Sáng kiến kinh nghiệm Thực hiện và tập luyện các hoạt động và hoạt động thành phần trong dạy học định lý hình học 7

Sáng kiến kinh nghiệm Thực hiện và tập luyện các hoạt động và hoạt động thành phần trong dạy học định lý hình học 7

A. PHẦN MỞ ĐẦU:

I. Lý do chọn đề tài:

1. Có lý luận:

- Trong xã hội ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học, kỷ thuật thì nhu cầu về kiến thức con người ngày càng nâng cao nên đòi hỏi phải có một nền giáo dục hiện đại, một nền giáo dục đào tạo ra những con người có phẩm chất, năng lực và trí tuệ cao, có kiến thức tương đối vững vàng ngay trong trường phổ thông. Và như chúng ta đã biết con người phát triển trong hoạt động. Mà dạy học là quá trình đào tạo con người phát triển. Trong đó, toán học giữ vai trò quan trọng, là một môn học công cụ cho các môn học khác, giúp ta phát triển tư duy và vận dụng hữu ích vào đời sống thực tiễn.

- Qua nghiên cứu của nhiều nhà khoa học giáo dục ,cho thấy phương pháp dạy học toán theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh kích thích học sinh hứng thú học toán, khơi dậy và phát huy năng lực hoạt động nhận thức, độc lập, sáng tạo và năng lực tự học của học sinh. Chủ thể sử dụng thông tin xuất phát từ hoạt động của bản thân mình tốt hơn là thông tin từ sự kiện bên ngoài.

2. Có thực tiễn:

- Trong đời sống hằng ngày, các kỹ năng tính toán, vẽ hình, đọc và vẽ biểu đồ đo đạc, kỹ năng sử dụng toán học . là điều kiện cần có để tiến hành hoạt động của người lao động trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mặt khác, nó lại có tiềm năng phát triển năng lực trí tuệ và hình thành các phẩm chất trí tuệ cho học sinh. Trên cơ sở những đặc điểm đó cho ta thấy môn toán có vai trò quan trọng nên ta cần nắm vững nó. Tuy nhiên để giúp cho học sinh nắm vững toàn bộ kiến thức môn này thì không phải dễ.

 

doc 10 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 667Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thực hiện và tập luyện các hoạt động và hoạt động thành phần trong dạy học định lý hình học 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU:
Lý do chọn đề tài:
Có lý luận:
- Trong xã hội ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học, kỷ thuật thì nhu cầu về kiến thức con người ngày càng nâng cao nên đòi hỏi phải có một nền giáo dục hiện đại, một nền giáo dục đào tạo ra những con người có phẩm chất, năng lực và trí tuệ cao, có kiến thức tương đối vững vàng ngay trong trường phổ thông. Và như chúng ta đã biết con người phát triển trong hoạt động. Mà dạy học là quá trình đào tạo con người phát triển. Trong đó, toán học giữ vai trò quan trọng, là một môn học công cụ cho các môn học khác, giúp ta phát triển tư duy và vận dụng hữu ích vào đời sống thực tiễn.
- Qua nghiên cứu của nhiều nhà khoa học giáo dục ,cho thấy phương pháp dạy học toán theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh kích thích học sinh hứng thú học toán, khơi dậy và phát huy năng lực hoạt động nhận thức, độc lập, sáng tạo và năng lực tự học của học sinh. Chủ thể sử dụng thông tin xuất phát từ hoạt động của bản thân mình tốt hơn là thông tin từ sự kiện bên ngoài.
Có thực tiễn:
- Trong đời sống hằng ngày, các kỹ năng tính toán, vẽ hình, đọc và vẽ biểu đồ đo đạc, kỹ năng sử dụng toán học. là điều kiện cần có để tiến hành hoạt động của người lao động trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mặt khác, nó lại có tiềm năng phát triển năng lực trí tuệ và hình thành các phẩm chất trí tuệ cho học sinh. Trên cơ sở những đặc điểm đó cho ta thấy môn toán có vai trò quan trọng nên ta cần nắm vững nó. Tuy nhiên để giúp cho học sinh nắm vững toàn bộ kiến thức môn này thì không phải dễ. 
