A. PHẦN MỞ ĐẦU
I/ Lý do chọn đề tài
1- Về mặt lý luận
Một trong những tư tưởng đổi mới GD& ĐT hiện nay là tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh, được thể hiện trong nghị quyết của Đảng, Luật giáo dục và các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Luật giáo dục 2005 đã xác định: “ Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân ( Điều 23-Luật giáo dục).
Trong công cuộc đổi mới hiện nay yếu tố con người được đặt biệt coi trọng do đó mọi tiềm năng trí tuệ cùng với sức mạnh tinh thần và đạo đức của con người ngày càng được đề cao và phát huy mạnh mẽ. Con người của thới đại mới phải có cả đức lẫn tài, đức ở đây là đạo đức cách mạng, là nhân phẩm con người, là cái gốc quyết định hình thành nhân cách con người. Chính vì vậy trong công tác giáo dục cần chú ý cả đức lẫn tài. Đặc biệt việc nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh là việc làm cấp thiết và phải thường xuyên.
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN Ở TRƯỜNG THCS A. PHẦN MỞ ĐẦU I/ Lý do chọn đề tài Về mặt lý luận Một trong những tư tưởng đổi mới GD& ĐT hiện nay là tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh, được thể hiện trong nghị quyết của Đảng, Luật giáo dục và các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Luật giáo dục 2005 đã xác định: “ Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân( Điều 23-Luật giáo dục). Trong công cuộc đổi mới hiện nay yếu tố con người được đặt biệt coi trọng do đó mọi tiềm năng trí tuệ cùng với sức mạnh tinh thần và đạo đức của con người ngày càng được đề cao và phát huy mạnh mẽ. Con người của thới đại mới phải có cả đức lẫn tài, đức ở đây là đạo đức cách mạng, là nhân phẩm con người, là cái gốc quyết định hình thành nhân cách con người. Chính vì vậy trong công tác giáo dục cần chú ý cả đức lẫn tài. Đặc biệt việc nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh là việc làm cấp thiết và phải thường xuyên. 2 - Về mặt thực tiễn Hội nhập kinh tế ngoài mặt tích cực nó còn làm phát sinh những vấn đề mà chúng ta cần quan tâm: Bản sắc văn hóa dân tộc bị đe dọa, hội nhập kinh tế quốc tế đưa vào nước ta những sản phẩm đồi trụy, phản nhân văn, reo rắc lối sống tự do tư sản, làm xói mòn những giá trị đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Hiện nay một số bộ phận thanh thiếu niên có dấu hiệu sa sút nghiêm trọng về đạo đức, nhu cầu cá nhân phát triển lệch lạc, kém ý thức trong quan hệ cộng đồng, thiếu niềm tin trong cuộc sống, ý chí kém phát triển, không có tính tự chủ dễ bị lôi cuốn vào những việc xấu. Trong nhà trường phổ thông nói chung và trường THCS nói riêng, số học sinh vi phạm đạo đức có chiều hướng gia tăng, tình trạng học sinh kết thành băng nhóm bạo lực học đường đáng được báo động. Một số giáo viên chưa thật sự là tấm gương sáng cho học sinh, chỉ lo chú trọng đến việc dạy tri thức khoa học, xem nhẹ môn GDCD, thờ ơ không chú ý đến việc giáo dục tình cảm đạo đức cho học sinh. Trước sự phát triển của công nghệ thông tin, sự mở cửa giao lưu văn hóa với các nước trên thế giới đã có tác động tiêu cực đến đạo đức của thanh thiếu niên hiện nay. 3- Về cá nhân Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên, để góp phần vào công tác nâng ca chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trong giai đoạn hiện nay, và qua thực tiễn công tác giảng dạy học sinh ở trường THCS, tôi nhận thấy việc nắm rõ thực trạng và đề ra biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh THCS là một nhiệm vụ hết sức quan trọng của người gai1o viên trực tiếp giảng dạy bộ môn này. Đó là lý do tại sao tôi chọn đề tài này. II/ Mục đích nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Đánh giá được thực trạng chất lượng của công tác giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS, thông qua đó đề ra giải pháp nâng cao chất lượng môn GDCD. Từ đó giáo đạo đức học sinh một cách có hiệu quả giúp cho các em trở thành những người tốt trong xã hội. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu về thực trạng đạo đức và chất lượng môn GDCD ở trường THCS - Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu một số vấn đề về sơ sở lý luận giáo dục đạo đức, tiến hành điều tra thực trạng đạo dức học sinh và chất lượng môn GDCD, phân tích nguyên nhân, tìm ra những yếu tố liên quan đến công tác giáo dục đạo đức học sinh để từ đó đề ra biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trong giai đoạn hiện nay. - Phương pháp nghiên cứu 3.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận Trên cơ sở những kiến thức về tâm lý, giáo dục học và những quan điểm đường lối của Đảng, các văn bản của Bộ giáo dục và Đào tạo về đánh giá xếp loại, khen thưởng và kỷ luật học sinh. Phương pháp quan sát Nhìn nhận lại thực trạng của công tác cũng như chất lượng giảng dạy môn GDCD của trường trong năm học. Đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn GDCD cho học sinh của trường trong giai đoạn hiện nay. III/ Giới hạn của đề tài Nghiên cứu về thực trạng đạo đức và giải pháp nâng cao chất lượng bộ môn GDCD của trường THCS Mỹ Long trong năm học 2010-2011. IV/ Lế hoạch thực hiện Từ tháng 09 năm 2010 đến tháng 5 năm 2011. B.PHẦN NỘI DUNG I/ CƠ SỞ LÍ LUẬN: GDCD là môn học có vai trò quan trọng đối với sự phát triển nhân cách của học sinh - của con người Việt Nam trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước. Do vậy, việc nâng cao chất lượng giảng dạy môn GDCD là yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Nhận thức tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo lớp công dân Việt Nam trong xã hội hiện đại . Thực hiện chủ trương đổi mới phương pháp giảng dạy của ngành , trường THCS Mỹ Long đang thực hiện chủ trương cải tiến phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng ở môn GDCD. Tôi cũng xin mạnh dạn đưa ra những suy nghĩ và hiểu biết của mình về cách thức nâng cao chất lượng chuyên môn đối với môn GDCD. Trên thực tế từ đơn vị còn có học sinh sai lệch về đạo đức, chính vì vậy việc lựa chọn hướng đi, các giải pháp phù hợp với đặc điểm của đơn vị là suy nghĩ và trăn trở đầu tiên cuả tôi tại trường : “Làm thế nào để nâng chất lượng chuyên môn ?” II/ CƠ SỞ THỰC TIỄN 1 – Thuận lợi Đảng bộ, chính quyền, các cơ quan đoàn thể luôn tạo điều kiện thuận lợicho công tác giáo dục của trường nói chung cũng như công tác giáo dục đạo đức học sinh nói riêng. Tất cả cán bộ giáo viên trong trường đều có nhiều năm trong nghề, đều có tinh thần trách nhiệm cao và năng lực chuyên môn. Đội ngũ giáo viên và học sinh luôn được Ban giám hiệu nhà trường nhiệt tình quan tâm, giúp đỡ. 2 – Khó khăn: Tỷ lệ học sinh vi phạm đạo đức năm học trước chưa có chiều hướng giảm. Một bộ phận học sinh thái độ học tập chưa cao, có lối sống thực dụng, trông chờ, dựa dẫm, ỷ lại, chưa có chí cầu tiến. III/ THỰC TRẠNG Trường THCS Mỹ Long thuộc huyện Cao Lãnh, đa số học sinh là con em nông dân, làm thuê, buôn bán nhỏ, tạm trú đông do địa bàn có nhiều nhà trọ và nhiều khu dân cư mới. Về phía đội ngũ giáo viên, một bộ phận giáo viên chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, vị trí của môn GDCD trong trường học. Việc quan tâm chăm sóc con em của một bộ phận phụ huynh học sinh chưa đáp ứng với nhu cầu giáo dục ngày càng cao hiện nay. PHHS chưa nắm rõ quan điểm giáo dục hiện nay, thái độ hợp tác giáo dục HS chưa rõ ràng, chưa thống nhất với nhà trường. Giáo dục HS ở gia đình mang tính áp đặt, ít để HS thể hiện quan điểm của mình, sử dụng mệnh lệnh, roi vọt, và thiếu làm gương tốt cho HS noi theo. Nhu cầu về kinh tế, mưu sinh được quan tâm nhiều hơn nhu cầu học tập “ Lo cái ăn trước rồi đến cái học”. Bên cạnh tệ nạn xã hội, những thói quen xấu vẫn tồn tại khá phổ biến và những bất cập khác. Khu vực gần trường có nhiều tụ điểm vui chơi thiếu lành mạnh tác động không ít đến việc giáo dục đạo đức hoc sinh, các em dễ bị lôi kéo vào những việc làm sai lệch chuẩn mực đạo đức kể cả vi phạm pháp luật. Điều kiện về cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn, ĐDDH cho bộ môn còn quá ít. Tình hình học sinh vô lễ, gây gỗ, đánh nhau vẫn còn tồn tại. Một số học sinh chưa tích cực, chủ động học tập, luôn nghĩ môn giáo dục công dân là môn phụ, chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của bộ môn. Từ những thực trạng nêu trên tôi đã mạnh dạn đưa ra một một số giải pháp phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của đơn vị theo hướng đi của riêng mình nhằm giúp đơn vị giảm bớt yếu kém về chất lượng môn GDCD. IV/ Giải pháp giải quyết vấn đề : 1 – Tăng cường về điều kiện cơ sở vật chất phục vụ dạy và học : Trường lớp, thư viện thiết bị dạy học trong nhà trường rất quan trọng trong hoạt động dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở nhiều mặt cho cả thầy và trò. Nhất là tủ sách pháp luật tại thư viện là nguồn tư liệu quí báo cho cả giáo viên lẫn học sinh, HS có thể tìm hiểu một số qui định cơ bản của pháp luật từ đó giúp các em nhận biết được hành vi nào là vi phạm pháp luật hay sai lệch về đạo đức Do đó một trong những yếu tố đóng vai trò quyết định nâng cao chất lượng dạy và học môn GDCD là trang thiết bị CSVC để phục vụ công tác dạy học. Quá trình dạy học luôn gắn liền với việc sử dụng thành thạo các phương tiện dạy học. Một thầy giáo giỏi phải biết tổ chức cho học sinh một môi trường hoạt động để trong đó có sự tương tác giữa các tri thức sẵn có và phương tiện học tập thì mới phát sinh tri thức cho người học. Phát huy nhiều nguồn lực tập trung phục vụ cho công tác dạy và học. Sử dụng triệt để nguồn kinh phí trong ngân sách và ngoài ngân sách. Ngoài ra phải kết hợp “nguồn lực “ từ phía PHHS và địa phương để xây dựng CSVC, trang bị thêm tư liệu, ĐDDH 2 – Bồi dưỡng về nhận thức và chuyên môn cho đội ngũ : a) Bồi dưỡng về công tác nhận thức cho đội ngũ : Chất lượng chuyên môn phụ thuộc rất lớn vào tập thể sư phạm, yếu tố con người đóng vai trò quyết định mà các văn kiện của Đảng & Nhà nước đã nêu rõ trong chỉ thị 40/CT/TW ngày 15/06/2004 của Ban Bí thư TW Đảng về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục. Người thầy cần giỏi về chuyên môn đồng thời lại phải tốt về nhân cách mới thực hiện hoàn hảo nhiệm vụ của mình, thực sự là những “ Kĩ sư tâm hồn “. Mặt khác, nhận thức của đội ngũ cũng ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Mọi suy nghĩ đều dẫn dắt hành động của chúng ta, do đó nếu nhận thức đúng thì việc làm đúng là điều tất nhiên. b) Bồi dưỡng về công tác chuyên môn : Qua công tác tại trường , tôi nhận thấy việc xây dựng đơn vị đi lên là trước hết cần tập trung nguồn lực vào công tác chuyên môn. Tìm ra vấn đề để giải quyết yếu kém về chất lượng giảng dạy, để từ đó từng bước lấy uy tín với Phụ huynh Học sinh và uy tín với địa phương, với ngành . Trước hết phải ổn định công tác nhân sự theo nguyên tắc quản lí như sắp xếp lớp học, bố trí nhân sự trong các nhóm chuyên môn phải có trẻ có già & có người có kinh nghiệm lẫn thiếu kinh nhiệm xen kẻ, phân công đội ngũ phù hợp sở trường và năng lực của mỗi người. Thường xuyên mở lớp bồi dưỡng chuyên môn đặc biệt là một số qui định bổ sung của pháp luật. Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau qua các buổi thao giảng, hội giảng, tìm hiểu thực tế ở đơn vị khác kể cả ngoài tỉnh. 3 – Đôi mới phương pháp dạy học: (đây là cốt lõi để nâng cao chất lượng bộ môn) a) Đổi mới PPDH môn GDCD trường THCS phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS: Đổi mới PPDH môn GDCD trường THCS nói riêng và các môn học nói chung phải phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS, tạo điều kiện cá thể hóa để phát triển mọi năng lực của học sinh, tổ chức hướng dẫn học sinh học tập bằng cách tự phát hiện khả năng của mình tự tin và có niềm vu ... u, GV bộ môn, GV chủ nhiệm, Tổng phụ trách, Cán bộ Đoàn, Đội,...) và ngoài nhà trường (phụ huynh, chính quyền địa phương,...) nhằm tạo ra những tác động giáo dục cùng chiều, những tấm gương sống và ứng xử phù hợp với các chuẩn mực đạo đức và pháp luật để HS noi theo; những sự động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho HS thực hành những điều đã học trong cuộc sống;... 4 – Phối hợp Ban đại diện Cha mẹ học sinh để giáo dục học sinh: - Ban đại diện cha mẹ học sinh là tổ chức quần chúng của các gia đình học sinh. Đây là tổ chức có quan hệ mật thiết với nhà trường, có tiềm năng lớn trong việc giáo dục HS vì 2/3 thời gian HS ở với gia đình. Là cầu nối các gia đình học sinh lại với nhau để thống nhất mục tiêu giáo dục. - Việc Ban đại diện CMHS hoạt động tích cực trong nhà trường cũng góp phần nâng chất lượng giáo dục trong nhà trường. Nhà trường luôn xây dựng mối quan hệ gần gũi với mỗi gia đình học sinh , do đó công tác tuyên truyền thông tin và thu thập thông tin khá hiệu quả, giúp nhà trường liên kết với mỗi gia đình học sinh tốt hơn. - Tập thể CB-GV-CNV phải luôn tâm niệm : “ Làm sao cho mỗi phụ huynh luôn có tinh thần hợp tác giáo dục học sinh hơn là chỉ trích, phản bác chúng ta”. Chính vì vậy sau mỗi lần họp PHHS số lượng dự họp ngày càng đông hơn và chiếm tỉ lệ 95% và phụ huynh từng bước có quan tâm đến việc học của con em nhiều hơn. 5 – Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá: Đổi mới kiểm tra, đánh giá phải gắn liền với cuộc vận động “ Nói không với tiêu cực và bệnh thành tích trong thi cử”, phải xem việc phân tích kết quả kiểm tra giúp học sinh phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu. Trong kiểm tra, đánh giá phải phù hợp với đối tương hs, cần đảm bảo sự cân đối các yêu cầu kiểm tra về kiến thức ( nhận biết, thông hiểu, vận dụng), rèn luyện kỹ năng và yêu cầu về thái độ đối với học sinh.. Tăng cường vận dụng kiến thức để học sinh phân tích, liên hệ bản thân, bình luận từ đó dịnh hướng hành vi cho mình. Trong quá trình giảng dạy giáo viên có thể bổ sung điểm cho học sinh thông qua những hành vi, việ làm cụ thể của học sinh như: tinh thần tập thể khi tham gia các phong trào, hành vi thể hiện dức tính lễ độ, tiết kiệm, bảo vệ môi trường, trung thực, tôn trọng người khác, Đổi mới các hình thức đề kiểm tra, đánh giá sao cho phù hợp với đối tượng học sinh, cần kết hợp giữa hình thức trắc nghiệm khách quan với hình thức tự luận, chú trọng đến việc vận dụng kiến thức thông qua phân tích các tình huống, hành vi từ đó học sinh tử định hướng cho hành vi của bản thân, tránh kiểm tra lý thuyềt suông. 6 - Yêu cầu cụ thể đối với giáo viên - Thiết kế, tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động học tập với các hình thức đa dạng, phong phú, có sức hấp dẫn phù hợp với đặc trưng bài học, với đặc điểm và trình độ học sinh, với điều kiện cụ thể của lớp, trường và địa phương. - Động viên, khuyến khích, tạo cơ hội và điều kiện cho học sinh được tham gia một cách tích cực, chủ động, sáng tạo vào quá trình khám phá và lĩnh hội nội dung bài học; chú ý khai thác vốn kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng đã có của học sinh; bồi dưỡng hứng thú, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học tập cho học sinh; giúp các em phát triển tối đa tiềm năng của bản thân. - Thiết kế và hướng dẫn học sinh thực hiện các dạng bài tập phát triển tư duy và rèn luyện kĩ năng; hướng dẫn sử dụng các