Sáng kiến kinh nghiệm: Tìm hiểu tình hình tổ chức, hướng dẫn học sinh trong giờ luyện tập Hình học 7

Sáng kiến kinh nghiệm: Tìm hiểu tình hình tổ chức, hướng dẫn học sinh trong giờ luyện tập Hình học 7

Trên lĩnh vực giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề đã được đề cập và bàn luận rất sôi nổi từ nhiều thập kỷ qua .

 Việc đổi mới đồng bộ về giáo dục trung học cơ sở việc xây dựng lại chương trình, biên soạn lại sách giáo khoa các môn theo tư tưởng tích cực hoá hoạt động của học sinh được thực hiện đại trà từ năm học 2006- 2007 đã đặt ra yêu cầu cấp thiết về đổi mới phương pháp dạy học.

 Với bộ môn Toán đặc biệt là môn Hình học, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động cuả học sinh là một xu hướng tất yếu, bởi lẽ hình học là một khoa học suy diễn xuất phát từ thực tiễn, liên hệ mật thiết với đời sống và kỹ thuật. Và để nắm vững có kỹ năng vận dụng những kiến thức Toán ở trường THCS, bên cạnh việc học lý thuyết học sinh phải được luyện tập.

 Vậy làm thế nào để tổ chức, hướng dẫn học sinh luyện tập hình học đạt kết quả cao giúp các em nắm vững kiến thức đã học và biết vận dụng những kiến thức đó? đồng thời phát triển và rèn luyện các phẩm chất tư duy ( dự đoán, phân tích, tổng hợp ) đó là điều băn khoăn khi tôi được nhà trường phân công giảng dạy môn Toán lớp 7 năm học 2006-2007, và cũng là điều mà nhiều giáo viên giảng dạy môn Toán luôn trăn trở. Thực tế cho thấy kết quả học tập môn Toán nói chung, môn Hình học nói riêng của học sinh còn chưa cao, thể hiện ở mặt nắm vững kiến thức cơ bản, khả năng dự đoán, phân tích, tổng hợp, chứng minh còn chưa tốt.

 Trong quá trình giảng dạy vận dụng những kiến thức tiếp thu được qua các kỳ bồi dưỡng thay sách và học hỏi ở đồng nghiệp, tôi xin mạnh dạn đưa ra ý kiến chủ quan của mình về vấn đề : Tổ chức, hướng dẫn học sinh trong giờ luyện tập Hình học 7. Qua đây tôi hy vọng được nâng cao trình độ sư phạm của mình, trang bị cho bản thân phương pháp dạy một giờ luyện tập Hình nói riêng và dạy một giờ Toán nói chung đạt kết quả cao hơn.

 

doc 8 trang Người đăng nhung.hl Lượt xem 1138Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm: Tìm hiểu tình hình tổ chức, hướng dẫn học sinh trong giờ luyện tập Hình học 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I: mở đầu
I/- Lí do chọn đề tài: 
	Trên lĩnh vực giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề đã được đề cập và bàn luận rất sôi nổi từ nhiều thập kỷ qua . 
	Việc đổi mới đồng bộ về giáo dục trung học cơ sở việc xây dựng lại chương trình, biên soạn lại sách giáo khoa các môn theo tư tưởng tích cực hoá hoạt động của học sinh được thực hiện đại trà từ năm học 2006- 2007 đã đặt ra yêu cầu cấp thiết về đổi mới phương pháp dạy học. 
	Với bộ môn Toán đặc biệt là môn Hình học, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động cuả học sinh là một xu hướng tất yếu, bởi lẽ hình học là một khoa học suy diễn xuất phát từ thực tiễn, liên hệ mật thiết với đời sống và kỹ thuật. Và để nắm vững có kỹ năng vận dụng những kiến thức Toán ở trường THCS, bên cạnh việc học lý thuyết học sinh phải được luyện tập. 