- Trên cơ sở hoạt động, học sinh sẽ lĩnh hội và củng cố kiến thức một cách sâu sắc hơn, độc lập hơn góp phần phát triển tư duy , năng lực độc lập và sáng tạo. Để làm được điều này đòi hỏi người giáo viên phải có đủ năng lực để thiết kế một tiết dạy phù hợp, một tiết dạy mà chủ yếu nhằm tổ chức học sinh thực hiện những hoạt động và hoạt động thành phần tương thích với nội dung dạy học hình học , cụ thể là hình học 7. Hình học 7 là phần bổ sung kiến thức cho hình học 6, nên nó vẫn nằm trong mạch những kiến thức mở đầu, những mạch kiến thức cơ bản.Nhận thấy việc nghiên cứu vấn đề này có ý nghĩa lớn lao nên tôi muốn cố gắng hết sức mình để nghiên cứu và đó cũng chính là lý do tôi chọn đề tài.
Mục đích và phương pháp nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu:
Xác định căn cứ để tổ chức cho học sinh thực hiện và tập luyện các hoạt động tương thích với nội dung dạy học hình học 7 nhằm góp phần hoàn thiện và nâng cao chất lượng học tập của học sinh, tạo cho học sinh niềm hứng thú học toán đặc biệt là đối với môn hình học, giúp học sinh phát huy được tính tích cực hoạt động để lĩnh hội và khắc sâu kiến thức có hiệu quả.
Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu lý luận, nghiên cứu sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo khác.
Phương pháp phân tích, tổng hợp.
Phương pháp quan sát.
Phương pháp thực nghiệm.
Giới hạn của đề tài:
- Thực tế cho thấy, có không ít học sinh gặp khó khăn hay chán nãn trong quá trình học hình học. Với phương pháp dạy học trước đây, một số học sinh không những không hứng thú học tập mà còn khiến cho các em ngày càng xa rời môn hình học, vì các em không hiểu được bản chất, nội dung mà mình được học mà chỉ “ hiểu” theo lý thuyết rập khuôn, máy móc, đặc biệt là đối với nội dung các định lý hình học. Việc dạy học định lý hình học nhằm cung cấp cho học sinh một trong những vốn kiến thức cơ bản của bộ môn. Đó là những cơ hội thuận lợi để phát triển ở học sinh khả năng suy luận và chứng minh góp phần phát triển năng lực trí tuệ. Nên trong đề tài này tôi chú trọng đến nội dung dạy học định lý hình học.
- Phạm vi nghiên cứu là các đối tượng học sinh ở trường TH – THCS Mỹ Xương
Kế hoạch thực hiện:
Nắm vững đặc điểm của hoạt động dạy học ở trường THCS.
+ Hoạt động dạy học ở bậc THCS góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục.
+ Hoạt động dạy học ở THCS tạo điều kiện cho học sinh nghiên cứu cơ sở của những khoa học với sự phong phú và đa dạng của các bộ môn và khối lượng nội dung lớn hơn, phức tạp hơn, sâu sắc hơn và hệ thống hơn ở bậc tiểu học.
+ Hoạt động dạy học theo tứng môn học được sự chỉ đạo, hướng dẫn trực tiếp của giáo viên bộ môn tương ứng.
+ Học sinh cấp THCS là học sinh ở lứa tuổi thiếu niên. Do đó, cần có sự biến đổi có tính chất quyết định trong cách tổ chức hoạt động.
Nắm vững nội dung môn toán và các hoạt động tương thích với nội dung dạy học hình học.
