Thiết kế bài dạy Mỹ thuật Lớp 8 - Tiết 26, Bài 26: THMT Vài nét về Mỹ thuật Ý (Italia) thời kỳ Phục Hưng - Trần Anh Mỹ

Thiết kế bài dạy Mỹ thuật Lớp 8 - Tiết 26, Bài 26: THMT Vài nét về Mỹ thuật Ý (Italia) thời kỳ Phục Hưng - Trần Anh Mỹ

* Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu vài nét khái quát về thời kì Phực hưng ở Ý

- GV giới thiệu sự hình thành của thời kì Phục hưng rồi đặt câu hỏi

- CH: Phục hưng là gì?

- GV giải thích và ghi bảng

- Củng cố : Ý là cái nôi, là đỉnh sáng cao của nghệ thuật Phục hưng mà hào quang còn mãi tới ngày nay.

* Hoạt động 2 : Tìm hiểu vài nét về mĩ thuật Ý thời kì Phục hưng.

- Mĩ thuật Phục hưng phát triển qua mấy giai đoạn ?

- GV giới thiệu các giai đoạn phát triển của thời kì Phục hưng.

- GV chia lớp thành 4 nhóm để thảo luân về các giai đoạn phát triển của mĩ thuật Ý thời kì Phục hưng: nhóm 1 gđ 1,nhóm 2 gđ 2, nhóm 3 gđ 3 với các câu hỏi :

- CH: Xuất hiện vào thời gian nào ?

- CH: Trung tâm nghệ thuật chính ?

- CH: Các hoạ sĩ và các tác phẩm ?

- CH: Xu hướng nghệ thuật các giai đoạn?

 + Nhóm 4: Nêu một vài đặc điểm của mĩ thuật Ý thời kì Phục hưng.

- Sau khi các nhóm trình bày lên bảng xong GV nhận xét và bổ sung.

- GV cho HS xem một số tác phẩm cảu các tác giả nổi tiếng để HS hiểu thêm.

- Củng cố

 

