Thiết kế bài soạn Vật lý 7 - Chương trình cả năm - Năm học 2010-2011

Thiết kế bài soạn Vật lý 7 - Chương trình cả năm - Năm học 2010-2011

4. Âm có truyền được trong chân không hay không

-Trong chân không, âm có thể truyền qua được không?

-GV treo tranh hình 13.4, giới thiệu dụng cụ TN và cách tiến hành TN.

-Tại sao âm truyền trong môi trường vật chất như: Khí, rắn, lỏng mà không truyền trong môi trường chân không? Để giải đáp câu hỏi này chúng ta sẽ tiếp tục nghiên cứu ở những lớp sau. Tuy nhiên âm chỉ truyền trong môi trường vật chất.

-Qua các TN trên các em rút ra được kết luận gì? Hãy điền vào chỗ trống trong kết luận tr38.

GV hướng dẫn HS thảo luận và ghi kết quả đúng vào vở.

*Chuyển ý: Có 1 hiện tượng: ở trong nhà, nghe loa công cộng phát âm sau đài phát thanh trong nhà mặc dù cùng 1 chương trình.

Vậy tại sao lại có hiện tượng đó?

-Âm truyền nhanh nhưng có cần thời gian không?

-Trong môi trường vật chất nào âm truyền nhanh nhất.

-Hãy giải thích tại sao ở TN2: Bạn đứng không nghe thấy âm, mà bạn áp tai xuống bàn lại nghe thấy âm?

-Tại sao ở trong nhà nghe thấy tiếng đài trước loa công cộng?

 