thiết bị, đồ dùng học tập; hướng dẫn học sinh có kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn;.. - Không ngừng trao dồi về tri thức, kỹ năng giảng dạy, tích cực đổi mới các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học một cách hợp lí, hiệu quả, linh hoạt, phù hợp với đặc trưng của cấp học, môn học; nội dung, tính chất của bài học; đặc điểm và trình độ HS ; thời lượng dạy học và các điều kiện dạy học cụ thể của trường, địa phương. - Vận dụng kiến thức của các môn học khác để giúp bài giảng sinh động, sâu sắc hơn đăc biệt là môn Ngữ văn, Lịch sử. - Nên thường xuyên tổ chức các buổi ngoại khóa gắn liền với nội dung bài học, các em được “ học mà chơi, chơi mà học” như: thực hiện trật tự an toàn giao thông, tôn sư trọng đạo, biết ơn, tiết kiệm, bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên...những kiến thức bài học sẽ không còn khô khan đối với các em. Các em sẽ được trải nghiệm những tình huống mà mình có thể gặp trong cuộc sống, giúp các em khắc sâu kiến thức đã học, mở rộng và nâng cao hiểu biết về các lĩnh vực của đời sống xã hội, làm phong phú thêm vốn tri thức, kinh nghiệm hoạt động tập thể, tạo không khí vui tươi thoải mái, giữa thầy và trò gần gũi nhau hơn là điều kiện tốt để giáo dục đạo đức các em tốt hơn nhất là học sinh chưa ngoan. 7 - Yêu cầu cụ thể đối với học sinh - Tích cực suy nghĩ, chủ động tham gia các hoạt động học tập để tự khám phá và lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng, xây dựng thái độ và hành vi đúng đắn. - Mạnh dạn trình bày và bảo vệ ý kiến, quan điểm cá nhân; tích cực thảo luận, tranh luận, đặt câu hỏi cho bản thân, cho thày, cho bạn; biết tự đánh giá và đánh giá các ý kiến, quan điểm, các sản phẩm hoạt động học tập của bản thân và bạn bè. - Tích cực sử dụng thiết bị, đồ dùng học tập; thực hành vận dụng kiến thức đã học để phân tích, đánh giá, giải quyết các tình huống và các vấn đề đặt ra từ thực tiễn; xây dựng và thực hiện các kế hoạch học tập phù hợp với khả năng và điều kiện thực tế. 8 – Tranh thủ sự ủng hộ của các tổ chức đoàn thể , ngành và địa phương chăm lo cho sự nghiệp giáo dục : Tận dụng nguồn ngân sách nhà nước, trường được phòng giáo dục ưu tiên cấp kinh phí sữa chữa , mua sắm bằng ngân sách nhà nước. Vấn đề chăm lo cho học sinh nghèo , học khá giỏi đã được các tổ chức đoàn thể quan tâm tạo thêm niềm tin vào cuộc sống và là động lực giúp các em say mê học tập, từ đó chất lượng bộ môn cũng được nâng lên. 9 – Xây dựng bầu không khí tập thể tích cực : Bầu không khí tập thể là khái niệm để chỉ trạng thái tinh thần của một tập thể. Nếu bầu không khí tốt thì mọi người sẽ làm việc tốt, tiếp xúc với nhau vui vẻ, có sự hiểu biết lẫn nhau và tất cả mọi người đều có ý thức tự giác làm việc cao. Ngược lại, nếu bầu không khí tập thể tiêu cực có thể dẫn đến xung đột sẽ làm suy giảm sức lao động của tập thể, thái độ làm việc của mọi người sẽ dè dặt cầm chừng, đặc biệt giáo viên xin chuyển đi nơi khác nhiều và thiếu tinh thần sáng tạo, năng động để hoàn thành công việc. V / KẾT QUẢ : Với những giải pháp mà tôi vận dụng trong bô môn của mình, đa số học sinh hiểu được bài. Các em thấy được vai trò, tầm quan trọng của bộ môn thực sự bổ ích, giúp các em hình thành tư tưởng đạo đức đúng đắn, sống có lý tưởng, có mục đích, có ý chí vươn lên trong cuộc sống, trong học tập. Đồng thời, các em biết vận dụng điều đã học vào thực tiễn cuộc sống giúp phát triển kỹ năng sống cho bản thân. + Chất lượng đạo đức học sinh : Khối Học kỳ I Cuối năm 6 Tốt Khá TB Yếu 136 50 Tốt Khá Tb Yếu 150 36 7 Tốt Khá TB Yếu 95 44 6 4 Tốt Khá TB Yếu 104 39 4 1 8 Tốt Khá TB Yếu 165 38 5 Tốt Khá TB Yếu 174 33 1 9 Tốt Khá TB Yếu 145 37 5 Tốt Khá TB Yếu 151 34 2 + Chất lượng bộ môn giảng dạy: Khối Đấu năm Cuối năm 6 Giỏi Khá TB Yếu 51 57 48 30 Giỏi Khá TB Yếu 81 47 35 23 8 Giỏi Khá TB Yếu 44 103 43 28 Giỏi Khá TB Yếu 77 94 35 2 C. KẾT LUẬN I/ Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI Trước thực trạng đạo đức hiện nay của học sinh trường THCS có chiều hướng giảm sút nghiêm trọng, việc nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh là đòi hỏi cấp bách của xã hội để xây dựng hoàn thiện những giá trị cơ bản của con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nền kinh tế tri thức. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài về nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh đã giúp cho đội ngũ giáo viên xác định đúng tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức học sinh ở nhà trường để có kế hoạch hoàn chỉnh, có sự quan tâm đúng mực trong việc giáo dục học sinh, từ đó giúp cho tập thể sư phạm của trường thấy được nhiệm vụ quan trọng này để ngoài việc dạy chữ cho tốt còn phải lưu tâm, hết lòng giáo dục các em phát triển toàn diện cả tài lẫn đức. Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu ngắn, phạm vi nghiên cứu chỉ là một trường THCS còn nhiều khó khăn nên có nhiều vấn đề chưa được phân tích một cách đầy đủ, các giải pháp đưa ra chưa có tính khả thi cao, nhưng ít nhiều nó cũng giúp cho chúng ta thấy được thực trạng của đạo đức học sinh hiện nay, giúp cho chúng ta định hướng lại một số việc cần phải làm trong thời gian sắp tới để góp phần thành công vào công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. II/ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG: Đề tài chỉ nghiên cứu tại trường THCS Mỹ Long nên chỉ áp dụng cho những đơn vị có điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, giáo viên, đặc điểm học sinh giống như đơn vị. III / NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM: - Hình ảnh người giáo viên dạy bộ môn GDCD phải thực sự là “ tấm gương sáng về tự học, sáng tạo” cho học sinh noi theo, người giáo viên phải chuẩn mực trong tư thế, tác phong, trong cách ứng xử - giao tiếp với đồng nghiệp, với học sinh - Phải luôn có thái độ, tinh thần vui vẻ cởi mở khi đến trường đến lớp, vui với nghề có như vậy trong mỗi tiết dạy mới sinh động, thầy trò dễ gần nhau hơn, dễ giáo dục đạo đức học sinh. - Phải thường xuyên trao dồi về kiến thức chuyên môn, rèn luyện các kỹ năng sư phạm, nâng cao trình độ tin học để theo kịp thời đại và ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong dạy học. - Thường xuyên quan tâm đến biểu hiện học sinh, những thay đổi bất thường, từ đó an ủi, động viên, tìm cách giải quyết vấn đề cho các em, không để các em hụt hẩng, mất niềm tin sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập. - Vận dụng hài hòa các phương pháp thì kết quả học tập của học sinh sẽ nâng cao. Giáo viên tự làm đồ dùng dạy học, sưu tầm tài liệu phục vụ bộ môn. Tự động viên khuyến khích, đặt ra yêu cầu mới và sáng tạo không ngừng IV/ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ: - Tăng cường các lớp tập huấn, hội thảo về chuyên môn, kiểm tra, đánh giá. - Trang bị tủ sách pháp luật tại thư viện. - Nên tổ chức cho học sinh đi tham quan thực tế. Trên đây là những suy nghĩ và việc làm của cá nhân tôi, tôi mạnh dạn nêu lên để quý đồng nghiệp tham khảo, đóng góp ý kiến với mục đích góp phần nhỏ kinh nghiệm của mình vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn GDCD. Chân thành cảm ơn! Mỹ Long, ngày 5 tháng 3 năm 2012 Người viết Ngô Nhựt Đoàn TƯ LIỆU THAM KHẢO 1. Quyết định số 40/2006/QĐ- BGDĐT về việc ban hành quy chế đánh giá xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT. 2. Luật giáo dục năm 2005. 3. Kỷ yếu hội thảo nâng cao chất lượng bộ môn GDCD của Sở GD&DT Đồng Tháp năm 2011. 4. Tạp chí Thế giới trong ta – số 74+75 năm 2008-Hội khoa học tâm lý giáo dục Việt Nam.
Tài liệu đính kèm: