Sáng kiến kinh nghiệm kết hợp các phương pháp dạy - Học giúp học sinh học tốt giờ lấn lớp của mễn sinh học 8

Sáng kiến kinh nghiệm kết hợp các phương pháp dạy - Học giúp học sinh học tốt giờ lấn lớp của mễn sinh học 8

A/ ĐẶT VẤN ĐỀ.

 Hiện nay việc đổi mới phương pháp dạy học của tất cả các môn học nói chung và môn sinh học 8 nói riêng là rất cần thiết.Do đó yêu cầu giáo viên phải biết lựa chọn,phối hợp giữa các phương pháp dạy học để khơi dậy sự hứng thú học tập ở học sinh.Đặc biệt là giúp học sinh hình thành thói quen tự học tự,tự suy nghĩ,tự tìm tòi,tự đưa ra giả thuyết và tự mình giải quyết vấn đề của bài học dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

 Môn sinh học 8 là một môn khoa học chuyên nghiên cứu về đặc điểm cấu tạo,chức năng của cơ thể người trong mối quan hệ với môi trường,những hiểu biết về phòng chống bệnh tật và rèn luyện thân thể. Đây chính là nhiệm vụ chung của chương trình sinh học 8. Từ những nhiệm vụ trên chúng ta thấy rằng sinh học 8 là một môn đặc biệt quan trọng,yêu cầu giáo viên phải biết tổ chức cho học sinh, học tập bằng nhiều phương pháp như : Tiến hành thí nghiệm,quan sát,phân tích, so sánh, hỏi đáp,diễn giảng,nêu vấn đề, thảo luận nhóm, trắc nghiệm Giáo viên lựa chọn kết hợp một cách lôgíc, linh hoạt. Phù hợp cho từng chương, từng bài, từng phần.

 Gần 5 năm giảng dạy môn sinh học 8. Bản thân tôi đả áp dụng và nhận thấy rằng học sinh tích cực học tập và khắc sâu được kiến thức.

 Sau đây tôi xin đua ra một thí dụ: Kết hợp giữa các phương pháp dạy học giúp học học tốt giờ lên lớp môn sinh học 8.

 

doc 5 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 919Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm kết hợp các phương pháp dạy - Học giúp học sinh học tốt giờ lấn lớp của mễn sinh học 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
KẾT HỢP CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY-HỌC 
GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT
GIỜ LÊN LỚP CỦA MÔN SINH HỌC 8.
A/ ĐẶT VẤN ĐỀ.
 Hiện nay việc đổi mới phương pháp dạy học của tất cả các môn học nói chung và môn sinh học 8 nói riêng là rất cần thiết.Do đó yêu cầu giáo viên phải biết lựa chọn,phối hợp giữa các phương pháp dạy học để khơi dậy sự hứng thú học tập ở học sinh.Đặc biệt là giúp học sinh hình thành thói quen tự học tự,tự suy nghĩ,tự tìm tòi,tự đưa ra giả thuyết và tự mình giải quyết vấn đề của bài học dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
 Môn sinh học 8 là một môn khoa học chuyên nghiên cứu về đặc điểm cấu tạo,chức năng của cơ thể người trong mối quan hệ với môi trường,những hiểu biết về phòng chống bệnh tật và rèn luyện thân thể. Đây chính là nhiệm vụ chung của chương trình sinh học 8. Từ những nhiệm vụ trên chúng ta thấy rằng sinh học 8 là một môn đặc biệt quan trọng,yêu cầu giáo viên phải biết tổ chức cho học sinh, học tập bằng nhiều phương pháp như : Tiến hành thí nghiệm,quan sát,phân tích, so sánh, hỏi đáp,diễn giảng,nêu vấn đề, thảo luận nhóm, trắc nghiệmGiáo viên lựa chọn kết hợp một cách lôgíc, linh hoạt. Phù hợp cho từng chương, từng bài, từng phần.
 Gần 5 năm giảng dạy môn sinh học 8. Bản thân tôi đả áp dụng và nhận thấy rằng học sinh tích cực học tập và khắc sâu được kiến thức.
 Sau đây tôi xin đua ra một thí dụ: Kết hợp giữa các phương pháp dạy học giúp học học tốt giờ lên lớp môn sinh học 8.
B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
1/ Thuận lợi và khó khăn.
 a/Thuận lợi.
- Về học sinh: Đa số các em có đầy đủ sách giao khoa.
- Về giáo viên: Có đầy đủ các loại sách như: sách giáo khoa,sách giáo viên,sách tham khảo
 b/Khó khăn.
- Về thiết bị dạy học đối với thiết bị dạy môn sinh học 8 đã sự dụng nhiều năm, một số đã hư hỏng không sử dụng được.
- Học sinh dân tộc khơmer chiếm khá nhiều, khả năng nói và viết tiếng việt còn hạn chế, một số thì chưa ý thức được việc học của mình, một phần các em do hoàn cảnh khó khăn phải giúp đỡ gia đình không có thời gian học tập và một số gia đình chưa quan tâm sâu sát đến việc học của các em. Một điều quan trọng nữa là các em chưa chú trọng học môn sinh học,còn xem nhẹ môn học này cho đây là môn học phụ nên lơ là học qua loa để đối phó,không hứng thú cảm thấy nhằm chán nhất là những học sinh yếu. Dẫn đến hiệu quả của tiết học không cao.
 2. Tiến hành.
 Thí dụ: Dạy ở tuần 13.
 Tiết theo PPCT 14 .
 Bài 14: BẠCH CẦU - MIỄN DỊCH
 I/Mục tiêu cần đạt của bài là:
1/Kiến thức
 - Trình bày được 3 hàng rào phòng thủ bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây nhiễm.
 - Trình bày được khái niệm về miễn dịch.
 - Phân biệt được miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo
2/Kĩ năng
 - Rèn kĩ năng quan sát,phân tích kênh hình
 - Hoạt động nhóm.
3/Thái độ
 - Có ý thức tiêm phòng bệnh dịch.
 Trong bài này tôi sự dụng các phương pháp sau: Thuyết trình, hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, phân tích, so sánh, trắc nghiệm khách quan.
I/Nội dung 
 Vào nội dung giáo viên giới thiệu bài bằng cách đặt vấn đề để lôi cuốn học sinh vào giải quyết.
1/Hoạt động 1:Tìm hiểu quá trình hoạt động của bạch cầu:
Khi bước vào hoạt động 1.Tôi cho nhắc lại một số kiến thức cũ.Vì đây là những kiến thức liên quan đến bài 14.
Thí dụ: ? Máu gồm những thành phần nào?
 - HS: Máu gồm huyết tương và các tế bào máu.
 ? Nêu chức năng của huyết tương?
 - HS: Duy trì máu ở trạng thái lỏng,vận chuyển các chất.
 ? Tế bào gồm các loại tế bào nào?
 - HS: Gồm hồng cầu,bạch cầu và tiều cầu.
 ? Nêu chức năng của hồng cầu?
 - HS: Vận chuyển ôxi và khí cacbôníc.
 ? Có mấy loại bạch cầu?
 - HS: Gồm 5 loại: Bạch cầu ưa kiềm, bạch cầu ưa axit, bạch cầu trung tính, bạch cầu limphô và bạch cầu mônô.
 Sau đó giáo viên chốt lại kiến thức cũ và đi vào nội dung hoạt động 1 của bài mới.
 - GV: Cho HS thu thập thông tin ở hoạt động 1(nghĩa là GV yêu cầu 1 HS đứng lên đọc thông tin, HS khác chú ý lắng nghe và theo dõi).HS đọc xong, GV treo hình 14.1 sơ đồ hoạt động thực bào, hình 14.3 sơ đồ tiết kháng thể vô hiệu hóa kháng nguyên; hình 14.4 sơ dồ hoạt động của tế bào T. Giáo viên phân tích sơ lược hình vẽ.
 Tiếp theo tôi đưa câu hỏi cho các em thảo luận; ở phần này GV đưa ra 3 câu hỏi , mỗi câu hỏi cho thời gian các em khoảng 2 phút.
 ? Sự thực bào là gì ? Những loại bạch nào thường thực hiện thực bào?
 - HS: Sự thực bào hiện tượng các bạch cầu hình thành chân giả bắt và nuốt vi khuẩn vào trong tế bào rồi tiêu hóa chúng, tham gia thực bào là bạch cầu mônô và bạch cầu trung tính.
 ? Tế bào B đã chống lại các kháng nguyên bằng cách nào?
 - HS: Tế bào B tiết kháng thể, các kháng thể sẽ vô hiểu hóa kháng nguyên.
 ? Tế bào T đã phá hủy các tế bào cơ thể nhiễm khuẩn, virur bằng cách nào?
 - HS: Nhận diện rồi tiếp xúc, tiết ra phân tử prôtêin đặc hiệu làm tan màng tế bào và phá hủy tế bào nhiễm.
 Khi thảo luận xong GV chỉ định nhóm đại diện lên trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét bổ sung. GV kết luận bằng cách cho HS quan hình vẽ một lần nữa và phân tích cụ thể để HS thấy được 3 hàng rào phòng thủ bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây nhiễm 
2/ Hoạt động 2 : tìm hiểu khái niệm miễn dịch .
ở phần này trước tiên giáo viên cần hình thành được khái niệm về miễn dịch . Sau đó học sinh so sánh giữa miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo .
vào nội dung cho học sinh thu thập thông tin và tiếp tục cho học sinh thảo luận .
 ? Miễn dịch là gì .
 - HS: miễn dịch là khả năng cơ thể không bị mắc một bệnh nào đó .
 ? Nêu sự khác nhau giữa miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo ?
 - HS: Miễn dịch tự nhiên là miễn dịch có được một cách ngẫu nhiên , bị động từ khi cơ thể mới sinh ra hay cơ thể đã nhiễm bệnh 
 + Miễn dịch nhân tạo có được một cách không ngẫu nhiên, chủ động, khi cơ thể chưa bị nhiễm bệnh .
Thảo luận xong các nhóm trình bày kết quả . GV chốt lại và hoàn chỉnh kiến thức cho học sinh 
3/ phần củng cố :
GV sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan . TD 
khoanh tròn câu đúng nhất trong các câu sau 
- Hiện tượng bạch cầu bao lấy và tiêu diệt vi sinh vật được gọi là :
a/ Sự bài tiết b/ sự hấp thu 
c/ Sự thực bào d/ sự trao đổi chất 
-Tham gia hoạt động thực bào là bạch cầu :
a/ Bạch cầu ưa kiềm b/ bạch cầu ưa axit 
c/ Hồng cầu d/ bạch cầu trung tính và bạch cầu mônô
-Tế bào limphô T phá hủy các tế bào đã nhiễm khuẩn bằng cách :
a/ Kìm hãm sự trao đổi chất của tế bào đã nhiễm khuẩn 
b/ Bao quay và thực bào các tế bào nhiễm khuẩn 
c/ Nhận diện và tiếp xúc với tế bào nhiễm khuẩn ,tiết ra protein đặc hiệuu làm tan màng tế bào và phá hủy tế bào nhiễm đó 
d/ Nhận diện tiếp xúc với tế bào nhiễm khuẩn và tiết ra kháng thể phá hủy tế bào đó 
-Khả năng cơ thể không mắc một bệnh nào đó được gọi là :
a/ Sự ổn định b/ sự miễn dịch 
c/ Sự thích nghi d/ sự cảm ứng 
-Chất được dùng để tiêm phòng bệnh được gọi là :
a/ Kháng sinh b/ vắc xin
c/ Kháng thể d/ cà a,b,c 
Theo bản thân tôi trong phần củng cố GV có thể sử dụng phương pháp hỏi đáp hoặc trắc nghiệm hoặc kết hợp cả hai nhưng trong câu hỏi cần thể hiện được các mức độ như : nhận biết ,thông hiểu , vận dụng 
C/ KẾT THÚC VẤN ĐỀ.
 Qua thực tế giảng dạy gần 5 năm qua . tôi nhận thấy rằng từ khi áp dụng các phương pháp trên thì hiện tại học sinh tiến bộ rất nhiều só với trước đây . Đa số các em tích cực xây dựng bài có ý thức họcc tập hơn luôn phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo, tự suy nghĩ, tìm tòi nắm bắt kiến thức một cách khoa học. Bên cạnh đó còn thu hút được sự chú ý của học sinh ở từng đối tượng kể cả những em yếu kém từ đó các em rất hứng thú trong việc nghiên cứu kiến thức mới và khắc sâu hơn , không như trước đây các em thụ động chủ yếu là ngồi nghe .
 Chính vì điều này ta nhận thấy rằng việc kết hợp các phương linh hoạt trong một tiết học là một vần đề hết sức quan trọng không chỉ ở môn sinh học 8 mà còn ở các môn học khác. Nó không những phù hợp với tình hình thực tế hiện nay là Gv với vai trò là ngươi hướng dẫn HS chủ động mà còn kích thích được tinh thần học tập của các em . Từ đó dẫn đến hiệu quả cao hơn và kết quả học sinh khá giỏi nhiều, học sinh yếu kém giảm đáng kể 

Tài liệu đính kèm:

  • docSang Kien Kinh Nghiem Sinh 8.doc