doc 74 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 471Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài soạn Vật lý 7 - Chương trình cả năm - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1: Ngày soạn: 16/08/2010
Tiết 1 Ngày dạy: 17/08/2010
Chương I: quang học
Bài 1: nhận biết ánh sáng - nguồn sáng và vật sáng
A. mục tiêu
 1. Kiến thức: 
Bằng thí nghiệm khẳng định được rằng ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta và ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật truyền vào mắt ta - Phân biệt được nguồn sáng và vật sáng.
2. Kỹ năng : Rèn kĩ năng quan sát, thí nghiệm, phân tích, so sánh
3. Thái độ : Thái độ cẩn thận, trung thực, hợp tác
B. phương pháp
 Quan sát sư phạm
 Gợi mở , nêu vấn đề, thảo luận nhóm
C. Chuẩn bị 
đối với nhóm hs
Đối với giáo viên
1 hộp kín có dán mảnh giấy trắng 
Pin, dây nối, công tắc
Nội dung bài giảng
Dự kiến khả năng xảy ra
 d. tiến trình dạy học
Hoạt động của hS
Hoạt động của giáo viên
HS thảo luận 
Giải thích vì sao nhìn thấy hay không nhìn thấy
Hoạt động 1 Tìm điều kiện nhận biết ánh sáng 
Hs hoạt động nhóm 
Quan sát và nhạn biết bốn trường hợp nêu ở SGK
Nhóm 
 Có ánh sáng (bật đèn, ánh sáng mặt trời)
Mở mắt ( để ánh sáng lọt vào mắt )
Kết luận: .Mắt ta .........ánh sáng..........
Hs Trò chơi bịt mắt bắt dê
 Trò chơi trốn tìm
Hoạt động 2: Tìm hiểu điều kiện nhìn thấy một vật
HS hoạt động 4 nhóm 
Tiến hành thí nghiệm 
Quan sát vật trong hộp kín trong hai trường hợp
Bật đèn
Tắt đèn
Hs thảo luận hoàn thành kết luận 
Kl nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền vào mắt ta
Hoạt động 3: Phân biệt nguồn sáng và vật sáng
Hs thảo luận 
Giống nhau Cả hai trường hợp đều có ánh sáng từ vật truyền đến mắt ta 
Khác nhau. Bóng đèn pin tự nó phát ra ánh sáng, còn mảnh giấy hắt lại ánh sáng từ đèn chiếu tới nó 
Hs cho ví dụ
C4: 
Thanh đỳng. Vỡ đốn sỏng nhưng khụng cú ỏnh sỏng từ đốn truyền vào mắt ta thỡ ta cũng khụng thấy đốn sỏng.
C5: 
Khúi gồm nhiều hạt nhỏ li ti, trở thành cỏc vật hắt lại ỏnh sỏng từ đốn nờn chỳng là vật sỏng. Cỏc vật sỏng này xếp gần nhau tạo thành vệt sỏng ta nhỡn thấy.
I> Đặt vấn đề
Cho một HS lên bảng cầm một đèn pin nằm ngang trước mắt như H1.1. Nừu bấm công tắc có nhìn thấy ánh sáng từ đèn phát ra không? 
Trong TN trên kể cả khi bật đèn cũng như khi tắt đèn đều không nhìn thấy ánh sáng từ đèn phát ra. Vởy trong điều kiện nào ta mới nhận biết được ánh sáng và nhìn thấy vật
Gv y/c HS xem thông tin SGK
Phân các nhóm thảo luận 
? Trong 4 trường hợp trên trường hợp nào mắt ta nhận biết được có ánh sáng? Chúng có điều kiện gì giống nhau.
Gv y/c các nhóm thảo luận hoàn thành kết luận 
Gv vậy em nào cho ví dụ đẻ chứng tỏ thiếu các điều kiện trên thì không nhìn thấy ánh sáng?
Gv ở trên ta đã rút ra được kết luận nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng lọt vào mắt ta. Nhưng đối với chúng ta nhận biết bằng mắt các vật quanh ta
Gv giới thiệu dụng cụ thí nghiệm H1.2
Gv theo dõi, đôn đốc các nhóm
? Trường hợp nào ta nhìn thấy vật 
Vì sao?
