Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi môn: Ngữ văn 8 –– Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi

Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi môn: Ngữ văn 8 –– Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi

BÀI 1:

KHÁI QUÁT VỀ VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN 1945

A: YÊU CẦU:

 - Giúp học sinh có cái nhìn tổng quan về giai đoạn văn học Việt Nam từ thế kỷ XX đến 1945

 - Rèn kỹ năng tổng hợp, khái quát vấn đề VH.

B: NỘI DUNG CƠ BẢN

1. Khái quát về tình hình xã hội và văn hoá Việt Nam những năm đầu thế kỷ

2. Quá trình phát triển của dòng văn học Việt Nam đầu thế kỷ

a) Chặng thứ nhất: Hai thập niên đầu thế kỷ XX

b) Chặng thứ hai: Những năm hai m¬ơi của thế kỷ XX

c) Chặng thứ ba: Từ đầu những năm 30 đến CMT8- 1945

3. Những đặc điểm chung của văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến CMT8 – 1945

a) Văn học đổi mới theo h¬ướng hiện đại hoá

b) Văn học hình thành hai khu vực (hợp pháp và bất hợp pháp) với nhiều trào l¬ưu cùng phát triển

c) Văn học phát triển với nhịp độ đặc biệt khẩn trư¬ơng, đạt đư¬ợc thành tựu phong phú.

4. Giới thiệu một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu cho từng trào l¬ưu văn học:

- Trào l¬ưu lãng mạn, nói lên tiếng nói của cá nhân giàu cảm xúc và khát vọng, bất hoà với thực tại ngột ngạt, muốn thoát khỏi thực tại đó bằng mộng t¬ưởng và bằng việc đi sâu vào thế giới nội tâm. Văn học lãng mạn th¬ường ca ngợi tình yêu say đắm, vẻ đẹp của thiên nhiên, của “ngày xư¬a” và th¬ường đ¬ượm buồn. Tuy văn học lãng mạn còn những hạn chế rõ rệt về tư¬ tư¬ởng, nh¬ưng nhìn chung vẫn đậm đà tính dân tộc và có nhiều yếu tố lành mạnh, tiến bộ đáng quý. Văn học lãng mạn có đóng góp to lớn vào công cuộc đổi mới để hiện đại hoá văn học, đặc biệt là về thơ ca.

 

