Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng đổi mới phương pháp giảng dạy vào việc rèn kỹ năng đặt câu và chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ cho học sinh lớp 6

Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng đổi mới phương pháp giảng dạy vào việc rèn kỹ năng đặt câu và chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ cho học sinh lớp 6

A .ĐẶT VẤN ĐỀ

I. LỜI MỞ ĐẦU

 Cũng như ngôn ngữ của loài nguời nói chung, câu Tiếng Việt là một phương tiện giao tiếp quan trọng trong xã hội. Chức năng đó chẳng những biểu lộ trong lĩnh vực giao tiếp hàng ngày của mọi người Việt Nam, mà còn được biểu lộ trong các lĩnh vực hoạt động giao tiếp về chính trị, kinh tế, khoa học, văn hoá, giáo dục, ngoại giao.Câu Tiếng Việt đã từ lâu là chất liệu của sáng tạo nghệ thuật - nghệ thuật ngôn từ. Nó đã góp phần thể hiện rõ sức mạnh và sự tinh tế, uyển chuyển trong lĩnh vực hoạt động nghệ thuật.

 Mặt khác, câu Tiếng Việt gắn bó chặt chẽ với hoạt động nhận thức và tư duy của người Việt, mang rõ dấu ấn của nếp cảm, nếp nghĩ và nếp sống của người Việt. Nó trở thành một phần máu thịt trong con người Việt Nam. Chính vì thế, sử dụng câu Tiếng Việt, học Tiếng Việt phải hiểu được, cảm nhận được phần “ linh hồn dân tộc ấy”.

 Trong quá trình nghiên cứu, tôi thấy vấn đề về kỹ năng về câu và cách chữa lỗi về câu đã được, sách giáo khoa Ngữ văn 6,Ngữ văn 7. đề cập rất cụ thể. Ngoài sách giáo khoa Ngữ văn , còn có nhiều tài liệu khác như ; Thiết kế bài giảng Ngữ văn 6 của Bộ giáo dục(2003), Sách giáo viên Ngữ văn 6 của Bộ giáo dục (2003), Đổi mới việc dạy và học môn Ngữ văn ở Trng học cơ sở(2002), Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học Văn- Tiếng Việt (2001), Ngữ pháp - Tiếng Việt (1998), Câu sai và câu mơ hồ của Nguyễn Đức Dân – Trần Thị Ngọc Lang, NXB giáo dục , Hà Nội, năm 1992, Tiếng Việt thực hành – Lê A - Đỗ Việt Hùng,.

 

doc 21 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1077Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng đổi mới phương pháp giảng dạy vào việc rèn kỹ năng đặt câu và chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ cho học sinh lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A .Đặt vấn đề
I. Lời mở đầu
 Cũng như ngôn ngữ của loài nguời nói chung, câu Tiếng Việt là một phương tiện giao tiếp quan trọng trong xã hội. Chức năng đó chẳng những biểu lộ trong lĩnh vực giao tiếp hàng ngày của mọi người Việt Nam, mà còn được biểu lộ trong các lĩnh vực hoạt động giao tiếp về chính trị, kinh tế, khoa học, văn hoá, giáo dục, ngoại giao...Câu Tiếng Việt đã từ lâu là chất liệu của sáng tạo nghệ thuật - nghệ thuật ngôn từ. Nó đã góp phần thể hiện rõ sức mạnh và sự tinh tế, uyển chuyển trong lĩnh vực hoạt động nghệ thuật.
 Mặt khác, câu Tiếng Việt gắn bó chặt chẽ với hoạt động nhận thức và tư duy của người Việt, mang rõ dấu ấn của nếp cảm, nếp nghĩ và nếp sống của người Việt. Nó trở thành một phần máu thịt trong con người Việt Nam. Chính vì thế, sử dụng câu Tiếng Việt, học Tiếng Việt phải hiểu được, cảm nhận được phần “ linh hồn dân tộc ấy”. 