doc 3 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 711Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy Mỹ thuật Lớp 8 - Tiết 26, Bài 26: THMT Vài nét về Mỹ thuật Ý (Italia) thời kỳ Phục Hưng - Trần Anh Mỹ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 26 - BÀI 26: TTMT
VÀI NÉT VỀ MỸ THUẬT Ý(ITALIA)
THỜI KỲ PHỤC HƯNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Học sinh hiểu một vài nét về sự ra đời của nền văn hoá thời kỳ Phục hưng Ý.
- Học sinh có thái độ trân trọng, yêu mến các nền văn hoá nhân loại, trong đó có mĩ thuật Ý thời kỳ Phục hưng.
II. CHUẨN BỊ:
	1. Đồ dùng dạy – học:
	* Giáo viên: 
	- Tài liệu tham khảo về mĩ thuật thời kỳ Phục hưng Ý.
	- Các Tranh, ảnh về thời Phục hưng.
	* Học sinh:
	- Xem trước bài 26 vài nét về mĩ thuật Ý thời kỳ Phục hưng.
	2. Phương pháp dạy – học:
	- Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:
	1. Ổn định tổ chức:
	- Kiểm tra sĩ số: lớp trưởng báo cáo
	2. Giới thiệu bài mới:
	- Cho HS xem một số tranh, ảnh của thời kỳ Hi Lạp, La Mã cổ đại và đặt câu hỏi
	+ Em hãy quan sát các hình ảnh.
	? Cho biết tên các hình ảnh.
	? Các hình ảnh thuộc thời kì nào.
	GV củng cố và giới thiệu bài mới: ghi bài mới lên bảng.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HĐ CỦA TRÒ
NỘI NUNG GHI BẢNG
* Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu vài nét khái quát về thời kì Phực hưng ở Ý
- GV giới thiệu sự hình thành của thời kì Phục hưng rồi đặt câu hỏi
- CH: Phục hưng là gì?
- GV giải thích và ghi bảng
- Củng cố : Ý là cái nôi, là đỉnh sáng cao của nghệ thuật Phục hưng mà hào quang còn mãi tới ngày nay.
- HSTL
- HS lắng nghe.
I. Khái quát về thời kì Phực hưng ở Ý:
- Phong trào Phục hưng với ý nghĩa khôi phục và làm cho hưng thịnh hơn nền văn hóa Hi lạp, La Mã cổ đại. Thoát khỏi sự thống trị của nhà thờ thiên chúa giáo.
- Thời kì Phục hung là thời kì khoa học - kĩ thuật, văn học - nghệ thuât phát triển rất mạnh, đặc biệt là mĩ thuật.
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu vài nét về mĩ thuật Ý thời kì Phục hưng.
- Mĩ thuật Phục hưng phát triển qua mấy giai đoạn ?
- GV giới thiệu các giai đoạn phát triển của thời kì Phục hưng.
- GV chia lớp thành 4 nhóm để thảo luân về các giai đoạn phát triển của mĩ thuật Ý thời kì Phục hưng: nhóm 1 gđ 1,nhóm 2 gđ 2, nhóm 3 gđ 3 với các câu hỏi :
- CH: Xuất hiện vào thời gian nào ?
- CH: Trung tâm nghệ thuật chính ?
- CH: Các hoạ sĩ và các tác phẩm ?
- CH: Xu hướng nghệ thuật các giai đoạn?
 + Nhóm 4: Nêu một vài đặc điểm của mĩ thuật Ý thời kì Phục hưng.
- Sau khi các nhóm trình bày lên bảng xong GV nhận xét và bổ sung.
- GV cho HS xem một số tác phẩm cảu các tác giả nổi tiếng để HS hiểu thêm.
- Củng cố
- HS thực hiện thảo luận nhóm và trình bày bảng.
- HS lắng nghe và ghi bài vào vở.
- HS quan sát
II. Vài nét về mĩ thuật Ý thời kì Phục hưng.
* Mĩ thuật Ý thời kì Phục hưng phát triển có 3 giai đoạn chính :
1. Giai đoạn đầu tiên: 
- Thế kỉ XIV, đánh dấu bước đi chập chững cho xu thế hiện thực mới.
- Trung tâm nghệ thuật lớn là: Phờ-lo-răng-xơ và xiên-nơ.
- Các hoạ sĩ: Xi-ma-buy và người học trò tài năng của ông là Giốt-tô.
- Xu hướng nghệ thuật hiện thực với các bức bích hoạ vẽ theo sự tích trong Kinh thánh..
2. Giai đoạn thứ hai
- Thế kỉ XV, còn gọi là giai đoạn tiền Phục hưng.
- Trung tâm nghệ thuật lớn: Phờ-lo-răng-xơ và Vơ-ni-dơ.
- Các hoạ sĩ : Ma-dắc-xi-ô và Bô-ti-xen-li
- Xu hướng nghệ thuật: thường dùng các chủ đề tôn giáo và các nhân vật trong Kinh thánh, các nhân vật thần thoại để tái tạo nên khung cảnh hiện thực và con người lúc bấy giờ.
3. Giai đoạn ba :
- Thế kỉ XVI, còn gọi là giai đoạn Phục hưng cực thịnh.
- Trung tâm lớn nhất lúc này là Rô-ma (Thủ đô nước Ý).
- Các họa sĩ tài năng, những con người uyên bát, đa tài như: Lê-ô-na đờ vanh-xi, Mi-ken-lăng-giơ, Ra-pha-en, Gióc-giôn, Ti-xiêng, Tanh-tô-rê
- Xu thế nghệ thuật đã phát triển đến đình cao sáng tạo về sự cân bằng, trong sáng và hài hoà.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc đỉêm của mĩ thuật Ý thời kì Phục hưng.
- Các đặc điểm của mĩ thuật Ý thời kì Phục hưng được nhóm 4 thảo luận ở trên với các câu hỏi:
 + CH: Nêu chủ đề được sáng tác trong các tác phẩm?
 + CH: Hình ảnh con người được thể hiện như thế nào?
 + CH: Không gian trong các tác phẩm được diển tả như thế nào?
 + CH: Xu hướng nghệ thuật ?
- Củng cố
III. Đặc đỉêm của mĩ thuật Ý thời kì Phục hưng :
- Trong sáng tác, các hoạ sĩ, nhà điêu khắc thường khai thác các chủ đề tôn giáo, các nhân vật trong kinh thánh hoặc thần thoại để tạo nên khung cảnh hiện thực và con người đương thời.
- Hình ảnh con người được thể hiện có tỉ lệ cân đối, biểu hiện nội tâm sâu sắc, sống động và chân thực.
- Các hoạ sĩ tìm cách diễn tả ánh sáng, chiều sâu theo luật xa gần của không gian trong tác phẩm.
- Xu hướng nghệ thuật hiện thực ra đời và ngày càng đạt đến đỉnh cao của sự mẫu mực.
* Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập.
- GV hệ thống cũng cố lại kiến thức bằng các câu hỏi ngắn gọn:
 + Nêu các giai đoạn phát triển và trung tâm chính của mĩ thuật Ý thời kì Phục hưng.
 + Nêu tên các họa sĩ gắn liền với các giai đoạn đó ?
 + Xu hướng nghệ thuật?
- GV đánh giá tinh thần học tập của HS.
( Nếu còn thời gian tổ chức chơi trò chơi).
- HSTL các câu hỏi mà GV đặt ra.
* Hoạt động 5 : Dặn dò
- Chuẩn bị bài học sau: 
Bài 27 : Đề tài Cảnh Đẹp Đất nước
 + Sưu tầm một số tranh, ảnh về đề tài này cảnh đẹp đất nước.
 + chuẩn bị : vở vẽ, bút chì, tẩy, màu
- HS ghi nhớ
TIÕT HäC KÕT ThóC

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 26 My thuat y Thoi ki Phucc hung.doc