doc 24 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 759Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi môn: Ngữ văn 8 –– Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
MÔN: NGỮ VĂN 8
*****
BÀI 1:
KHÁI QUÁT VỀ VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN 1945
A: YÊU CẦU:
 - Giúp học sinh có cái nhìn tổng quan về giai đoạn văn học Việt Nam từ thế kỷ XX đến 1945
 - Rèn kỹ năng tổng hợp, khái quát vấn đề VH.
B: NỘI DUNG CƠ BẢN
1. Khái quát về tình hình xã hội và văn hoá Việt Nam những năm đầu thế kỷ
2. Quá trình phát triển của dòng văn học Việt Nam đầu thế kỷ
a) Chặng thứ nhất: Hai thập niên đầu thế kỷ XX
b) Chặng thứ hai: Những năm hai mơi của thế kỷ XX
c) Chặng thứ ba: Từ đầu những năm 30 đến CMT8- 1945
3. Những đặc điểm chung của văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến CMT8 – 1945
a) Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hoá
b) Văn học hình thành hai khu vực (hợp pháp và bất hợp pháp) với nhiều trào lưu cùng phát triển
c) Văn học phát triển với nhịp độ đặc biệt khẩn trương, đạt được thành tựu phong phú.
4. Giới thiệu một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu cho từng trào lưu văn học:
- Trào lưu lãng mạn, nói lên tiếng nói của cá nhân giàu cảm xúc và khát vọng, bất hoà với thực tại ngột ngạt, muốn thoát khỏi thực tại đó bằng mộng tưởng và bằng việc đi sâu vào thế giới nội tâm. Văn học lãng mạn thường ca ngợi tình yêu say đắm, vẻ đẹp của thiên nhiên, của “ngày xưa” và thường đượm buồn. Tuy văn học lãng mạn còn những hạn chế rõ rệt về tư tưởng, nhưng nhìn chung vẫn đậm đà tính dân tộc và có nhiều yếu tố lành mạnh, tiến bộ đáng quý. Văn học lãng mạn có đóng góp to lớn vào công cuộc đổi mới để hiện đại hoá văn học, đặc biệt là về thơ ca.
Tiêu biểu cho trào lưu lãng mạn trước 1930 là thơ Tản Đà, tiểu thuyết Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách; sau 1930 là Thơ mới của Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Nguyễn Bínhvà văn xuôi của Nhất Linh , Khái Hưng, Thạch Lam, Thanh Tịnh, Nguyễn Tuân
- Trào lưu hiện thực gồm các nhà văn hướng ngòi bút vào việc phơi bày thực trạng bất công, thối nát của xã hội và đi sâu phản ánh thực trạng thống khổ của các tầng lớp quần chúng bị áp bức bóc lột đương thời. Nói chung các sáng tác của trào lưu văn học này có tính chân thực cao và thấm đượm tinh thần nhân đạo. Văn học hiện thực có nhiều thành tựu đặc sắc ở các thể loại văn xuôi (truyện ngắn của Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Học, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Nguyên Hồng, Tô Hoài, Bùi Hiển; tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Nam Cao; phóng sự của Tam Lang, Vũ Trọng Phụng ), nhưng cũng có những sáng tác giá trị ở thể thơ trào phúng (thơ Tú Mỡ, Đồ Phồn).
Hai trào lưu lãng mạn và hiện thực cùng tồn tại song song, vừa đấu tranh với nhau lại vừa ảnh hưởng, chuyển hoá nhau. Trên thực tế, hai trào lưu đó đều không thuần nhất và không biệt lập với nhau, càng không đối lập nhau về giá trị. ở trào lưu nào cũng có những cây bút tài năng và tâm huyết.
Văn học khu vực bất hợp pháp gồm thơ văn cách mạng bí mật, đặc biệt là sáng tác thơ ca của các chiến sĩ trong nhà tù. Thơ văn cách mạng cũng có lúc, có bộ phận được lưu hành nửa hợp pháp, nhưng chủ yếu là bất hợp pháp, bị đặt ra ngoài pháp luật và ngoài đời sống văn học bình thường. Ra đời và phát triển trong hoàn cảnh luôn bị đàn áp, khủng bố, thiếu cả những điều kiện vật chất tối thiểu, nhưng văn học cách mạng vẫn phát triển mạnh mẽ, ngày càng phong phú và có chất lượng nghệ thuật cao, nhịp với sự phát triển của phong trào cách mạng. Thơ văn cách mạng đã nói lên một cách thống thiết, xúc động tấm lòng yêu nước, đã toát lên khí phách hào hùng của các chiến sĩ cách mạng thuộc nhiều thế hệ nửa đầu thế kỷ.
C: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1. Tài liệu tham khảo:
 - Bài khái quát về văn học Việt Nam: +) SGK NV8 trang 3-11
	 +) Giáo trình VHVN tập 1 trang1-73
2. Bài tập củng cố: 
 	 1) Văn học thời kỳ từ XX đến 1945 phát triển với nhịp độ khẩn tr]ơng, mau lẹ nh] thế nào?
 	 2)Vì sao nói văn học nửa đầu TK XX đến 1945 phát triển phong phú rực rỡ và khá hoàn chỉnh (về thể loại)
 	 3) Lập bảng thống kê các tác giả, tác phẩm văn học đầu TK đến 1945.
*****************************************
BÀI 2:
THANH TỊNH VÀ TÔI ĐI HỌC
A.NỘI DUNG 
1. Khái quát kiến thức tác giả (tiểu sử, cuộc đời và sự nghiệp)
2. Củng cố lại vẻ đẹp về nội dung và nghệ thuật của áng văn giàu chất thơ “Tôi đi học”
3. Luyện đề
Đề 1: Hãy phân tích để làm sáng tỏ chất thơ của truyện “Tôi đi học” (Nâng cao ngữ văn trang 10)
Đề 2: Cảm nghĩ về truyện ngắn “Tôi đi học” (Nâng cao NV trang 13)
Đề 3: Tìm những nét tơng đồng trong cảm xúc của nhà thơ Huy Cận trong bài “Tựu tr]ờng” và nhà văn Thanh Tịnh trong “Tôi đi học”
B. PHƯƠNG PHÁP
1. Tài liệu tham khảo: Nâng cao NV8
 - Các bài viết về đoạn trích “Tôi đi học”
2. Đề văn nghị luận, chứng minh, tự sự, cảm nhận về 1 đoạn văn.
 	 " Không biết bao nhiêu thế hệ học trò đã từng đọc, từng học và từng nhầm lẫn một cách rất đáng yêu rằng truyện ngắn “Tôi đi học” của nhà văn Thanh Tịnh chính là bài tâp đọc đầu tiên của mình. Sự nhầm lẫn vô lí mà lại hết sức có lí. Vô lí vì bài tập đọc đầu tiên hẳn phải là các câu văn, đoạn văn hay bài thơ chứ khó có thể là cả một truyện ngắn. Còn có lí bởi học trò các thế hệ có thể quên đi nhiều bài tập đọc khác, nhưng hình như ít ai hoàn toàn quên được những cảm xúc trong trẻo nguyên sơ mà từng dòng từng chữ của “Tôi đi học” gợi lên trong miền kí ức tuổi thơ của mình. Liệu có phải Thanh tịnh cũng cảm thấy điều này không khi ông đã viết cả một truyện ngắn nhan đề “Tôi đi học” để rồi lại kết truyện bằng một câu như thế này: “Tôi vòng tay lên bàn chăm chỉ nhìn thầy viết và lẩm nhẩm đánh vần đọc: Bài viết tập: Tôi đi học”?
 	Bài tập đọc đầu tiên, buổi tựu trường đầu tiên, lần đầu tiên con đường “đã quen đi lại lắm lần” bỗng tự nhiên thấy lạ, lần đầu tiên đứng trước ngôi trường đã từng vào chơi bỗng cảm thấy vừa thân quen vừa lạ lẫm, cũng là lần đầu tiên chỉ rời mẹ một lát mà cảm thấy xa mẹ hơn cả những lần đi chơi xa mẹ cả ngàyTrong cuộc đời, có những cảm xúc đầu tiên mà mỗi người đều phải trải qua. Với “Tôi đi học”, Thanh Tịnh đã làm ngân lên một trong những cảm xúc đó trong lòng mỗi người đang là học trò hay đã từng là học trò: cảm xúc về ngày tựu trường đầu tiên. Tính chất đầu tiên của cảm xúc ấy đã được Thanh Tịnh diễn tả một cách giản dị mà lại hết sức tinh tế như chính tâm hồn trẻ thơ vậy. Đâu phải lần đầu tiên nhân vật “tôi” đi trên con đường làng, nhưng đây là lần đầu tiên “tôi” thấy “cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học”. Thanh Tịnh không miêu tả những cảnh tượng lạ, những âm thanh lạ hay những con người lạ lần đầu tiên nhân vật nhìn thấy, nghe thấy hay cảm thấy, mà ông miêu tả một cái cách “tôi” lần đầu khám phá ra trong những điều tưởng chừng như quá quen thuộc những cảm nhận lạ lùng. Cảnh vật, con người và từng sự kiện, từng chi tiết của ngày tựu trường được thuật lại một cách khá cặn kẽ tỉ mỉ, phần nào chứng tỏ chúng ta đã được soi chiếu qua cặp mắt háo hức tò mò của một cậu bé lần đầu tham dự ngày tựu trường. Cái ý thức về một ngày đặc biệt trong cuộc đời đã tạo lên tâm trạng vừa bỡ ngỡ vừa hồi hộp và không phải không pha chút tự hào của một cậu bé bỗng cảm thấy mình đang là một người lớn. Chính vì thế mà cậu bé con mới ngày hôm qua thôi chắc hẳn còn bé bỏng, nghịch ngợm và vô tâm xiết bao, ngày hôm nay đã biết để ý vẻ đẹp của thiên nhiên- “một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh”, đã cảm nhận được một cách thật sâu sắc vẻ “âu yếm” trong bàn tay người mẹ, vẻ hiền từ và cảm động” trong cái nhìn của ông đốc trường Mĩ Lí hay thái độ nhẹ nhàng của các thầy giáo, của các phụ huynh đối với mình và những cậu bé như mình Dường như đây chính là lần đầu tiên cậu khám phá ra những điều đó vậy! Ngoài ra, cũng cần phải nói rằng “tôi đi học” vốn là những dòng hồi tưởng, cái hiện lên qua truyện ngắn không đơn thuần là một ngày tựu trường mà là những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường. Bên cạnh cái nhìn của nhân vật “tôi” trong quá khứ – cậu bé con lần đầu tiên đi học, còn có cái nhìn của nhân vật “tôi” trong hiện tại – ngời đang ngồi ghi lại những ký ức về buổi tựu trường đầu tiên của mình, đang dõi theo từng bước chân của “tôi’ trong quá khứ một cách bao dung (vì thế nên trong truyện ngắn mới có thể xuất hiện những chi tiết như: “Tôi muốn thử sức mình nên nhìn mẹ tôi: - Mẹ đưa bút thước cho con cầm. mẹ tôi cúi đầu nhìn tôi với cặp mắt thật âu yếm: - Thôi để mẹ cầm cũng được . Tôi có ngay cái ý nghĩ vừa non nớt vừa ngây thơ này: chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước”. Chi tiết trên mặc dù được nhìn bằng cặp mắt của “tôi”- cậu bé trong quá khứ nhưng rõ ràng những nhận xét như “cái ý nghĩ vừa non nớt vừa ngây thơ” chỉ có thể là của tôi trong hiện tại). Sự đan xen hai cái nhìn này thật hoà hợp với phong cách của truyện ngắn, từ cách lựa chọn từ ngữ, cách so sánh ví von cho đến giọng văn đều toát lên vẻ trong trẻo mà lại hiền hoà. Đây phải chăng là một trong những lí do làm cho ngời đọc dù thuộc thế hệ nào, lứa tuổi nào cũng tìm thấy chính mình trong nhân vật “tôi” của truyện?
 	Bước vào khu vườn kí ức có cái tên “Tôi đi học”, ta dường như được một bàn tay tin cậy và êm ái dẫn dắt đi từ dòng đầu đến dòng cuối. Tôi đi học giống như một nốt lặng, một mảnh nhỏ, một góc khuất trong cuộc sống rộng lớn. Truyện ngắn không viết về những cái mới, cái lạ (có mới lạ gì đâu một ngày đầu tiên đi học mà học trò nào cũng phải trải qua?), nhưng nó đem lại cho ngời ta cái cảm giác đây là lần đầu tiên mình khám phá ra những điều như vậy. Và có khó tin quá không khi có những người nói rằng giữa bao bộn bề lo toan thường nhật, họ đã dần quên mất ngày tựu trường đầu tiên của mình, nhưng khi đọc “Tôi đi học”, những kỷ niệm tưởng đã ngủ yên trong ký ức lại hồi sinh, và họ bỗng nhớ lại ngày đó thậy rõ ràng sống động dường như nó chưa bao giờ bi lãng quên cả, để rồi họ lại có thể bất giác ngâm nga một cách rất chân thành: “Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường”
	*****************************************
BÀI 3:
NGUYÊN HỒNG VÀ HỒI KÝ “NHỮNG NGÀY THƠ ẤU”
A.MỤC TIÊU: 
- Củng cố lại những kiến thức cơ bản về nhà văn Nguyên Hồng và đoạn trích “Trong lòng mẹ”
 	- Mở rộng, luyện đề củng cố kiến thức chuyên đề.
B. NỘI DUNG:
1. Giới thiệu về tác giả Nguyên Hồng
 Đọc “Từ cuộc đời và tác phẩm” trang 251 đến256
Giáo trình VHVN 30 – 45
 	Anh bình dị đến như là lập dị
	Áo quần ? Rách vá có sao đâu?
	Dễ xúc động, anh thường hay dễ khóc
	Trải đau nhiều nên thương cảm nhiều hơn.
	(Đào Cảng)
- Nguyễn Tuân: “Tôi là một thằng thích phá đình phá chùa mà anh đúng là một người thích tô tượng đúc chuông”
- Nguyễn Đăng Mạnh: Văn Nguyên Hồng bao giờ cũng lấp lánh sự sống. N ... ) đều được viết có lý, có tình có chứng cứ nên đều có sức thuyết phục cao.
3.10, Nhiều ngời còn chưa hiểu rõ: thế nào là "học đi đôi với hành" và vì sao ta cần phải "theo điều học mà làm" như lời La Sơn Phu Tử trong bài " Bàn luận về phép học" . Hãy viết bài văn nghị luận để giải đáp những thắc mắc trên. 
	*********************************************
BÀI 16:
ÔN TẬP TỔNG HỢP
A. YÊU CẦU:
- Củng cố lại kiến thức cơ bản và nâng cao trong chương trình, hệ thống những nét lớn cho từng thời kỳ văn học, từng đề tài, từng chủ đề.
- Ôn tập tốt hai kiểu bài: Văn thuyết minh, văn nghị luận. Rèn kỹ năng tạo lập hai kiểu văn bản này 
B. NỘI DUNG:
I/Nội dung kiến thức cần ôn tập 
Văn thuyết minh
Văn nghị luận.
 1, Kiểu bài thuyết minh.
	- Thuyết minh về một phương pháp.
	- Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh.
	- Thuyết minh về tác giả tác phẩm
	- Thuyết minh về một thể loại văn học.
	- Thuyết minh về đồ vật, vật nuôi, loài cây, loài hoa
 	2, Kiểu văn bản nghị luận
	- Nghị luận chứng minh (Kết hợp với miêu tả, biểu cảm)
II/ Yêu cầu:
- Đối với văn bản thuyết minh: yêu cầu học sinh nắm đợc bố cục của từng kiểu bài; biết vận dụng tri thức từ thực tế, từ sách vở và phương pháp thuyết minh để giới thiệu, trình bày về đối tượng.
- Đối với văn nghị luận: 
+ Học sinh biết cách xác định vấn đề chứng minh. luận điểm, luận cứ và trình bày luận điểm, luận cứ trong bài văn nghị luận.
+ Rèn luyện kỹ năng tìm ý, lập dàn ý trước khi viết bài .
+ Biết kết hợp đưa các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm vào bài văn nghị luận cho sinh động, hấp dẫn
- Đối với văn bản thuyết minh kết hợp với nghị luận: Học sinh xác định được đề bài yêu cầu thuyết minh vấn đề gì, nghị luận vấn đền gì.
III/ Phương pháp:
Giáo viên giúp học sinh hệ thống, khái quát dàn ý chung của từng kiểu bài.
Rèn kỹ năng xác định đề, tìm ý, trình bày luận điểm, luận cứ.
Rèn luyện kỹ năng lập dàn ý, viết đoạn văn, liên kết văn bản, chữa lỗi sai.
Luyện một số đề cơ bản
Kiểu bài thuyết minh về danh lam thắng cảnh.
I/ Bố cục chung.
1, Mở bài. 
	Giới thiệu tên danh lam thắng cảnh, ý nghĩa khái quát.
2, Thân bài.
	Lần lượt giới thiệu, trình bày về đối tượng.
Địa điểm vị trí.
Quá trình hình thành.
Quy mô cấu trúc, một số bộ phận tiêu biểu
Giá trị ( văn hóa, lịch sử, kinh tế..)
Một số vấn đề liên quan ( tôn giáo, bảo vệ..)
3, Kết bài:
	Nêu ý nghĩa của danh lam thắng cảnh, cảm súc, suy nghĩ của người viết.
II/ MỘT SỐ ĐỀ THAM KHẢO.
Đề 1: Giới thiệu danh lam thắng cảnh ( hoặc một di tích lịch sử) nổi tiếng của địa phương em.
CHÙA KEO
Chùa Keo tên chữ là: Thần Quang Tự thuộc địa phận xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Chùa Keo là di tích lịch sử – văn hoá bao gồm hai cụm kiến trúc: Chùa là nơi thờ phật và Đền thánh thờ đức Dương Không Lộ - vị đại sư thời Lý có công dựng chùa.
Theo sử sách: Thiền sư họ Dương, huý là Minh Nghiêm, hiệu là Không Lộ, người làng Giao Thuỷ phủ Hà Thanh, nối đời làm nghề đánh cá. Mẹ người họ Nguyễn, người ở ấp Hán lý, huyện Vĩnh Lại, phủ Ninh Giang, tỉnh Hải Dương. Thiền sư sinh ngày 14/ 9 năm Bính Thìn (1016), xuất thân làm nghề chài lưới song đức Không Lộ là người có chí hướng mộ đạo thiền. Năm 29 tuổi đi tu, đến năm 44 tuổi (1059) sư tu tại chùa Hà Trạch cùng các sư Đạo Hạnh, Giác Hải kết bạn chuyên tâm nghiên cứu đạo thiền.
Năm 1060 ba ông đã sang Tây Trúc để tu luyện về đạo Phật. Năm 1061 thời vua Lý Thánh Tông, sư về nước, dựng chùa Nghiêm Quang – tiền thân của chùa Thần Quang ngày nay. Từ đó ông đã chu du khắp vùng rộng lớn của châu thổ Bắc Bộ, dựng chùa truyền bá đạo Phật và được suy tôn là vị tổ thứ 9 của phái thiền Việt Nam . Ông đã có công chữa bệnh cho vua Lý Thánh Tông và được vua phong làm Quốc sư triều Lý. Ngày 3 tháng 6 năm Nhâm Tuất – 1094 (đời vua Lý Nhân Tông), đức Dơưng Không Lộ hoá, hưởng thọ 79 tuổi. Đến năm 1167 đời vua Lý Anh Tông, nhà vua xuống chiếu đổi tên chùa Nghiêm Quang thành chùa Thần Quang.
Năm 1611 do sông Hồng sạt lở, chùa bị bão lũ làm đổ, nửa làng Dũng Nhuệ phiêu dạt sang tả ngạn sông Hồng. Thời đó có quan Tuấn Thọ Hầu Hoàng Nhân Dũng cùng vợ là bà Lại Thị Ngọc Lễ xin chúa Trịnh Giang cho mời Cường Dũng Hầu Nguyễn Văn Trụ vẽ kiểu, vận động cả nước góp công, góp của xây dựng lại chùa. Qua 19 năm chuẩn bị 28 tháng thi công đến tháng 11 năm Nhâm Thân (1632) Chùa Keo được tái tạo, khánh thành.
Trải gần 400 năm tồn tại, qua nhiều lần tu bổ, tôn tạo, chùa Keo vẫn giữ nguyên bản sắc kiến trúc độc đáo có từ thời Lê Trung Hng (thế kỷ XVII).
Toàn cảnh chùa Keo xây dựng thời đó gồm 21 công trình, với 157 gian trên khu đất rộng 58.000m2. 
Hiện nay toàn bộ kiến trúc chùa Keo còn 17 công trình với 128 gian phân bố trên2022m2. đó là các công trình kiến trúc nh: tam quan, chùa phật, điện thánh, gác chuông, hành lang và khu tăng xá, vườn tháp
