Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học văn

Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học văn

II. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI

Tên đề tài: Tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học văn

Lý do chọn đề tài:

Trong nhiều năm trực tiếp giảng dạy văn học ở bậc THCS tôi thấy điều đáng buồn là học sinh bây giờ không hào hứng, thích thú lắm với việc học môn văn. Thậm chí các em còn chán ghét giờ văn. Nhiều người có trách nhiệm với tương lai của thế hệ trẻ đã phải đặt ra câu hỏi: tại sao học sinh chán học văn ? Nguyên nhân thì có nhiều, theo tôi có thể vì những lý do sau:

- Bản thân học sinh thiếu tinh thần học hỏi, thiếu ý thức tự giác khi chuẩn bị bài và đọc tác phẩm ở nhà.

- Đời sống của giáo viên vẫn còn nhiều khó khăn khiến họ dành thời gian cho nghề nghiệp không nhiều. Bên cạnh đó một số giáo viên đã không tự trau dồi nghề nghiệp hoặc đã đánh mất sự hứng thú, niềm say mê khoa học nghệ thuật.

- Phương pháp truyền thụ kiến thức của giáo viên cho học sinh còn khô khan, cưỡng ép.

 

doc 11 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 898Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
=====o0o=====
&
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm
I. Sơ yếu lý lịch
- Họ và tên: Nguyễn Thị Kim An
- Ngày tháng năm sinh: 30-11-1962
- Năm vào ngành: 1983
- Chức vụ và đơn vị công tác: Tổ trưởng tổ Xã hội Trường THCS Bình Minh
- Trình độ chuyên môn: 
- Hệ đào tạo : Đại học
- Bộ môn giảng dạy: Văn
- Ngoại ngữ:
- Trình độ chính trị: sơ cấp
- Khen thưởng:
Liên tục đạt giáo viên giỏi cấp huyện
II. Nội dung của đề tài
Tên đề tài: Tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học văn
Lý do chọn đề tài:
Trong nhiều năm trực tiếp giảng dạy văn học ở bậc THCS tôi thấy điều đáng buồn là học sinh bây giờ không hào hứng, thích thú lắm với việc học môn văn. Thậm chí các em còn chán ghét giờ văn. Nhiều người có trách nhiệm với tương lai của thế hệ trẻ đã phải đặt ra câu hỏi: tại sao học sinh chán học văn ? Nguyên nhân thì có nhiều, theo tôi có thể vì những lý do sau:
- Bản thân học sinh thiếu tinh thần học hỏi, thiếu ý thức tự giác khi chuẩn bị bài và đọc tác phẩm ở nhà.
- Đời sống của giáo viên vẫn còn nhiều khó khăn khiến họ dành thời gian cho nghề nghiệp không nhiều. Bên cạnh đó một số giáo viên đã không tự trau dồi nghề nghiệp hoặc đã đánh mất sự hứng thú, niềm say mê khoa học nghệ thuật.
- Phương pháp truyền thụ kiến thức của giáo viên cho học sinh còn khô khan, cưỡng ép.
Tất cả các nguyên nhân trên đã tác động lẫn nhau làm cho tình hình thầy chán dạy và trò chán học vẫn chưa thuyên giảm. Là một giáo viên dạy văn ở bậc trung học cơ sở đã và đang chứng kiến tình trạng đáng buồn trên, tôi cũng nhiều lần suy nghĩ, trăn trở bởi câu hỏi đó. 
Vậy làm thế nào để học trò yêu thích học môn văn? Trong bài viết này tôi không có tham vọng trình bày mọi phương pháp mà chỉ dám đưa ra một số phương pháp cá nhân để tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học văn.
Phạm vi thực hiện đề tài :
Tôi đã áp dụng đề tài này được 2 năm (năm học 2000-2001 và 2001-2002)
III. Quá trình thực hiện đề tài
1. Tình hình thực tế khi chưa thực hiện 