Gv trong TN 1.2 , 1.3 ta nhìn tấy hai vật mảnh giấy trắng và dây tóc bóng đèn hai vật đó có gì giống nhau và khác nhau về phương diện ánh sáng
Gv thông báo nguồn sáng và vật sáng
II> Củng cố HDVN
Yờu cầu HS đọc và trả lời C4,C5.
& Tổng kết và củng cố:
- — Yờu cầu HS đọc ghi nhớ.
- ? Khi nào ta nhận biết được ỏnh sỏng?
- ? Ta nhỡn thấy một vật khi nào?
- ? Thế nào là nguồn sỏng và vật sỏng? Cho vớ dụ về nguồn sỏng.
H Đọc Cú thể em chưa biết, làm tất cả BT trong SBT, xem trước bài học mới.
Tuần 2: Ngày soạn: 23/08/2010
Tiết 2 Ngày dạy: 24/08/2010.
Bài 2: Sự truyền ánh sáng
A. mục tiêu
 - Biết thực hiện một TN đơn giản để xác định đường truyền của ánh sáng - phát biểu được định luật về sự truyền thẳng của ánh sáng. Nhận biết 3 loại chùm sáng ( hội tụ, // , phân kì )
 - Rèn kỉ năng vận dụng sự truyền thẳng của ánh sáng
 - Thái độ cẩn thận, trung thực, hợp tác.
B. phương pháp
 Quan sát sư phạm
 Gợi mở , nêu vấn đề, thảo luận nhóm
C. Chuẩn bị 
đối với nhóm hs
Đối với giáo viên
Đèn pin
ống trụ thẳng và cong
3 màn chắn có đục lỗ, - 3 đinh gim.
Nội dung bài giảng
Dự kiến khả năng xảy ra
d. tiến trình dạy học
Hoạt động của hS
Hoạt động của giáo viên
Hs trả lời câu hỏi 
Nêu dự đoán
Hoạt động 1: Tìm hiểu quy luật đường truyền của as
Hs quan sát 
Hoạt động 6 nhóm
Tiến hành thí nghiệm qua
ống thẳng
ống cong
hs nhóm thảo luận trình bày
Nhìn theo ống thẳng ta thấy dây tóc bóng đèn phát sáng
Vì as đi theo đi thẳng bị thành ống cong chặn lại không đến được mắt
Hs nhóm thảo luận đưa ra phương án TN
Nhóm đại diện trình bày
đặt thước ngắm
Luồn một sợi dây chỉ qua 3 lỗ rồi kéo căng
Hs hoàn thành kết luận
Đường truyền của ánh sáng trong không khí là đường thẳng.
Hoạt động 2: Thông báo về định luật truyền thẳng ánh sáng
Hs tìm hiểu nội dung định luật
Nêu VD về môi trường trong suất, đồng tính
Hoạt động 3: Tìm hiểu tia sáng và chùm sáng
Hs quan sát ghi vào vở
HS Q/s H2.5 làm C3 SGK
C3: a) Không giao nhau
C1: b) Giao nhau
 c) Loe rộng ra.
Chùm sáng song song.
Chùm sáng hội tụ
Chùm sáng phân kì.
Hoạt động 3: Vận dụng, củng cố
Hs vận dụng C4,C5
C4: ánh sáng từ đèn phát ra đã đi theo đường thẳng đến mắt ta.
 3 2 1 2
 C B A 
Nội dung bài cũ
? Nhận biết AS, nhìn thấy một vật
? Nguồn sáng, vật sáng cho ví dụ 
? Cho một gương phẳng chiếu as vào gương gương có phải là nguồn sáng không
2 ) Đặt vấn đề
Trong phòng tối, bật đèn lên ta thấy khắp nơi trong phòng đều sáng, quay mặt về hướng nào cũng thấy sáng. Vởy as từ đèn phát ra đi theo đường nào để đến mắt ta khiến cho ta thấy sáng. Các em thử vẽ một đường đi của as từ đèn tới mắt
Gv chúng ta khảo sát thí nghiệm H2.1
Giới thiệu dụng cụ 
Gv theo dõi hướng dẫn 
? nhìn theo ống thẳng hay ống cong ta thấy được dây tóc bóng đèn pin đang sáng
Gv các nhóm dự đoán xem as đi theo đường nào từ đèn đến mắt ta
? vì sao nhìn theo ống cong lại không thấy
Gv có ba tấm bìa đục lỗ, các em hãy nghĩ một TN khác để KT xem dự đoán của em có luôn đúng k? 
? qua TN trên rút ra KL về đường truyền as
Gv kết luận vừa rút có đúng cho các trường hợp khác như as truyền trong nước, trong thuỷ tinh, các môi trường trong suốt khác không ?