Thực hiện và tập luyện các hoạt động và hoạt động thành phần tương thích với từng nội dung định lí trong từng tiết dạy hình học
PHẦN NỘI DUNG:
Cơ sở lý luận:
Mỗi nội dung dạy học toán đều liên hệ với những hoạt động nhất định. Đó là những hoạt động được tiến hành trong quá trình hình thành hoặc vận dụng nội dung đó. Phát hiện và tập luyện những hoạt động tiềm tàng trong một nội dung là vạch ra một con đường để truyền thụ nội dung đó. Quan điểm này thể hiện rõ nét mối liên hệ hữu cơ giữa mục đích,nội dung và phương pháp dạy học. Nó hoàn toàn phù hợp với luận điểm cơ bản của giáo dục học Macxit cho rằng: “ con người phát triển trong hoạt động và học tập diễn ra trong hoạt động”.
Xuất phát từ một nội dung dạy học ta cần phát hiện những hoạt động liên hệ với nó rồi căn cứ vào mục đích dạy học mà lựa chọn để tổ chức cho học sinh thực hiện và tập luyện một trong số những hoạt động đã phát hiện được.
Cơ sở thực tiễn:
Việc truyền đạt kiến thức toán học bằng cách nào và như thế nào để học sinh có thể nắm vững một cách nhanh chóng và hiệu quả đang là vấn đề được các nhà khoa học giáo dục quan tâm.
Cho đến nay, ta phải thừa nhận rằng vẫn còn giáo viên vẫn dạy theo cách cũ “ thầy truyền đạt, trò tiếp nhận và ghi nhớ”. Với phương pháp dạy học đó thì chất lượng học sinh không mấy khả quan, học sinh học tập thiếu phương pháp, ỷ lại, chủ quan, có tâm thế đối phó, không tích cực, thụ động, không chịu khó suy nghĩ sáng tạo, kết quả dẫn đến kiến thức mà học sinh có thể nắm vững được chẳng là bao. Cụ thể, khi học nội dung định lý một cách rập khuôn, máy móc học sinh sẽ không hiểu được bản chất nên không vận dụng vào bài tập được hoặc lúng túng khi vận dụng nó hay, không biết diễn đạt nội dung định lý đó bằng kí hiệu hình học khiến cho việc lĩnh hội môn học trừu tượng này càng trở nên khó khăn ,vất vả .
Bên cạnh đó, vẫn có một số giáo viên có tâm huyết với nghề, có hiểu biết sâu sắc về bộ môn, có tay nghề khá và nhạy cảm trước yêu cầu của xã hội, của đối tượng đã biết vận dụng sáng tạo các phương pháp tích cực nên nhiều giờ dạy tốt , phản ánh được tinh thần của xu thế mới, nhưng đó chủ yếu là những giờ thao giảng, các tiết dạy thi giáo viên giỏi
Trước tình hình đó, đòi hỏi ta phải đổi mới và cải tiến phương pháp dạy học mới, phương pháp phát huy tính tích cực , tự lực, chủ động đáp ứng mục tiêu giáo dục và đào tạo, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Phương pháp này phải được vận dụng xuyên suốt trong quá trình dạy học.
Thực trạng và những mâu thuẫn:
Thuận lợi:
Là một giáo viên trẻ, qua 8 năm công tác tôi được phân công giảng dạy ở đầy đủ các khối lớp 6,7,8,9 nên giúp cho tôi rất nhiều trong giảng dạy và đặc biệt được giảng dạy nhiều năm chương trình lớp 7. 
Đa số học sinh ở trường TH – THCS Mỹ Xương có ý thức học tập tốt, có tinh thần hợp tác trong học tập, tích cực phát biểu xây dựng bài nên cũng khá thuận lợi khi áp dụng phương pháp mới.
Được sự quan tâm, giúp đỡ của ban giám hiệu nhà trường.
Khó khăn:
Đa số học sinh có tư tưởng cho rằng hình học là một môn học khó nên nó ngày càng trở nên xa rời với các em. Từ đó các em chưa thấy được tầm quan trọng, sự ứng dụng đa dạng của hình học trong đời sống thực tiễn.
Một số học sinh chưa hứng thú và có khi tỏ ra chán nãn khi học hình học do các em chưa nắm vững các khái niệm, kĩ năng cơ bản nên dẫn đến việc tổ chức các hoạt động còn hạn chế do học sinh lười tư duy, ít vận động.
Đối với một vài giáo viên thì việc làm việc với phương pháp dạy học thông qua các hoạt động vẫn còn gặp lúng túng và chưa thích ứng kịp.
Cơ sở vật chất còn thiếu thốn,đồ dùng dạy học còn hạn chế nên cũng ảnh hưởng đến việc tổ chức cho học sinh hoạt động.
Những mâu thuẩn tồn tại:
Để trang bị cho một tiết học theo xu hướng hoạt động thì giáo viên cần chuẩn bị nhiều đồ dùng dạy học thích hợp hỗ trợ cho việc giảng dạy, nhưng kinh phí và trang bị đồ dùng dạy học còn thiếu thốn. Đồ dùng dạy học chủ yếu là bảng phụ do giáo viên tự làm.
Việc thiết kế bài giảng theo phương pháp tích cực hóa hoạt động của học sinh rất phức tạp, đối với những lớp có trình độ khá giỏi thì việc áp dụng rất dễ dàng, nhưng đối với lớp yếu, học sinh lười tư duy thì việc áp dụng khó đạt hiệu quả cao. Hơn nữa thời lượng của mỗi tiết học bị hạn chế đối với việc khuyến khích tổ chức cho các em hoạt động.
Các biện pháp giải quyết vấn đề:
Phát hiện những hoạt động tương thích với nội dung định lý hình học.
- Việc tập trung vào hoạt động của học sinh là một yêu cầu có tính nguyên tắc trong phương pháp dạy học. Sách hình học 7 tạo điều kiện cho giáo viên tổ chức nhiều hoạt động phong phú và đa dạng. Tham gia tự giác và tích cực các hoạt động này, học sinh có thể nắm vững tri thức, rèn luyện kỹ năng và hình thành thái độ theo các mục tiêu đã được đặt ra. Tuy nhiên, mỗi giáo viên phải biết lựa chọn các hoạt động sao cho phù hợp với từng nội dung định lý khác nhau, từng trình độ của các nhóm đối tượng học sinh khác nhau mà vẫn tối thiểu đảm bảo được chuẩn kiến thức, không gây nhàm chán vì học sinh được thực hiện các hoạt động vừa sức.
Chẳng hạn: việc phát hiện định lý có thể được tiến hành thông qua hoạt động vẽ hình và thực hành dưới sự hướng dẫn của giáo viên... 
- Thông qua các hoạt động và hoạt động thành phần học sinh sẽ tự mình phát hiện được nội dung định lý, chứng minh được định lý và củng cố định lý được học.
Trước hết là các hoạt động “ nhận dạng” và “ thể hiện” 
- Nhận dạng định lý: là xem xét một tình huống có ăn khớp với định lý nào đó không.
Ví dụ : Cho G là trọng tâm của tam giác DEF với đường trung tuyến DH. Trong các khẳng định sau khẳng định nào đúng.
- Thể hiện định lý: là tạo ra một tình huống phù hợp với định lý cho trước.
Ví dụ: Cho hình sau. Hãy điền số thích hợp vào chỗ trống trong các đẳng thức sau:
a/ MG = ..MR;	b/ NS = .NG;	
 GR = ...MR;	 NS = .GS;
 GR = ...MG;	 NG =.GS;
- Hoạt động ngôn ngữ: Về mặt logic cần chú trọng phân tích cấu trúc logic cũng như phân tích nội dung định lý, khuyến khích học sinh thay đổi hình thức phát biểu định lý nhằm phát triển năng lực diễn đạt độc lập những ý nghĩa của mình
- Các hoạt động củng cố khác: Cùng với các hoạt động trên còn tập luyện cho học sinh các hoạt động củng cố khác như các hoạt động toán học phức hợp gồm các hoạt động như chứng minh, giải bài toán.; các hoạt động trí tuệ phổ biến trong toán học như lật ngược vấn đề, xét tính g ...  đó có gì giống và khác nhau.
