Sáng kiến kinh nghiệm về cách lấy ví dụ trong giảng dạy phân môn Tiếng Việt

Sáng kiến kinh nghiệm về cách lấy ví dụ trong giảng dạy phân môn Tiếng Việt

I- ĐẶT VẤN ĐỀ.

1. Như chúng ta đã biết ngôn ngữ là sản phẩm của tư duy.Ngôn ngữ là yếu tố quan trọng để tạo thành văn bản nói và văn bản viết.Một tác phẩm văn chương của các nhà văn hay một bài viết của học sinh chỉ hay khi ngoài các thao tác thể hiện kỹ thuật, tư tưởng khác trong đó phải nói tới các thủ pháp nghệ thuật ngôn từ của người viết.Để đạt được mục đích trên phải dạy Tiếng Việt cho các thế hệ học sinh. Để dạy Tiếng Việt cho các em đầu tiên phải bàn đến phương pháp dạy bộ môn này.

2. Việc dạy học ở trường THCS còn nhiều bất cập

+ GV còn lúng túng khi soạn và dạy Tiếng Việt với quan niệm “Dạy Tiếng Việt là khô, là khó”.

Trong khi dạy Tiếng Việt GV còn “ ngại “sử dụng đồ dùng dạy học nên HS còn tiếp thu một cách thụ động.

Từ đó dẫn tới kết quả học Tiếng Việt của học sinh hạn chế. Một số học sinh không thích học giờ Tiếng Việt.

- Khả năng nghe, nói, đọc, viết hạn chế.

- Khả năng vận dụng từ Tiếng Việt còn yếu: Sai từ vựng, sai câu, diễn đạt vụng về.

Trong phạm vi có hạn với khuân khổ bài viết của mình, sau đây tôi xin trình bày một số vấn đề chính liên quan đến việc dạy phân môn Tiếng Việt để đạt hiệu quả cao trong giờ dạy Tiếng Việt.

 

doc 5 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 833Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm về cách lấy ví dụ trong giảng dạy phân môn Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sáng kiến kinh nghiệm Về cách lấy ví dụ 
trong giảng dạy phân môn tiếng việt
************
I- Đặt vấn đề.
1. Như chúng ta đã biết ngôn ngữ là sản phẩm của tư duy.Ngôn ngữ là yếu tố quan trọng để tạo thành văn bản nói và văn bản viết.Một tác phẩm văn chương của các nhà văn hay một bài viết của học sinh chỉ hay khi ngoài các thao tác thể hiện kỹ thuật, tư tưởng khác trong đó phải nói tới các thủ pháp nghệ thuật ngôn từ của người viết.Để đạt được mục đích trên phải dạy Tiếng Việt cho các thế hệ học sinh. Để dạy Tiếng Việt cho các em đầu tiên phải bàn đến phương pháp dạy bộ môn này.
2. Việc dạy học ở trường THCS còn nhiều bất cập 
+ GV còn lúng túng khi soạn và dạy Tiếng Việt với quan niệm “Dạy Tiếng Việt là khô, là khó”.
Trong khi dạy Tiếng Việt GV còn “ ngại “sử dụng đồ dùng dạy học nên HS còn tiếp thu một cách thụ động.
Từ đó dẫn tới kết quả học Tiếng Việt của học sinh hạn chế. Một số học sinh không thích học giờ Tiếng Việt.
- Khả năng nghe, nói, đọc, viết hạn chế.
- Khả năng vận dụng từ Tiếng Việt còn yếu: Sai từ vựng, sai câu, diễn đạt vụng về...
Trong phạm vi có hạn với khuân khổ bài viết của mình, sau đây tôi xin trình bày một số vấn đề chính liên quan đến việc dạy phân môn Tiếng Việt để đạt hiệu quả cao trong giờ dạy Tiếng Việt.
II- Giải quyết vấn đề
1. Trong chương trình phân môn Tiếng Việt ở cấp THCS nói chung và sách Ngữ văn 9 nói riêng, hầu như các bài học đều có hệ thống ngữ liệu khá đầy đủ, có thể giúp cho giáo viên và học sinh tiến hành tốt một tiết Tiếng Việt. Từ lâu trong khi giảng dạy các bài học Tiếng Việt đã có nhiều giáo viên mạnh dạn lấy thêm nhiều ngữ liệu ngoài SGK để cung cấp cho học sinh, nhưng bên cạnh đó có nhiều giáo viên chỉ khai thác ví dụ trong SGK mà thôi. Có nhiều ý kiến cho rằng giáo viên dạy đã quá lạm dụng các ngữ liệu ngoài SGK mà không khai thác kỹ các ngữ liệu có sẵn trong sách ...
Nói tới vấn đề này đã có nhiều ý kiến khác nhau ... vì có nhiều người cho rằng các ví dụ trong SGK hầu hết đã được người biên soạn chọn lọc, tiêu biểu, chính xác và khoa học cho nên khi giảng dạy ta chỉ cần khai thác hết các ví dụ trong SGK là đủ kiến thức của bài học... nhưng cũng có ý kiến khác là, ngoài việc khai thác ví dụ tiêu biểu trong SGK giáo viên cũng cần phải lấy thêm nhiều ngữ liệu phong phú trong cuộc sống hàng ngày để giúp học sinh hiểu sâu hơn, nâng cao hơn kỹ năng sử dụng Tiếng Việt vì ví dụ trong SGK còn ít, chưa phong phú.
Nói tới vấn đề này tôi xin nêu ra một quan điểm để các bạn đồng nghiệp tham khảo.
+ Nếu như đối với học sinh các khối 6,7,8 trình độ hiểu biết còn non, khả năng sử dụng Tiếng Việt còn thấp, khi giảng giáo viên nên chú trọng khai thác sâu các ngữ liệu SGK nhưng đối với học sinh khá giỏi giáo viên cũng nên lấy thêm các ngữ liệu ngoài SGK để nâng cao dần khả năng sử dụng Tiếng Việt cho các em. Nhưng cũng không nên lấy quá nhiều quá lạm dụng.
+ Còn ở lớp 9 khả năng tiếp thu và sử dụng Tiếng Việt của học sinh đã được nâng cao hơn, hoàn thiện hơn. Trong khi giảng dạy ngoài việc khai thác kỹ và sâu các ngữ liệu trong SGK giúp học sinh nắm vững nội dung bài học, giáo viên cũng nên thường xuyên lấy thêm các ngữ liệu ngoài SGK, các ngữ liệu có trong cuộc sống thường gặp... nhưng yêu cầu giáo viên phải có sự chuẩn bị kỹ càng, các ngữ liệu phải tiêu biểu mang tính giáo dục ... cụ thể đối với bài học Tiếng Việt trong SGK ngữ văn 9 chúng ta có thể kết hợp cả ngữ liệu có trong SGK và các ngữ liệu lấy thêm như sau:
VD: ở bài các thành phần biệt lập ( Ngữ văn 9 – tập 2- Tiết 1- Trang 18).
ở thành phần tình thái SGK có đưa ngữ liệu sau:
a) Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh.
b) Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được nên anh phải cười vậy thôi.
Và SGK yêu cầu học sinh xác định vai trò của các từ “chắc, có lẽ” trong câu.
Sau khi cho học sinh đọc diễn cảm giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích ngữ liệu. Câu hỏi có thể đưa ra như sau:
Em hãy phân tích cấu trúc ngữ pháp của câu trong hai ví dụ trên?
Từ “chắc” và từ “có lẽ” có tham gia vào cấu trúc cú pháp của câu không? ( Không tham gia vào cấu trúc cú pháp của câu).
Từ “chắc” và từ “có lẽ” đóng vai trò gì trong câu? (Thể hiện cái nhìn của người nói đối với sự việc trong câu).
Hai từ ấy thể hiện nhận định gì của người nói đối với sự việc trong câu (“chắc” thể hiện độ tin cậy cao... ; “có lẽ” thể hiện thái độ tin cậy không chắc chắn.
Nếu bỏ hai từ “chắc, có lẽ” ý nghĩa sự việc trong câu có thay đổi không? Vì sao? (không thay đổi vì hai từ này không phải là thông tin sự việc của câu).
Từ việc phân tích ngữ liệu học sinh thấy được từ “chắc” và từ “có lẽ” là thành phần tình thái. Giáo viên có thể lấy thêm ví dụ ngoài SGK ( trong các văn bản học sinh đã học) về việc sử dụng tình thái.
VD1: Chả nhẽ cái bọn ở làng đổ đốn đến thế được
VD2: Theo tôi đọc sách cần phải đọc rộng và sâu.
VD3: Thưa cô hình như bạn ấy bị ốm ạ.
Như vậy đối với phần này nếu ta chỉ sử dụng các ngữ liệu trong SGK thì ta chưa thể giúp học sinh nắm được tình thái trong câu, có những loại khác nhau, có những tác dụng khác nhau và đôi khi nó diễn đạt rất tinh tế, gợi cho người đọc nhiều suy ngẫm và triết lý sâu sắc. Vậy để nâng cao khắc sâu kiến thức cho học sinh lớp 9 thì ở phần này giáo viên nên chuẩn bị sẵn các ngữ liệu...
Hay cũng trong mục II thành phần cảm thán (trang 18,19) thì ngoài các ngữ liệu về thành phần cảm thán mà SGK đưa ra giáo viên cũng cần lấy thêm ví dụ khác thông dụng có trong đời sống, trong thơ văn. Sau đó tiếp tục lấy ví dụ để phân biệt sự khác nhau giữa thành phần cảm thán và câu cảm thán.
VD: ơ kìa, cô bé nói hay sao
Nhà của tôi ai lại hỏi chào
 ( Tố Hữu)
VD: Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
 (Thế Lữ)
( Khi đặt sau phần cảm thán dấu ! thì trở thành câu cảm thán)
Không chỉ trong các bài học mà trong các tiết kiểm tra giáo viên cũng có thể lấy thêm ngữ liệu ở ngoài SGK để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ... còn nhiều các bài học khác về phân môn Tiếng Việt trong chương trình ngữ văn 9 mà trong phạm vi bài viết này tôi chưa có điều kiện trao đổi ... 
Như vậy khi giảng dạy phân môn Tiếng Việt lớp 9. Ta nên lấy thêm các ngữ liệu ở ngoài SGK để làm phong phú cho bài dạy (Không nên quá lạm dụng nhiều ví dụ ngoài SGK và cần tránh lấy ngữ liệu một cách hình thức).
Để thực hiện được tốt trước hết giáo viên phải có sự chuẩn bị chu đáo, phải nắm vững kiến thức ở phần lấy thêm để chủ động trong khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu. Một giờ dạy Tiếng Việt thành công là một giờ không chỉ cung cấp cho học sinh nắm vững những nội dung kiến thức có trong SGK mà còn giúp học sinh nâng cao kỹ năng sử dụng Tiếng Việt vì “ Học phải đi đôi với hành”; học để sống, để làm người, để làm việc thì việc học ấy mới thực sự có ý nghĩa.
* Kinh nghiệm rút ra:
Trên đây là một số quan điểm dạy học tích cực của tôi nhằm phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích hợp. Tôi đã áp dụng trong thực tế giảng dạy. Song tôi cũng luôn ý thức được việc vận dụng linh hoạt các biện pháp, phương pháp dạy học sao cho phù hợp với từng đơn vị kiến thức nhằm khơi dậy tính tích cực của học sinh trong việc tiếp nhận kiến thức. Tôi đã không những đem đến cho học sinh kiến thức mà còn tạo thêm niềm hứng thú say mê học tập giúp các em lĩnh hội, sáng tạo những vấn đề bổ ích khi khám phá kho tàng tri thức của con người.
III – Kết thúc vấn đề
Trên đây là kinh nghiệm nhỏ tôi tự rút ra trong hoạt động dạy môn Ngữ văn nói chung, phân môn Tiếng Việt nói riêng. Với thời gian có hạn bài viết còn nhiều thiếu sót tôi rất mong các bạn đồng nghiệp góp ý bổ sung để phát huy tiềm năng của học sinh trong chặng đường đầy khó khăn nhưng cao quý của nghề nhà giáo.
Phả Lại thỏng 1 năm 2010
Người viết
 Pham Hanh Nam

Tài liệu đính kèm:

  • docCach lay vi du trong mon tieng viet.doc