Từ trên mặt đê xuống qua bậc tam cấp gặp một sân nhỏ lát đá tảng, công trình đầu tiên là tam quan ngoại. Rẽ phải, hoặc trái theo con đường men theo hồ nước hai bên tả, hữu gặp hai cổng tò vò, giữa là tam quan nội. Điều đáng quan tâm nhất ở quan tam nội là bộ cánh cửa gian trung quan- một kiệt tác chạm khắc gỗ thế kỷ XVII. Từ tam quan nội, qua một sân cỏ rộng ta đến khu chùa Phật gồm Chùa ông Hộ, toà Thiêu Hương (Ống Muống) và điện Phật. Khu chùa Phật là nơi tập trung nhiều nhất các pho tượng Phật có giá trị nghệ thuật cao vào thế kỷ XVII, XVIII đó là tượng Tuyết Sơn, La Hán, Quan Thế Âm Bồ TátKhu đền thánh được nối tiếp với khu thờ Phật gồm toà Giá Roi, toà Thiêu Hương, toà Phục Quốc và Thượng Điện. Những công trình này nối tiếp với nhau tạo thành một kết cấu kiểu chữ công. Sau cùng là gác chuông 3 tầng nguy nga bề thế. 
 	 Hai dãy hành lang đông, tây nối từ chùa ông Hộ đến gác chuông thẳng tắp, dài hun hút hàng chục gian bao bọc cả khu chùa làm thành “bốn mặt tường vây kín đáo” cho một kiến trúc “tiền Phật, hậu Thần”.
 	 Hàng năm tại chùa Keo diễn ra hai kỳ hội: Hội xuân và Hội thu. Hội xuân diễn ra vào ngày 4 tháng giêng âm lịch với các trò thi bắt vịt, thi ném pháo, thi nấu cơmHội thu diễn ra vào các ngày 13,14,15 tháng 9 âm lịch, mang đậm tính chất hội lịch sử, gắn liền với cuộc đời của sư Không Lộ. Ngoaì việc tế, lễ, rước kiệu, hội còn thi bơi trải trên sông và các nghi thức bơi trải cạn chầu thánh, múa ếch vồ
 Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu với quý khách về lịch sử và kiến trúc Chùa Keo-một di tich lịch sử-văn hoá đăc biệt tiêu biểu của đất nước./.
Đề 2: Viết bài giới thiệu về ngôi trường em đang học.
Kiểu bài thuyết minh kết hợp với nghị luận
Kiểu bài này thường thuyết minh về tác giả, hoàn cảnh sáng tác của một số tác phẩm tiêu biểu gắn với nghị luận về một vấn đề, một khía cạnh của nội dung văn bản.
I/ BỐ CỤC CHUNG :
1, Mở bài: 
	Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, nội dung cần chứng minh.
2, Thân bài:
	a/ Thuyết minh:
Về tác giả:
+ Tiểu sử: tên, tuổi, quê quán, gia đình.
+ Sự nghiệp: sự nghiệp hoạt động cách mạng, sự nghiệp sáng tác.
+ Các giải thởng, danh hiệu
+ Một số tác phẩm chính
Về tác phẩm: Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, nội dung, nghệ thuật đặc sắc.
b, Chứng minh: Chứng minh nội dung mà đề bài yêu cầu.
3, Kết bài. Đánh giá, nhận định khái quát về vai trò, vị trí của tác giả, tác phẩm đối với nền văn học, với độc giả.
KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN CHỨNG MINH
I/ Các bước làm kiểu bài văn nghị luận chứng minh.
1, Tìm hiểu đề:
	- Xác định thể loại.
	- Nội dung cần chứng minh.
	- Phạm vi tư liệu.
2, Tìm ý: 
	- Xác định luận điểm lớn, luận điểm nhỏ.
	- Tìm luận cứ.
3, Lập dàn ý:
	a/ Mở bài:
Giới thiệu tác giả, tác phẩm( hoàn cảnh sánh tác, xuất xứ vị trí)
Trích dẫn vấn đề cần chứng minh.
b/ Thân bài:
Lần lợt chứng minh từng luận điểm.
c/ Kết bài: 
Khái quát khảng định lại nội dung vừa chứng minh .
