Sáng kiến kinh nghiệm Tìm hiểu các kĩ năng giao tiếp trong hội thoại

Sáng kiến kinh nghiệm Tìm hiểu các kĩ năng giao tiếp trong hội thoại

Phần I ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong những năm qua, với việc đổi mới chương trình SGK ở trườngTHCS, chương trình ngữ văn THCS có vai trò hết sức quan trọng trong nhà trường phổ thông với việc hình thành nhân cách, đạo đức và con người mới cho thế hệ trẻ. Môn ngữ văn là một môn khoa học, đồng thời cũng là một môn nghệ thuật. Chính vì vậy, đổi mới phương pháp dạy học được xem là một khâu then chốt, có ý nghĩa quyết định chất lượng dạy, chất lượng giáo dục. Cho nên người học phải có nhận thức đúng đắn về vai trò của người học. Môn ngữ văn cũng là một môn tương đối khó trong nhà trường phổ thông, do đó người dạy và người học cần phải được nhận thức một cách khoa học, tích cực trong môi trường sư phạm nhằm giúp cho người học được phát triển nhân cách một cách toàn diịen, tối ưu. Đặc biệt biết cách ứng xử, giao tiếp trong mọi hoàn cảnh, mọi tình huống. Với nhu cầu này thì phân môn tiếng việt trong bộ môn ngữ văn đã phần nào đáp ứng được mục tiêu giáo dục của bộ môn.

 

doc 25 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1005Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tìm hiểu các kĩ năng giao tiếp trong hội thoại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm qua, với việc đổi mới chương trình SGK ở trườngTHCS, chương trình ngữ văn THCS có vai trò hết sức quan trọng trong nhà trường phổ thông với việc hình thành nhân cách, đạo đức và con người mới cho thế hệ trẻ. Môn ngữ văn là một môn khoa học, đồng thời cũng là một môn nghệ thuật. Chính vì vậy, đổi mới phương pháp dạy học được xem là một khâu then chốt, có ý nghĩa quyết định chất lượng dạy, chất lượng giáo dục. Cho nên người học phải có nhận thức đúng đắn về vai trò của người học. Môn ngữ văn cũng là một môn tương đối khó trong nhà trường phổ thông, do đó người dạy và người học cần phải được nhận thức một cách khoa học, tích cực trong môi trường sư phạm nhằm giúp cho người học được phát triển nhân cách một cách toàn diịen, tối ưu. Đặc biệt biết cách ứng xử, giao tiếp trong mọi hoàn cảnh, mọi tình huống. Với nhu cầu này thì phân môn tiếng việt trong bộ môn ngữ văn đã phần nào đáp ứng được mục tiêu giáo dục của bộ môn.
Chương trình Tiếng việt lớp 8 có 2 phần lớn là từ ngữ và ngữ pháp. Phần từ ngữ nhủ yếu cung cấp cho học sinh kiến thức về từ loại, từ vựng và mọt số biện pháp tu từ. Phần ngữ pháp cung cấp cho học sinh kiến thức về câu ghép, dấu câu, các kiểu câu theo mục đích nói, hành động nói, hội thoại...Do đặc trưng riêng của phân môn Tiếng việt nên phương pháp giảng dạy mỗi kiểu bài khác nhau. Năm học 2008-2009 đã là năm thứ 5 thực hiện chương trình thay sách giáo khoa lớp 8, song trong quá trình giảng dạy bộ môn vẫn gặp phải những khó khăn trong việc đổi mới phương pháp. Bởi phân môn Tiếng việt vốn là: “khô, khó, khổ” nên khi giảng dạy giáo viên có lẽ cần phải đầu tư nhiều thời gian và có sáng tạo trong giờ dạy thì giờ dạy mới thành công. Thực tế khi giảng dạy trên lớp thì giữa giáo viên và học sinh đã thực hiện rất nhiều cuộc thoại khác nhau. Song do thời lượng PPCT và thời gian bài giảng có hạn nên các vấn đề liên quan đến hội thoại và giao tiếp còn hạn chế. Nhiều học sinh chưa hiểu rõ được về khái niệm “hội thoại” và các kĩ năng giao tiếp trong hội thoai. Muốn giải quyết được vấn đề này, ngừơi dậy phải tự tìm hiểu tham khảo, tích luỹ tri thức và cung cấp cho học sinh khi giảng dạy bổ sung và nâng cao. Để giúp học sinh có thêm những kiến thức mới khi giao tiếp với những người xung quanh ở mọi lứa tuổi khác nhau, chức vụ khác nhau tôi đã tìm hiểu các vấn đề có liên quan đến hội thoại để giờ dạy Tiếng việt đạt kết quả cao, và học sinh đáp ứng được các yêu cầu giao tiếp khi ở nhà, ở trường, cũng như ở các hoạt động xã hội khác. Từ thực tế việc dạy và học bài “hội thoại” do kiến thức trong bài hội thoại tương đối trừu tượng nên giờ họcờkho khan, nhàm chán, học sinh không có hứng thú khi tiếp thu bài giảng của giáo viên. Trong quá trình tích luỹ, trau dồi tri thức và đúc rút kinh nghiệm từ bản thân, đồng nghiệp, tôi thấy sau khi giáo viên nghiên cứu, tham khảo kĩ bài giảng thì thành công của bài giảng là 99%. Để mở rộng hơn kiến thức cho bài “hội thoại” Tôi mạnh dạn giới thiệu với bạn bè đồng nghiệp sáng kiến” Tìm hiểu các kĩ năng giao tiếp trong hội thoại”. Tôi tin rằng, sau khi đọc xong văn bản này đồng nghiệp sẽ có thêm những thông tin mới hữu ích cho bài giảng của mình.
Phần II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận
Trong phương pháp dạy học Tiếng việt truyền thống học sinh rơi vào thế hoàn toàn thụ động tiếp nhận kiến thức giáo viên cung cấp trong giờ. Đó là cách giảng dạy không phát huy được tính chủ động sáng tạo của học sinh trong giờ học dẫn tới kết quả học tập của học sinh rất thấp, giáo viên không khắc sâu, không mở rộng được kiến thức bài học cho học sinh.
Ngày nay cùng với việc đổi mới nội dung chương trình SGK thì việc đổi mới phương pháp dạy học diễn ra đồng loạt ở các bộ môn. Giáo viên giảng dạy theo phương thức học sinh là chủ thể tích cực chủ động sáng tạo trong việc tiếp nhận tri thức còn giáo viên đóng vai trò chủ đạo hướng dẫn, điều khiển quá trình tiếp thu tri thức của học sinh. Vì vậy việc áp dụng phương pháp đổi mới và sự sáng tạo của giáo viên trong mỗi tiết học cụ thể là việc làm rất cần thiết góp phần nâng cao chất lượng dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới của xã hội ngày nay.
2. Cơ sở thực tiễn:
Qua dự giờ đồng nghiệp và trực tiếp giảng dạy môn tiếng việt, tôi thấy giáo viên dạy bài" hội thoại” chưa áp dụng được phương pháp đổi mới. Và chưa có sáng tạo trong bài giảng của mình. Mặc dù giáo viên đã được làm quen và trực tiếp giảng dạy SGK ngữ văn 8 qua các năm học cải cách nhưng bản thân mỗi giáo viên không khỏi bỡ ngỡ về phương pháp và gặp nhiều khó khăn trong việc sưu tầm tài liệu, trao đổi với đồng nghiệp để học tập kinh nghiệm giảng dạy. Thực tế cho thấy chưa có một tài liệu nào đi sâu vào hướng dẫn giảng dạy các phần kiến thức cụ thể mà mới chỉ dừng lại ở vấn đề chung, khái quát. Do đó, bài dạy khó đi đến thành công. Tôi thiết nghĩ với bài “hội thoại” nếu giáo viên có sự đầu tư về thời gian và thu thập kiến thức liên quan đến bài học thì chắc chắn sẽ không gặp phải khó khăn về phương pháp và vấn đề giải quyết triệt để kiến thức giờ giảng cho học sinh. Bám sát vào thực tế đó tôi đã suy nghĩ, tìm tòi sách báo, tài liệu để bổ sung kiến thức cho giờ dạy. Muốn giờ dạy đạt kết quả cao, giáo viên phải nhấn mạnh cho học sinh hiểu mỗi yếu tố quyết định đến thành công khi giao tiếp. Nếu hiểu đơn giản “ hội thoại” là giao tiếp của hai hay nhiều người, trong đó người nói và người nghe. Nhưng không phải cứ nói mới là giao tiếp, mới là hội thoại, mà đôi khi “im lặng” cũng là thực hiện cuộc thoại. Vậy muốn năm rõ được điều này giáo viên phải đọc tài liệu, phải tự tìm hiểu kiến thức bên ngoài thông qua các ví dụ cụ thể để học sinh hiểu và khắc sâu được kiến thức trọng tâm của bài học. Trong thực tế giảng dạy, tôi đã áp dụng được phương pháp đổi mới và tìm hiểu các vấn đề liên quan trong giảng dạy bộ môn Tiếng việt, tôi thấy chất lượng giờ dạy được cải thiện rõ rệt. 
Phần III. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
1.Tìm hiểu chung về hội thoại:
Hội thoại là hành động giao tiếp phổ biến nhất, căn bản nhất của con người. Đó là giao tiếp hai chiều, có sự tương tác qua lại giữa người nói và người nghe với sự luân phiên lượt lời. Hội thoại chỉ xảy ra khi có hai người nói trở lên trao đổi với nhau về một vấn đề gì đó, người này nói người kia nghe và phản hồi trở lại bằng lời nói. Khi người nghe phản hồi trở lại, vai giao tiếp đã thay đổi, người nghe đóng vai trò người nói và người nói ban đầu trở thành người nghe, cứ thế luân phiên nhau. Cách giao tiếp như vậy gọi là hội thoại hay giao tiếp hai chiều.
Khi hội thoại chỉ gồm hai người ta gọi là song thoại; ba người ta có tam thoại; nhiều người ta có đa thoại. Tuy nhiên hội thoại quan trọng nhất là song thoại. Có nhiều kiểu hội thoại khác nhau: Thấy giáo và học trò ở trên lớp, bác sĩ và bệnh nhân ở bệnh viện, người mua kẻ bán ở chợ...Mỗi một lần trao đổi, nói chuyện giữa các cá nhân trong một hoàn cảnh cụ thể nào đó được gọi là một “cuộc thoại”. Mỗi cuộc thoại đều có khởi đầu và kết thúc. Mỗi cuộc thoại có thể chứa nhiều chủ đề, mỗi chủ đề lại có thể có nhiều vấn đề. Tập hợp các lượt lời trao đổi về một vấn đề sẽ làm thành một “đoạn thoại”. Trong mỗi đoạn thoại các cá nhân đều có quyền nói. Quyền nói sẽ xác định và chi phối “lượt lời” của người tham gia hội thoại. Lượt lời phải tuân theo những qui ước xã hội nhất định để tránh bị “cướp lời”, “gối lời” (hai người cùng nói một lúc) và khi cần phải biết nhường lời hoặc im lặng.
Các dạng im lặng trong hội thoại:
* Im lặng để chuyển lời sau khi đã xong một lượt lời.
VD: A – Anh xem giúp tôi mấy giờ rồi?
	( Im lặng ngắn để chờ bên B xem đồng hồ)
 B - Ba giờ rồi! 
* Im lặng vì vừa nói, vừa nghĩ, do dự:
VD: A – Em định thi vào khoa nào?
 B – Khoa báo chí (ngừng ngắn) nhưng em vẫn chưa quyết tâm lắm.
 A- Thế em muốn làm phóng viên à?
 B Không (ngừng ngắn), thực ra (ngừng ngắn), em vẫn thích sư phạm hơn.
* Im lặng là đồng ý:
	VD: Bố: - Thế con có đồng ý lấy anh Hải không?
 Con gái ( đỏ mặt, im lặng)
* Im lặng là không đồng ý:
	VD: Vợ: Em muốn anh đưa con đi chơi đền Sóc.
 Chồng: (im lặng) 
 Vợ: Anh sao thế?
 Chồng: cái gì?
 Vợ: Thôi, Không có gì.
Trong hội thoại luôn có sự tương tác giữa các cá nhân tham gia hội thoại. Có tương tác bằng lời và tương tác không bằng lời chỉ là một trong những biểu hiện của tương tác nói chung. Trong tương tác bằng lời, mỗi phát ngôn đều có quan hệ trực tiếp với những phát ngôn đi trước nó và định hướng cho những phát ngôn đi sau nó. Các phát ngôn không đứng biệt lập, mà thường là phát ngôn này kéo theo phát ngôn kia. Trong một cặp thoại, lượt lời thứ nhất có chức năng định hướng cho lượt lời thứ hai. Khi nói một điều, người ta dự đoán, chờ đợi một điều khác sẽ xảy ra, khi thực hiện một hành động ngôn từ, người ta chờ đợi một hành động ngôn từ đáp ứng; sau một nội dung mệnh đề, người ta chờ đợi một nội dung mệnh đề. Thông thường cặp thoại chỉ hiện tượng mỗi kiểu phát ngôn riêng, chẳng hạn: hỏi- trả lời; chào –chào, trao- nhận, xin lỗi - chấp nhận xin lỗi, đề nghị - đáp ứng .... Như vậy cặp thoại là 2 phát ngôn có quan hệ trực tiếp với nhau. Ví dụ: 
Ví dụ 1: Cặp thoại liền kề nhau:
 + Chào –chào
 A: Chào anh!
 B: Chào chị!
 + Hỏi - trả lời:
 A: Cháu mấy tuổi rồi?
 B: Cháu mười tuổi ạ!
+ Xin lỗi - chấp nhận xin lỗi
 A: Xin lỗi !
 B: Không sao!
Ví dụ 2: Cặp thoại không liền kề nhau:
 A: Em có thể vào xem phim này được không?
 B: Em đến tuổi 18 chưa?
 A: Chưa.
 B: Thế thì không được
Trong hội thoại vai trò của người tham gia hội thoại rất linh hoạt, tuỳ theo quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp, tình cảm giữa các nhân vật giao tiếp mà chọn từ xưng hô cho hợp với vai giao tiếp và thái độ của mình. Khi tham gia hội thoại, người tham gia hội thoại, cần phải có sự hiểu biết về người cần giao tiếp như nghề nghiệp, tuổi tác, quan hệ xã hội, quan hệ thân tộc, chức vụ xã hội....Để tránh tình trạng xưng hô không đúng, lúng túng. Hiểu biết về người cùng tham gia hội thoại không chỉ để xác định được vai của mình trong khi xưng hô mà còn thể hiện được mình là người vốn có văn hoá ngôn ngữ, có trình độ, lịch thiệp, tôn trọng người nghe, qua đó mà đạt hiệu quả cao hơn trong giao tiếp bằng ngôn ngữ.
2. Kĩ năng hội thoại:
Trong cuộc sống hàng ngày, con người trao đổi thông tin bằng ngôn ngữ. Ngôn ngữ được thực hiện qua giao tiếp bằng lời (giao tiếp miệng). Giao tiếp bằng lời là động giao tiếp căn bản, thường xuyên và phổ biến nhất của xã hội loài người.
Khi nằm trong nôi, đứa trẻ bắt đầu giao tiếp bằng lời nói, bắt đầu nghe và phân biệt được giọng nói của mẹ, lời ru của bà, tình cảm âu yếm, thái độ không bằng lòng của những người xung quanh....Những người mù chữ không có khả năng giao tiếp bằng chữ viết, ở họ chỉ có hình thức giao tiếp băng lời. Những người câm điếc, giao tiếp băng lời được thay thế bằng một hình thức giao tiếp khác ... rong đoạn trích trên là quan hệ gì?
? Ai ở vai trên? và ai ở vai dưới?
GV: Trong hội thoại, vai của người tham gia hội thoại rất linh hoạt, tuỳ theo quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp chọn xưng hô phù hợp với vai giao tiếp và thái độ, tình cảm của mình.
? Theo em trong cuộc thoại vừa rồi, bà cô đã thực hiện mấy lời thoại?
- 5 lời thoại
( Học sinh phát hiện và trả lời)
? Bà cô đã thực hiện lời thoại của mình bằng phương tiện gì?
- Bằng ngôn ngữ nói
- Ngoài ra còn có yếu tố phi ngôn ngữ như: ánh mắt( chằm chặp, long lanh) điệu bộ, cử chỉ ( tươi cười, ngậm ngùi)...
- Lời thoại thể hiện cách xử sự của bà cô với bé Hồng.
GV Thông thường cách ứng xử, xưng hô của người có vai thấp với người có vai cao hơn là kính trọng, lễ phép, cách ứng xử, của người có vai cao hơn hoặc ngang bằng là quan hệ thân mật.
? Vậy Trong đoạn trích, em thấy cách xử sự của bà cô có điểm gì đáng chê trách?
? Theo em bé Hồng có cảm thấy bực mình khi nghe bà cô nói như vậy không?
- Có ( bé Hồng có bực mình, phẫn nộ, nhưng phải kìm nén).
? Chi tiết nào cho thấy sự bực mình đó?
- HS tìm trong đoạn văn và trả lời.