Ví dụ: so sánh các đường đồng quy trong tam giác: đường trung tuyến, đường phân giác, đường cao, đường trung trực.
Giống nhau: trong tam giác, ba đường cao, ba đường trung tuyến, ba đường trung trực, ba đường phân giác cùng đi qua một điểm.
Khác nhau: . Giao điểm của ba trung tuyến cách mỗi đỉnh một khoảng bằng 2/3 độ dài đường trung tuyến đi qua đỉnh ấy.
. Giao điểm của ba đường phân giác cách đều ba cạnh của tam giác.
. Giao điểm của ba đường trung trực cách đều ba đỉnh cảu tam giác.
Với hoạt động này giúp học sinh tiến hành hoạt dộng hệ thống hóa các nội dung định lý đã được học hoặc nêu được mối liên hệ giữa các định lý với nhau.
+ Khái quát hóa: chuyển từ một tập hợp đối tượng sang một tập hợp lớn hơn chứa tập hợp ban đầu bằng cách nêu bật một số trong các đặc điểm chung của các phần tử xuất phát. 
-Thông thường những hoạt động vừa nêu trên liên quan mật thiết với nhau, hay đan kết vào nhau.
Tổ chức thực hiện và tập luyện các hoạt động trong dạy học một vài định lý trong hình học 7.
Định lý 1: Tổng ba góc của một tam giác bằng 180o
Hoạt động hình thành định lý:
HĐ 1: Vẽ hình: vẽ hai tam giác bất kỳ.
HĐ 2: Đo đạc: 
Dùng thước đo góc đo ba góc của mỗi tam giác.
Tính tổng số đo ba góc của mỗi tam giác.
HĐ 3: So sánh
HĐ 4: Tổng hợp.
Hoạt động ngôn ngữ:
Phát biểu định lý.
Diễn đạt định lý bằng ký hiệu.
Hoạt đông nhận dạng: Cho tam giác ABC có Â = 900. Hỏi kết luận nào đúng trong các kết luận sau: 
a/ B + C = 90O
b/ B + C < 90O
c/ B + C > 90O
Hoạt động thể hiện: tính các số đo x và y ở trong các hình sau:
Â+B+C = 180o; D+Ê+F = 180o
Hai tổng giống nhau về kết quả. Tổng ba góc của một tam giác bằng 180o
A/ đúng vì Â + B+ C = 180o
Mà Â = 90O => B + C = 90O
Hình a: x = 180o – ( Â + B )
 = 35O
Hình b: 2y + 50o= 180o
 2y = 180o – 50o
 y= 65o
Định lý 2: Trong một tam giác vuông 2 góc nhọn phụ nhau.
Hoạt động hình thành định lý:
HĐ 1: Vẽ hình: vẽ tam giác ABC vuông tại A . Tính tổng B + C.
B,C là hai góc phụ nhau.
Nhận xét B,C là góc gì?
HĐ 3: tổng hợp.
HĐ 4: khái quát.
2.Hoạt động ngôn ngữ: 
- Phát biểu định lý
- Diễn đạt định lý bằng kí hiệu.
3.Hoạt đông nhận dạng:
Tìm các góc nhọn phụ nhau trong hình vẽ
4.Hoạt động thể hiện: Tìm các cặp góc nhọn bằng nhau trong hình trên.
∆ABC , Â = 90o
B + C = 90o
Hai góc nhọn trong tam giác vuông phụ nhau.
Trong một tam giác vuông hai góc nhọn phụ nhau.
Trong tam giác vuông ABC có góc B, góc C phụ nhau.
Trong tam giác vuông AHC có góc A2, góc C phụ nhau.
Trong tam giác vuông AHB có góc A1, góc B phụ nhau.
C = Â1
Ta có B + C = 90O
 B + A1= 90O
B = Â2
 A2 + C = 90O	
 B + C = 90O
c.Định lý 3: Nếu ba cạnh của tam giác này bằng ba cạnh của tam giác kia thì hai tam giác bằng nhau.
1.Hoạt động hình thành định lý:
- Công việc chuẩn bị: cắt hai tam giác có cạnh lần lượt là 2cm,3cm,4cm.
- Chồng lên nhau và nhận xét về hai tam giác trên, giải thích?
- HĐ 2: khái quát.
2.Hoạt động ngôn ngữ:
Phát biểu định lý.
Diễn đạt định lý bằng ký hiệu.
3.Hoạt đông nhận dạng: Trên mỗi hình sau có tam giác nào bằng nhau không? Vì sao?
4.Hoạt động thể hiện: Cho hình sau, cần có điều kiện gì để ∆ADE = ∆BDE.
Hai tam giác bằng nhau vì có AB = A’B’;AC=A’C’;BC=B’C’
Hai tam giác có ba cặp cạnh tương ứng bằng nhau thì bằng nhau.
Nếu ba cạnh của tam giác này bằng ba cạnh của tam giác kia thì hai tam giác bằng nhau.
Hình a:
∆ ABC = ∆ABD Vì:
AB = AB;AC = AD;BC = BD
Hình b: 
∆ MNQ = ∆QPM vì :
MN = QP;MQ = MQ; MP = NQ
Để ∆ ADE = ∆BDE thì 
AD = BD; DE = DE; AE = BE
* Đối với hai trường hợp bằng nhau còn lại của tam giác ta có thể cho học sinh thực hiện tương tự. Mặt khác, sau ba trường hợp, ta có thể cho học sinh thực hiện hoạt động so sánh và hệ thống hóa nhằm khắc sâu các trường hợp bằng nhau một cách chặt chẽ hơn.
d.Định lý 4: Nếu một tam giác có bình phương một cạnh bằng tổng bình phương 
của hai cạnh kia thì tam giác đó là tam giác vuông.( Định lý Pytago đảo)
Để giúp học sinh phát hiện định lý này sau khi đã học định lý Pytago, giáo viên có thể tạo ra tình huống có vấn đề, bằng cách cho học sinh thực hiện hoạt động lật ngược vấn đề:Liệu một tam giác có bình phương độ dài một cạnh bằng tổng bình phương độ dài các cạnh còn lại thì tam giác đó có là tam giác vuông không?
Hoạt động hình thành định lý:
HĐ 1: vẽ hình.
HĐ 2: đo đạc.
HĐ 3 : xét BC2và AB2 +AC2
HĐ 4 : phân tích.
HĐ 5: khái quát.
Hoạt động ngôn ngữ:
Phát biểu định lý 
Diễn đạt định lý bằng kí hiệu.
Hoạt động nhận dạng:
Tam giác nào là tam giác vuông trong các tam giác có độ dài 3 cạnh sau:
a/ 6cm,8cm,10cm.
b/4dm,5dm,6dm.
Hoạt động thể hiện:
Cho ví dụ về độ dài 3 cạnh của một tam giác để tam giác đó vuông. 
BAC = 90O=> ∆ ABC vuông tại A
BC2=25; AB2 +AC2= 16+9=25
 BC2 = AB2 +AC2=> ∆ ABC vuông tại A.
Nếu một tam giác có bình phương một cạnh bằng tổng bình phương 
của hai cạnh kia thì tam giác đó là tam giác vuông.
a/102=100
62 +82 = 64 + 36 = 100
=> tam giác có độ dài 3 cạnh là 6cm,8cm,10cm là tam giác vuông.
b/62= 36
42 + 52 = 31; 36 ≠ 31
=> tam giác có độ dài 3 cạnh là 4dm,5dm,6dm không là tam giác vuông.
Ví dụ: 6dm,8dm,10dm.
e.Định lý 5: ba đường trung tuyến của một tam giác cùng đi qua một điểm. Điểm này cách mỗi đỉnh một khoảng bằng độ dài đường trung tuyến đi qua đỉnh.
1. Hoạt động ngôn ngữ:
- Phát biểu định lý
- Diễn đạt định lý bằng kí hiệu.
2. Hoạt động nhận dạng:
- HĐ 1: phân tích định lý
Cho G là trọng tâm của tam giác DEF, đường trung tuyến DH. Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng?
Hoạt động thể hiện:
Cho hình sau. Hãy điền số thích hợp vào chỗ trống trong các đẳng thức sau:
a/ MG =.. MR;GR = .MR;GR=..MG
b/ NS = NG;NS=GS;NG=.GS
 đúng
a/ MG=..MR;GR=.MR;GR=..MG
b/ NS = NG;NS=3GS;NG=2GS
Sau khi học xong các định lý về các đường đồng quy trong tam giác ta có thể cho học sinh hệ thống hóa lại kiến thức bằng các bài tập sau:
Hãy ghép đôi hai ý ở hai cột để được khẳng định đúng.
a/ Trọng tâm
a’/ là điểm chung của ba đường cao.
b/ Trực tâm
b’/ là điểm chung của ba đường trung tuyến.
c/ Điểm( nằm trong tam giác) cách đều ba cạnh
c’/ là điểm chung của ba đường trung trực
d/ Điểm cách đều ba đỉnh
d’/ là điểm chung của ba đường phân giác.
b.Hiệu quả áp dụng:
- Khai thác được những hoạt động tiềm tàng tương thích với từng nội dung định lý, khéo lựa chọn những phương pháp thích hợp với đối tượng học sinh của mình, với hoàn cảnh của trường mình, chắc chắn giáo viên sẽ tạo được nhiều cơ hội cho học sinh học tập trong hoạt động và bằng hoạt động góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn toán.
 - Trong quá trình tổ chức tiết dạy và qua những tiết dự giờ và tìm hiểu một số giáo viên thì việc tổ chức cho học sinh hoạt động trong dạy học định lý làm cho học sinh có thái độ học tập tích cực hơn, lớp học sinh động hơn. Nội dung định lý được học sinh lĩnh hội một cách nhẹ nhàng, không gò ép dần dần hình thành được phương pháp tự học .Từ đó chất lượng học tập của học sinh được nâng lên.
Cụ thể, qua thực tế giảng dạy ở 2 lớp 7A3 và 7A4 của trường TH – THCS Mỹ Xương, kết quả đạt được sau khi cho học sinh kiểm tra về nội dung định lý Pytago và định lý trong tam giác cân như sau:
Lớp
Tồng số
Trên TB
Dưới TB
7A3
21
19(90,5%)
2(9,5%)
7A4
24
22(91,7%)
2(8,8%)
KẾT LUẬN:
Ý nghĩa của đề tài đối với công tác:
- Những nội dung định lý ở hình học 7 là kiến thức cơ bản, quan trọng để giúp học sinh tiếp tục học các chương trình cao hơn, vận dụng vào giải các bài toán chứng minh hình học sau này. Vì vậy, mỗi giáo viên cần phải giúp cho học sinh nắm thật vững các nội dung này.
- Với đề tài này, tôi mong muốn góp một phần bé nhỏ vào việc đổi mới phương pháp dạy học toán, sẽ tạo ra được những tiết dạy học định lý thật sinh động, có hiệu quả thông qua việc tổ chức cho học sinh thực hiện và tập luyện những hoạt động tương thích. Từ đó giúp học sinh nâng cao chất lượng học tập, phát triển trí tuệ và phát huy được tính tích cực sáng tạo ở mỗi cá nhân học sinh cũng như góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của huyện nhà.