Liên hệ bản thân (cảm xúc, suy nghĩ, nhiệm vụ của mình .)
4,Viết bài.
5, Đọc và sửa bài.
II/ DÀN Ý THAM KHẢO:
Đề bài: 
Qua các văn bản: Chiếu dời đô ( Lý Công Uẩn); Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn); Nước Đại Việt ta Nguyễn Trãi) em hãy chứng minh rằng: Nội dung chủ yếu của văn học viết từ thế kỷ XI đến thế kỷ XV là tinh thần yêu nước, tinh thần quật khởi chống xâm lăng.
Dàn ý
	1/ Mở bài: 
	Giới thiệu khái quát lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XI thế kỷ XV Văn học phản ánh hiện thực lên có khá nhiều tác phẩm phản ánh tinh thần yêu nước, tinh thần chống xâm lăng.. 
	2.Thân bài:
Luận điểm:Trong các tác phẩm văn học trung đại từ thế kỷ XI đến thế kỷ XV tinh thần yêu nước, tinh thần quật khởi chống xâm lăng được thể hiện sinh động phong phú.
Luận cứ 1:
 Chiếu dời đô: Nội dung yêu nước được thể hiện qua mục đích dời đô Việc dời đô còn thể hiện tinh thần tự lập, tự cường, sẵn sàng chống lại bất kỳ quân xâm lược nào của một triều đại đang lớn mạnh.
Luận cứ 2:
Nam quốc sơn hà: ý thức về độc lập chủ quyền của dân tộc thể hiện rõ. Tác giả khảng định Đại Việt là quốc gia độc lập, có chủ quyền, ông còn cảnh cáo quân giặc thể hiện sức mạnh , ý thức quyết tâm bảo vệ độc lập dân tộc.
Luận cứ 3:
Tinh thần yêu nớc thể hiện sôi sục qua hào khí Đông A của nhà Trần
Trần Quốc Tuấn căm thù giặc, tố cáo tội ác của giặc Mông Nguyên
Quyết tâm chiến đấu, hy sinh vì dân tộc
Kêu gọi tướng sĩ đoàn kết, cảnh giác, luyện võ nghệ để chuẩn bị chiến đấu chống lại quân thù.
Luận cứ 4:
Bình Ngô đại cáo: là bài ca về lòng yêu nước và tự hào dân tộc. 
Tự hào về đật nước có lền văn hóa riêng, có phong tục tập quán, có truyền thống lịch sử lâu đời
Tự hào vể những chiến công hiển hách của dân tộc
Kết bài:
Văn học viết từ thế kỷ XI đến thế kỷ XV thể hiện tinh thần yêu nước thiết tha, tinh thần quật khởi chống xâm lăng của dân tộc, tinh thần ấy được thể hiện cụ thể ở lòng yêu nước, thương dân, lòng căm thù giặc, ý chí quyết tâm chiến đấu.. nó là nguồn cổ vũ động viên cho con cháu muôn đời. 
ĐỀ LUYỆN TẬP:
Đề 1: Cảm nhận của em về con người Hồ Chí Minh qua các bài thơ Tức cảnh Pác Bó, Ngắm trăng; Đi đường.
Đề 2: Khao khát tự do của hai nhân vật trữ tình qua hai bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ và Khi con tu hú của Tố Hữu.
Đề 3: Đọc thơ Bác, nhà phê bình văn học Hoài Thanh nhận xét "Thơ Bác đầy trăng" Qua các bài thơ của Bác em hãy làm sáng tỏ nhận xét trên.
Đề 4: Có ý kiến cho rằng " Hịch tướng sĩ " của Trần Quốc Tuấn là bài văn sôi sục nhiệt huyết, tràn đầy khí thế quyết chiến quyết thắng. Đó là tác phẩm tiêu biểu cho chủ nghĩa yêu nước cao đẹp nhất của thời đại chống Mông - Nguyên. Qua đoạn trích đã học hãy làm sáng tỏ điều trên 
Đề 5: Hãy chứng minh sự phát triển của ý thức độc lập và tinh thần tự hào dân tộc qua ba văn bản: Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ , Nước Đại Việt ta.
Đề 6: Dựa vào văn bản Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta, hãy làm sáng tỏ vai trò của người lãnh đạo anh minh đối với vận mệnh đất nước	

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Boi duong HSG Ngu van 8.doc