- Tôi cúi đầu không đáp...Tôi lại im lặng...cổ họng đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng.
? Mặc dù phẫn nộ, bực mình nhưng tại sao bé Hồng không phản hồi nói lại bà cô mà phải cố kìm nén. Vậy em có nhận xét gì về cách ứng xử của bé Hồng?
Bé Hồng đã xác định được vai giao tiếp của mình đó là ứng xử của người có vai thấp. Hay nói một cách khác Bé Hồng đã thực hiện được qui tắc khiêm tốn trong hội thoại đó là im lặng vì phép lịch sự.
GV: Qua phân tích ví dụ chúng ta thấy khi tham gia hội thoại, người tham gia giao tiếp như tuổi tác, quan hệ xã hội, quan hệ thân tộc....để xác định được vai của mình khi xưng hô trong giao tiếp.
? Vậy vai trò xã hội là gì? 
? Vậy vai xã hội được xác định trên cơ sở nào?
? Kể tên các vai xã hội thường gặp trong hội thoại mà em biết?
HS phát biểu, sau đó GV nhận xét và bổ sung thêm cho HS ngoài kiến thức ở SGK.
1. Vai theo quan hệ thân tộc ví dụ: Cuộc thoại giữa bé Hồng và bà cô trong đoạn trích vừa rồi.
2. Vai trò quan hệ bạn bè. Ví dụ: Cuộc thoại giữa 2 bạn cùng lớp.
3. Vai theo quan hệ tuổi tác. VD: Lão Hạc và ông Giáo trong truyện “ Lão Hạc”.
4. Vai theo quan hệ chức vụ xã hội. Ví dụ: Đoạn đối thoại giữa Đôn-ki-Hô –Tê và Xan-chô trong “ Đánh nhau với cối xay gió” Xan- chô gọi Đôn-ki-Hô –Tê là “ngài”là thể hiện vai theo chức vụ xã hội.
5. Vai theo giới tính. Tuỳ theo lứa tuổi, quan hệ mà người giao tiếp thể hiện vai trong cuộc thoại theo từng cặp như:
ông, bà; anh, em....
? Để có cách nói cho phù hợp khi tham gia hội thoại, chúng ta cần chú ý điều gì? 
→Phần này GV cần nhấn mạnh để HS nhớ và thực hiện tốt khi tham gia hội thoại.
? GV: Để khắc sâu thêm kiến thức trong bảng phụ GV cho các em làm bài tập nhanh. Phần này được trình bầy trên bảng phụ, HS quan sát và trả lời bên dưới.
* Bài tập nhanh: Đọc phần trích và trả lời câu hỏi: “ Choắt không dậy được nữa,nằm thoi thóp...cũng mang vạ vào mình đấy”
( Bài học đường đời đầu tiên- ngữ văn 6 tập 2)
a. Đoạn trích trên có chứa cuộc thoại nào không?
b. nếu có thì Dế Mèn có bao nhiêu lượt tham thoại? Vì sao?
c. Tại sao Dế Choắt và Dế mèn lại gọi nhau bằng anh?
Trả lời: a. Đoạn trích này có một cuộc thoại gồm 2 lượt lời. (GV chỉ rõ vào đoạn trích cho học sinh thấy)
b. Dế Mèn chỉ có một lời thoại. Những lời thoại còn lại lời dẫn chuyện của Dế Mèn.
 c. Phải đọc lại văn bản mới xác định đực Dế Choắt bao giờ cũng lép vế còn Dế Mèn tự xưng là “anh” gọi Dế Choắt bằng “chú mày”. Sau “ sự cố” Dế Mèn muốn gọi Dế Choắt và thấy được sự sai trái của Dế Mèn.
- Sau khi đã nắm chắc phần lí thuyết GV cho các em chuyển sang phần luyện tập. 
I. Vai xã hội trong hội thoại
1. Tìm hiểu ví dụ.
a. ví dụ SGK.
b. Nhận xét
Quan hệ gia tộc ( quan hệ thân tộc)
+ Bà cô vai trên
+ Bé Hồng vai dưới
- Cách xử sự của bà cô có 2 điểm đáng chê trách:
+ với gia tộc: xử sự không đúng với thái độ chân thành, thiện chí của tình cảm ruột thịt.
+ Với tư cách là người lớn tuổi không có thái độ đúng mực của người lớn đối với trẻ em.
Bé Hồng cố kìm nén vì biết mình là bề dưới phải tôn trọng người bề trên
2. Ghi nhớ:
Vai xã hội: Vị trí của người tham gia hội thoại với người trong cuộc thoại 
Vai xã hội được xác định bằng quan hệ xã hội.
* Chú ý:
khi tham gia hội thoại, mỗi người cần xác định vai của mình để chọn cách nói cho phù hợp.
II. Luyện tập
Bài tập 1: 
Tìm các chi tiết trong bài “ Hịch tướng sĩ” thể hiện thái độ vừa nghiêm khắc, vừa khoan dung của Trần Quốc Tuấn đối với binh sĩ dưới quyền?
→Các chi tiết:
- Nghiêm khắc, nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn →Nghiêm khắc phê phán thái độ bàng quan, vô trách nhiệm của binh sĩ dưới quyền trước hiện tình đất nước.
- Khoan dung: Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này, theo lời dạy bảo của ta, thì mới phải đạo thần chủ...Ta viết ra bài hịch này để các ngươi biết bụng ta →Trần Quốc Tuấn bày tỏ thái độ tha thứ của mình khi binh sĩ dưới quyền biết sai trái và quay về với đạo lí.
Bài tập 2: 
HS đọc yêu cầu của đề bài, sau đó trả lời:
a.Xét về địa vị xã hội: Ông giáo có vị thế cao hơn lão Hạc nhưng xét về tuổi tác thì lão Hạc lại là bề trên.
b. Ông giáo thưa gửi với Lão Hạc bằng những lời lẽ ôn tồn, nhã nhặn, thân mật nắm lấy vai lão, mời lão uống nước, hút thuốc, ăn khoai... Ông giáo gọi lão Hạc là cụ, xưng hô gộp hai người là ông con mình (kính trọng), xưng tôi (bình đẳng).
c. Lão Hạc gọi người đối thoại với mình là ông giáo, dùng từ " dạy" thay cho từ " nói" (thể hiện sự tôn trọng), xưng hô gộp hai người là "chúng mình" thể hiện sự thân tình. Tuy nhiên, lão Hạc cũng luôn ý thức được một khoảng cách giữa mình với người đối thoại do đó Lão Hạc chỉ cười đưa đà, cười gượng và khéo léo từ chối việc ở lại ăn khoai, uống nước với ông giáo ...
Bài tập 3:
Phần này giáo viên hướng dẫn tình huống cụ thể để học sinh có tự viết đoạn văn tự sự trong đó có thực hiện cuộc thoại và phân tích vai của người tham gia cuộc thoại, cách đối sử của họ với nhau.
Tình huống:
 HS đến tặng cô giáo chủ nhiệm hoa nhân ngày sinh 
nhật để chúc mừng cô. Nhưng đến nhà cô lại rất nhiều bạn bè đồng nghiệp cùng học sư phạm với cô cho nên học sinh phải xác định rõ vai trò của từng người.
* Cô giáo phải thực hiện hai vai:
Vai cô giáo đối với các học trò đến tặng hoa.
Vai bạn bè, đồng nghiệp đối với những người cùng học sư phạm.
* Học sinh chỉ thực hiện một "vai" đối với cả cô giáo chủ nhiệm và bạn của cô giáo.
* Các bạn của cô giáo thực hiện cả hai "vai".
Vai bạn bè với cô giáo.
Vai người trên đối với các em học sinh.
Sau hướng dẫn, học sinh có thể về nhà làm tốt được bài này. GV chỉ chuyển sang hoạt động thứ 4 của giờ dạy.
Củng cố kiến thức
Câu 1: Một người cha nói chuyện với một người con về công việc gia 	đình. Trong cuộc hội thoại đó, quan hệ giữa hai người là quan hệ gì?
A. Quan hệ gia đình
B. Quan hệ chức vụ xã hội 
C. Quan hệ tuổi tác
D. Quan hệ họ hàng.
Câu 2: Một người cha là giám đốc công ty nói chuyện với người con là trưởng phòng tài vụ của công ty đó về tài khoản của công ty. Khi đó, quan hệ giữa họ là quan hệ gì?
A. Quan hệ gia đình.
B. Quan hệ tuổi tác.
C. Quan hệ chức vụ xã hội 
D. Quan hệ bạn bè, đồng nghiệp 
Câu 3: Trong đoạn " Tức nước vỡ bờ" có mấy đoạn thoại. Mỗi đoạn thoại có thể coi là một cuộc thoại được không? Vì sao?
Trả lời: 	
Câu 1 : A; Câu 2 : C
Câu 3 :
 Đoạn trích có 3 đoạn thoại. Mỗi đoạn thoại có thể tách thành một cuộc thoại vì nó xảy ra ở 3 thời điểm khác nhau và tương đối độc lập với nhau.
Hướng dẫn về nhà
* Học thuộc phần ghi nhớ.
Làm tiếp bài tập số 3
Cần chú ý vào vai xã hội khi tham gia hội thoại.
* Chuẩn bị bài mới.
* Đọc tiếp tiết 2 bài "hội thoại "
* Giờ sau học bài: " Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận".
Như vậy với bài " hội thoại " vừa rồi tôi đã áp dụng phương pháp cải cách mới để giảng dạy trong bài. HS chủ động tích cực lĩnh hội kến thức còn GV là người hướng dẫn để HS tiếp thu kiến thức được hiệu quả nhất. Phần lớn là hoạt động tự lĩnh hội tri thức của HS, còn phần ghi bảng là chắt lọc và rất ngắn gọn. 
Trong khi giảng dạy tôi đã sử dụng triệt để các phương pháp của bộ môn, bên cạnh đó vừa khắc sâu kiến thức, vừa mở rộng phạm vi bài dạy để HS có 
được kiến thức tối ưu. Khi thực hành vào giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày cũng như viết đoạn văn hội thoại. Với dung lượng kiến thức của bài dạy không nhiều, kiến thức vừa phải, tôi đã thành công trong việc áp dụng phương pháp qui nạp trong bài giảng của bộ môn Tiếng việt. Từ việc giới thiệu, phân tích mẫu ví dụ, liên hệ thực tế và rút ra kết luận chung, HS đã nắm được kiến thức từ nông đến sâu, từ đơn giản đến phức tạp. Và đặc biệt phát huy được sự sáng tạo từ phía HS. Tất cả các đối tượng HS đều có thể hiểu và nắm chắc được bài học.
 Tuy nhiên với bài dạy của tôi cũng không thể tránh khỏi những hạn chế. Nếu về phía HS không chuẩn bị bài và đọc trước bài ở nhà thì việc tìm hiểu sáng tạo bài học khó có thể thực hiện được. Mặt khác về phía GV, trong việc nghiên cứu tài liệu tham khảo bổ sung và mở rộng phạm vi kiến thức còn hạn chế. Bởi nó còn phụ thuộc vào thời gian chuẩn bị, trau dồi kiến thức, thu thập tài liệu có liên quan đến bài giảng. Song tôi tin rằng về phía GV và HS những hạn chế nhỏ này đều có thể khắc phục được. Chính vì vậy, tôi mong rằng bạn bè đồng nghiệp sẽ tiếp thu nghiên cứu tìm ra phương pháp mới phù hợp với từng đối tượng HS để giúp HS học phần môn Tiếng việt ngày càng tốt hơn. Để HS thấy được tiếng việt của ta giàu và đẹp, lời hay ý nhị chứ không phải "khó,kho, khổ" như người ta vẫn nói.
Phần III. 	 KẾT LUẬN CHUNG
Tóm lại, người thầy chính là người đã "gieo mầm tri thức" cho HS. Trong quá trình giảng dạy người thầy phải luôn đóng vai trò là người "dẫn đường" cho HS "đi tìm chân lí" . Xác định được nhiệm vụ hết sức quan trọng và nặng nề của người "Đi trước mở đường", Người thầy luôn phải tự mình học tập trau dồi và bồi dưỡng kiến thức nâng cao chuyên môn nghiệp vụ đổi mới phương pháp dạy học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. Để góp phần vào mục tiêu chung của ngành GD là đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện, có kiến thức vững vàng thích ứng theo kịp với sự phát triển chung của ngành GD và toàn đất nước, với mục tiêu " Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực". Tôi tin rằng với bài học "hội thoại " này, HS sẽ có cách ứng xử và giao tiếp đúng mực khi ở lớp cũng như ở nhà hoặc ở XH. Đặc biệt nhất là nơi công cộng, HS sẽ phát huy được ứng dụng từ bài học của mình đó là cách ứng xử khiêm tốn, kính trọng, lễ phép. Xác định đúng " vai" XH trong hội thoại, trong thực hiện giao tiếp với mọi người.
Cuối cùng, tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp quí báu của quí vị bạn đọc.

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN van 8.doc