Tài liệu ôn tập Văn bản 8 _học kỳ II theo chuẩn KTKN

Tài liệu ôn tập Văn bản 8 _học kỳ II theo chuẩn KTKN

Nhớ rừng – Thế Lữ -Hình tượng con hổ :

 +Được khắc họa trong hoàn cảnh bị giam cầm trong vườn bách thú, nhớ rừng, tiếc nuối những tháng ngày huy hoàng sống giữa đại ngàn hùng vĩ;

 +Thể hiện khát vọng hướng về cái đẹp tự nhiên – một đặc điểm thường thấy trong thơ ca lãng mạn.

-Lời tâm sự của thế hệ trí thức những năm 30 :

 +Khao khát tự do, chán ghét thực tại tầm thường, tù túng;

 +Biểu lộ lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước. -Sử dụng bút pháp lãng mạn, với nhiều biện pháp nghệ thuật như nhân hóa, đối lập, phóng đại, sử dụng từ ngữ gợi hình, giàu sức biểu cảm.

-Xây dựng hình tượng nghệ thuật có nhiều tầng ý nghĩa.

-Có âm điệu thơ biến hóa qua mỗi đoạn thơ nhưng thống nhất ở giọng điệu dữ dội, bi tráng trong toàn bộ tác phẩm. Mượn lời con hổ trong vườn bách thú, tác giả kín đáo bộc lộ tình cảm yêu nước, niềm khao khát thoát khỏi kiếp đời nô lệ.

 

doc 6 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 971Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu ôn tập Văn bản 8 _học kỳ II theo chuẩn KTKN", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu ôn tập văn bản 8 _học kỳ II THEO CHUẩN KTKN
**************
STT
Tên văn bản
Nội dung
Nghệ thuật
ý nghĩa văn bản
1
Nhớ rừng – Thế Lữ
-Hình tượng con hổ :
 +Được khắc họa trong hoàn cảnh bị giam cầm trong vườn bách thú, nhớ rừng, tiếc nuối những tháng ngày huy hoàng sống giữa đại ngàn hùng vĩ;
 +Thể hiện khát vọng hướng về cái đẹp tự nhiên – một đặc điểm thường thấy trong thơ ca lãng mạn.
-Lời tâm sự của thế hệ trí thức những năm 30 :
 +Khao khát tự do, chán ghét thực tại tầm thường, tù túng;
 +Biểu lộ lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước.
-Sử dụng bút pháp lãng mạn, với nhiều biện pháp nghệ thuật như nhân hóa, đối lập, phóng đại, sử dụng từ ngữ gợi hình, giàu sức biểu cảm.
-Xây dựng hình tượng nghệ thuật có nhiều tầng ý nghĩa.
-Có âm điệu thơ biến hóa qua mỗi đoạn thơ nhưng thống nhất ở giọng điệu dữ dội, bi tráng trong toàn bộ tác phẩm.
Mượn lời con hổ trong vườn bách thú, tác giả kín đáo bộc lộ tình cảm yêu nước, niềm khao khát thoát khỏi kiếp đời nô lệ.
2
Quê hương – Tế Hanh
-Lời kể về quê hương làng biền :
 +Giới thiệu chung về làng biển “ vốn làm nghề chài lưới” bằng những lời thơ bình dị ;
 +Miêu tả cuộc sống lao động vất vả và niềm hạnh phúc bình dị của người dân làng biển qua các chi tiết miêu tả đoàn thuyền đánh cá ra khơi ; đoàn thuyền đánh cá trở về ; bến cá, con thuyền nằm nghỉ sau chuyến đi biển,
-Nỗi lòng của tác giả khôn nguôi về quê hương.
-Sáng tạo nên những hình ảnh của cuộc sống lao động thơ mộng.
-Tạo liên tưởng, so sánh độc đáo, lời thơ bay bổng, đầy cảm xúc.
-Sử dụng thể thơ 8 chữ hiện đại có những sáng tạo mới mẻ. Phóng khoáng.
Bài thơ là bày tỏ của tác giả về một tình yêu tha thiết đối với quê hương làng biển.
3
Khi con tu hú – Tố Hữu
Khi con tu hú thể hiện cảm nhận của nhà thơ về hai thế giới đối lập : cáI đẹp, tự do và cái ác, tù ngục :
-Khi con tu hú là thời khắc của mùa hè tràn đầy sức sống. ậ thời điểm đó, trí tưởng tượng của tác giả gọi về những âm thanh, màu sắc, hương vị và cảm nhận về không gian và cuộc sống tự do. Đặc biệt, sự sống tự nhiên trong bài thơ còn có ý nghĩa là sự sống trong cuộc đời tự do.
-Khi con tu hú còn là thời khắc hiện thực phủ phàng trong tù ngục bị giam cầm, xiềng xích, thể hiện niềm khao khát tự do của người chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh bị tù đày đang hướng tới cuộc đời tự do.
-Viết theo thể thơ lục bát, giàu nhạc điệu, mượt mà, uyển chuyển.
-Lựa chọn lời thơ đầy ấn tượng để biểu lộ cảm xúc khi thiết tha, khi lại sôi nổi, mạnh mẽ.
-Sử dụng các biện pháp tu từ điệp ngữ, liệt kê,vừa tạo nên tính thống nhất về chủ đề văn bản, vừa thể hiện cảm nhận về sự đối lập giữa niềm khao khát sự sống đích thức, đầy ý nghĩa với hiện tại buồn chán của tác giả vì bị giam hãm trong nhà tù thực dân.
Bài thơ thể hiện lòng yêu đời, yêu lí tưởng của người cộng sản trẻ tuổi trong hoàn cảnh ngục tù.
4
Tức cảnh Pác Bó – Hồ Chí Minh
Hiện thực cuộc sống của Bác Hồ ở Pác Bó
-Nhiều gian khổ, thiếu thốn.
-Sự nghiệp lớn dịch sử Đảng đòi hỏi phảI có niềm tin vững chắc, không thể lay chuyển.
-Hình ảnh nhân vật trữ tình hiện lên giữa thiên nhiên Pác Bó mang vẻ đẹp của người chiến sĩ cách mạng với phong thái ung dung, tự tại.
-Có tính chất ngắn gọn, hàm súc.
-Vừa mang đặc điểm cổ điển, truyền thống vừa có tính chất mới mẻ, hiện đại.
-Có lời thơ bình dị pha giọng đùa vui, hóm hỉnh.
-Tạo được tứ thơ độc đáo, bất ngờ, thú vị và sâu sắc.
Bài thơ thể hiện cốt cách tinh thần Hồ Chí Minh luôn tràn đầy niềm lạc quan, tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng.
5
Ngắm trăng ( Vọng nguyệt )– Hồ Chí Minh
-Hoàn cảnh đặc biệt :
+Trong nhà tù ;
+Không rượu, không hoa để thưởng lãm, khơi gợi nguồn thi hứng.
-Những hình ảnh đẹp :
+Vầng trăng soi qua song cửa nhà tù làm rung động tâm hồn nhà thơ.
+Người tù HCM với tâm hồn của một nhà thơ luôn hướng về cái đẹp.
-Nhà tù và cái đẹp, ánh sáng và bóng tối nhà tù, vầng trăng và người nghệ sĩ lớn, thế giới bên trong và ngoài nhà tù,sự đối sánh, tương phản vừa có tác dụng thể hiện sức hút của những vẻ đẹp khác nhau ở bài thơ này, vừa thể hiện sự hô ứng, cân đối thường thấy trong thơ truyền thống.
-ở chừng mực nhất định, lưu ý HS về sự khác nhau giữa nguyên tác và bản dịch thơ, từ đó thấy được tài năng HCM trong việc lựa chọn ngôn ngữ thơ.
Tác phẩm thể hiện sự tôn vinh cái đẹp của tự nhiên, của tâm hồn con người bất chấp hoàn cảnh ngục tù.
6
ĐI đường (Tẩu lộ) – Hồ Chí Minh
Hình ảnh của hiện thực : con đường nhiều gian khổ mà Tưởng Giới Thạch đày ải người tù ; người tù vượt qua chập chùng đường núi ; muôn trùng núi non trong tầm mắt con người khi lên đến đỉnh núi.
-ý nghĩa triết lí :
+Con đường cách mạng nhiều thử thách chông gai nhưng chắc chắn sẽ có kết quả tốt đẹp ;
+Người cách mạng phảI rèn luyện ý chí kiên định, phẩm chất kiên cường.
-Kết cấu chặt chẽ, lời thơ tự nhiên, bình dị, gợi hình ảnh và giàu cảm xúc.
-Tác dụng nhất định của bản dịch thơ trong việc chuyển dịch một bài thơ viết bằng chữ Hán sang tiếng Việt.
Đi đường viết về việc đi đường gian lao, từ đó nêu lên triết lí về bài học đường đời, đường cách mạng ; vượt qua gian lao sẽ tới thắng lợi vẻ vang.
7
Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu) – Lí Công Uẩn
Quyết định dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La đã được trình bày với các lí lẽ thuyết phục :
-Việc định đô ở các triều đại trong lịch sử Trung Quốc đã trở thành những sự kiện lớn. Điều này chứng tỏ đây là một vấn đề đáng suy nghĩ và cho thấy bài học về việc định đô có mối liên hệ đặc biết với sự hưng thịnh của đất nước.
-Căn cứ vào tình hình thực tế, tác giả chỉ ra vị thế của Hoa Lư, của Đại La về địa lí, phong thủy, chính trị, về sự sống muôn loài,từ đó, chỉ ra được ưu thế của thành Đại La là “kinh thành bậc nhất của đế vương muôn đời”, ban bố về việc dời đô từ Hoa Lư ra thành Thăng Long – một sự kiện lịch sử trọng đại đối với đất nước ta.
Chiếu dời đô thể hiện tầm nhìn về sự phát triển quốc gia Đại Việt, khát vọng độc lập, thống nhất của một dân tộc có ý thức, có truyền thống tự cường.
-Gồm có 3 phần chặt chẽ.
-Giọng văn trang trọng, thể hiện suy nghĩ, tình cảm sâu sắc của tác giả về một vấn đề hết sức quan trọng của đất nước.
-Lựa chọn ngôn ngữ có tính chất tâm tình, đối thoại ;
+Là mệnh lệnh nhưng Chiếu dời đô không sử dụng hình thức mệnh lệnh.
+Câu hỏi cuối cùng làm cho quyết định của nhà vua được người đọc, người nghe tiếp nhận, suy nghĩ và hành động một cách tự nguyện.
ý nghĩa lịch sử của sự kiện dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long và nhận thức về vị thế, sự phát triển đất nước của Lí Công Uẩn.
8
Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn
Để kêu gọi, khích lệ tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm, Hịch tướng sĩ từng bước tác động đến tướng sĩ suy nghĩ về :
+Tinh thần trung quân ái quốc ; gương những trung thần nghĩa sĩ trong sử sách Trung Quốc, kêu gọi tướng sĩ nhà Trần suy nghĩ về nghĩa vụ, trách nhiệm của bản thân đối với chủ tướng, cũng là đối với đất nước.
+Tình thế đất nước : tháI độ ngang ngược của giắc, âm mưu xâm lược của chúng đã bộc lộ rõ. Trong khi đó tướng sĩ nhà Trần vẫn bàng quan, không lo lắng cho hiểm họa xâm lăng đang đe dọa đất nước,
+Hành động mà các tướng sĩ phải làm : cảnh giác trước âm mưu xâm lược, tăng cường luyện tập Binh thư yếu lược, sẵn sàng chiến đấu chống kẻ thù.
-Lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén. Luận điểm rõ ràng, luận cứ chính xác.
-Sử dụng phép lập luận linh hoạt (so sánh, bác bỏ,), chặt chẽ (từ hiện tượng đến quan niệm, nhận thức ; tập trung vào một hướng từ nhiều phương diện).
-Sử dụng lời văn thể hiện tình cảm yêu nước mãnh liệt, chân thành, gây xúc động trong người đọc.
Hịch tường sĩ nêu lên vấn đề nhận thức và hành động trước nguy cơ đất nước bị xâm lược.
9
Nước Đại Việt ta (Trích Bình Ngô đại cáo) – Nguyễn Trãi
Nước Đại Việt ta là một đoạn trích tiêu biểu trong áng thiên cố hùng văn Bình Ngô Đại cáo có nội dung tư tưởng sâu sắc :
-Nền độc lập của dân tộc ta đã được khẳng định với nền văn hiến lâu đời, lãnh thổ, chủ quyền, truyền thống lịch sử và nhân tài hào kiệt.
-Vị thế đáng tự hào của dân tộc ta so với các dân tộc khác, đặc biệt là so với các triều đại phong kiến phương Bắc.
-Quan niệm nhân văn tiến bộ : “nhân nghĩa cốt ở yên dân”, làm nên đất nước là “hào kiệt đời nào cũng có” .
-Thể hiện quan niệm tiến bộ về đất nước : bao gồm không chỉ cương vực địa phận mà cả những giá trị tinh thần như văn hóa, truyền thống, tài năng của con người,
Đoạn văn tiêu biểu cho nghệ thuật hùng biện của văn học trung đại :
-Viết theo thể văn biền ngẫu.
-Lập luận chặt chẽ, chứng cứ hùng hồn, lời văn trang trọng, tự hào.
Nước Đại Việt ta thể hiện quan niệm, tư tưởng tiến bộ của Nguyễn TrãI về Tổ quốc, đất nước và có ý nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập.
10
Bàn luận về phép học (Luận học pháp) – La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp
-Đoạn trích trình bày quan điểm của Nguyễn Thiếp về sự học :
+Việc học dành cho đối tượng rộng rãI ;
+Mục đích của việc học : để thành người tốt, vì sự thịnh trị của đất nước ; học không cầu danh lợi ;
+Học phảI có phương pháp, học rộng rồi tóm lấy tính chất, học đi đôi với hành.
-Phê phán những quan niệm không đúng về việc học :
+Học để cầu danh lợi cho cá nhân ;
+Lối học chuộng hình thức.
Lập luận : đối lập hai quan niệm về việc học, lập luận của Nguyễn Thiếp bao hàm sự lựa chọn. Quan niệm, thái độ phê phán ấy cho thấy trí tuệ, bản lĩnh, nhận thức tiến bộ của người trí thức chân chính. Quan niệm ấy vẫn cón có ý nghĩa đối với chúng ta hôm nay.
-Có luận điểm rõ ràng, lí lẽ chặt chẽ, lời văn khúc chiết, thể hiện tấm lòng của một trí thức chân chính đối với đất nước.
Bằng hình thức lập luận chặt chẽ, sáng rõ, Nguyễn Thiếp nêu lên quan niệm tiến bộ của ông về sư học.
11
Thuế máu (Trích Bản án chế độ thực dân Pháp) – Nguyễn ái Quốc
-Thủ đoạn, mánh khóe nham hiểm của chính quyền thực dân Pháp đối với người dân các xứ thuộc địa :
+Thể hiện qua lời nói tráo trở, lừa dối : trước chiến tranh họ là nô lệ, chiến tranh xảy ra họ là anh hùng cứu quốc, chiến tranh kết thúc họ lại trở về thân phận nô lệ,
+Thể hiện qua hành động : bắt người dân thuộc địa phảI rời bỏ quê hương, làm việc cật lực trong các nhà máy, bỏ xác trên các chiến trường,
+Cướp bóc, đối xử bất cộng, tàn nhẫn với những người sống sót sau cuộc chiến ; cấp môn bài thuốc phiện để người dân thuộc địa tự hủy hoại cuộc sống của bản thận và của giống nòi,
-Số phận của những người dân thuộc địa ; đáng thương, khốn khổ, bị lừa dối, bị áp bức, bị đẩy vào tình cảnh cùng quẫn,Họ là nạn nhân của chính sách cai trị tàn bạo, nham hiểm của thực dân Pháp.
-Có tư liệu phong phú, xác thực, hình ảnh giàu giá trị biểu cảm.
-Thể hiện giọng điệu đanh thép.
-Sử dụng ngòi bút trào phúng sắc sảo, giọng điệu mỉa mai.
Văn bản có ý nghĩa như một “bản án” tố cáo thủ đoạn và chính sách vô nhân đạo của bọn thực dân đẩy người dân thuộc địa vào các lò lửa chiến tranh.
12
ĐI bộ ngao du (Trích Ê-min hay Về giáo dục) – Ru-xô
-Luận điểm chứng minh : lợi ích của việc đi bộ.
-Để giảI quyết luận điểm lớn nêu trên, nhà văn đưa ra các luận điểm nhỏ :
+Đi bộ ngao du tạo nên trạng thái tinh thần thoải mái, không bắt buộc, không phụ thuộc ;
+Đi bộ ngao du đem lại cơ hội trau dồi kiến thức, hiểu biết ;
+Đi bộ ngao du có tác dụng rèn luyện sức khỏe.
Như vậy, đI bộ ngao du đem lại cảm hứng tự do tuyệt đối ; bồi dưỡng nhận thức, làm giàu hiểu biết và rèn luyện sức khỏe, tinh thần của con người.
-Đưa dẫn chứng vào bài tự nhiên, sinh động, gắn với thực tiễn cuộc sống.
-Xây dựng các nhân vật của hoạt động giáo dục, một thầy giáo và một học sinh.
-Sử dụng đại từ nhân xưng tôi, ta hợp lí, gắn kết được nội dung mang tính khái quát và kiến thức mang tính chất trải nghiệm cá nhân, kinh nghiệm của bản thân người viết, làm cho lập luận thêm thuyết phục.
Từ những điều mà ”đi bộ ngao du” đem lại như tri thức, sức khỏe, cảm giác thoảI mái, nhà văn thể hiện tinh thần tự do dân chủ – tư tưởng tiến bộ của thời đại.
13
Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục (Trích Trưởng giả học làm sang) – Mô-li-e
-Sơ bộ về nhân vật ông Giuốc-đanh trong tác phẩm Trưởng giả học làm sang của Mô-li-e
-Ông Giuốc-đanh đi may lễ phục trở thành trò đùa, gây tiếng cười sảng khoái cho khán giả. Kịch tính phát triển như sau :
+Ông Giuốc-đanh có ý định may bộ quần áo sang trọng để khẳng định vị trí xã hội thượng lưu 
+Ông Giuốc-đanh thiếu hiểu biết, dốt nát trỏ thành nạn nhân của thói học đòi : bị ăn bớt vải, bộ lễ phục may hỏng (ngược hoa) ;
+Ông Giuốc-đanh háo danh trở thành nạn nhân của thói nịnh bợ : bị rút tiền thưởng.
Khắc họa tài tình tính cách lố lăng của nhân vật thông qua lời nói, hành động.
-Dựng nên lớp hài kịch ngắn với mâu thuẩn kịch được thể hiện sinh động, hấp dẫn, gây cười.
Kể về việc ông Giuốc-đanh muốn thay đổi cách ăn mặc, tác giả phê phán thói học đòi cao sang của tầng lớp trưởng giả.

Tài liệu đính kèm:

  • docTai lieu on tap Van 8 Ki 2.doc