vitamin là hợp chất hóa học đơn giản. + Vitamin tham gia cấu trúc nhiều thế hệ enzim, thiếu vitamin sẽ dẫn đến rối loạn hoạt động của cơ thể. + Thực đơn cần được phối hợp thức ăn có nguồn gốc thực vật và động vật. + Vitamin là hợp chất hóa học đơn giản. + Vitamin tham gia cấu trúc nhiều thế hệ enzim, thiếu vitamin sẽ dẫn đến rối loạn hoạt động của cơ thể. + Thực đơn cần được phối hợp thức ăn có nguồn gốc thực vật và động vật. - Gọi HS lần lượt nêu kết quả - GV nhận xét, kết luận - Các nhóm báo cáo lại kết quả thảo luận. - Nhận xét, bổ sung. * Cần phối hợp cân đối các loại thức ăn để cung cấp đủ Vitamin cho cơ thể. - Liên hệ thực tế: bệnh còi xương (treo tranh) do thiếu vitamin D cần cho sự trao đổi canxi và phốt pho. - HS giải thích vì sao thiếu Vitamin D trẻ em sẽ mắc bệnh còi xương. - GV Tổng kết : Vitamin là một hợp chất hóa học đơn giản, là thành phần cấu trúc của nhiều Enzim trong cơ thể nên có ý nghĩa dặc biệt quan trọng đảm bảo các hoạt động sinh lí bình thường của cơ thể . Người và động vật không có khả năng tự tổng hợp Vitamin mà phải lấy vitamintừ thức ăn. Trong khẩu phần ăn uống hàng ngày , chúng ta cần đảm bảo cân đối thành phần thức ăn để cung cấp đủ vitamin cho cơ thể. Nếu thiếu vitamin gây rối loạn các hoạt động sinh lí , quá thừa vitamin cũng gây bệnh nguy hiểm. 16’ Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của muối khoáng đối với cơ thể - Yêu cầu HS đọc thông tin ở SGK - Cá nhân HS tự nghiên cứu thông và bảng 34.2 SGK - Nghiên cứu nội dung của bảng 34.2 - Nêu yêu cầu : tìm hiểu về một số muối khoáng. HS tìm hiểu về: + Vai trò chủ yếu + Nguồn cung cấp - Muối khoáng là thành phần quan trọng của tế bào, tham gia vào nhiều hệ enzim, đảm bảo quá trình trao đổi chất và năng lượng. - Nêu yêu cầu thảo luận: + Vì sao nhà nước vận dụng nhân dân sử dụng muối iot. - Các nhóm thảo luận nêu lên được : Sử dụng muối iốt phòng tránh bệnh bứu cổ. + Vì sao trong thời kỳ thuộc pháp, đồng bào các dân tộc ở Việt Bắc và Tây Nguyên phải đốt cỏ tranh để lấy tro ăn ? + Vì trong tro của cỏ tranh có một số muối khoáng tuy không nhiều và chủ yếu là muối Kali. Vì vậy ăn tro tranh chỉ là biện pháp tạm thời chứ không thể thay thế hoàn toàn muối ăn. - Trong khẩu phần ăn hằng ngày cần được cung cấp những loại thực phẩm nào và chế biến như thế nào để đảm bảo đủ vitamin và muối khoáng cho cơ thể ? - Cung cấp đủ lượng thịt (hoặc trứng, sữa) rau quả tươi. - Cung cấp muối (hoặc nước chấm) vừa phải . - Nên dùng muối Iốt. - Trẻ em cần được tăng cường muối canxi ( ăn bổ sung sữa, nước xương hầm,..) - Chế biến hợp lí để chống mất vitamin khia nấu ăn. Cần : - Phối hợp nhiều loại thức ăn. sử dụng muối iốt hằng ngày - Chế biến thức ăn hợp lý để chống mất Vitamin - Gọi các nhóm nêu kết quả - Các nhóm lần lượt báo kết quả. - Trẻ em nên tăng cường muối canxi - GV nhận xét, kết luận về vai trò của muối khoáng - Nhận xét, bổ sung 4 phút Hoạt động 3: Củng cố ? Vitamin có vai trò gì đối với hoạt động sinh lý của cơ thể. ? Kể những điều em biết về Vitamin và vai trò của các loại Vitamin. - Vì sao cần bổ sung thức ăn giàu chất sắt cho các bà mẹ khi mang thai ? - HS trao đổi, thảo luận à phát biểu trả lời câu hỏi. + Vitamin A có trong các sản phẩm như bơ , trứng , mỡ cá . Thiếu vitamin A gây bệnh quán gà, bệnh còi xương. + Vitamin B có nhiều loại khác nhau (12 loại) có mặt cùng nhau trong thực phẩm. . Thiếu vitamin B dẫn tới nhiều chứng bệnh có liên quan tới mô, biểu bì , thần kinh, máu,... và ảnh hưởng đến trao đổi chất của tế bào . + Vitamin C có nhiều trong các loại quả tươi như bưởi, cam, chanh, quýt và nhất là các loại rau thơm như kinh giới, mùi tàu, cần tây . Thiếu vitamin C dễ gây chảy máu dưới da ; bệnh xcobut,... + Vitamin D được tổng hợp trong cơ thể người dưới ánh sáng mặt trời từ chất egôstêrin có ở da. Các thức ăn chứa nhiều vitamin D : mỡ cá, bơ, trứng sữa . Thiếu vitamin D gây bệnh còi xương, bệnh hóa can xi ở mô mềm có thể dẫn tới tử vong. + Vitamin E có nhiều trong mỡ lỏng động vật, dầu thực vật .Vitamin E cần cho việc phòng ngừa hiện tượng bất thụ . + Vitamin K không có trong thức ăn mà chủ yếu được tạo ra do sự tổng hợp của vi khuẩn có trong ruột. Thiếu Vitamin K sẽ mắc bệnh máu khó đông. - Sắt cần cho sự tạo thành hồng cầu và tham gia quá trình chuyển hóa. Vì vậy bà mẹ mang thai cần được bổ sung chất sắt để thai phát triển tốt, người mẹ khỏe mạnh. 4. Dặn dò:(2’) - Học bài trả lời các câu hỏi SGK. - Xem mục “Em có biết”. - Thực hiện ăn uống đủ Vitamin và muối khoáng hằng ngày. - Chuẩn bị bài học sau: - Tìm hiểu: bữa ăn hằng ngày của gia đình. IV. Rút kinh nghiệm – bổ sung :
Tài liệu đính kèm: