Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng phần mềm kế toán trường học trên Microsoft Excel

Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng phần mềm kế toán trường học trên Microsoft Excel

A. PHẦN MỞ ĐẦU

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI :

 Trong thực tế, công tác kế toán luôn là một thách thức đối với mọi người. Ngoài việc đòi hỏi các đức tính như kiên nhẫn, trung thực, thật thà, cẩn thận . thì nó còn đòi hỏi cao về kỷ năng tính toán, kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ chuyên ngành và các kiến thức về đường lối, chính sách, chủ trương của Nhà nước, chính vì thế mà công tác kế toán nhất là kế toán ở các trường học luôn gặp rất nhiều khó khăn.

 Một trong các khó khăn lớn đó chính là trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ kế toán trường học còn hạn chế, chưa đồng đều. Nhiều cán bộ kế toán chưa qua trường lớp, chưa được đào tạo chuyên ngành, mà được chuyển từ giáo viên đứng lớp sang đảm nhận công tác kế toán, chính vì vậy mà trình độ hiểu biết về công tác kế toán còn rất ít từ đó trong công việc thường tỏ ra lúng túng, thiếu tính quyết đoán và chưa mang lại hiệu quả cao.

 Đa số cán bộ kế toán trường điều kiêm cả công việc văn phòng, từ đó thời gian dành cho công việc kế toán bị hạn chế. Mặt khác hai công việc trên chiếm hầu hết thời gian khiến cho nhiều cán bộ kế toán không có thời gian nghiên cứu học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

 

doc 16 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1311Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng phần mềm kế toán trường học trên Microsoft Excel", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
	Trong thực tế, công tác kế toán luôn là một thách thức đối với mọi người. Ngoài việc đòi hỏi các đức tính như kiên nhẫn, trung thực, thật thà, cẩn thận. thì nó còn đòi hỏi cao về kỷ năng tính toán, kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ chuyên ngành và các kiến thức về đường lối, chính sách, chủ trương của Nhà nước, chính vì thế mà công tác kế toán nhất là kế toán ở các trường học luôn gặp rất nhiều khó khăn.
	Một trong các khó khăn lớn đó chính là trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ kế toán trường học còn hạn chế, chưa đồng đều. Nhiều cán bộ kế toán chưa qua trường lớp, chưa được đào tạo chuyên ngành, mà được chuyển từ giáo viên đứng lớp sang đảm nhận công tác kế toán, chính vì vậy mà trình độ hiểu biết về công tác kế toán còn rất ít từ đó trong công việc thường tỏ ra lúng túng, thiếu tính quyết đoán và chưa mang lại hiệu quả cao.
	Đa số cán bộ kế toán trường điều kiêm cả công việc văn phòng, từ đó thời gian dành cho công việc kế toán bị hạn chế. Mặt khác hai công việc trên chiếm hầu hết thời gian khiến cho nhiều cán bộ kế toán không có thời gian nghiên cứu học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
	Bên cạnh đó, nhiều cán bộ kế toán còn xem nhẹ công việc kế toán, chưa hiểu hết tầm quan trọng của công tác này nên chưa thật chuyên tâm đầu tư vào việc nghiên cứu tìm hiểu và học hỏi, chỉ biết làm việc theo khả năng của mình làm ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả công việc.
	Hiện nay tuy hầu hết các trường học trong huyện đều được trang bị máy vi tính, nhưng do không có trình độ về tin học, chưa thông hiểu về nguyên lý kế toán, chưa nắm được các văn bản quy định về việc thu chi ngân sách nên chưa áp dụng công nghệ tin học vào công việc của mình để nâng cao hiệu quả, tiết kiệm thời gian dành cho các công việc khác.
	Bên cạnh các khó khăn nêu trên chúng ta phải thừa nhận một điều là công việc kế toán hiệu quả thấp là do các nguyên nhân không phải do bản thân người làm công tác kế toán mà do những yếu tố khác.
	Trong các yếu tố khách quan nên kể đến hồ sơ kế toán. Thực tế cho thấy để hoàn thành hồ sơ sổ sách kế toán theo quy định là việc khó khăn nhất đối với người làm công tác kế toán. Bởi hồ sơ sổ sách thì nhiều, mà mỗi loại có một đặc trưng riêng, một tính chất riêng, cách tính toán, ghi chép, cập nhật sổ sách cũng khác nhau. Do đó, ghi chép sổ sách kế toán và tính toán bằng tay thì thật không đơn giản.
	Hơn nữa, đầu năm 2009, Bộ Tài chính thay đổi hệ thống mục lục chi ngân sách nhà nước. Đây là một thay đổi lớn trong công tác kế toán và cũng là một khó khăn lớn cho người làm công tác kế toán trong niên độ mới này.
	Từ những thực trạng và khó khăn nêu trên tôi nhận thức được sự sâu sắc của công việc kế toán trường học nên tôi làm đề tài “Xây dựng phần mềm kế toán trường học trên Microsoft Excel”.
II. MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :
	Từ thực trạng nêu trên đề tài xây dựng phần mềm kế toán trường trên Microsoft Excel nhằm tạo thuận lợi cho công tác kế toán trường học.
	Thấy rõ vai trò, vị trí của người làm công tác kế toán trường học.
	Qua đó đề xuất một số biện pháp hữu hiệu trong công tác kế toán nhằm khắc phục việc ghi chép sổ sách kế toán, và tính toán bằng tay.
III. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI :
	Đề tài tập trung nghiên cứu xây dựng phần mềm kế toán trường trên Microsoft Excel theo sự thay đổi hệ thống mục lục ngân sách nhà nước của Bộ tài chính ở các cấp Trung học cơ sở với địa điểm cụ thể là Trường Trung học cơ sở Tân Hội Trung.
IV. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN :
	Phần mềm kế toán trường học trên Microsoft Excel đã được thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2011.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ PHÁP LÝ Ý TƯỞNG :
	Thế kỉ XXI là thế kỉ của công nghệ thông tin. Công nghệ thông tin được áp dụng vào tất cả các lĩnh vực, tất cả các công việc trong đó có công tác kế toán.
	Nhiều cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và hành chính sự nghiệp đã áp dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán của đơn vị mình. Nhiều phần mềm kế toán đã mang lại lợi ích và hiệu quả thiết thực. Tuy nhiên để đầu tư mua bản quyền các phần mềm này chi phí rất cao, mặt khác việc áp dụng các phần mềm này vào công tác kế toán cho các cơ quan hành chính sự nghiệp như trường học gặp không ít khó khăn và bắt cập.
	Trước những khó khăn chung, tôi đã xem xét và nghiên cứu kĩ các văn bản quy định về chế độ kế toán trường học nhằm nắm vững các nguyên tắc thu chi, các phương pháp hạch toán cũng như thanh quyết toán trong phạm vi công tác kế toán trường học mà cụ thể là công việc thường ngày tôi đang thực hiện (Kế toán trường Trung học cơ sở). Thêm vào đó là vốn hiểu biết về tin học, tôi đã chỉnh lí, nâng cấp chương trình kế toán trên Microsoft Excel năm 2010 của mình thành phần mềm kế toán trên Microsoft Excel - phiên bản 2011 này, với hệ thống một số biểu mẫu theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/03/2006, Thông tư số 185/2010/TT-BTC ngày 15/11/2010 của Bộ Tài Chính và nội dung thanh quyết toán theo mục lục chi ngân sách hiện hành.
II. TỔNG QUAN VỀ PHẦN MỀM KẾ TOÁN TRÊN EXCEL :
	1. Về cấu trúc và đặc tính của phần mềm :
	Phần mềm kế toán - phiên bản 2011 là một hệ thống hồ sơ sổ sách kế toán và các biểu mẫu báo cáo tài chính được lập trình trên Microsoft Excel. Nguyên tắc tự động hóa dựa trên các cơ sở dữ liệu. Tuy không thể so sánh với các phần mềm được lập trình trên Access hay Pox Pro nhưng vẫn hoạt động một cách tự động hóa trong các khâu ghi chép sổ sách kế toán và lọc các số liệu để lập các bảng báo cáo tài chính một cách chính xác.
	Ngoài các cửa sổ nhập số liệu thu, chi phần mềm cho phép hiển thị xem và in ấn các loại sổ sách kế toán như : Sổ cái (S02c-H), Sổ quỹ tiền mặt (S11-H), Sổ tiền gửi ngân hàng, kho bạc (S12-H), Sổ chi tiết chi hoạt động (S61-H), Sổ theo dõi nguồn kinh phí (S42-H), Sổ tổng hợp sử dụng nguồn kinh phí (S43-H), các báo cáo tài chính như : Bảng cân đối tài khoản (B01-H), Báo cáo chi tiết kinh phí hoạt động (F02-1H), Tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng (B02-H). Có thể kiểm tra nguồn của đơn vị hiện tại một cách chi tiết theo từng mục để xác định việc chi bảo đảm đủ nguồn hiện có bằng bảng Sổ theo dõi dự toán (S41-H) và tình hình chi ngân sách theo từng nguồn cụ thể.
	Phần mềm cho phép quản lý, cập nhật và ghi chép nguồn chi : Nguồn kinh phí tự chủ (chi hoạt động thường xuyên) và Nguồn kinh phí không tự chủ (chi hoạt động không thường xuyên).
	Cho phép in ấn theo nhu cầu của người sử dụng, biểu mẫu được thiết kế đúng mẫu của Bộ tài chính ban hành, phong chữ Time New Roman sử dụng bảng mã Unicode.
	2. Hệ thống biểu mẫu :
	Phần mềm được thiết kế đầy đủ các biểu mẫu sổ sách kế toán và biểu mẫu báo cáo tài chính mà các đơn vị Trường Trung học cơ sở trong huyện Cao Lãnh đang thực hiện. Toàn bộ hệ thống biểu mẫu có thể chia làm 3 loại :
	2.1. Các biểu mẫu Ban hành theo quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/03/2006 và thông tư 185/2010/TT-BTC ngày 15/11/2010 của Bộ tài chính :
	- Nhật ký Sổ cái (S02c-H).
	- Sổ quỹ tiền mặt (S11-H).
	- Sổ tiền gửi ngân hàng, kho bạc (S12-H).
	- Sổ chi tiết chi hoạt động (S61-H).
	- Báo cáo chi tiết kinh phí chi hoạt động (F02-1H).
	- Tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí sử dụng (B02-H).
	- Phiếu thu (C30-BB).
	- Phiếu chi (C31-BB).
	- Sổ theo dõi dự toán (S41-H).
	- Bảng cân đối tài khoản (B01-H).
	2.2. Các mẫu do Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cao Lãnh ban hành :
	- Tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng.
	- Bảng chi tiết kinh phí hoạt động đề nghị quyết toán.
	- Bảng kê chi tiết mục chi.
	2.3. Một số biểu mẫu tự tạo, bổ sung nhằm tạo điều kiện thuận lợi khi cần kiểm tra số liệu tại thời điểm vào cuối tháng, cuối quý để chủ động trong việc thực hiện thu chi :
	- Báo cáo thu chi hàng tháng.
	- Sổ nhật ký thu chi hàng tháng.
	- Phần nhập chứng từ phát sinh.
	- Theo dõi lũy kế, số phát sinh tiền mặt hàng tháng.
	3. Giao diện làm việc :
	Mỗi loại biểu mẫu được thiết kế trên một Vùng số bảng tính (Worksheet) nên rất thuận tiện cho việc tìm và chọn biểu mẫu, sổ sách mình muốn xem. Phần mềm bao gồm các Vùng số bảng tính như sau :
	- Thông : để đăng nhập các thông tin của đơn vị như : cơ quan chủ quản, tên trường, năm tài chính, chương, loại, khoản, nguồn kinh phí, tên người lập bảng, tên thủ trưởng đơn vị, tên thủ quỹ, tên kế toán, mã có đơn vị quan hệ với ngân sách, nơi cấp kinh phí, các tổ chuyên môn.
	- Trang cần tìm : 
	+ Để đăng nhập các thông tin như : tổng số tiền rút hoặc nhận hàng tháng, nhập các ngày, tháng, năm (vì phần mềm không cập nhật ngày tháng). nhóm mục để cho việc in ấn các biểu mẫu.
	+ Tìm vùng nhập chứng từ phát sinh.
	+ Xem tình hình kinh phí phần 1, phần 2, chi tiết kinh phí chi hoạt động đề nghị quyết toán hàng tháng, quý, năm.
	+ Xem báo cáo thu chi hàng tháng.
	+ Xem số dư và lũy kế hàng tháng.
	+ Xem tổng hợp chi nguồn, sổ theo dõi dự toán.
	+ Xem sổ chi tiết chi hoạt động, sổ theo dõi nguồn kinh phí, bảng cân đối kế toán, sổ cái hàng quý, năm.
	+ Xem sổ quỹ tiền mặt, sổ tiền gửi ngân hàng, kho bạc hàng tháng.
	- Chứng từ phát sinh : để nhập các chứng từ phát sinh hàng tháng như : số phiếu thu, số phiếu chi, ngày tháng chứng từ, mục tiểu mục, nội dung, số tiền, loại, ghi Nợ-Có các chứng từ. Và một loại số tự động hóa để giúp cho việc lọc dữ liệu.
	- Nhap phieu thu chi : để nhập các dữ liệu như : số phiếu thu-chi, loại, tên người chi tiền nhận tiền, địa chỉ phiếu thu-chi, nội dung phiếu thu-chi, nhập Nợ-Có phiếu thu-chi.
	- Phieu THU-CHI : dùng để xem và in phiếu thu, phiếu chi mà mình muốn xem và in.
	- F02-1H (NAM), F02-1H (cl), F02-1H (4), F02-1H (3), F02-1H (2), F02-1H : dùng để xem và in các báo cáo chi tiết kinh phí hoạt động của năm, năm chỉnh lý, quý 4, quý 3, quý 2, quý 1.
	- B02-H (PHAN I - NAM), B02-H (PHAN I - chinh ly), B02-H (PHAN I - QIV), B02-H (PHAN I - QIII), B02-H (PHAN I - QII), B02-H (PHAN I - QI) : dùng để xem và in tổng hợp tình hình kinh phí của năm, năm chỉnh lý, quý 4, quý 3, quý 2, quý 1.
	- B02-H (PHAN II - NAM), B02-H (PHAN II - chinh ly), B02-H (PHAN II - QIV), B02-H (PHAN II - QIII), B02-H (PHAN II - QII), B02-H (PHAN II - QI) : dùng để xem và in kinh phí đã sử dụng đề nghị quyết toán của năm, năm chỉnh lý, quý 4, quý 3, quý 2, quý 1.
	- S41-H : dùng để xem và in sổ theo dõi dự toán.
	- SO QUY TM : dùng để xem và in sổ quỹ tiền mặt hàng tháng.
	- SO CAI : dùng để xem và in sổ cái hàng quý.
	- B01-H (NAM), B01-H (QUY ICL), B01-H (QUY IV), B01-H (QUY III), B01-H (QUY II), B01-H (QUY I) : dùng để xem và in bảng cân đối tài khoản của năm, quý chỉnh lý, quý 4, quý 3, quý 2, quý 1.
	- S43-H (NAM), S43-H (QUY ICL), S43-H (QUY IV), S43-H (QUY III), S43-H (QUY II), S43-H (QUY I) : dùng để xem và in sổ tổng hợp sử dụng nguồn kinh phí của năm, quý chỉnh lý, quý 4, quý 3, ... ch kế toán và lập các biểu mẫu báo cáo tài chính được tự động hóa hoàn toàn. Chứng từ thu, chi thường, số liệu dự toán khi được nhập vào máy tính sẽ trở thành các cơ sở dữ liệu, từ các cơ sở dữ liệu này phần mềm sẽ xử lí và tự động xập nhật vào Sổ cái, Sổ quỹ tiền mặt. Đồng thời phần mềm cũng sẽ phân loại chứng từ thu, chi thường xuyên và dự toán theo nguồn để tự động cập nhật ghi sổ chi tiết chi hoạt động, tự động lập biểu theo dõi rút dự toán và tình hình kinh phí, lập biểu báo cáo tài chính.
	Nói chung, việc lập các loại sổ sách, biểu mẫu kế toán và báo cáo tài chính được tự động hóa hoàn toàn là nhờ vào yếu tố quan trọng mang tính quyết định đó là : Số phiếu chi, định khoản, và mã số thanh toán.
	+ Số phiếu chi : sẽ giúp phần mềm nhận biết được nguồn chi để cập nhật đúng sổ sách và biểu mẫu của nguồn chi đó.
	+ Định khoản : sẽ giúp phần mềm nhận biết và cập nhật Nhật ký sổ cái đúng tài khoản.
	+ Mã số thanh toán : sẽ giúp phần mềm phân biệt được mục và tiểu mục chi của từng chứng từ chi để cập nhật vào sổ chi tiết, báo cáo tài chính đúng mục và tiểu mục.
	Ngoài ra các yếu tố trên còn giúp rất nhiều trong việc lập bảng kê chứng từ thanh toán.
	5. Tiện ích :
	Thao tác nhập dữ liệu rất đơn giản, không mất thời gian mà hiệu quả công việc cao, số liệu đầu ra chính xác. Dữ liệu nhập vào được xử lí và cập nhật ngay nên dễ dàng kiểm tra số liệu tức thời phục vụ cho yêu cầu của công việc.
	In ấn dễ dàng, chỉ cần chọn trong Vùng sổ bảng tính (Worksheet) Trang cần tim đang hiển thị là có ngay biểu mẫu cần thiết. Các biểu mẫu đều được định dạng trên khổ giấy A4 không cần phải định dạng lại.
	Cập nhật các biểu mẫu dễ dàng khi Bộ tài chính và Phòng Giáo dục & Đào tạo có thay đổi biễu mẫu.
	Toàn bộ phần mềm được thiết kế trên một File.xls, không phải cài đặt, chỉ copy vào máy tính là có thể sử dụng được nên rất tiện ích cho việc phổ biến.
	Phần mềm không yêu cầu cao về trình độ tin học của người sử dụng, chỉ cần biết cách nhập dữ liệu và biết một số thao tác tính tổng trên Microsoft Excel là có thể sử dụng được.
III. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM :
	Như đã nêu trên, phần mềm thiết kế tự động hóa các thao tác ghi chép, cập nhật sổ sách và lập các biểu mẫu kế toán nên trong quá trình sử dụng người làm công tác kế toán sẽ giảm bớt rất nhiều thời gian cho công việc mà hiệu quả lại cao, số liệu chính xác đáng tin cậy.
	1. Yêu cầu về người sử dụng :
	Muốn phần mềm đem lại hiệu quả cao đòi hỏi kế toán sử dụng phần mềm này phải :
	- Biết sử dụng máy tính và phải biết cách nhập dữ liệu và lập các công thức, hàm tính tổng đơn giản trêm Microsoft Excel.
	- Nắm được hệ thống mục lục chi ngân sách hiện hành.
	- Nắm được hệ thống tài khoản để định khoản các nghiệp vụ kế toán phát sinh một cách chính xác.
	- Biết rút trích dự liệu trên Microsoft Excel.
	2. Hướng dẫn thao tác sử dụng :
	Để hệ thống biểu mẫu của phần mềm có đầy đủ tên các cột mục thì phải nhập đầy đủ các thông tin về đơn vị mình vào Sheet Thông.
	3. Nhập dữ liệu :
	Gồm có 3 loại dữ liệu cần nhập : Nhập dự toán cấp, Nhập kinh phí rút về hàng tháng, Nhập chứng từ Thu-Chi.
	3.1. Nhập dự toán cấp :
	+ Nhập dự toán cấp đầu năm như sau : vào Sheet Trang cần tìm Click chuột vào 02/- Xem tình hình THKP phần 1 tháng 1 à Nhập kinh phí cấp vào ô màu đỏ.
	+ Nếu cấp bổ sung ở tháng nào thì : vào Sheet Trang cần tìm Click chuột vào Xem tình hình THKP phần 1 tháng của tháng đó à Nhập kinh phí cấp và ô màu vàng.
	3.2. Nhập kinh phí rút về hàng tháng : vào Sheet Trang cần tìm à Nhập số kinh phí rút về của tháng vào tương ứng với tháng đó ô màu đỏ.
	Ghi chú : Rút nguồn nào nhập vào nguồn đó.
	3.3. Nhập chứng từ Thu-Chi : vào Sheet Chứng từ phát sinh xuất hiện bảng sau :
	- Cột A : nhập số phiếu thu, số phiếu chi, (nếu chuyển khoản thì nhập số giấy chuyển khoản).
	- Cột B : nhập ngày, tháng, năm chứng từ.
	- Cột C : Nhập mục, tiểu mục
	+ Nếu rút bằng tiền mặt : ví dụ : 6000-6001
	+ Nếu chuyển khoản : ví dụ : 6000CK-6001
	+ Nếu kinh phí không thường xuyên : ví dụ : 6000-6001KTX, 6000CK-6001KTX.
	+ Nếu là cải cách tiền lương : ví dụ : 6000-6001CCL, 6000CK-6001CCL.
	- Cột D : Ghi nội dung thu hoặc chi.
	- Cột E : Ghi số tiền thu hoặc chi.
	- Cột F : Nếu là loại Thu thì nhập chữ T, còn Chi thì để trống.
	- Từ cột ACàcột AH : nhập định khoản Nợ-Có.
	- Các cột còn lại tự động hóa.
	* Khi nhập xem chứng từ Thu-Chi ta tiếp tục sang Sheet Nhap phieu thu chi xuất hiện :
	- Cột A : Tự động hóa.
	- Cột B : Nhập số phiếu Thu, hoặc Chi.
	- Cột C : Nhập loại nếu Phiếu thu thì nhập chữ T, còn Phiếu chi thì để trống.
	- Cột D, E, F : Nhập ngày, tháng, năm chứng từ.
	- Cột G : Nhập tên người nhập tiền, hoặc chi tiển.
	- Cột H : Nhập địa chỉ người nhận tiền, hoặc chi tiền (Tên đơn vị).
	- Cột I : Nhập nội dung chứng từ.
	- Cột J, K, L : Tự động hóa.
	- Cột M : Nhập định khoản Nợ.
	- Cột N : Nhập định khoản Có.
	4. In ấn :
	Để in các biểu mẫu nào đó thì ta Click chuột vào Sheet Trang cần tìm à Chọn biểu mẫu cần in. Lưu ý khi in các biểu mẫu sau :
	4.1. Phiếu thu, Phiếu chi : vào Sheet Phieu Thu-Chi 
	+ ô J1, J2 nhập số phiếu thu, phiếu chi cần in.
	+ ô J3, J4 nhập bộ phận của người nhận tiền, chi tiền (J3 tương ứng J1, J4 tương ứng J2).
	4.2. Sổ chi tiết chi hoạt động, Sổ theo dõi nguồn kinh phí : Khi in các biểu mẫu này nhớ quay về Sheet Trang cần tìm nhập mục cần in lại (ô M83). (Không được sửa các mục ở các sổ).
	4.3. Sổ cái : vào Sheet SO CAI chỉ cần nhập ở ô I1 số tài khoản, ở ô I2 nhập quý (Nếu Quý 1 : I, Quý 2 : II, Quý 3 : III, Quý 4 : IV, Chỉnh lý : ICL)
	4.4. Sổ quỹ tiền mặt : vào Sheet SO QUY TM chỉ cần nhập ở ô J1 số tài khoản, ở ô J2 nhập số tháng cần in.
	4.5. Báo cáo thu chi tháng : vào Sheet Báo cáo thu chi tháng chỉ cần nhập ô I2 số tháng cần in.
	4.6. Sổ nhật ký thu chi : vào Sheet So nhat ky thu chi chỉ cần nhập ô K2 số tháng cần in.
	4.7. Bảng kê chi tiết mục chi : vào Sheet Xem tài khoản chỉ cần nhập ô H4 số mục chi.
	5. Ghi ngày tháng và số tiền bằng chữ trong các biễu mẫu báo cáo :
	5.1. Ghi ngày, tháng : vào Sheet Trang cần tìm nhập các ngày cuối tháng trong năm.
	5.2. Số tiền ghi bằng chữ trong các biểu mẫu báo cáo : Có sử dụng phần mềm hổ trợ ghi số tiền bằng chữ. Hướng dẫn cách cài đặt 
	+ Bước 1 : Copy file CongthucVN.xls à Mở flie CongthucVN.xls à Vào File à Save As à ở hộp Save as type chọn Microsoft Office Excel Add-In à Chọn Save à Thoát.
	+ Bước 2 : Mở Microsoft Office Excel à vào Tools à Add-Ins à Đánh dấu P vào ô Congthucvn à Chọn OK à Thoát.
	+ Bước 3 : Mở Microsoft Office Excel à Dùng hàm VND để đọc số tiền ghi bằng chữ.
	Ví dụ : =VND(150000) à Kết quả là Một trăm năm mươi ngàn đồng.
IV. HIỆU QUẢ ÁP DỤNG :
	Trên thực tế, phần mềm này đã được nhập đầy đủ số liệu thu chi năm 2011 (của trường tôi đang đảm nhiệm công tác kế toán) theo hệ thống mục lục ngân sách hiện hành. Độ tin cậy của phần mềm đã đạt đến mức tối đa và mang lại hiệu quả thật sự, số liệu đầu ra chính xác 100%.
	Với phần mềm này, kế toán sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian để đầu tư nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân.
C. KẾT LUẬN
I. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI ĐỐI VỚI CÔNG TÁC :
	Do hồ sơ sổ sách kế toán thì nhiều, mà mỗi loại có một đặc trưng riêng, một tính chất riêng, cách tính toán, ghi chép, cập nhật sổ sách cũng khác nhau nên ý nghĩa của việc xây dựng phần mềm kế toán trường học trên Microsoft Excel là nhằm giảm bớt đi thời gian ghi chép sổ sách kế toán và việc tính toán.
II. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG :
	Hiện nay tôi đang làm công tác kế toán ở cấp Trung học cơ sở vì vậy phần mềm kế toán trường học trên Microsoft Excel chỉ xây quanh ở cấp Trung học cơ sở là chủ yếu nên phần mềm này có thể áp dụng cho tất cả các trường Trung học cơ sở, đối với các cấp Mầm non, cấp Tiểu học thì cũng có thể sử dụng được phần mềm này nhưng cần bổ sung thêm những lại hồ sơ của từng cấp học.
III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM :
	Bản thân còn hạn chế về kinh nghiệm cũng như trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ tin học nên phần mềm này chưa được hoàn thiện, rất mong sự nhiệt tình đóng góp ý kiến của tất cả các quý vị để trong tương lai phần mềm này được hoàn thiện và có thể áp dụng rộng rãi cho cả các trường Tiểu học, Mầm non trong huyện, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc của đội ngũ kế toán trường học huyện nhà.
IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ :
	Đây là phần mềm tôi tự thiết kế có thể chưa đầy đủ các loại hồ sơ kế toán, nên tôi đề nghị mua phần mềm kế toán đạt tiêu chuẩn cho phép chỉnh sửa mẫu theo nhu cầu để nhân viên kế toán giảm bớt thời gian nhập liệu; thay vào đó dùng thời gian để kiểm soát tốt vấn đề chi tiêu; kiểm soát tốt các khoản phải thu - phải trả.
	Tân Hội Trung, Ngày 25 tháng 02 năm 2012
	Người viết
	Nguyễn Như Ý
TÀI LIỆU THAM KHẢO
@&?
	1. ThS. Nguyễn Duy Liễu, Thực Hành Kế toán trong trường học, Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội, xuất bản năm 2008.
	2. Chế độ Kế toán Hành chính Sự nghiệp, Nhà xuất bản Tài chính tại Hà Nội, xuất bản năm 2006.
	3. ThS. Tạ Huy Đăng, Cẩm nang Kế toán trường học, Nhà xuất bản Tài chính, tại Hà Nội, năm 2003.
	4. Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/03/2006 của Bộ Tài chính.
	5. Thông tư số 185/2010/TT-BTC ngày 15/11/2010 của Bộ Tài chính.
MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU
	I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI	1
	II. MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU	2
	III. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI	2
	IV. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN	2
B. PHẦN NỘI DUNG
	I. CƠ SỞ PHÁP LÝ Ý TƯỞNG	3
	II. TỔNG QUAN VỀ PHẦN MỀM KẾ TOÁN TRÊN EXCEL	3
	1. Về cấu trúc và đặc tính của phần mềm	3
	2. Hệ thống biểu mẫu	4
	2.1. Các biểu mẫu Ban hành theo quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/03/2006 và thông tư 185/2010/TT-BTC ngày 15/11/2010 của Bộ tài chính	4
	2.2. Các mẫu do Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cao Lãnh ban hành	4
	2.3. Một số biểu mẫu tự tạo, bổ sung nhằm tạo điều kiện thuận lợi khi cần kiểm tra số liệu tại thời điểm vào cuối tháng, cuối quý để chủ động trong việc thực hiện thu chi	4
	3. Giao diện làm việc	5
	4. Tự động hóa	7
	5. Tiện ích	8
	III. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM	8
	1. Yêu cầu về người sử dụng	8
	2. Hướng dẫn thao tác sử dụng	8
	3. Nhập dữ liệu	9
	3.1. Nhập dự toán cấp	9
	3.2. Nhập kinh phí rút về hàng tháng	9
	3.3. Nhập chứng từ Thu-Chi	9
	4. In ấn	11
	4.1. Phiếu thu, Phiếu chi	11
	4.2. Sổ chi tiết chi hoạt động, Sổ theo dõi nguồn kinh phí	11
	4.3. Sổ cái	12
	4.4. Sổ quỹ tiền mặt	12
	4.5. Báo cáo thu chi tháng	12
	4.6. Sổ nhật ký thu chi	12
	4.7. Bảng kê chi tiết mục chi	12
	5. Ghi ngày tháng và số tiền bằng chữ trong các biễu mẫu báo cáo	12
	5.1. Ghi ngày, tháng	12
	5.2. Số tiền ghi bằng chữ trong các biểu mẫu báo cáo	12 
	IV. HIỆU QUẢ ÁP DỤNG	12
C. KẾT LUẬN
	I. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI ĐỐI VỚI CÔNG TÁC	13
	II. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG	13
	III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM	13
	IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ	13

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN xay dung phan mem ke toan truong hoc tren Excel sua la.doc