 Trong quá trình nghiên cứu, tôi thấy vấn đề về kỹ năng về câu và cách chữa lỗi về câu đã được, sách giáo khoa Ngữ văn 6,Ngữ văn 7... đề cập rất cụ thể. Ngoài sách giáo khoa Ngữ văn , còn có nhiều tài liệu khác như ; Thiết kế bài giảng Ngữ văn 6 của Bộ giáo dục(2003), Sách giáo viên Ngữ văn 6 của Bộ giáo dục (2003), Đổi mới việc dạy và học môn Ngữ văn ở Trng học cơ sở(2002), Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học Văn- Tiếng Việt (2001), Ngữ pháp - Tiếng Việt (1998), Câu sai và câu mơ hồ của Nguyễn Đức Dân – Trần Thị Ngọc Lang, NXB giáo dục , Hà Nội, năm 1992, Tiếng Việt thực hành – Lê A - Đỗ Việt Hùng,...
 Nhưng trong thực tế giảng dạy hiện nay, tôi nhận thấy kỹ năng đặt câu và chữa lỗi của học sinh còn chưa tốt. Nhiều em thường tỏ ra rất lúng túng khi yêu cầu đặt câu, có khi câu do các em đặt ra nhưng các em cũng không biết đúng hay sai, có mắc lỗi gì không? Hoạt động trên lớp là hoạt động giao tiếp giữa thầy với trò, nếu học sinh nói chưa thành câu thì giao tiếp không đạt được mục đích, giờ học không có kết quả.Từ những điều đó tôi nghĩ, giờ dạy Tiếng Việt giáo viên có đủ điều kiện để khắc phục những hạn chế kể trên của học sinh. Cho nên tôi đã vấn đề trên để nghiên cứu.
II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
1. Thực trạng nghiên cứu 
 Trong quá trình giảng dạy hiện nay thì nhiệm vụ của người giáo viên dạy Ngữ văn nói chung và dạy phân môn tiếng việt nói riêng có vai trò quan trọng. Đặc biệt trong giảng dạy phân môn Tiếng Việt giáo viên đã tích cực đổi mới phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, giúp các em tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả nhất. Từ đó giúp các em có khả năng tư duy chính xác, có kỹ năng giao tiếp tốt trong quá trình học tập. 
 Bên cạch đó trong quá trình giảng dạy và qua việc thực hiện dự giờ các đồng nghiệp tôi thấy có một số giờ dạy tiếng việt mà cụ thể là trong việc rèn kỹ năng đặt câu và sửa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ cho học sinh đạt hiệu quả chưa cao. Có những hoạt động dạy của giáo viên đôi khi còn thụ động, máy móc, hình thức. Giáo viên còn gặp nhiều khó khăn trong việc rèn luyện kỹ năng đặt câu cho học sinh qua các giờ dạy vì thời gian trên lớp để thực hiện và tổ chức cho học sinh rèn luyện là không nhiều.
 Mặt khác do học sinh khối 6 của trường mới chuyển từ lớp 5 lên nên chưa có nhiều thời gian để thích nghi nhanh với các phương pháp học tập mới. Vì thế khiến cho một số giờ dạy đạt hiệu quả chưa cao. Một bộ phận học sinh còn chậm , năng lực còn hạn chế, các em học tập còn thụ động, chưa tích cực, việc chuẩn bị bài chưa tốt. Đặc biệt là khả năng nắm bắt về câu và cách chữa lỗi của không ít học sinh vẫn còn mơ hồ, chưa chắc chắn. 
2. Kết quả của thực trạng.
 Trong quá trình dạy học, dự giờ và cùng với sự cộng tác của đồng nghiệp tôi thấy có nhiều chuyển biến về cách dạy của giáo viên. Tuy nhiên vẫn có những giờ dạy mà như phần thực trạng ở trên đã nêu, đó là kết quả chưa cao và còn những khó khăn nhất định. Mặt khác khả năng và cách tiếp thu kiến thức về kỹ năng đặt câu và chữa lỗi của không ít học sinh còn thụ động, mơ hồ. Vì vậy có những em không xác định được lỗi sai trong câu và cách sửa câu đúng.