Những năm học qua khi chưa áp dụng đề tài này, đối với học sinh tôi nhận thấy một thực tế là các em tiếp thu kiến thức có phần nào: “Cưỡng ép” gò bó chưa được tự nhiên, chỉ đơn giản là học sinh ngồi nghe cô giảng và ghi lại những phần cô nói chậm hoặc ghi trên bảng rồi về nhà học thuộc phần đó như một con vẹt mà không hề có một chút cảm nhận, xúc động riêng của mình.
Khó khăn thứ 2 là khâu chuẩn bị bài của học sinh ở nhà chỉ mang tính chất đối phó với sự kiểm tra của giáo viên. Các em chép lại các câu hỏi đã trả lời sẵn ở sách “Giảng giải văn học” hoặc sách “học tốt môn văn” thậm chí có em còn chưa đọc tác phẩm lấy 1 lần. Do đó đến khi viết bài kiểm tra thì học sinh tham khảo ở mỗi quyển sách một ít và chủ yếu là dựa vào “sách văn mẫu” cho nên các bài làm của học sinh chủ yếu là chắp vá, cảm xúc vay mượn, mà không hề có cảm xúc cá nhân.
Tình trạng thực tế trên khiến tôi phải đặt ra câu hỏi “Làm thế nào để tạo hứng thú cho học sinh? Phải tạo hứng thú cho học sinh bằng cách nào?” Để mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng giờ dạy, tiếp thêm chất “men” để học sinh chúng ta ngày một thêm “say” văn chương hơn.
2- Số liệu điều tra trước khi thực hiện
Trước khi áp dụng đề tài này tôi đã phát phiếu thăm dò ý kiến về hứng thú, ham thích học văn ở hai khối 8 và 9, kết quả như sau:
Khối
Thích học văn
Không thích học văn
8
28%
72%
9
31%
69%
3/ Những biện pháp thực hiện:
Để khắc phục tình trạng thầy chán dạy và trò chán học. Đặc biệt bộ môn văn học là bộ môn dạy học bằng cảm xúc, do đó đòi hỏi giáo viên phải có một nghệ thuật truyền thụ cho hấp dẫn, học sinh phải lĩnh hội với một tinh thần say mê. Cho nên giáo viên phải áp dụng cho được những biện pháp sau:
Giáo viên phải tạo cho mình sự hứng thú khi lên lớp.
Điều này đòi hỏi giáo viên khi lên lớp phải có một tâm trạng thanh thản, bình tĩnh, tự tin, muốn vậy khi lên lớp giáo viên phải cố nén lòng, quên đi những vướng bận lo toan của cuộc sống đời thường, giấu đi những giọt nước mắt (nếu có). Bước lên bục giảng với các em là thầy cô phải có cảm giác bước vào thế giới hoàn toàn mới, tràn ngập hưng phấn, thiết tha với sứ mệnh cao cả, thiêng liêng, là người đưa đường mở cửa dẫn các em vào vương quốc cái đẹp để được cười, được khóc, không chỉ cho mình mà cho cả giai cấp mình, dân tộc mình.
Như thế, trong suốt giờ văn, người thầy phải biết quên mình để sống hết mình với văn, với học trò. Người dạy văn không chỉ là nhà khoa học, nhà sư phạm mà còn là người nghệ sĩ trên bục giảng. Khó ai biết được những gì trong cuộc sống đời thường đang trăn trở nơi tâm hồn các cô, cứ như vậy là người giáo viên đã tạo được cho mình sự hứng thú, say mê trên bục giảng.
Giáo viên phải tạo cho học sinh có hứng thú trong giờ học văn
Muốn thực hiện được điều này giáo viên phải thực hiện một cách nhuần nhuyễn, thật nghệ thuật, mọi bước, mọi thao tác, mọi kỹ năng bộ môn như khâu tổ chức sao cho thật trang nghiêm mà gần gũi thân tình; khâu kiểm tra bài cũ sao cho thật nghiêm túc, công bằng, hiệu suất mà nhẹ nhàng, hứng thú có ý nghĩa thu hút cả lớp bắt đầu bước vào trường tư duy cảm xúc; khâu mở bài sao cho ngắn gọn, phù hợp xúc động, tạo được nhịp cầu tự nhiên dẫn các em vào bài mới một cách lý thú; khâu diễn giảng sao cho không thừa, không thiếu, thật đúng lúc, đúng chỗ có tính gợi hình, gợi cảm; khâu yêu cầu học sinh soạn bài mới sao cho tự giác và chất lượng.