Gv suy luận thông báo: Chúng ta không đủ đ/k để làm TN trong các trường hợp khác. Các nhà bác học đã tiến hành TN và nhận thấy KL trên cũng đúng cho các môi trường trong suốt và đồng tính khác
Gv thông báo về quy ước đường truyền as ( tia sáng)
- Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có hướng gọi là tia sáng.
- GV làm TN cho HS quan sát 3 loại chùm sáng khác nhau.
- Y/C làm câu C3.
Gv tổng hợp nội dung chính
- HS làm C4 vào vở
- GV hướng dẫn HS làm câu C5 theo nhóm.
Khi ngắm, để kim 1 che khuất kim 2 thì as từ 2 có đến được mắt ta không?
BTVN
- Làm TN 2.1 và 2.2
	- Bài tập 2.1 -> 2.4.
**********************************************
Tuần 3: 
 Ngày soạn: 30/08/2010
Tiết 3 Ngày dạy: 31/08/2010.
Bài 3: ứng dụng định luật truyền thẳng 
 của ánh sáng 
A. mục tiêu
 1.: Kiến thức: 
- Nhận biết được bóng tối, bóng nữa tối và giải thích được vì sao có nhật thực và nguyệt thực.
 2. Kỹ năng - Rèn kĩ năng quan sát, giải thích, nhận xét
3. Thái độ: - Thái độ cần cù, trung thực, cẩn thận.
B. phương pháp
 Quan sát sư phạm
 Gợi mở , nêu vấn đề, thảo luận nhóm
C. Chuẩn bị 
đối với nhóm hs
Đối với giáo viên
Nhóm:- Đèn pin, bóng đèn điện 220V
- Vật cản bằng bìa
- Màn chắn sáng.
Nội dung bài giảng
Dự kiến khả năng xảy ra
Mô hình Nhật thực - Nguyệt thực
 d. tiến trình dạy học
Hoạt động của hS
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động 1: Làm TN, quan sát, nhận biết bóng tối, bóng nửa tói, giải thích
Hs hoạt động các nhóm 
Quan sát và bố trí TN như H3.1
Tiến hành thí nghiệm 
Quan sát TN, Nhận xét: 
Trên màn chắn đặt phía sau vật cản có một vùng không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng chiếu tới gọi là bóng tối.
Hs nhóm tiến hành TN quan sát vùng nửa tối
Trên màn chắn đặt phía sau vật cản có vùng chỉ nhận được từ một phần của nguồn sáng tới gọi là bóng nữa tối.
Hoạt động 2: Tìm hiểu hiện tượng nhật thực, nguyệt thực
- Nhật thực một phần: Quan sát được ở chỗ có bóng nữa tối.
- Nhật thực toàn phần: Quan sát được ở chỗ có bóng tối.
- Nguyệt thực xảy ra khi mặt Trăng bị Trái đất che khuất không được mặt trời chiếu sáng.
C5: HS làm
C6: Dùng vở che kín bóng đèn dây tóc -> mặt bàn nằm trong vùng bóng tối.
- Đèn ống -> mặt bàn nằm trong vòng nữa tối, vì vẫn nhận được 1 phần ánh sáng.
1.Nội dung bài cũ
? Nêu định luật truyền thẳng của ánh sáng
2. Đặt vấn đề: 
	? Vì sao có hiện tượng nhật thực - nguyệt thực.
Gv giới thiệu dụng cụ TN
Tổ chức nhóm HS
- GV hướng dẫn - HS làm TN SGK
 - Chỉ ra vùng sáng, vùng tối .
 Qua thí nghiệm học sinh nêu nhận xét.
Gv yêu cầu các nhóm quan sát vùng tối, vùng sáng trên màn chắn, xem có gì 
Minh họa bằng hình vẽ
- GV hướng dẫn HS thay bóng đèn 
? Từng nhóm chỉ ra vùng bóng tối và vùng sáng mờ.
? Vì sao vòng đó sáng mờ như vậy
? Em có nhận xét gì về nguồn sáng chiếu tới trong 2 trường hợp.
Gv sử dụng mô hình 
Hiện tượng nhật thực, nguyệt thực
- HS đọc thông tin SGK
- GV đưa mô hình: Nhật thực - nguyệt thực
? Nhật thực diễn ra vào thời gian nào trong 1 ngày.
? Nguyệt thực trong thời gian nào
- Nhật thực 1 phần và toàn phần
- Khi nào thì xảy ra hiện tượng nhật thực
- Nguyệt thực
- HS làm C4.
3.. Củng cố:
	? Bóng tối, bóng nữa tối
	? Nhật thực - Nguyệt thực.
4 Dặn dò:
	- Xem lịch để quan sát hiện tượng nhất thực - nguyệt thực.
	- Hướng dẫn HS quan sát chiều cao cột đèn.
Tuần 4: Ngày soạn 06/09/2010
Tiết 4 Ngày dạy.07/09/2010
Bài 4: Định luật phản xạ ánh sáng
A. mục tiêu:
 - Nắm được phương pháp thí nghiệm đường đi của tia phản xạ trên gương biết xác định tia tới, tia phản xạ, pháp tuyến, góc tới, góc phản xạ, phát biểu được định luật phản xạ ánh sáng.
 - Rèn kĩ năng quan sát, thí nghiệm, vận dụng
 - Thái độ cẩn thận, hợp tác, say mê bộ môn.
B. phương pháp:
 Quan sát sư phạm
 Gợi mở , nêu vấn đề, thảo luận nhóm
C. Chuẩn bị: 
đối với nhóm hs
Đối với giáo viên
Nhóm:	
- 1 gương phẳng
- Chùm sáng hẹp
- Tờ giấy chia độ
Nội dung bài giảng
Dự kiến khả năng xảy ra
 d. tiến trình dạy học:
Hoạt động của hS
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động 1: Nhận biết gương phẳng, ảnh tạo bởi gương phẳng
Hs quan sát
- Hình của một vật quan sát được trong gương gọi là ảnh của vật tạo bởi gương.
Hoạt động 2: Nhận biết hiện tượng phản xạ as, ĐLPXAS
Hs quan sát 
Tia sáng bị hắt lại theo một hướng xác định
Hs hoạt động nhóm
Tiến hành TN quan sát cho nhận xét về tia phản xạ nằm trong mặt phẳng nào?
 S N R
 i i’
- Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng chưa tia tới và đường pháp tuyến của gương ở điểm tới.
- Góc phản xạ bằng góc tới.
Hs vận dung C4
1.Kiẻm tra bài cũ
? phát biểu ĐLTTAS
? Vẽ đương đi của tia sáng
2. Đặt vấn đề
SGK - GV làm TN.
Cho học sinh quan sát vật( gương phẳng)
- Cho HS quan sát hình mình ở trong gương và 1 ngòi  ... 1a theo nhóm.
-GV kiểm tra mạch mắc của các nhóm, 
động viên nhóm mắc nhanh, đúng. GV giúp đỡ các nhóm yếu.
-GV yêu cầu các nhóm đóng công tắc: Quan sát độ sáng các bóng đèn.
-Tháo một bóng đèn, đóng công tắc, quan sát độ sáng của bóng đèn còn lại, nêu nhận xét độ sáng của nó so với trước.
*Lưu ý HS: Đây là đặc điểm khác với đoạn mạch mắc nối tiếp (khi tháo bỏ 1 bóng đèn thì bóng còn lại không sáng).
-Trong thực tế, như ở lớp học mặc dù ta không nhìn thấy rõ cách mắc đèn, quạt điện nhưng theo các em đèn, quạt điện được mắc nối tiếp hay song song? Vì sao em biết?
-Gọi HS cho ví dụ về mạch điện mắc song song trong thực tế.
*Chuyển ý: Hiệu điện thế và cường độ dòng điện trong mạch điện mắc song song có đặc điểm gì khác so với đoạn mạch mắc nối tiếp.
-Yêu cầu các nhóm HS mắc vôn kế vào mạch điện tại các điểm yêu cầu ở phần 2 tr 79, 80 để đo hiệu điện thế tại các điểm 1 và 2, điểm 3 và 4, điểm M và N, ghi kết quả vào bảng 1 mẫu báo cáo thực hành.
-GV kiểm tra cách mắc vôn kế của các nhóm.
-Để đo hiệu điện thế giữa hai đầu đèn 1, em phải mắc vôn kế như thế nào với đèn 1?
-Yêu cầu đại diện các nhóm đọc kết quả bảng 1 và nhận xét của nhóm, gọi các nhóm khác nhận xét bổ sung.
-GV chốt lại nhận xét đúng. Yêu cầu HS sửa chữa nếu sai.
-Muốn đo cường độ dòng điện qua mạch rẽ 1 tức là cường độ dòng điện qua đèn 1 ta phải mắc ampe kế như thế nào với đèn 1?
-Yêu cầu HS tự mắc ampe kế đo cường độ dòng điện mạch rẽ I2 và cường độ dòng điện mạch chính I.
-Từ kết quả bảng 2, hoàn thành nhận xét b) cuối bảng 2.