Kết quả khảo sát về kỹ năng đặt câu và chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ như sau. 
Lớp
sĩ số
Đặt câu
Chữa lỗi
Đặt câu đúng
Đặt câu sai
Biết phát hiện lỗi sai, chỉ ra nguyên nhân và chữa lỗi
Chưa biết phát hiện lỗi, chưa chỉ ra nguyên nhân và chưa chữa được lỗi
Lầm trạng ngữ là chủ ngữ
Chưa có chủ ngữ
Chưa có vị ngữ
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
6A
35
22
69,2
4
11,4
4
11,4
5
14,3
22
62,9
13
37,1
6B
35
21
60
5
14,3
4
11,4
5
14,3
24
68,6
11
31,4
 Như vậy kỹ năng đặt câu và chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ của học sinh còn nhiều hạn chế. Từ thực trạng trên để công tác giảng dạy và học tập của học sinh đạt hiệu quả tốt hơn tôi đã chọn vấn đề nghiên cứu đó là: áp dụng đổi mới phương pháp giảng dạy vào việc rèn kỹ năng đặt câu và chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ cho học sinh lớp 6. 
	B. Giải quyết vấn đề
I. Các giải pháp thực hiện
 Sau khi nghiên cứu vấn đề này bằng kinh nghiệm và năng lực của bản thân tôi xin đưa ra một số giải pháp sau đây;
 Để việc đổi mới phương pháp về vấn đề trên có hiệu qủa cao thì trước tiên giáo viên phải tích cực trong việc đổi mới phương pháp trong quá trình giảng dạy về việc rèn kỹ năng đặt câu và sữa lỗi cho học sinh, phát huy tính tích cực tự giác của học sinh – lấy học sinh làm trung tâm. Tích cực chủ động trong việc tìm hiểu kiến thức về kỹ năng đặt câu và chữa lỗi cho học sinh qua việc tham khảo kiến thức ở các tài liệu có liên quan. 
 Mặt khác giáo viên cần chủ động đầu tư nghiên cứu, thiết kế bài dạy, sưu tầm các lỗi sai về đặt câu và chữa lỗi, chuẩn bị đồ dùng dạy học cho tiết dạy. Từ đó có cơ sở cho việc áp dụng đổi mới phương pháp cũng như sử dụng các phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh trong lớp dạy để việc rèn kỹ năng đặt câu và chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ cho học sinh đạt kết quả tốt hơn. 
 Đối với học sinh cần phải tích cực chủ động học tập theo sự hướng dẫn của giáo viên. Có ý thức chuẩn bị bài đầy đủ, và luyện kỹ năng về đặt câu và sửa lỗi, cũng như ý thức được tầm quan trọng của những kỹ năng đặt câu và chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ trong giao tiếp cũng như trong quá trình học tập. 
 Để thực hiện việc đổi mới phương pháp cần tiến hành ứng dụng về việc rèn luyện kỹ năng đặt câu và chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ cho học sinh lớp 6 trên cơ sở đưa ra những định hướng, những hoạt động cơ bản nhất đối với một tiết dạy để cho việc dạy và học về vấn đề trên tốt hơn. 
II. Các biện pháp thực hiện
1. Rèn kỹ năng đặt câu.
 Để học sinh có khả năng đặt câu đúng, hạn chế những sai sót trong quá trình học sinh sử dụng việc đặt câu trong giao tiếp và luyện tập trong các gìơ học đặc biệt là trong các tiết kiểm tra. Cần cho học sinh hiểu rõ việc đặt câu cần phải đúng quy tắc ngữ pháp.
a. Câu cần phải viết đúng với quy tắc ngữ pháp Tiếng Việt.
 Câu đúng ngữ pháp tiếng việt là câu có đầy đủ hai thành phần nòng cốt là chủ ngữ và vị ngữ. Vì thế, yêu cầu đầu tiên đối với việc đặt câu là phải đặt câu đúng với qui tắc Tiếng Việt. Chẳng hạn, những câu như: 
 (1) Trời / mưa.