a- Tạo hứng thú cho học sinh bằng những câu hỏi có nội dung gay cấn, khêu gợi trí tò mò, ham hiểu biết của các em.
Ví dụ 1: Khi dạy bài: “Truyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ” để kích thích sự hứng thú của học sinh tôi đã đưa ra một số câu hỏi:
- Truyện này còn có đầu đề khác là: “Chiếc bóng oan khiên”, em hãy giải thích ý nghĩa của đầu đề đó?
- Tại sao ở cuối câu chuyện sau khi Vũ Nương chết, Nguyễn Dữ lại để cho Vũ Nương xuất hiện trên trần gian một chốc lát. (Nàng đứng từ ngoài mà nói vọng vào): “Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa”. Rồi trong chốc lát bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất”.
Việc Vũ Nương trở về trong chốc lát có ý nghĩa gì? Em có thể so sánh với truyện cổ tích “Vợ chàng Trương”?
Ví dụ 2: Khi dạy bài “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận tôi đưa ra câu hỏi:
- Cảm hứng trữ tình của bài thơ được diễn ra theo mạch thời gian. Đoàn thuyền ra khơi vào lúc hoàng hôn, đánh cá vào đêm trăng đẹp và đoàn thuyền trở về vào lúc bình minh có ý nghĩa gì?
Vậy làm thế nào để có một câu hỏi mang nội dung gợi tình huống tư duy và tâm lý như thế? Theo tôi vấn đề trước hết là người giáo viên phải đọc kỹ ngấm sâu, phải say với tác phẩm, thực sự tìm ra ở đó những gì là đẹp, là hay, là lạ, là xúc động để mình yêu thích. Thấy có cháy bỏng với những phát hiện mới lạ đó thì thầy mới tìm ra con đường mới lạ, thích hợp để đến với trái tim học trò. Sự phát hiện này chính là linh hồn làm lên sự sống cho những câu hỏi có sức gợi tư duy.
Sự phát hiện khám phá có khi chỉ là sự tinh ý, nhận ra sự ngắt nhịp cho đúng trong giọng đọc một câu thơ.
Ví dụ: Khi dạy bài “Qua đèo Ngang” của Bà huyện Thanh Quan. Sau khi dạy xong tôi mời một em đọc diễn cảm lại bài thơ, học sinh này đọc rõ ràng, trôi chảy, nhưng ngắt nhịp chưa đúng. Tôi đã nhận ra ngay chỗ sai của em và liền đặt câu hỏi gợi tìm.
Hỏi: Em đã đọc đúng bài thơ, song em chưa thể hiện được tâm trạng của nhà thơ gửi gắm ở đó vì còn một chỗ em ngắt nhịp chưa đúng. Bây giờ em vui lòng đọc lại hai câu cuối:
Dừng chân đứng lại trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta.
Các em ai là người phát hiện cái sai của bạn trong cách ngắt nhịp. Học sinh còn lúng túng. Tôi lại hỏi tiếp 
- Các em thử nghĩ xem lần đầu tiên đến Đèo Ngang, lại đi một mình vào lúc trời chiều bóng xế, đối lập với tác giả là không gian rộng lớn, bao la Trời, non nước. Hơn nữa đây chính là ranh giới giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài, với một người vốn nặng lòng với đất Thăng Long thì tâm trạng của tác giả như thế nào?
Quả thật đến đây có nhiều em phát hiện rất đúng. Với tâm trạng cô đơn, lẻ loi và nặng tình hoài cổ câu thơ phải ngắt nhịp 4/1/1/1 mới đúng nhịp điệu của bài thơ.
Phải chăng ! chính những điều phát hiện như thế đã gợi hứng thú cho giáo viên có cơ hội tạo nên những câu hỏi hấp dẫn, gợi được những hứng thú tích cực, kích thích trí tò mò, làm bừng lên những suy nghĩ khám phá rất riêng tư, rất hồn nhiên mới lạ của các em.
b. Tạo hứng thú bằng cách thay đổi cách hỏi, sinh động hoá câu hỏi:
Tôi nhận thấy giáo viên muốn nghe được những câu trả lời hay của học sinh thì trước hết giáo viên phải đặt ra được những câu hỏi hay. Do đó giáo viên phải linh hoạt, phải thay đổi cách hỏi sao cho khỏi cứng nhắc, nhàm chán, đơn điệu, cộc lốc. Tâm lý các em ở tuổi mới lớn bao giờ cũng bị hút theo những cái mới, cái lạ cho nên việc mới hoá, lạ hoá cách đặt câu hỏi quả là có sức thu hút, kích thích khả năng thích nghĩ, thích nói của học sinh. Cùng thì một nội dung hỏi ta có thể biến hoá thành nhiều cách hỏi khác nhau.
+ Câu hỏi trực tiếp:
- Trong đoạn thơ tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ?
+ Thay đổi trật tự từ nghi vấn 
- Biện pháp nghệ thuật nào đã được tác giả sử dụng trong khổ thơ?
+ Thay đổi nghi vấn :
- Đố em nào tìm ra biện pháp nghệ thuật trong khổ thơ?
+ Hỏi kết hợp với gợi ý:
Trong khổ thơ: 
Giấy đỏ buồn không thắm
 Mực đọng trong nghiên sầu
Cùng với ông Đồ, các vật vô tri, vô giác cũng biết buồn, biết sầu, biện pháp nghệ thuật gì vậy?
+ Hỏi kết hợp với ngữ điệu biểu cảm.
- Nào cô muốn mời một em gọi đúng cho cô tên biện pháp nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng trong khổ thơ?
Tóm lại:
Trong cùng một đơn vị kiến thức ta nên tránh những câu hỏi có cấu trúc trùng lặp mang tính mệnh lệnh hơn là kích thích tạo hứng thú
c. Tạo hứng thú khi trực tiếp phát ngôn câu hỏi
Những câu hỏi gợi tình huống tư duy đã có nhưng nó được đặt ra một cách hờ hững, khô khốc như những lời hỏi cung của quan toà thì chẳng bao giờ mong có được một câu trả lời tâm huyết sáng tạo ở các em. Chính vì vậy khi hỏi bao giờ giáo viên cũng nhìn thẳng vào mắt các em với sự giao cảm thắm thiết giữa thầy và trò. Câu hỏi cũng từ đó mà bật ra tự nhiên, như thế vừa được nghĩ ra đúng lúc, đúng quy luật. Là cô giáo đấy nhưng lại là bạn đấy. Cô giáo không chỉ hỏi trò mà như hỏi cả bản thân mình . Những câu hỏi không phải phát ra từ cửa miệng mà từ tận đaý lòng rạo rực nghĩ suy, rung động. Hỏi bằng cả ánh mắt, nét mặt, những câu hỏi được phát ngôn như vậy chắc không còn lơ lửng trên đầu các em mà ắt sẽ chui thẳng vào óc, vào tim mỗi em , lay động những nghĩ suy trăn trở, khiến các em không thể không suy nghĩ bồi hồi và thích được nói.
Như vậy mọi trạng thái tình cảm như buồn, vui, căm giận, yêu thương, hy vọng, khinh ghét, khổ đau, tự hào đều được thầy bộc lộ sinh động phù hợp với nội dung cụ thể. Từng câu hỏi không chút gượng ép, giả tạo, rất kịch mà lại không kịch chút nào.
Khi dạy đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích. Đây là đoạn trích miêu tả nỗi buồn nhớ người yêu, nhớ cha mẹ trong cảnh sầu thương buồn tuỉ tôi đã hướng dẫn các em tìm hiểu bằng các câu hỏi khác nhau.
Hỏi: - Từ trên lâù cao, giữa một không gian mênh mông vắng lặng người đầu tiên mà Kiều nhớ đến là ai? Cùng là nỗi nhớ nhưng có các cung bậc khác nhau, với những lý do khác nhau, em hãy chỉ ra sự khác nhau ấy?
- Tại sao nhìn ra cửa bể lúc chiều hôm, nhìn thấy một cánh hoa rơi trên dòng nước, hay nhìn thấy đồng cỏ ngày một úa tàn hay tiếng sóng “kêu” người đọc có thể hình dung ra nỗi buồn đang dâng lên tầng tầng, lớp lớp và dự báo một tai hoạ khủng khiếp đang ập xuống đời nàng?
Khi đưa ra câu hỏi này, do xúc động giọng tôi lắng xuống, như có một nguồn điện tràn lan, cả lớp bỗng lặng đi xúc động rồi các em giơ tay trả lời rất thoả đáng, rất xúc động.
d. Tạo hứng thú khi nghe và đáp học sinh trả lời