 - Là một giáo viên trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm giảng dạy nên trong quá trình nghiên cứu đề tài không tránh khỏi sai sót, kính mong các bạn đồng nghiệp chân thành đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn và có thể nhân rộng cho mọi người để góp phần làm cho hình học ngày càng trở nên gần gũi với học sinh, tạo cho học sinh niềm hứng thú, sự say mê khi học hình học. Tất cả vì sự nghiệp giáo dục nói chung và sự nghiệp toán học nói riêng.
Khả năng áp dụng:
-Trên đây chỉ là một vài định lý cụ thể minh họa cho việc tổ chức cho học sinh thực hiện và tập luyện các hoạt động và hoạt động thành phần tương thích với nội dung . Ta cũng có thể áp dụng các hoạt động này cho các định lý khác tương tự hoặc nội dung các khái niệm.
- Đối với các lớp có trình độ thấp hơn, giáo viên vẫn có thể áp dụng được phương pháp này. Vì giáo viên có thể thông qua các câu hỏi gợi mở để khuyến khích các em hoạt động ở mức độ nhẹ nhàng, hạ thấp hơn các yêu cầu của các hoạt động so với các lớp có trình độ cao hơn.
Bài học kinh nghiệm, hướng phát triển:
Khi thực hiện đề tài “ thực hiện và tập luyện các hoạt động trong dạy học định lý hình học 7”. Tôi rút ra được một số bài học kinh nghiệm quý báu.
Mặc dù hình học là một môn học ít được học sinh quan tâm nhiều nhưng chúng ta không phải vì vậy mà chỉ chú trọng rèn luyện đại số. Học sinh gặp nhiều khó khăn khi học hình học nên sự hứng thú của học sinh đối với môn này giảm đi nhiều, nhưng điều đó không có nghĩa là học sinh bỏ mặc nó mà trong lòng học sinh vẫn còn tiềm tàng sự say mê nếu được tiếp thu kiến thức thông qua việc thực hiện các hoạt động vừa sức và có thể ham muốn tham gia nhiều hơn nữa các hoạt động ấy. 
Mỗi giáo viên phải chuẩn bị thật kĩ lưỡng, phát hiện và phân bậc các hoạt động sao cho phù hợp với trình độ học sinh, đôi lúc khi cần thiết ta có thể hạ thấp yêu cầu để học sinh có thể dễ dàng tham gia hoạt động, và khi quen dần ta có thể nâng lên ở mức độ cao hơn để kích thích học sinh tư duy, phát triển.
Trong quá trình cho học sinh thực hiện hoạt động ngôn ngữ, thì một số học sinh còn e ngại nêu ý nghĩ của bản thân khi hiểu nội dung theo cách riêng của mình mà chỉ bám vào nội dung đã có sẵn ở sách giáo khoa. Do đó, giáo viên cần khuyến khích học sinh mạnh dạn phát biểu ý tưởng của mình, thay đổi hình thức phát biểu thông qua việc gợi ý và cho học sinh thực hiện nhiều lần, xuyên suốt trong quá trình giảng dạy.
ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ:
Hỗ trợ thêm về cơ sở vật chất như máy chiếu, máy vi tính nhằm giúp học sinh có điều kiện tiếp cận cộng nghệ thông tin trong dạy – học, hơn nữa góp phần cho việc tổ chức tiết dạy theo hướng hoạt động được diễn ra dễ dàng, hiệu quả hơn.
Trang bị thêm đồ dùng dạy học cho trường ở điểm phụ.

Tài liệu đính kèm:

  • docThuc hien va tap luyen cac hoat dong va hoat dongthanh phan trong day hoc dinh ly hinh hoc 7.doc