Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện ngữ pháp tiếng Anh thông qua việc tự học ở nhà và thực hành cặp, nhóm ở lớp

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện ngữ pháp tiếng Anh thông qua việc tự học ở nhà và thực hành cặp, nhóm ở lớp

A. PHÀN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:

1.1. Cơ sở lí luận.

- Học để đạt được kiến thức là yêu cầu tối cần thiết trong đối với giáo dục trong nhà trường hiện nay. Đặc biệt ngữ pháp chiếm một vị trí cực kỳ quan trong trong việc học ngoại ngữ. Do đó, chúng ta nên tìm ra phương cách hữu hiệu để giúp học sinh nắm được lượng ngữ pháp Tiếng Anh trước khi các em tham gia cấp học cao hơn.

- Mục tiêu của môn tiếng Anh là nhằm hình thành và phát triển ở học sinh những kiến thức kỹ năng cơ bản về ngữ pháp Tiếng Anh và những phẩm chất trí tuệ cần thiết để tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động. Vì vậy sách giáo khoa Tiếng Anh trung học cơ sở mới từ lớp 6 đến lớp 9 đều đ¬ược biên soạn theo cùng một quan điểm xây dựng chương trình, đó là quan điểm chủ điểm (thematic approach) và đề cao các phương pháp học tập tích cực chủ động của học sinh. Các điểm ngữ pháp (grammar points) được rải đều từ đầu năm đến cuối năm nên việc hệ thống và thực hành đòi hỏi học sinh phải biết cách tự soạn ở nhà và thực hành hiệu quả trên lớp.

- Việc tổ chức luyện tập thành cặp không khó mà lại rất cần thiết để đạt được mục tiêu cuối cùng của các chương trình dạy ngoại ngữ là trang bị cho người học khả năng giao tiếp, trao đổi dễ dàng và trôi chảy bằng ngôn ngữ. Lợi thế của loại hình bài tập này là việc tạo cho học sinh những cơ hội để trao đổi những gì mình biết và chưa biết với bạn bè.

 