-Hướng dẫn thảo luận kết quả và nhận xét, có thể kết quả I=I1+I2 không lớn có thể chấp nhận được và thông báo: Nếu sử dụng ampe kế tốt có độ chính xác cao hơn: I = I1 + I2.
-Yêu cầu HS làm bài tập 28.1 tr 29-SBT, yêu cầu HS chỉ ra hai điểm chung nếu hai đèn mắc song song.
-Hướng dẫn thảo luận kết quả, yêu cầu HS sửa chữa nếu sai.
-Trong mạch điện gồm 2 bóng đèn mắc song song , hiệu điện thế và cường độ dòng điện có đặc điểm gì?
-Muốn đo hiệu điện thế giữa hai đầu 1 bóng đèn trong mạch điện, ta phải chọn và mắc vôn kế vào mạch điện như thế nào?
Tuần 34: Ngày soạn: 21/04/2011
Tiết 33 Ngày dạy: 22/04/ 2011
Bài 29: an toàn khi sử dụng điện
MụC TIÊU:
Kiến thức: -Biết giới hạn nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể người.
 - Biết sử dụng đúng loại cầu chì để tránh tác hại của hiện tượng đoản mạch.
 - Biết và thực hiện một số quy tắc ban đầu để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện.
 2.Thái độ: Luôn có ý thức sử dụng điện an toàn.
 B. CHUẩN Bị CủA GV Và HọC SINH.
 Cả lớp: -Một số loại cầu chì có ghi số ampe(A), trong đó có loại 1A.
 - Máy biến áp hạ áp. -1 bóng đèn 6V hay 12V phù hợp.
 -1 công tắc. -5 đoạn dây nối có vỏ bọc cách điện. -1 bút thử điện.
 Phiếu học tập: Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành các quy tắc an toàmn khi sử dụng điện:
Chỉ làm TN với các nguồn điện có hiệu điện thế dưới.........................................
2. Phải sử dụng các dây dẫn có..................................................................................
3. Không được tự mình chạm vào .....................................và....................................
nếu chưa biết rõ cách sử dụng.
 4.Khi có người bị điện giật thì..................................... được chạm vào người đó mà cần phải tìm cách ........................................công tắc điện và gọi người cấp cứu.
Các nhóm: -2 pin (1,5 V). -1mô hình “người điện” ( Lấy ở bộ kĩ thuật điện lớp 5).
 -1 công tắc. -1 bóng đèn pin. -1ampe kế.
 -1 cầu chì có Imax0,5A. -5 đoạn dây nối có vỏ bọc cách điện C. PHƯƠNG PHáP: Trực quan, đàm thoại.
D. Tổ CHứC HOạT ĐộNG DạY HọC.
*H. Đ.1: Kiểm tra bài cũ – Tổ chức tình huống học tập (5 phút).
-Nêu tác dụng của dòng điện. Dòng điện qua cơ thể người có hại hay có lợi? Nếu dòng điện của mạng điện gia đìng trực tiếp đi qua cơ thể người thì có hại gì?
-HS: Nêu 5 tác dụng của dòng điện...
Dòng điện đi qua cơ thể người có trường hợp có lợi nhưng có trường hợp gây nguy hiểm đến tính mạng con người.
 Tổ chức tình huống học tập: Có điện thật là ích lợi, thuận tiện nhưng nếu sử dụng điện không an toàn thì điện có thể gây thiệt hại về người và tài sản. Vậy sử dụng điện như thế nào là an toàn? Bước đầu ta sẽ tìm hiểu một số quy tắc đảm bảo an toàn điện trong tiết học hôm nay.
*H. Đ.2: Tìm hiểu các tác dụng và giới hạn nguy hiểm của dngf dòng điện đối với cơ thể người (12 phút).
I. Dòng điện đi qua cư thể người có thể gây nguy hiểm
-GV cắm bút thử điện vào một trong hai lỗ của ổ lấy điện để học sinh quan sát khi nào thì bút thử điện sáng:
 Cầm bút thử điện theo hai cách:
+Cách 1: Chỉ cầm tay vào vỏ nhựa của bút thử điện.
+Cách 2: Tay cầm tiếp xúc vào chốt cài bằng kim loại của bút thử điện và thử vào cả hai lỗ của ổ lấy điện.
 GV thông báo lỗ mắc với dây nóng của ổ lấy điện.
-Yêu cầu HS trả lời câu hỏi C1.
Như vậy khi sử dụng thiết bị kiểm tra cũng phải sử dụng đúng kĩ thuật.
-Yêu cầu HS làm việc theo nhóm: Lắp mạch điện hình 29.1và thực hiện kiểm tra theo hướng dẫn SGK tr 82 để hoàn thành nhận xét.
-GV hướng dẫn tháo luận để có nhận xét đúng.
Chuyển ý: Khi dòng điện đi qua cơ thể không phải trường hợp nào cũng gây nguy hiểm. Vậy giới hạn nguy hiểm đối với dòng điện qua cơ thể người là bao nhiêu?
-Yêu cầu HS đọc phần thông báo mục 2 trong SGK.
-GV bổ sung thêm: Dòng điện có cường độ 70mA trở lên, tương ứng với hiệu điện thế từ 40V trở lên, làm tim ngừng đập.
Chuyển ý: Một trong những nguyên nhân gây hoả hoạn, ta thường thấy nói nguyên nhân là do chập điện ( hay đoản mạch). Ta sẽ tìm hiểu về hiện tượng này.
-HS quan sát Gv làm TN để trả lời câu C1.
C1: Bóng đèn của bút thử điện sáng khi đưa đầu của bút thử điện vào lỗ mắc với dây “nóng” của ổ lấy điện và tay cầm phải tiếp xúc với chốt cài bằng kim loại của bút thử điện.
Nhận xét: Dòng điện có thể đi qua(chạy qua) cơ thể người khi chạm vào mạch điện tại bất cứ vị trí nào của cơ thể.
Bài 29.2 tr 30 SBT.
I > 25mA –Làm tổn thương tim.
I > 70mA - Làm tim ngừng đập.
I > 10 mA- Co giật các cơ.
*H. Đ.3: Tìm hiểu về hiện tượng đoản mạch và tác dụng của cầu chì(15 phút).
II. Hiện tượng đản mạch và tác dụng của cầu chì.
-GV mắc mạch điện và làm TN về hiện tượng đoản mạch như hướng dẫn SGK. Yêu cầu HS quan sát ghi lại số chỉ của ampe kế và trả lời câu hỏi C1.
-Yêu cầu HS nhớ lại các tác dụng của dòng điện và thảo luận nhóm về tác hại của hiện tượng đoản mạch.
Chuyển ý: Để báo vệ các thiết bị điện, người ta sử dụng cầu chì. Chúng ta tiếp tục tìm hiểu về cấu tạo và tác dụng của cầu chì.
-Yêu cầu HS nhớ lại những hiểu biết về cầu chì đã học ở lớp 5 và bài 22.
-GV làm TN đoản mạch như sơ đồ hình 29.3. HS nêu hiện tượng xảy ra với cầu chì khi xảy ra đoản mạch.
-GV liên hệ thực tế hiện tượng đoản mạch như vỏ bọc dây dẫn bị hở, hai lõi dây tiếp xúc nhau ( chập điện).
-Hướng dẫn HS tìm hiểu về cầu chì qua quan sát hình 29.4 và cầu chì thật, nêu ý nghĩa con số ghi trên cầu chì? GV có thể lấy 1 ví dụ cụ thể. Yêu cầu HS giải thích.
-Yêu cầu HS trả lời C5.
C1: Khi bị đoản mạch, dòng điện trong mạch có cường độ lớn hơn.
-Tác hại của hiện tượng đoản mạch:
+Gây cháy vỏ bọc dây và các bộ phận khác tiếp xúc với nó hoả hoạn.
+làm đứt dây tóc bóng đèn, dây trong các mạch điện của các dụng cụ dùng điện...
Hỏng các thiết bị điện.
Khi đoản mạch dây chì nóng đỏ, chảy đứt và ngắt mạch (đèn tắt) bóng đèn được bảo vệ.
Sự cần thiết phải sử dụng cầu chì trong mạch điện gia đìng.
-Dòng điện có cường độ vượt quá giá trị định mức thì cầu chì sẽ đứt.
*H. Đ.4: Tìm hiểu các quy tắc an toàn (Bước đầu) khi sử dụng điện (5 phút).
III.Các quy tắc an toàn khi sử dụng điện.
-HS đọc phần III và hoàn thành bài tập điền ô trống, hoàn thành các quy tắc an toàn khi sử dụng điện.