	Vậy làm thế nào để tổ chức, hướng dẫn học sinh luyện tập hình học đạt kết quả cao giúp các em nắm vững kiến thức đã học và biết vận dụng những kiến thức đó? đồng thời phát triển và rèn luyện các phẩm chất tư duy ( dự đoán, phân tích, tổng hợp) đó là điều băn khoăn khi tôi được nhà trường phân công giảng dạy môn Toán lớp 7 năm học 2006-2007, và cũng là điều mà nhiều giáo viên giảng dạy môn Toán luôn trăn trở. Thực tế cho thấy kết quả học tập môn Toán nói chung, môn Hình học nói riêng của học sinh còn chưa cao, thể hiện ở mặt nắm vững kiến thức cơ bản, khả năng dự đoán, phân tích, tổng hợp, chứng minh còn chưa tốt. 
	Trong quá trình giảng dạy vận dụng những kiến thức tiếp thu được qua các kỳ bồi dưỡng thay sách và học hỏi ở đồng nghiệp, tôi xin mạnh dạn đưa ra ý kiến chủ quan của mình về vấn đề : Tổ chức, hướng dẫn học sinh trong giờ luyện tập Hình học 7. Qua đây tôi hy vọng được nâng cao trình độ sư phạm của mình, trang bị cho bản thân phương pháp dạy một giờ luyện tập Hình nói riêng và dạy một giờ Toán nói chung đạt kết quả cao hơn. 
II/- Mục đích nghiên cứu:
	Nghiên cứu vấn đề này nhằm làm sáng tỏ tình trạng dạy học tiết luyện tập Hình học 7, nguyên nhân học sinh lúng túng khi phân tích tìm lời giải bài toán, trình bày bài toán chứng minh từ đó đề xuất các biện pháp khắc phục. 
III/- Nhiệm vụ nghiên cứu: 
	- Tìm hiểu tình hình tổ chức, hướng dẫn học sinh trong giờ luyện tập Hình học 7. Xác định những nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc dạy giờ luyện tập Hình học chưa thực sự thành công. 
	- Đề xuất một số biện pháp khắc phục những tồn tại trên.
IV/- Phạm vi nghiên cứu: 
	Học sinh lớp 7 Trường THCS Hợp Thành . 
V/- Phương pháp nghiên cứu: 
	- Phương pháp quan sát (bằng cách dự giờ) 
	- Phương pháp trò chuyện ( trao đổi với đồng nghiệp, học sinh) 
	- Phương pháp thực nghiệm ( thực dạy trên lớp) 
	- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
Phần II: Nội dung
I/- Đặc điểm tình hình và những khảo sát bước đầu: 
	Từ năm học 2006-2007, việc đổi mới đồng bộ về giáo dục THCS đã được thực hiện đại trà trong cả nước. Cùng với việc đổi mới SGK, phương pháp dạy học “ lấy giáo viên làm trung tâm” chuyển sang “ lấy học sinh làm trung tâm”. 
	Tuy nhiên chất lượng giờ dạy môn Toán nối chung và chất lượng giờ luyện tập Hình học nói riêng chưa hoàn toàn như kết quả mong muốn, khả năng phân tích tìm tòi cách giải, kỹ năng vận dụng kiến thức vào giải bài tập và kỹ năng trình bày lời giải ở nhiều học sinh còn chưa tốt. Vậy nguyên nhân do đâu? 
Theo tôi có hai nguyên nhân chính:
Một là: Sự nhận thức chưa đúng của giáo viên về vị trí, mục tiêu của tiết luyện tập và sự đổi mới vị trí, mục tiêu của tiết luyện tập và sự đổi mới của phương pháp giảng dạy ( Soạn – Giảng) của giáo viên còn chậm, cụ thể: 
	a/ Một bộ phận giáo viên giảng dạy bộ môn Toán chưa nhận thức rõ tác dụng của tiết luyện tập Hình là hoàn thiện kiến thức cơ bản đã học ở tiết lý thuyết, nâng cao lý thuyết. Đặc biệt hơn trong tiết luyện tập, học sinh có điều kiện để thực hành, vận dụng các kiến thức đã học vào giải các bài Toán thực tế, rèn luyện các thao tác tư duy, kĩ năng trình bày lời giải. nên nhiều giáo viên còn coi nhẹ, biến tiết luyện tập thành tiết chữa bài tập, hoặc đưa quá nhiều bài tập khiến học sinh cảm thấy quá “nặng” chưa chọn được các dạng bài tập đặc trưng tổng hợp. 
