Sáng kiến kinh nghiệm:''Tiếng Việt hóa thanh thực đơn Word'' Tin học Lớp 6 - Năm học 2006-2007 - Nguyễn Văn Hòa

Sáng kiến kinh nghiệm:''Tiếng Việt hóa thanh thực đơn Word'' Tin học Lớp 6 - Năm học 2006-2007 - Nguyễn Văn Hòa

Thuận lợi đầu tiên đối với thầy trò chúng tôi là được làm việc và học tập dưới mái trường khang trang, sạch đẹp với sự đầy đủ về cơ sở vật chất trong đó có sự trang bị đầy đủ cho việc dạy và học môn Tin học, cụ thể là trường đã có phòng thực hành Tin học riêng, với số lượng 10 máy vi tính, 1 bảng từ, bàn ghế đầy đủ và đảm bảo chất lượng theo yêu cầu dạy học. Ngoài ra phòng còn được trang bị đầy đủ quạt mát và đèn điện, hệ thống điện phục vụ cho phòng thực hành đảm bảo yêu cầu.

Bên cạnh đó là sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường nên phòng máy vi tính thường xuyên được bảo dưỡng và sửa chữa nhằm đảm bảo số lượng và chất lượng máy phục vụ kịp thời cho việc dạy và học.

Bản thân tôi một giáo viên Tin học mới ra trường cũng được lãnh đạo nhà trường quan tâm và tạo điều kiện giúp đỡ trong quá trình công tác. Để tôi có thời gian nghiên cứu, học hỏi thêm kinh nghiệm và bồi dưỡng nghiệp vụ của mình.

Về phía học sinh các em rất yêu thích môn học không chỉ vì nó khá mới mẻ mà còn vì nó đã đem lại cho các em chiếc cầu nối với thời đại.

 

doc 15 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 429Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm:''Tiếng Việt hóa thanh thực đơn Word'' Tin học Lớp 6 - Năm học 2006-2007 - Nguyễn Văn Hòa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. Đặt vấn đề
I. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, công nghệ thông tin đang trở thành một ngành mũi nhọn trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, đời sống văn hoá và xã hội. ứng dụng của công nghệ thông tin đã len lỏi vào tất cả các cơ quan thậm chí đã vào đến tận từng gia đình. Nhằm mục đích là nâng cao năng xuất và chất lượng lao động, nâng cao dân trí, vật chất và tinh thần cho con người. Đặc biệt là trong lĩnh vực trao đổi thông tin thì công nghệ đóng vai trò hết sức quan trọng.
Hiện nay với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin đặc biệt là công nghệ máy tính thì vấn đề trang bị máy tính cho các cơ quan cũng như gia đình đã trở thành dễ dàng hơn, rộng rãi hơn. Mọi người ngồi trước máy vi tính không thể không biết những thao tác sử dụng máy vi tính đơn giản nhất để làm công tác văn phòng như soạn thảo văn bản và trang trí văn bản...
Trước những yêu cầu trên Bộ GD & ĐT đã có quyết định về việc đưa chương trình đào tạo Tin học vào nhà trường ( các trường THCS và PTTH). Đây là môn học khá mới mẻ đối với học sinh, nhất là đối với học sinh khối 6. Đa số các em đều là lần đầu tiên được ngồi trước máy vi tính và được thực hành soạn thảo văn bản bằng chương trình Microsoft Word. Các em còn rất ngỡ ngàng trước những khả năng tuyệt vời của chiếc vi tính, những khả năng mà trước đây các em không nghĩ rằng mình có thể làm được. Nhìn các em hồ hởi, trầm trồ trước những việc mình thực hiện được trên máy vi tính tôi cảm thấy rất vui và thêm yêu nghề hơn. Song cũng thật buồn khi thấy các em nản chí khi không thực hiện được yêu cầu của bài học. Chính điều đó đã khiến tôi phải trăn trở đi tìm những khó khăn cản trở các em trong học tập, trong hành trình khám phá những điều bí ẩn của chiếc vi tính trong tương lai. Đem lại cho các em sự say mê môn học, đem lại cho các em định hướng mới mẻ trong tương lai. 
Trong quá trình dạy học và nghiên cứu tôi nhận ra rằng cản trở lớn nhất đối với các em là ngôn ngữ chủ đạo trong các phần mềm máy tính là Anh văn. Mà vốn từ Anh văn của học sinh khối 6 còn quá ít ỏi, đa số các từ Anh văn sử dụng trong các bài học Tin học là mới mẻ đối với các em nên đã rất khó khăn cho giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học. 
Cuối cùng tôi đã tìm ra biện pháp giải quyết cụ thể đó là việc phiên dịch các từ tiếng anh trong thanh thực đơn của chương trình Microsoft Word thành các từ tiếng việt. Giúp các em khắc phục phần nào khó khăn trong quá trình học tập và khám phá môn học. Đó cũng chính là đề tài sáng kiến kinh nghiệm “ Mã hoá thanh thực đơn trong chương trình Microsoft Word thành tiếng việt phục vụ cho việc dạy học môn Tin học lớp 6” mà tôi đã nghiên cứu trong năm học 2006 – 2007.
II. Thực trạng 
1.Thuận lợi
Thuận lợi đầu tiên đối với thầy trò chúng tôi là được làm việc và học tập dưới mái trường khang trang, sạch đẹp với sự đầy đủ về cơ sở vật chất trong đó có sự trang bị đầy đủ cho việc dạy và học môn Tin học, cụ thể là trường đã có phòng thực hành Tin học riêng, với số lượng 10 máy vi tính, 1 bảng từ, bàn ghế đầy đủ và đảm bảo chất lượng theo yêu cầu dạy học. Ngoài ra phòng còn được trang bị đầy đủ quạt mát và đèn điện, hệ thống điện phục vụ cho phòng thực hành đảm bảo yêu cầu.
Bên cạnh đó là sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường nên phòng máy vi tính thường xuyên được bảo dưỡng và sửa chữa nhằm đảm bảo số lượng và chất lượng máy phục vụ kịp thời cho việc dạy và học.
Bản thân tôi một giáo viên Tin học mới ra trường cũng được lãnh đạo nhà trường quan tâm và tạo điều kiện giúp đỡ trong quá trình công tác. Để tôi có thời gian nghiên cứu, học hỏi thêm kinh nghiệm và bồi dưỡng nghiệp vụ của mình.