Khi đã tung ra những câu hỏi giáo viên nào cũng muốn có nhiều học sinh giơ tay. Song khi nghe học sinh trả lời giáo viên lại không chăm chú đón chờ ý kiến của các em mà lại đi làm việc khác như nhìn giáo án hoặc quay ra cửa sổ, hay là lau bảngKhông để tâm đến câu trả lời của học trò. Rồi khi nghe các em trả lời cũng chỉ nghe một cách chiếu lệ, đúng hay sai không tỏ rõ thái độ sau đó đưa ra một đáp án có sẵn. Làm như vậy giáo viên đã rơi vào kiểu dạy áp đặt, học sinh sẽ cảm thấy câu trả lời của mình bị coi thường, xem nhẹ, không có giá trị gì trong việc góp phần khám phá sáng tạo và cảm thụ tác phẩm. Hứng thú thích nói, thích nghĩ của các em bị sững lại .
Để tránh tình trạng đó không bao giờ xảy ra, khi đã phát ngôn câu hỏi người giáo viên dạy văn bao giờ cũng nên dõi nhìn vào mắt từng em như chờ đợi, hướng sự chăm chú, trân trọng của mình, của cả lớp về phía em đó như cố lắng chờ tin mừng ở đó, những phát hiện mới lạ mà cả lớp chưa nghĩ ra. Người giáo viên lúc đó có thể nghiêng về phía em học sinh đó như muốn được mừng vui, muốn được gần em hơn nữa để không chỉ được nghe rõ hơn mọi điều em nói mà còn như để nghe được cả tiếng lòng từ nhịp đập trái tim của em nữa.
- Khi có học sinh lỡ nói sai hoặc chưa đúng giáo viên đều phải tỏ thái độ bằng các câu nhẹ nhàng, luyến tiếc.
Ví dụ: - Em hiểu sai câu hỏi của cô rồi ! Em vui lòng ngồi xuống, lần sau nhớ nghe câu hỏi thật ký nhé !
- Khi học sinh có ý kiến đúng, có tính độc đáo sáng tạo, giáo viên nồng nhiệt, tỏ thái độ vui mừng khôn xiết.
Ví dụ: ý kiến của em rất hay, đây là một phát hiện mới, cô cảm ơn em !
Có thể nói vấn đề tạo tâm thế cho học sinh trong quá trình đàm thoại, gợi tìm thực sự là vấn đề then chốt tạo nên hiệu suất cho giờ dạy văn. Thực chất của vấn đề này qui lại ở chỗ nghệ thuật biết ứng xử các tình huống sư phạm, biết cách hỏi, cách nghe, cách đáp, nghệ thuật biết chan hoà xoá đi khoảng cách giữa thầy và trò. Nghệ thuật này chỉ có được khi thầy dạy văn thực sự có tâm hồn văn và yêu quý học sinh.
IV. Kết quả thực hiện có so sánh đối chứng.
Qua nhiều lần thí nghiệm tôi thấy những giờ giảng văn mà tôi chú trọng đến các biện pháp trên thì hầu như các giờ học đó đều đạt kết quả cao. Ngược lại những giờ học văn mà tôi thiếu chú trọng đến những phương pháp đó thì hiệu quả tiếp thu bài của học sinh còn nhiều hạn chế. Sau đây là kết quả thí nghiệm.
Lớp
Tên bài dạy
Thực nghiệm theo đề tài
Kết quả
9A
Truyện người con gái Nam Xương
Chú trọng
97%
9C
Truyện người con gái Nam Xương
Không chú trọng
58%
9A
Qua Đèo Ngang
Chú trọng
99%
9C
Qua Đèo Ngang
Không chú trọng
61%
9A
Kiều ở Lâù Ngưng Bích
Chú trọng
100%
9C
Kiều ở Lâù Ngưng Bích
Không chú trọng
60%
V. Những kiến nghị và đề nghị sau khi thực hiện đề tài
- Nhà trường nên tổ chức các buổi ngoại khoá văn học cho học sinh theo chuyên đề để gây hứng thú thích học văn cho học sinh
- Nếu có điều kiện có thể mời các nhà văn, nhà thơ nói chuyện văn học cho học sinh
Trên đây là một số kinh nghiệm tôi đã rút ra trong quá trình trực tiếp giảng dạy. Rất mong có sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp và cấp trên. Xin cảm ơn!
Bình Minh, ngày 06 tháng 4 năm 2002
 Tác giả
 Nguyễn Thị Kim An
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
=====o0o=====
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm
Tên đề tài: 
Sử dụng mẫu vật thực
trong giảng dạy phần thực vật học,
sinh học lớp 6 bằng phương pháp hỏi đáp
2001-2002

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN Van loai C cap TP.doc