-HS thảo luận nhóm hoàn thành bài tập.
-GV yêu cầu giải thích 1 số điểm trong quy tắc an toàn đó.
1.Chỉ làm TN với các nguồn điện có hiệu điện thế dưới 40V.
2.Phải sử dụng các dây dẫn có vỏ bọc cách điện.
3. Không được tự mình tiếp xúc với mạng điện dân dụng và các thiết bị điện nếu chưa biết rõ cách sử dụng.
4. Khi có người bị điện giật thì không được chạm vào người đó mà phải tìm cách ngắt ngay công tắc điện và gọi người cấp cứu.
Tuần 35: Ngày soạn: 25/04/2011
Tiết 3 Ngày dạy: 29/04/ 2011
Kiểm tra học kỳ II
Tiết: 
tổng kết chương 3 : điện học
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
	- Hệ thống hóa được các kiến thức của chương Điện học
2. Kĩ năng:
	- Trả lời được các câu hỏi và bài tập tổng tập chương
	3. Thái độ:
	- Có ý thức vận dụng kiến thức để giải thích 1 số hiện tượng đơn giản
	- Nghiêm túc trong giờ học.
II. Chuẩn bi:
1. Giáo viên: 
	- hệ thồng câu hỏi ôn tập, bảng trò chơi ô chữ.
2. Học sinh: 
	- Xem lại các kiến thức có liên quan.
III. Tiến trình tổ chức day - học:
	1. ổn định: (1 phút)	Lớp: 7	Tổng:	Vắng:
2. Kiểm tra: (0 phút)
3. Bài mới:
hoạt động của thầy và trò
TG
nội dung
Hoạt động 1:
GV: nêu hệ thống các câu hỏi để học sinh tự ôn tập
HS: suy nghĩ và trả lời các câu hỏi của phần ôn tập trên
GV: tổng hợp ý kiến và đưa ra kết luận chung cho từng câu hỏi của phần này.
10’
I. Tự kiểm tra.
Hoạt động 2:
HS: suy nghĩ và trả lời câu C1
GV: gọi HS khác nhận xét, bổ xung sao đó đưa ra kết luận cho câu C1
HS: suy nghĩ và trả lời câu C2
GV: gọi HS khác nhận xét, bổ xung sao đó đưa ra kết luận cho câu C2
HS: suy nghĩ và trả lời câu C3
GV: gọi HS khác nhận xét, bổ xung sao đó đưa ra kết luận cho câu C3
 HS: suy nghĩ và trả lời câu C4 + C5
GV: gọi HS khác nhận xét, bổ xung và đưa ra kết luận cho câu C4 + C5
HS: thảo luận với câu câu C6 
 Đại diện các nhóm trình bày
 Các nhóm tự nhận xét, bổ xung cho câu trả lời của nhau.
GV: tổng hợp ý kiến và đưa ra kết luận chung cho câu C6
 HS: suy nghĩ và trả lời câu C7
GV: gọi HS khác nhận xét, bổ xung sao đó đưa ra kết luận cho câu C7
15’
II. Vận dụng.
C1: 
ý D
C2: 
-
-
+
-
 A B A B 
+
+
-
+
 A B A B 
C3: cọ xát mảnh nilông bằng miếng len thì mảnh nilông bị nhiễm điện âm và nhận thêm electron còn miếng lên mất bớt electron.
C4: 
ý C
C5: 
ý C
C6: ta thấy:
U1 = U2 = 3V
nếu mắc nối tiếp 2 bóng đèn này thì :
U12 = U1 + U2 = 3 + 3 = 6V
vậy phải mắc vào nguồn điện 6V
C7:
vì 2 đnè được mắc song song với nhau nên: I = I1 + I2
=> I2 = I - I1 = 0,35 - 0,12 = 0,23 A
vậy số chỉ của ampe kế A2: 0,23 A
Hoạt động 3:
HS: thảo luận với các câu hỏi hàng ngang của trò chơi ô chữ
Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm tự nhận xét, bổ xung cho câu trả lời của nhau.
GV: Tổng hợp ý kiến và đưa ra kết luận chung cho từ hàng dọc
10’
III. Trò chơi ô chữ.
IV. Củng cố: (7 phút)
	- Giáo viên hệ thống hóa lại các kiến thức trọng tâm
	- Hướng dẫn làm bài tập trong sách bài tập.
V. Hướng dẫn học ở nhà: (2 phút)
	- Học bài và làm các bài tập trong sách bài tập
	- Chuẩn bị cho giờ sau.
hết.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 8(1).doc