Về phía học sinh các em rất yêu thích môn học không chỉ vì nó khá mới mẻ mà còn vì nó đã đem lại cho các em chiếc cầu nối với thời đại.
2. Khó khăn
Đối với giáo viên khó khăn đầu tiên trong việc soạn giảng chưa có sách giáo khoa và tài liệu nghiên cứu, tham khảo. Thị trường sách Tin học trên địa bàn Thanh Hoá còn rất nghèo nàn. Hạn chế sự tích cực của giáo viên trong quá trình nghiên cứu và tự bồi dưỡng kiến thức. Mặt khác đây là môn học mà kiến thức truyền cho học sinh không mang tính chất vĩnh cửu mà nó luôn luôn thay đổi cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin. Nếu giáo viên không nắm bắt được sự phát triển của công nghệ thông tin thì kiến thức truyền cho học sinh không có giá trị trong cuộc sống.
Đối với học sinh, đây là môn học khá mới mẻ về kiến thức, phương pháp học cũng khác so với môn học khác. Đòi hỏi các em phải có điều kiện để rèn luyện kỹ năng nhiều song với các em là học sinh nông thôn việc được tiếp xúc với máy vi tính là hết sức khó khăn. Mà thời gian thực hành trên lớp thì không đủ. Vì với số lượng 10 chiếc máy không đủ cho cả lớp ( mỗi lớp là 38 hoặc 39 em ), bắt buộc giáo viên phải chia thành 2 ca thực hành như vậy mỗi tiết thực hành thực chất các em chỉ được thực hành chưa đầy 20 phút ( Vì mỗi ca lại mất khoảng trên 5 phút để nắm mục tiêu, nội dung thực hành và nhận xét của giáo viên, chưa kể đến thời gian ổn định trật tự của 2 ca), giáo viên khó khăn trong việc quản lí học sinh ( lớp phân thành 2 nhóm: trên lớp và dưới phòng thực hành). Thiết nghĩ đây cũng là những khó khăn rất lớn trong quá trình dạy và học môn Tin học trong thực trạng hiện nay.
3. Kết quả thực trạng
Sau khi nghiên cứu xong tôi đã thử nghiệm đề tài trong học kỳ II năm học 2006 - 2007 tôi đã tiến hành kiểm tra thực hành vào buổi thực hành số 2. Kết quả các em đạt được trước khi tôi đưa đề tài nghiên cứu vào thử nghiệm như trong bản sau:
Bảng kết quả số 1
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
6A
39
5
13
15
38
11
28
8
21
6B
39
6
15
10
26
8
21
15
38
B. giải quyết vấn đề
Để khắc phục những khó khăn của các em trong quá trình học chương trình Tin học văn phòng. Tôi đã nghiên cứu và tìm ra nguyên nhân chính là
vốn tiếng Anh của các em còn quá ít ỏi. Song việc đi tìm giải pháp áp dụng đề tài cũng không kém phần qua trọng. Tiến trình thử nghiệm đề tài của tôi như sau:
1. Thực hiện tiếng việt hóa thanh thực đơn Word
2. Học sinh thực hành trên chương trinh đã tiếng việt hóa thanh thực đơn.
3. Gỡ bỏ tiếng việt trên thanh thực đơn Word.
Sau đây tôi xin được trình bày cụ thể từng bước 
I.Thực hiện tiếng việt hóa thanh thực đơn Word
1. Các bước thực hiện
Để thực hiện tiếng việt hóa thanh thực đơn Word tôi tiến hành như sau:
Bước 1: Vào Tools \ Customize xuất hiện hộp thoại dưới đây (hình 1)
Hình1
Chọn lớp Toolbar trong mục:
Categories : Là tên các nhóm lệnh trên thanh thực đơn ngang
Commands: Là tên các lệnh trong nhóm lệnh được chọn ở mục Categories
Bước 2: Chọn lệnh cần đổi tên trong hội thoại Customize
Bước 3: Nhấn phải chuột vào tên lệnh thật ngoài thanh thực đơn (Lệnh đã chọn ở bước 2). Xuất hiện thực đơn dọc hình 2. Rồi gõ tên mới vào mục Name hoặc gõ tiếng việt bên cạnh tên cũ 
Tương tự ta tiếp tục làm như thế đối với các lệnh khác.
Sau đây là kết quả thực hiện tiếng việt hóa thanh thực đơn Word
2. Kết quả thực hiện hóa thanh thực đơn như sau:
2.1 Thực đơn dọc khi kích chuột vào nhóm lệnh File bao gồm các lệnh liên quan đến tệp tin như: tạo tập tin mới, mở tệp tin cũ, đóng tệp tin, ghi tệp tin vào máy, thiết lập trang giấy, xem trang giấy trước khi in, in văn bản..(Hình 3)
Hình 3
2.2. Thực đơn dọc khi kích chuột vào nhóm lệnh Edit bao gồm các lệnh liên quan đến việc soạn thảo như: sao chép, xóa, di chuyển, dán, tìm kiếm và thay thế(Hình 4)
 Hình 4 Hình 5
2.3. Thực đơn dọc khi kích chuột vào nhóm lệnh View bao gồm các lệnh như: Hiển thị trang văn bản, lấy thanh công cụ, thước dọc – ngang, tạo tiêu đề trang, phóng to – thu nhỏ màn hình( Hình 5)
2.4. Thực đơn dọc khi kích chuột vào nhóm lệnh Insert bao gồm các lệnh liên quan đến việc chèn các đối tượng như: Chèn số trang, chèn ngày tháng, văn bản tự động, ký tự đặc biệt, chèn chú thích, chèn tranh, chèn tập tin, chèn một số đối tượng khác(Hình 6)
 Hình 6 Hình 7
2.5. Thực đơn dọc khi kích chuột vào nhóm lệnh Format(Định dạng) bao gồm các lệnh định dạng các đối tượng trong văn bản như: Định dạng kí tự, định dạng đoạn văn bản, định dạng kí hiệu đầu đoạn, định dạng tranh, định dạng điểm Tab, định dạng chữ cái hoa đầu đoạn(Hình 7).
2.6. Thực đơn dọc khi kích chuột vào nhóm lệnh Tools bao gồm các lệnh liên quan đến việc sử dụng công cụ để chỉnh sửa văn bản như: Sửa lỗi chính tả, thiết lập ngôn ngữ, đếm chữ trong văn bản, trộn văn bản, và nhiều các công cụ khác trong option và customize(Hình 8).
 Hình 8 Hình 9 
2.7. Thực đơn dọc khi kích chuột vào nhóm lệnh Table (Bảng) bao gồm các lệnh liên quan đến việc tạo bảng, chỉnh sửa bảng theo ý muốn như: Lệnh tạo bảng, chèn cột, chèn dòng, chèn ô, nhập ô, tách ô, sắp xếp dữ liệu, chèn công thức tính toán vào bảng(Hình 9). 
II. Cho học sinh thực hành trên chương trình Word đã tiếng việt hóa thanh thực đơn.
1. Hướng dẫn học sinh thực hành trên Word đã tiếng việt hóa thanh thực đơn
Trong quá trình dạy lý thuyết tôi chú ý luôn việc hướng dẫn các em cách chọn lệnh trên thanh thực đơn khi cần thiết.
Ví dụ : Trong bài định dạng kí tự, các bước thực hiện định dạng kí tự thực hiện như sau:
Bước 1: bôi đen phần kí tự cần định dạng
Bước 2: vào Format / Font.
 Lực chọn định dạng theo ý muốn trên hộp thoại Font.
Bước 3: Nhấn OK 
Nếu khi tìm nhóm lệnh định dạng mà các em không nhớ từ tiếng anh là Format thì các em tìm từ nào mà phía sau có cụm từ Định dạng, tiếp theo vào chọn lệnh Font mà các em không nhớ từ tiếng Anh này thì phải nhớ nghĩa của nó là phông chữ. Nghĩa là trên thanh thực đơn cô đã dịch các từ tiếng Anh thành tiếng việt nên quá trình học các em phải nhớ nghĩa của các câu lệnh.
Vậy bây giờ thay cho việc đi chọn Format/ Font là các em chọn Định dạng/phông chữ.
Như vậy cũng từ thời gian thử nghiệm đề tài, việc dạy lý thuyết cũng phải thay đổi để đáp ứng sự thay đổi của phần mềm word.
Ví dụ: Cũng các bước thực hiện định dạng kí tự giáo viên cho học sinh ghi chép như sau:
Bước 1: Bôi đen phần kí tự cần định dạng.
Bước 2: Vào Format (định dạng)/ Font (phông chữ)
Lựa chọn trong hộp thoại Font
Bước 3: Nhấn OK 
Nhưng không phải là khi trên thanh thực đơn đã được dịch ra tiếng Việt thì các em không cần nhớ tiếng Anh và không trau nhồi vốn từ tiếng Anh. Vì cô chỉ để thanh thực đơn được dịch tiếng Việt cho các em thực hành một thời gian để rèn kỹ năng gõ văn bản, và kỹ năng xử lý các tình huống trong văn bản. Sau đó cô sẽ gỡ bỏ nghĩa tiếng Việt đi và như vậy các em lại phải thực hành trên chương trình Word nguyên thủy.
2. Học sinh thực hành trên Word đã tiếng việt hóa thanh thực đơn.
Tôi sẽ hướng dẫn cho các em cách thực hành trên Word đã tiếng việt hóa thanh thực đơn. 
Trong quá trình thực hành các em phải cố gắng nhớ lệnh mình làm bằng cả nghĩa tiếng Anh và cả nghĩa tiếng Việt. Đồng thời quan trọng hơn cả là các em phải nhớ được vị trí của lệnh đó nằm ở đâu thì sau này các em sẽ thực hành nhanh hơn vì không phải mò mẫm đi tìm lệnh cần thực hiện, việc này mất rất nhiều thời gian. 
3. Gỡ bỏ tiếng Việt trên thanh thực đơn để trở về như Word ban đầu.
Theo phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chương trình soạn thảo văn bản các em học trong 34 tiết. Tôi đã để các em thực hành bằng Word đã tiếng việt hóa thanh thực đơn trong 20 tiết. Sau đó gỡ bỏ nghĩa tiếng Việt đi để trở về Word nguyên thủy. 
Tôi không để các em thực hành trên Word đã tiếng Việt hóa thanh thực đơn xuyên suốt cả chương trình, mà phải gỡ bỏ tiếng việt đi. Nếu như thế các em sẽ có thói quen ỉ lại, không chịu khó trau dồi ngoại ngữ. Nhưng quan trọng hơn khi các em thực hành trên máy khác các em sẽ thấy chương trình Word trở lên xa lạ và không thực hiện được.
C. kết luận
1. Kết quả nghiên cứu
Sau thời gian thử nghiệm đề tài tôi đã khắc phục được nhiều sai sót trong qúa trình dạy học. Song tôi thấy đã thu được kết quả thật khả quan. Sau đây là bảng kết quả cuối quá trình thử nghiệm.
Bảng kết quả số 2
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
6A
39
7
18
20
51
8
21
4
10
6B
39
8
21
15
38
11
28
7
13ị
2. Bài học kinh nghiệm
Trong quá trình giảng dạy nói chung và trong quá trình nghiên cứu đề tài nói riêng. Tôi đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm quý báu.
Trước hết để dạy tốt môn học trặc trưng này giáo viên phải kiên trì tìm tòi những khó khăn đối với giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học. Hay nói một cách cụ thể là đi tìm nguyên nhân dẫn đến chất lượng kém của việc dạy và học. Rồi sau đó là đi tìm phương pháp khắc phục những khó khăn đó để đem lại kết quả cao nhất. 
Đối với bản thân tôi, trong quá trình dạy môn Tin học 4 năm qua. Tôi cứ trăn trở với việc khắc phục vốn tiếng Anh còn ít ỏi của học sinh nhất là đối với học sinh lớp 6 và khắc phục sự trìu tượng của môn học, những nguyên nhân chính làm các em nản chí trong học tập. Song với hai vấn đề trên tôi mới có thời gian để tìm tòi và nghiên cứu vấn đề khắc phục vốn tiếng Anh còn ít ỏi của học sinh. Nhìn ở một góc độ nào đó cũng có thể xem đây là vấn đề nghiên cứu làm đồ dùng học tập cho việc dạy học môn Tin học văn phòng.
Vấn đề khó khăn do trình độ tiếng Anh là trình trạng chung đối với mọi đối tượng bắt đầu học môn Tin học. Và cũng đã có rất nhiều nhà sản xuất phần mềm đã tung ra thị trường các hệ điều hành, office sử dụng tiếng Việt song nó vẫn chưa được thị trường người tiêu dùng chấp nhận do còn nhiều nhược điểm so với các phần mềm bằng tiếng Anh của Microsoft. Bản thân tôi rất trăn trở song vẫn không đủ khả năng để thực hiện việc lớn lao đó. Do vậy mà tôi chỉ nghiên cứu một vấn đề nhỏ là tiếng Việt hoá thanh thực đơn Word phục vụ cho việc dạy học môn Tin học văn phòng. Đồng thời cố gắng trong năm học sau tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu vấn đề khắc phục tính trìu tượng của môn học.
3. ý kiến đề xuất
Tin học là một môn học khá mới mẻ và chưa được phổ cập vào các trường THCS. Song trong tương lai nó sẽ là môn học quen thuộc đối với các em. Bản thân giáo viên Tin học tôi cảm thấy gặp rất nhiều khó khăn trong dạy học: Về tài liệu tham khảo, sách giáo khoa và đặc biệt là phương pháp dạy học.
Giáo viên Tin học cần hơn các môn học khác về các kỳ bồi dưỡng thường xuyên, chuyên đề để học hỏi, trao đổi phương pháp, kinh nghiệm giảng dạy với đồng nghiệp và các chuyên viên .
Vì vậy tôi xin phép được kiến nghị với Phòng Giáo dục Hà Trung thay mặt cho đội ngũ giáo viên Tin học của huyện đề nghị với Sở Giáo dục & Đào tạo Thanh Hoá mở ra các lớp tập huấn cho giáo viên Tin học vào kỳ nghỉ hè hàng năm. Tôi đã được tham gia lớp tập huấn của nhà tài trợ máy tính( ADB - Ngân hàng phát triển Châu á) cho các trường THCS tổ chức hè năm 2004. Ngoài việc củng cố lại những kiến thức cần thiết cho việc dạy học, chúng tôi còn được cung cấp thông tin về các phần mềm mới liên quan đến việc dạy học môn tin học và việc Tin học hoá trong nhà trường. Tôi cảm thấy rất hữu ích và rất mong muốn có được các lớp tập huấn như thế nữa.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn! và mong được sự góp ý chân thành của các cấp lãnh đạo, của đồng nghiệp để tôi hoàn thiện đề tài của mình và đưa vào dạy học trong các năm học sau. 
 Hà Bình, ngày 30 tháng 03 năm 2007
 Giáo viên
 Trần Thị Loan

Tài liệu đính kèm:

  • docskknloan.doc