	b/ Một bộ phận giáo viên chưa thực sự đổi mới về phương pháp nên trong quá trìmh tổ chức, hướng dẫn học sinh làm bài tập đã làm hộ, làm thay, hướng dẫn quá tỷ mỷ đã đánh mất tính tích cực của học sinh hoặc để cho học sinh tự “ tích cực hoạt động” mà hướng dẫn quá sơ sài. 
	c/ Việc nắm vững cấu trúc về nội dung của tiết luyện tập ở nhiều giáo viên còn hạn chế, việc soạn giảng còn sơ sài chưa nổi bật trọng tâm về kiến thức và kỹ năng.
Hai là: Sự nhận thức chưa đúng của học sinh về vai trò của tiết luyện tập. Phương pháp tiếp cận kiến thức, trình bày lời giải bài tập có nhiều điểm mới so với các lớp dưới khiến nhiều học sinh khó khăn trong việc tiếp thu và vận dụng, cụ thể: 
	a/ Một bộ phận không nhỏ học sinh coi tiết luyện tập là tiết chữa bài tập những học sinh yếu thường làm bài hình thức, và đến giờ luyện tập lại chép bài của học sinh khá đã được hợp thức hoá trên bảng. 
	b/ Phương pháp tiếp cận kiến thức, trình bày lời giải bài tập Hình học 7 có nhiều điểm mới só với các lớp dưới. ở Hình học 7 học sinh bắt đầu làm quen với chứng minh Hình học, các yêu cầu về kỹ năng vẽ hình, năng lực dự đoán, phân tích được nâng cao rõ rệt khiến nhiều học sinh lúng túng tiếp thu chậm dẫn đến ngại học Hình.
	Vậy làm thế nào để từng bước khắc phục những tồn tại trên ? 
II/- Cách khắc phục những tồn tại:
	Để từng bước khắc phục những tồn tại trên nhằm mục đích hướng dẫn học sinh làm bài tập, củng cố và khắc sâu kiến thức, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức đạt kết quả cao, giáo viên cần làm một số việc sau: 
1/ Nắm vững vị trí tiết luyện tập Hình trong chương trình luyện tập Hình 7 nối riêng và Hình học THCS nối chung. 
	Số tiết luyện tập chiếm một tỷ lệ khá cao so với các tiết học lý thuyết. 
	Tiết luyện tập Hình có một vị trí hết sức quan trọng không chỉ ở chỗ nó chiếm một tỷ lệ cao về thời lượng mà chủ yếu là: Nếu như tiết học lý thuyết cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản ban đầu thì tiết luyện tập có tác dụng hoàn thiện kiến thức cơ bản đó nâng cao kiến thức trong chừng mực có thể làm cho học sinh nhớ và klhắc sâu hơn. Đặc biệt hơn trong tiết luyện tập học sinh có điều kiện để thực hành, vận dụng các kiến thức đã học vào giải bài tập, rèn luyện kỹ năng vẽ hình, tính toán, rèn luyện các thao tác tư duy để phát triển năng lực sáng tạo sau này. 
	Tiết luyện tập không phải chỉ là tiết giải bài tập đã cho mà tiết luyện tập phải thực sự là tiết “ Thầy luyện” và “ Trò tập”.
	Chính vì vậy giáo viên cần lựa chọn các bài tập nổi bật được kiến thức và kỹ năng cơ bản trong đó yêu cầu rèn luyện phương pháp tư duy là quan trọng. 
2/ Nắm vững mục tiêu chung của tiết luyện tập Hình: 
	Tiết luyện tập Hình có một số mục tiêu cơ bản:
a/ Một là: Hoàn thiện củng cố và nâng cao kiến thức ở mức độ cho phép thông qua một hệ thống các bài tập do giáo viên lựa chọn đã được sắp xếp hợp lý theo kế hoạch lên lớp
b/ Hai là: Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng vận dụng lý thuyết, kỹ năng sử dụng dụng cụ vẽ hình đo đạc, năng lực dự đoán, phân tích và chứng minh nguyên tắc giải Toán.
	c/ Ba là: Rèn luyện cho học sinh nề nếp làm việc có tính khoa học làm , học tập tích cực.
	Tuỳ theo yêu cầu cụ thể của từng tiết học mà ta đưa ra yêu cầu nào là trọng tâm, yêu cầu nào là chủ yếu và mức độ của từng yêu cầu, qua đó căn cứ để lựa chọn bài tập thích hợp. 
3/ Nắm vững các đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học đổi mới, áp dụng cho tiết luyện tập Hình học, cần thể hiện các đặc trưng cơ bản sau: 
	a/ Luyện tập thông qua các hoạt động của học sinh. Học sinh chủ thể của hoạt động học – cần phải được cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, qua đó để phát hiện chiếm lĩnh và nâng cao kến thức rèn luyện kỹ năng, phát triển các năng lực của tư duy. 
	b/ Giáo viên chú trọng rèn luyện phương pháp tự học:
	Theo phương pháp đổi mới giáo viên giúp học sinh chuyển từ thói quen học tập thụ động sang tự học chủ động. Muốn vậy giáo viên cần truyền cho học sinh những phương pháp để học sinh biết cách tự học, tự luyện tập, tự suy luận. Các tri thức đó thường là những phương pháp chứng minh suy luận. Bên cạnh đó cần coi trọng phương pháp tìm đoán ( Một phương pháp hiệu quả để giải quyết các bài tập Hình học). Học sinh cần được rèn luyện các thao tác tư duy: phân tích, tổng hợp, dự đoán qua đó học sinh có thể tự đọc hiểu tài liệu, tự làm được các bài tập, nắm vững và hiểu sâu các kiên sthức cơ bản đồng thời phát huy được tiềm năng sáng tạo của bản thân. 
	c/ Tăng cường luyện tập cá nhân phối hợp với luyện tập hợp tác :
	Phương pháp luyện tập đổi mới yêu cầu học sinh phải “ Nghĩ nhiều hơn, làm nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn đặc biệt là trong tiết luyện tập Hình học”.
	Lớp học phải thực sự là môi trường thầy – trò, trò – trò, do đó cần phải phát huy tích cực mối quan hệ này.
	Tuy nhiên cần lưu ý tránh “ Hội chứng hóm”
	d/ Kết hợp đánh giá của thầy và tự đánh giá của trò: 
	Trong tiết luyện tập để phát huy vai trò tích cực chủ động của học sinh, giáo viên cần hướng dẫn học sinh phát triển kỹ năng tự đánh giá để tự điều chỉnh cách học của mình, giáo viên có thể yêu cầu học sinh tự đánh giá bài làm của mình, nhận xét góp ý bài làm cách phát biểu của bạn, nêu các sai lầm và tìm nguyên nhân sai lầm nêu cách sửa chữa sai lầm 
4/ Nắm vững cấu trúc về nội dung của tiết luyện tập : 
	Tiết luyện tập Hình học có thể được cấu trúc theo nhiều phương án khác nhau tuỳ theo chủ ý của mỗi người, ở đây đưa ra một phương án thường được nhiều giáo viên áp dụng: 
a/ Bước 1: Nhắc lại một cách có hệ thống các nội dung lý thuyết đã học ( Định nghĩa, định lý, phương pháp giải toán) sau đó có thể mở rộng kiến thức trong chừng mực có thể ( thông qua phần kiểm tra miệng) 
b/ Bước 2: Cho học sinh trình bày lời giải các bài tập đã làm ở nhà mà giáo viên đã quy định nhằm kiểm tra sự vận dụng kiến thức kỹ năng, cách trình bày lời giải của học sinh. Sau đó cho lớp nhận xét ưu khuyết điểm trong cách giải hoặc có thể đưa ra cách giải ngắn gọn hơn, thông minh hơn 
	Giáo viên phải chốt lại vấn đề có tính chất trọng tâm và có tính chất giáo dục theo nội dung sau: 
	+ Khẳng định những chỗ làm đúng, làm tốt của học sinh để kịp thời động viên, phân tích những sai lầm và nguyên nhân dẫn đến sai lầm( nếu có) 
	+ Nhắc lại một số vấn đề chủ yếu về lý thuyết mà học sinh chưa hiểu sâu nên chưa vận dụng tốt vào việc giải bài tập. 
	+ Đưa ra các cách giải khác ngắn gọn, thông minh hơn ( nếu có thể) 
	+ Hướng dẫn học sinh cách trình bày, diễn đạt bằng lời, bằng ngôn ngữ toán học 
c/ Bước 3: Cho học sinh làm một số bài tập mới nhằm đạt được một hoặc một số các yêu cầu: 
	+ Kiểm tra ngay sự hiểu biết của học sinh về phần lý thuyết mở rộng. 
	+ Rèn luyện các phẩm chất tư duy: Dự đoán, phân tích, chứng minh 
	+ Rèn luyện phương pháp giải toán, kỹ năng vận dụng kiến thức, kỹ năng trình bày lời giải. 
	+ Trong số các bài tập đó, nếu cần thiết giáo viên có thể hướng dẫn cách trình bày, cách vẽ hình, phân tích chứng minh hoặc trình bày lời giải có tính chất làm mẫu. 
	Để thực hiện tốt ba bước trên, giáo viên cần phải nghiên cứu kỹ tài liệu, xác định được các nội dung sau: 
	+ Lý thuyết đã học ở tiết trước (lý thuyết cơ bản, trọng tâm, nâng cao – có thể) 
	+ Nghiên cứu các bài tập trong sách giáo khoa, sách bài tập (Về các cách giải, cách giải cơ bản và thường gặp) 
	+ Mục đích và tác dụng của từng bài tập. 
	Qua đó mà lựa chọn các bài tập thích hợp với mục tiêu của bài dạy, dự kiến thời gian, hệ thống những gợi ý cần thiết. 
	Cuối tiết luyện tập cần hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà (Hệ thống bài tập, gợi ý cụ thể cho từng bài đối với từng đối tượng học sinh). 	
	Ngoài ra giáo viên có thể áp dụng phương án khác nhưng dù sử dụng phương án nào thì cũng cần phải có 3 phần chủ yếu là hoàn thiện lý thuyết, rèn luyện kỹ năng thực hành và phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. 	
III/- Quá trình áp dụng vào thực tế và kết quả: 	
	1/ Bài soạn minh hoạ. 	
Tiết 29: Luyện tập 2
A/ Mục tiêu: 
	- Củng cố hai trường hợp bằng nhau Δ ( CCC và CGC) 	
	- Rèn luyện kĩ năng áp dụng trường hợp bằng nhau của 2 Δ cgc để chỉ ra 2 Δ bằng nhau từ đó chỉ ra các cặp cạnh, cặp góc tứ bằng nhau. 	
	- Có kĩ năng vẽ hình, ghi gt, KL, CM. 	
	- Phát huy trí lực quan sát, phân tích, so sánh của học sinh. 	
B/ Chuẩn bị: 	
	- Thước thẳng, compa, thước đo góc, ekê 	
C/ Các hoạt động dạy học: 	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ 
- Phát biểu trường hợp 1 và trường hợp 2 bằng nhau của 2 Δ 
- Xét trên hình có 2 Δ nào bằng nhau ? 
Hoạt động 2: Luyện tập 
- GV treo bảng phụ (H20) 
- Xét các điều kiện đã cho 2 Δ đã có = nhau không ?
