Tham luận Những giải pháp về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS thị trấn Hải Lăng

Tham luận Những giải pháp về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS thị trấn Hải Lăng

 Thực hiện chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2005-2010, ngành giáo dục đang tích cực đổi mới nội dung chương trình và phương pháp dạy học; đổi mới công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Chăm lo bồi dưỡng HSG là công việc thường xuyên, trọng tâm của mỗi đơn vị giáo dục để phấn đấu cho mục tiêu “Nâng cao dân trí - Đào tạo nhân lực - Bồi dưỡng nhân tài”

Nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng HSG, trong những năm qua cùng với việc triển khai thực hiện nhiệm vụ giáo dục toàn diện một cách nghiêm túc, nhà trường đã có những giải pháp hữu hiệu, phát huy được thế mạnh của mình để trường trọng điểm chất lượng cao của huyện, của tỉnh.

 

docx 5 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 798Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tham luận Những giải pháp về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS thị trấn Hải Lăng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHỮNG GIẢI PHÁP 
VỀ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI 
Ở TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN HẢI LĂNG
Tham luận của Thầy Lê Dư
Hiệu trưởng Trường THCS Thị trấn Hải Lăng
 Thực hiện chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2005-2010, ngành giáo dục đang tích cực đổi mới nội dung chương trình và phương pháp dạy học; đổi mới công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Chăm lo bồi dưỡng HSG là công việc thường xuyên, trọng tâm của mỗi đơn vị giáo dục để phấn đấu cho mục tiêu “Nâng cao dân trí - Đào tạo nhân lực - Bồi dưỡng nhân tài”
Nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng HSG, trong những năm qua cùng với việc triển khai thực hiện nhiệm vụ giáo dục toàn diện một cách nghiêm túc, nhà trường đã có những giải pháp hữu hiệu, phát huy được thế mạnh của mình để trường trọng điểm chất lượng cao của huyện, của tỉnh.
Trong 5 năm từ năm học 2005-2006 đến 2009-2010 trường THCS Thị trấn Hải Lăng một trường với quy mô nhỏ (10 lớp và chưa tới 400 HS) nhưng lại có số giải học sinh giỏi không hề nhỏ với:
* 01 giải Bạc Quốc gia (giải toán qua internet), 
* 103 giải HSG cấp tỉnh (7 giải Nhất, 23 giải Nhì, 32 gải Ba, 41 giải KK), Riêng HSG 9 môn văn hóa lớp 9 có 74 giải (39 giải Nhất, 14 giải Nhì, 22 giải Ba, 34 giải KK).
 * 193 giải HSG cấp huyện (7 giải Nhất, 49 giải Nhì, 57 giải Ba, 48 giải KK). Riêng HSG 9 môn văn hóa lớp 9 có 147 giải (28 giải Nhất, 36 giải Nhì, 48 giải Ba, 25 giải KK)
* Là trường dẫn đầu toàn Tỉnh về số lượng HSG cấp tỉnh tính trên học sinh lớp 9 (theo số liệu thống kê của Trung tâm CNTT- NN Sở GD&ĐT). Đặc biệt năm học 2008-2009 trường có đến 25 HSG cấp tỉnh, chiếm gần 30% học sinh lớp 9. 
Hằng năm trường có từ 3 đến 8 học sinh lớp 9 thi đỗ vào các trường chuyên trong và ngoài tỉnh. Nhiều học sinh của trường trở thành những học sinh xuất sắc của các lớp chuyên có tiếng tăm như THPT Quốc học, lớp chuyên của ĐHKH Huế. Gần đây nhất 1 cựu HS của Trường (hiện là học sinh lớp 10 của THPT Quốc học Huế) đã có đề tài khoa học đạt giải KK Hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật (Intel –ISEF) Quốc gia.
Ghi nhận những thành tích đó, ngày 5/11/2009 nhà trường được Thủ Tướng Chính phủ tặng bằng khen và năm 2010 được UBND tỉnh Quảng trị tặng cờ thi đua đơn vị xuất sắc nhất. Trong khuôn khổ của tham luận này, chúng tôi muốn chia sẻ với các đồng nghiệp những giải pháp cho công tác bồi dưỡng HSG như sau:
1. Việc phát hiện học sinh giỏi được tiến hành từ lớp đầu cấp. Thông qua giáo viên trực tiếp giảng dạy và GVCN lớp phát hiện học sinh có năng khiếu, học giỏi để báo cáo với nhà trường xây dựng kế hoạch bồi dưỡng. Trong các năm lớp 6,7 bồi dưỡng theo phương pháp lồng ghép và hướng dẫn về nhà tự học, đồng thời ở lớp giáo viên có phương pháp bồi dưỡng riêng, thường xuyên cung cấp thêm những câu hỏi, những bài tập nâng cao để phát huy trí lực, óc sáng tạo của học sinh, đồng thời giáo dục rèn luyện phương pháp học tập tích cực, tự nghiên cứu, tự tìm tòi, tự học để nâng cao kiến thức cũng như rèn luyện kỹ năng theo môn mà học sinh có năng khiếu. 
2. Bước vào đầu năm lớp 8, chuyên môn nhà trường tiến hành chọn đội tuyển bồi dưỡng sau đó tổ chức khảo sát để chọn đội tuyển chính thức của trường, nhà trường tổ chức họp hội CMHS để có sự phối hợp trong quá trình bồi dưỡng và luôn động viên phong trào, cho đến tháng 5 hằng năm đội tuyển tham gia kỳ thi khảo sát do Phòng tổ chức. Bước vào đầu năm lớp 9 các em được giới thiệu tham gia kỳ thi HSG cấp huyện, những học sinh được chọn vào đội tuyển được tham gia bồi dưỡng tuần 3 buổi đến tháng 4 thi HSG cấp tỉnh. Trong thời gian bồi dưỡng tập trung nhà trường khuyến khích GV bộ môn kèm cặp thêm, bộ môn nào đạt được nhiều giải và chất lượng giải cao được nhà trường động viên kịp thời.
3. Bồi dưỡng HSG yêu cầu cao hơn về mọi mặt. Phương ngôn có câu “ Trở thành nhân tài một phần do tài năng còn chín mươi chín phần là ở sự tôi luyện” Vì lẽ đó giáo viên bồi dưỡng chú trọng bồi dưỡng để nâng cao kiến thức, kỹ năng, bồi dưỡng tư duy sáng tạo, phương pháp học tập, phương pháp tự học tự nghiên cứu, tự tìm tòi cho HSG.
 4. Đối với giáo viên bồi dưỡng nhà trường bố trí giáo viên phải giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng HSG, để dạy HSG người thầy phải biết hướng dẫn HS độc lập suy nghĩ, sáng tạo khi giải quyết vấn đề, GV phải tìm tòi, sưu tầm các đề thi, các tài liệu liên quan, tiến hành bồi dưỡng sát với chương trình nội dung. Một yếu tố không thể thiếu đó là GV phải nhiệt tình, tận tâm tận lực với công tác bồi dưỡng, đồng thời GV phải biết xây dựng chương trình bồi dưỡng, dẫn dắt học sinh từ cái cơ bản của nội dung chương trình chính khóa từ đó tiến tới chương trình nâng cao và phải thấy được có thêm một HSG là đem đến thêm một niềm hạnh phúc .
5. Tham mưu với lãnh đạo địa phương và Hội CMHS để có những chủ trương ưu đãi GV bồi dưỡng cũng như HSG các cấp. Trong những năm qua Đảng ủy, UB Thị trấn đã có nhiều chủ trương ưu tiên cho sự nghiệp giáo dục như công tác xã hội hóa giáo dục trích từ nguồn đấu đất, nguồn phụ huynh đóng góp để xây nhà Thư viện - Thực hành, Hội khuyến học khen thưởng cho học sinh học giỏi 10 triệu đồng/năm. Nhà trường cũng đã phối hợp cùng BCH hội CMHS, hội khuyến học thị trấn xây dưng quỹ khuyến học khuyến tài, có sự phối hợp giữa nhà trường - gia đình - xã hội luôn theo dõi động viên phong trào học giỏi, học sinh tài năng. 
 6. Động viên khen thưởng kịp thời các em có thành tích cao. Những hình ảnh, bằng khen, giấy khen, huy chương phải được trưng bày lưu giữ một cách rất trân trọng ở phòng truyền thống để các thế hệ học sinh sau noi giương học tập. Hằng năm các em HSG được nhà trường, Hội khuyến học, Hội CMHS tổ chức khen thưởng chu đáo. Đối với giáo viên bồi dưỡng có học sinh đạt kết quả cao ngoài phần thưởng qui định hằng năm trường còn được động viên kịp thời (“thưởng nóng” ...) sau những kỳ thi HSG huyện tỉnh. 
7. Phải thấy rõ và làm cho mọi người cùng đồng tình rằng: Bồi dưỡng học sinh giỏi là một công việc đòi hỏi có sự chung tay, góp sức của tập thể sư phạm, của phụ huynh và học sinh ... Nhưng trách niệm nặng nề nhất vẫn là người giáo viên trực tiếp bồi dưỡng - những người luôn trăn trở tìm giải pháp hay nhất, tài liệu hay nhất, bỏ ra nhiều công sức nhất, luôn lo lắng và chịu áp lực lớn nhất để mang lại thành tích cho trường .... Để cùng với sẻ chia niềm vui là sự thông cảm, động viên mỗi khi không có giải hoặc giải thấp ở một bộ môn nào đó.
Kính thưa quý vị đại biểu!
Trong 5 năm qua, mặc dù nhà trường còn không ít khó khăn về CSVC, thiết bị dạy học nhưng với niềm tin, sự động viên khích lệ, sự chỉ đạo sát sao của Phòng GD&ĐT, sự quan tâm sâu sắc của lãnh đạo địa phương và hỗ trợ của phụ huynh học sinh, thầy trò trường trường THCS Thị trấn Hải Lăng đã phấn đấu để luôn giữ được ngọn cờ tiên phong về HSG.Nhân Hội nghị này chúng tôi cũng mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm hơn nữa của quý cấp Lãnh đạo và các Ban ngành đoàn thể để nhà trường phấn đấu đạt được mục tiêu xây dựng trường kiểu mẫu chất lượng cao của Huyện.

Tài liệu đính kèm:

  • docxTham luan ve giai phap HSG.docx