 C V 
 (2) Nếu trời mưa / thì chúng ta / không đi cắm trại nữa. 
 CN2 VN2 CN1 VN1	
 (3) Mùa xuân đến / chim chóc / ríu rít bay về.
 C V C V 
 Tr C 
 Đây là những câu được đặt đúng với qui tắc đặt câu Tiếng Việt. Câu (1) là câu có một kết cấu chủ- vị (C-V) được gọi là câu đơn; Câu (2) là câu có hơn một kết cấu C-V, trong đó không có kết cấu C-V nào bao hàm kết cấu C-V nào được gọi là câu ghép; Câu (3) là câu cũng có hơn một kết cấu C-V nhưng chỉ có một kết cấu C-V làm nòng cốt, kết cấu C-V còn lại làm thành phần câu, được gọi là câu mở rộng thành phần.
 Tuy nhiên, các qui tắc ngữ pháp của Tiếng Việt trong quá trình sử dụng vẫn có sự linh hoạt uyển chuyển mà những trường hợp sau đây sẽ cho chúng ta hiểu rõ hơn để có nắm chắc hơn và vận dụng vào cách đặt câu và xác định câu chính xác. Vì vậy khi nắm chắc các trường hợp sau các em sẽ có những kỹ năng đặt câu, phân biệt câu cũng như chữa lỗi hiệu quả hơn. 
 * Phần lớn các câu trong Tiếng Việt đòi hỏi phải có đầy đủ hai thành phần nòng cốt là chủ ngữ và vị ngữ. Tuy thế, tuỳ những hoàn cảnh sử dụng cụ thể, người ta có thể dùng câu đặc biệt ( Câu không phân định thành phần hay không cấu tạo theo mô hình cụm C - V), câu rút gọn ( câu bị tỉnh lược đi một thành phần nào đó) 
Ví dụ những câu đặc biệt: Mưa, Mùa xuân, v v...
Hoặc những câu rút gọn sau (thành phần bị tỉnh lược).
Ví dụ:(1)	- Anh đi đâu đấy?
	- Đi học. ( Tỉnh lược chủ ngữ)
(2)	- Ai là chủ nhà đây?
	- Tôi. ( Tỉnh lược vị ngữ)
(3)	- Anh ấy đi hôm nào?
	- Hôm qua. ( Tỉnh lược cả chủ ngữ và vị ngữ)
 * Trong phạm vi câu: 
+ Trật tự giữa hai thành phần nòng cốt thông thường là chủ ngữ đứng trước vị ngữ. Ví dụ: - Em / học Tiếng Việt.
 C V
	 - Quyển sách này / rất hay.
 C V
+ Trật tự các thành phần khác: 
- Trạng ngữ của câu có vị trí tương đối tự do ( tuỳ theo điều kiện khách quan và dụng ý của người nói).
	* Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu.
Ví dụ: - Ngày mai, tôi nghỉ học.
	* Trạng ngữ có thể đứng ở giữa câu.
Ví dụ: Tôi, ngày mai, nghỉ học.
	* Trạng ngữ có thể đứng ở cuối câu.
Ví dụ: Tôi nghỉ học, ngày mai.
- Đề ngữ của câu thường có vị trí đứng đầu câu.
Ví dụ: Giàu, tôi cũng giàu rồi.
- Phần chuyển tiếp thường đứng ở đầu câu.
Ví dụ: (...) Nói tóm lại, chúng ta đang gặp nhiều khó khăn.
- Phần hô - đáp ở trong câu thường có hai vị trí là:
 * Đầu câu: - Nam ơi, lại đây.
 *Hoặc cuối câu: - Lại đây Nam ơi.
- Phần phụ chú thường đi kèm ngay với từ mà nó bổ sung, giải thích.
Ví dụ: Nguyễn Du, tác giả truyện Kiều, là nhà thơ lớn của dân tộc.
 Mặt khác để học sinh có khả năng và phương pháp tốt về kỹ năng đặt câu đúng, chính xác và không sai về mặt ngữ nghĩa thì cần phải lưu ý đến biện pháp sau đây đó là; 
b/ Câu phải có quan hệ ngữ nghĩa phù hợp với tư duy người Việt.
 Trong quá trình đặt câu, người viết ngoài việc lưu ý đến yêu cầu viết đúng ngữ pháp Tiếng Việt, còn phải chú ý đến quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ ngữ trong câu. Chẳng hạn, những câu như: Cái bàn tròn này vuông; Cái bàn gỗ này làm bằng sắt... là những câu có quan hệ ngữ nghĩa nội tại không hợp lôgic nói chung vì những câu này mâu thuẫn nhau về các nét nghĩa. Cho nên khi viết câu phải chú ý sao cho các nét nghĩa trong câu không được mâu thuẫn nhau.
 Tính không mâu thuẫn giữa các nét nghĩa của từ ngữ trong câu thể hiện ở ba điểm sau:
 b.1- Câu phản ánh đúng quan hệ trong thế giới khách quan. Những câu phản ánh không đúng hiện thực khách quan là những câu sai.
Ví dụ: “ Truyện Kiều” là tác phẩm kiệt tác của Nguyễn Công Hoan.(là một câu sai).
 b.2 - Quan hệ giữa các thành phần câu, về các câu phải hợp lôgic. Những câu có quan hệ không hợp lôgic là những câu sai.
Ví dụ: Vì trời nắng nên đường lầy lội.( là một câu sai).
 b.3 - Quan hệ giữa các t ... hóm khác.
* Kết quả cụ thể của hoạt động 2. 
 Cũng như hoạt động về chữa lỗi chủ ngữ thì trong quá trình thực hiện chữa lỗi về vị ngữ học sinh chỉ trình bầy kết quả vào phiếu học tập của mình, một trong các cách chữa lỗi như sau miễn là nó phù hợp và đúng với yêu cầu.
Câu
Xác định chủ ngữ, vị ngữ
Lỗi sai
Nguyên nhân
Cách chữa lỗi
b
d) Hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù.
 C 
Câu thiếu thành phần vị ngữ
Lầm Định ngữ với vị ngữ
1)Thêm bộ phận vị ngữ;
 Hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù / đã để 
 C V 
lại trong em niềm kính phục. 
c
Bạn lan /, người 
 C PN
học giỏi nhất lớp 6A 
( Chú ý: PN- Phụ ngữ; người học giỏi nhất lớp 6A, giải thích cho cụm từ “ Bạn Lan”).
Câu thiếu thành phần vị ngữ
Lầm phụ ngữ với vị ngữ .
1) Thay dấu (,) bằng từ “là”;
Bạn lan / là người
 C V
 học giỏi nhất lớp 6A
2) Thêm một cụm từ làm vị ngữ;
Bạn Lan, người học giỏi nhất
 C PN
 lớp 6A, / là bạn thân của tôi. 
 V
Hoạt động 3.
Hướng dẫn luyện tập
Bài tập 1: 
- Xác định yêu cầu của bài tập 1, Đặt câu hỏi để kiểm tra các câu có lỗi thiếu chủ ngữ hoặc vị ngữ không?
- Rút ra kết luận câu có đầy đủ thành phần theo quy tắc Tiếng Việt không?
* GV yêu cầu học sinh hoạt động độc lập để trình bầy kết quả.
( Học sinh suy nghĩ và trả lời câu hỏi – Lớp nhận xét và bổ sung)
 * Gợi ý trả lời; 
a) Từ hôm đó, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay không làm gì nữa.
- Câu hỏi để xác định chủ ngữ: Ai không làm gì nữa? ( bác Tai, cô Mắt , cậu Chân, cậu tay).
- Câu hỏi để xác định vị ngữ: Từ hôm đó, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay như thế nào? ( Không làm gì nữa)
* Kết luận: Đây là câu có đầy đủ thành phần chủ ngữ, vị ngữ theo quy tắc Tiếng Việt 
b) Lát sau, Hổ đẻ được.
- Câu hỏi để xác định chủ ngữ: Con gì đẻ được? (Hổ)
- Câu hỏi để xác định vị ngữ: Làm gì? Lát sau, Hổ làm gì? (đẻ được)
Kết luận: Câu có đủ thành phần chủ ngữ, vị ngữ.
c) Hơn mười năm sau, bác Tiều già rồi chết.
- Câu hỏi để xác định chủ ngữ: Ai? Ai già rồi chết? (bác Tiều)
- Câu hỏi để xác định vị ngữ: Làm sao? bác Tiều làm sao? (già rồi chết)
Kết luận: Câu có đủ thành phần chủ ngữ, vị ngữ.
Bài tập 2: 
- GV cho học sinh xác định yêu cầu bài tập; Xác định câu nào viết sai trong số các câu dưới đây? vì sao?
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ trao đổi thảo luận nhóm ( theo bàn) để xác định câu sai và cho biết vì sao? cho biết cách sửa.
- Lớp nhận xét và bổ sung 
a. Kết quả của năm học đầu tiên ở trường Trung học cơ sở / đã động viên em rất 
 C V
nhiều.
- Chủ ngữ: Đặt câu hỏi : Cái gì? Cái gì đã động viên em rất nhiều? (Kết quả của năm học đầu tiên ở trường Trung học cơ sở)
- Vị ngữ: Đặt câu hỏi: Như thế nào? Kết quả của năm học đầu tiên ở trường Trung học cơ sở đã làm em như thế nào? ( đã động viên em rất nhiều)
Kết luận: Câu đủ thành phần chủ ngữ, vị ngữ.
b. Với kết quả của năm học đầu tiên ở trường Trung học cơ sở / đã động viên 
 C V
em rất nhiều.
- Chủ ngữ:Trả lời cho câu hỏi Cái gì? Câu này không xác định được chủ ngữ ( không có chủ ngữ).
- Vị ngữ: như thế nào? ( đã động viên em rất nhiều)
 * Kết luận: Đây là câu thiếu chủ ngữ.
 * Nguyên nhân: Do lầm trạng ngữ với chủ ngữ.
* Cách sửa: Bỏ từ “với” để biến trạng ngữ thành chủ ngữ.
c. Những câu chuyện dân gian mà chúng tôi thích nghe kể.
 C
- Chủ ngữ: Cái gì? ( Những câu chuyện dân gian mà chúng tôi thích nghe kể).
- Vị ngữ: Làm sao? Những câu chuyện dân gian mà chúng tôi thích nghe kể làm sao? C
* Kết luận: Câu thiếu vị ngữ.
* Nguyên nhân: Do lầm Định ngữ với Vị ngữ
* Cách sửa:
- Thêm bộ phận vị ngữ: Đã đi theo chúng tôi suốt cuộc đời.
 Những câu chuyện dân gian mà chúng tôi thích nghe kể, đã theo chúng tôi suốt 
 C V 
cuộc đời.
d. Chúng tôi / thích nghe kể những câu chuyện dân gian.
 C V
- Chủ ngữ: Ai? ( chúng tôi)
- Vị ngữ: Như thế nào? ( thích nghe kể những câu chuyện dân gian)
Kết luận: Câu có đủ thành phần : Chủ ngữ, vị ngữ
 Bài tập 3:
Giáo viên cho học sinh xác định yêu cầu của bài tập 3 ( Điền từ chủ ngữ thích hợp vào chỗ trống);
- Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm ( theo bàn ) để thực hiện yêu cầu bài tập 3 vào phiếu học tập ( Giấy trong).
- ( Học sinh hoạt động nhóm - Đại diện nhóm trình bầy kết quả - Lớp nhận xét và bổ sung- Giáo viên đánh giá và bổ sung nếu cần). 
* Gợi ý trả lời;
Cần tổ chức cho học sinh nhớ lại kỹ năng xác định về thành phần chủ ngữ như sau; Đó là chủ ngữ thường trả lời cho các câu hỏi : Ai?, Cái gì?, ... Để tìm chủ ngữ thích hợp vào chỗ trống phải đặt câu hỏi cho từng câu, rồi trả lời. Ví dụ:
a) Ai bắt đầu học hát? – Trả lời: Học sinh lớp 6A
b Cái gì hót líu lo? - Chim hoạ mi.
c) Cái gì đua nở rộ?. – Những bông hoa. 
d) Ai cười đùa vui vẻ? – Chúng tôi.
 * Như vậy chúng ta sẽ điền các từ sau;
a) Chúng em; b) Chim hoạ mi; c) Những bông hoa; d) Cả lớp
Viết lại như sau: a) Chúng em / bắt đầu học hát.
 C V
 b) Chim hoạ mi / hót líu lo.
 C V 
 c) Những bông hoa / đua nở rộ.
 C V
 d) Cả lớp / cười đùa vui vẻ.
 C V
 Bài tập 4: Giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động như bài tập 3
Giáo viên cho học sinh xác định yêu cầu của bài tập 4 ( Điền những vị ngữ thích hợp vào ô trống). 
a) Khi học lớp 5, Hải ....
b) Lúc Dế Choắt chết, Dế Mèn ....
c) Buổi sáng, mặt trời ......
d) Trong thời gian nghỉ hè, chúng tôi ....
- Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm ( theo bàn ) để thực hiện yêu cầu bài tập 4 vào phiếu học tập ( Giấy trong).
- ( Học sinh hoạt động nhóm - Đại diện nhóm trình bầy kết quả - Lớp nhận xét và bổ sung- Giáo viên đánh giá và bổ sung nếu cần). 
Gợi ý trả lời:
 Cũng như bài tập 3 giáo viên tổ chức cho học sinh nhớ lại kỹ năng xác định về thành phần vị ngữ như sau; Đó là vị ngữ thường trả lời cho các câu hỏi : Là ai?, là cái gì?, Làm gì?, Như thế nào?, Làm sao?, ... Để tìm vị ngữ thích hợp vào chỗ trống phải đặt câu hỏi cho từng câu, rồi trả lời như bài tập 3. Ví dụ:
a) Khi học lớp 5, Hải như thế nào?
- còn rất nhỏ
- học rất giỏi 
- v.v...
* Điền: Khi học lớp 5, Hải / còn rất nhỏ. 
 Tr C V
 Làm tương tự đối với các câu còn lại;
b) Lúc Dế Choắt chết, Dế Mèn / rất ân hận.
 Tr C V
c) Buổi sáng, mặt trời / chiếu những tia nắng ấm áp đầu tiên xuống mặt đất. 
 Tr C V 
d) Trong thời gian nghỉ hè, chúng tôi / hay đi chơi
 Tr C V 
Bài tập 5: Giáo viên cho học sinh xác định yêu cầu của bài tập 5 ( Hãy chuyển mỗi câu gép dưới đây thành hai câu đơn);
 Hổ đực mừng rỡ đùa giỡn với con, còn hổ cái thì nằm phục xuống, dáng mệt mỏi lắm.
(Vũ Trinh)
Mấy hôm nọ, trời mưa lớn , trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước dâng trắng mênh mông. 
( Tô Hoài)
Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
( Đoàn Giỏi ) 
- Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm ( theo bàn ) để thực hiện yêu cầu bài tập 5 vào phiếu học tập ( Giấy trong).
- ( Học sinh trao đổi thảo luận nhóm - Đại diện nhóm trình bầy kết quả - Lớp nhận xét và bổ sung- Giáo viên đánh giá và bổ sung nếu cần). 
Gợi ý trả lời;
- Giáo viên tổ chức cho học nhớ lại đặc điểm của câu ghép;
- Câu ghép là câu có chứa một hoặc nhiều cụm chủ - vị. Mỗi cụm chủ – vị trong câu ghép là vế câu.
- Bài tập này yêu cầu chuyển câu ghép thành hai câu đơn. Cách chuyển như sau;
- Tách riêng từng vế câu của câu ghép;
- Thay dấu phẩy hoặc các quan hệ từ ( nếu có) bằng dấu chấm, viết hoa các chữ cái ở đầu câu. Ví dụ:
a) Hổ đực mừng rỡ đùa giỡn với con. Còn hổ cái thì nằm phục xuống, dáng mệt mỏi lắm.
b) Mấy hôm nọ, trời mưa lớn. Trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước dâng trắng mênh mông. 
c) Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước. Trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
C. Kết Luận
1. Kết quả nghiên cứu.
 Sau quá trình nghiên cứu tôi đã vận dụng đổi mới phương pháp về vấn đề nghiên cứu trên vào giảng dạy. Tôi nhận thấy trong giờ học thầy và trò cùng làm việc tích cực, học sinh hứng thú trong giờ học. Số lượng học sinh hiểu bài ngày càng cao, đặc biệt là kỹ năng về đặt câu và chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ đã đạt được hiệu quả tốt hơn so với trước đó rất nhiều. 
Kết quả khảo sát sau khi áp dụng đổi mới phương pháp giảng dạy vào việc rèn kỹ năg đặt câu và chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ cho học sinh lớp 6. 
Lớp
sĩ số
Đặt câu
Chữa lỗi
Đặt câu đúng
Đặt câu sai
Biết phát hiện lỗi sai, chỉ ra nguyên nhân và chữa lỗi
Chưa biết phát hiện lỗi, chưa chỉ ra nguyên nhân và chưa chữa được lỗi
Lầm trạng ngữ là chủ ngữ
Chưa có chủ ngữ
Chưa có vị ngữ
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
6A
35
31
88,6
2
5,7
1
2,9
1
2,9
30
85.7
5
14,3
6B
35
32
91,4
1
2,9
1
2,9
1
2,9
31
88,6
4
11,4
2) Những kiến nghị ,đề xuất
a) Kiến nghị
 Từ kinh nghiệm trong quá trình nghiên cứu đề tài này tôi rút ra một số những kiến nghị sau đây;
- Đó là trong quá trình dạy học giáo viên cần phải triệt để hơn nữa về việc đổi mới phương pháp giảng dạy- Phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm. Giáo viên cần phải nắm chắc từng đối tượng học sinh để có phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh hiệu quả, đặc biệt là khi tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm. 
- Cần chuẩn bị chu đáo cho việc thiết kế bài dạy cũng như chuẩn bị và tăng cường sử dụng đồ dùng dạy học vào các tiết dạy để giờ học đạt hiệu quả hơn. Giáo viên cần tích cực tự học tìm hiểu kiến thức có liên quan đến bài dạy, rút kinh nghiệm trong qúa trình giảng dạy, tích cực dự giờ và trao đổi với đồng nghiệp để có phương pháp và kỹ năng trong giảng dạy.
- Trách cách dạy dập khuôn máy móc dẫn đến việc học sinh khó tiếp nhận kiến thức, cần quan tâm đến việc rèn kỹ năng đặt câu và sửa lỗi cho học sinh.
- Phải hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài, tích cực trong hoạt động học, tăng cường giao tiếp giữa thầy và trò để tạo được mối liên hệ gần gũi trong quá trình giảng dạy. 
2. Đề xuất
 Để công tác giảng dạy ngày càng hiệu quả hơn bản thân đề nghị Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện cho giáo viên trong quá trình đổi mới phương pháp như việc tăng cường các đồ dùng dạy học có liên quan,. khuyến khích và tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề về chuyên môn để giáo viên có điều kiện học tập, đúc rút kinh nghiệm về việc đổi mới phương pháp dạy học.
 Mặt khác đề nghị Phòng giáo dục tổ chức việc bồi dưỡng giáo viên qua các buổi sinh hoạt chuyên môn liên trường, tổ chức hội thảo về việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm tăng kỹ năng cho giáo viên về phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay.
 Trên đây là những kinh nghiệm của cá nhân trong quá trình nghiên cứu và thực hiện. Với thời gian và kinh nghiệm chưa nhiều vì vậy còn có những hạn chế. Cho nên bản thân rất mong được sự góp ý và bổ sung của đồng nghiệp để việc áp dụng vấn đề vào giảng dạy đạt hiệu quả cao hơn. 	

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN GDCD 9(10).doc