Cho biết các bước vẽ để lấy M nằm trên đường trung trực của AB 
- Gọi HS ghi GT, KL 
- So sánh MA, MB ta phải làm gì ? 
Vậy để so sánh độ dài 2 đ thẳng có thể S2 bằng số đo của chúng hoặc đưa về CM 2 Δ = nhau 
- Khi nào thì sử dụng phương pháp cho 2 Δ = nhau? 
- GV treo bảng phụ (H91) SGK 
- Qua bài 31 em có nhận xét gì về AB và KB; AC và KC? 
- Để XĐ 1 tia là tia pg của 1 góc thì nó phải thoả mãn mấy ĐK? 
- Trên hình có thể tia nào là tia pg ? 
 B
HS phát biểu 
 O C
 A
 Δ BOC = Δ AOC vì 
OB = OA 
Ô1 = Ô2 =>ΔBOC = ΔAOC
OC chung ( Cge ) 
Học đọc đề bài ghi GT, KL 
 Δ ABC và Δ A’BC 
GT BC = 3cm, CA =CA’ = 2cm 
 ABC = A’BC = 300
KL Δ ABC ạ Δ A’BC 
- H/s lên bảng vẽ hình 
- Vẽ AB lấy I là trung điểm của AB. Vẽ d ^ Ab tại I lấy M ẻd 
- H/s ghi GT, KL 
 GT AB : I ẻAB: IA = IB 
 d ^ AB = I : M ẻ d 
 KL So sánh MA, MB 
- 1 H/s trình bày cách CM. 
- Khi không biết độ dài 2 cạnh 
BA = BK; Ac = KC 
( BC là trung trực của AK ) 
- 2 AK . 
- BH, HB, CH, HC 
Bài 30 (120) A’ 
 A
B 300 C 
CM: 
ΔABC và Δ ABC không phải là góc xen giữa cạnh BC và AC 
ΔA’BC có A’BC không là góc xen giữa cạnh BC và A’C nên không sử dụng trường hợp cgc để kết luận. 
Bài 31(120) 
 M 
 1 2
A I B
Chứng minh: 
 Xét ΔAMI và ΔBMI có 
IA = IB (gt) 
d ^ AB = I (gt) 
=> I = I2 = 900
 MI cạnh chung 
=> ΔAMI = ΔBMI (cgc) 
=> MA = MB ( 2 cạnh tứ ) 
Bài 32: (120) 
 A 
B C 
 H 
 K
H nằm giữa A và K => BH, CH nằm giữa 2 tia BA và BK, CA và CK (1) 
 Xét ΔABC và ΔKBH có HA = HK (gt) 
H1 = H2 = 900 
BH chung 
=> ΔABH = ΔKBH (cgc) 
=> B1 = B2 
 Từ (1) và(2) => BH là pg ABK, HB là pg AHK. 
 	Hoạt động 3: Hướng dẫn học ở nhà 
	- Xem lại cách trình bày mỗi bài toán. 	
	- Làm bài tập 42, 43, 44 ( SBT ) 	
Phần ba: Kết luận
	Qua việc áp dụng các biện pháp tổ chức – hướng dẫn học sinh trong giờ luyện tập hình học 7 như trên tôi đã thấy những chuyển biến rõ rệt trong việc dạy và học. 	
	- Học sinh có hứng thú và yêu thích môn hình học. Học sinh có kỹ năng vẽ hình và phân tích tìm lời giải, trình bày bài toán chứng minh. 	
	- Giáo viên dạy luyện tập hình học thu được kết quả đáng kể. 	
	- Chất lượng chung của môn Toán được nâng lên. 	
	Trên đây là một vài sáng kiến nhỏ của tôi trong quá trình dạy mà tôi đã đúc rút được. Tôi rất mong sự đóng góp ý kiến của BGH và đồng nghiệp để quá trình tổ chức, hướng dẫn học sinh trong luyện tập hình học 7 đạt kết quả cao hơn nữa ./. 
Lào cai, ngày 20 tháng 11 năm 2007
Người thực hiện
Tô Thị Thanh Công

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN Toan7.doc