doc 17 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1885Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện ngữ pháp tiếng Anh thông qua việc tự học ở nhà và thực hành cặp, nhóm ở lớp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UỶ BANNHÂN DÂN BAN HUYỆN CAO LÃNH
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NGUYỄN VĂN ĐỪNG
------------------------------
RÈN LUYỆN NGỮ PHÁP TIẾNG ANH THÔNG QUA VIỆC TỰ HỌC Ở NHÀ VÀ THỰC HÀNH CẶP, NHÓM Ở LỚP
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Chuyên ngành Tiếng Anh
Người thực hiện: Lê Ngọc Phước
Cao Lãnh, tháng 03 năm 2012
RÈN LUYỆN NGỮ PHÁP TIẾNG ANH THÔNG QUA VIỆC
 TỰ HỌC Ở NHÀ VÀ THỰC HÀNH CẶP, NHÓM Ở LỚP
Người thực hiện: Lê Ngọc Phước
Đơn vị công tác: Trường THCS Nguyễn Văn Đừng - Huyện Cao Lãnh.
A. PHÀN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
1.1. Cơ sở lí luận. 
- Học để đạt được kiến thức là yêu cầu tối cần thiết trong đối với giáo dục trong nhà trường hiện nay. Đặc biệt ngữ pháp chiếm một vị trí cực kỳ quan trong trong việc học ngoại ngữ. Do đó, chúng ta nên tìm ra phương cách hữu hiệu để giúp học sinh nắm được lượng ngữ pháp Tiếng Anh trước khi các em tham gia cấp học cao hơn.
- Mục tiêu của môn tiếng Anh là nhằm hình thành và phát triển ở học sinh những kiến thức kỹ năng cơ bản về ngữ pháp Tiếng Anh và những phẩm chất trí tuệ cần thiết để tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động. Vì vậy sách giáo khoa Tiếng Anh trung học cơ sở mới từ lớp 6 đến lớp 9 đều được biên soạn theo cùng một quan điểm xây dựng chương trình, đó là quan điểm chủ điểm (thematic approach) và đề cao các phương pháp học tập tích cực chủ động của học sinh. Các điểm ngữ pháp (grammar points) được rải đều từ đầu năm đến cuối năm nên việc hệ thống và thực hành đòi hỏi học sinh phải biết cách tự soạn ở nhà và thực hành hiệu quả trên lớp.
- Việc tổ chức luyện tập thành cặp không khó mà lại rất cần thiết để đạt được mục tiêu cuối cùng của các chương trình dạy ngoại ngữ là trang bị cho người học khả năng giao tiếp, trao đổi dễ dàng và trôi chảy bằng ngôn ngữ. Lợi thế của loại hình bài tập này là việc tạo cho học sinh những cơ hội để trao đổi những gì mình biết và chưa biết với bạn bè.
1.2. Cơ sở thực tiễn (Bức xúc hiện nay)
 	- Ở các trường trung học cơ sở chúng ta hiện nay, lớp học thường đông học sinh, giờ học ngắn không đủ cho đại bộ phận học sinh tham gia đóng góp vào bài học. Việc rèn luyện ngữ pháp cũng bị giới hạn thời gian. Từ đó giáo viên không thể cho học sinh rèn luyện ngữ pháp thường xuyên và việc theo dõi tiến bộ của tất cả học sinh sẽ không được tốt.
	- Lượng kiến thức cần truyền tải trong một bài giảng bộ môn tiếng Anh quá nhiều và quá dài, đặc biệt là tiếng Anh lớp 8, lớp 9, do đó thường không đủ thời gian cho hoạt động của các em nếu các em không xem và chuẩn bị bài trước ở nhà.
- Những người theo quan điểm lấy người học làm trung tâm thường cho rằng hoạt động thực hành ngữ pháp (grammar practice) không được thực hành như các kỹ năng (skills) khác. Có nghĩa là học sinh tự làm việc cá nhân và thể hiện phần bài làm của mình trước lớp. Nhưng thực tế không hẳn như vậy, với sự hướng dẫn của giáo viên, sự tự tìm tòi ngay cả làm bài ở nhà trước và làm việc theo nhóm, cặp ở lớp thì hiệu quả mang lại sẽ cao hơn nhiều.
- Để việc rèn luyện ngữ pháp Tiếng Anh đạt hiệu quả thì cần phải hiểu thế nào là hoạt động theo nhóm, cặp trên lớp khi thực hành ngữ pháp; cần phải tuân thủ theo những nguyên tắc gì và yêu cầu giáo viên, học sinh phải làm gì? Ở bài sáng kiến kinh nghiệm này này tôi mạnh dạn chia sẻ những gì bản thân đã làm trong thời gian qua và hiệu quả mang lại khi thực hiện sang kiến kinh nghiệm này.
2. Mục đích nghiên cứu : 
 	Với việc thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này sẽ giúp giáo viên có được những lợi ích sau:
- Hiểu rõ hơn hoạt động cặp, nhóm để tăng hiệu quả thực hành ngữ pháp Tiếng Anh.
- Học sinh tự soạn bài và thực hành ở nhà nhiều hơn. 
- Học sinh có thể tự ôn tập các kiến thức ngữ pháp đã học có liên quan mà không cần giáo viên ôn lại trước khi dạy điểm ngữ pháp mới.
- Tiết kiệm thời gian thực hành ở lớp, học sinh trung bình, yếu kém sẽ có bạn hướng dẫn, giúp đỡ khi ở nhà và trên lớp.
3. Phạm vi nghiên cứu
	- Học sinh Trường THCS Nguyễn Văn Đừng.
- Học sinh tự chuẩn bị bài ở nhà thông qua “Quyển Từ vựng Ngữ pháp Tiếng Anh ” photo ngay từ đầu năm.
	- Học sinh thực hành ngữ pháp trên lớp thông qua cặp, nhóm để tiện việc giúp đỡ và tương tác.
4. Phương pháp nghiên cứu: 
1. Phương pháp quan sát: Người thực hiện đề tài tự quan sát tiến độ công việc, hiệu quả của “Quyển từ vựng & ngữ pháp” khi học sinh soạn bài trước ở nhà . 
2. Phương pháp trao đổi, thảo luận: Trao đổi các điểm ngữ pháp có trong chương trình Tiếng Anh với đồng nghiệp, tiến hành trao đổi, thảo luận để từ đó biên soạn ra “Quyển Từ vựng Ngữ pháp Tiếng Anh ”
3. Phương pháp thực nghiệm: Giáo viên tiến hành dạy thực nghiệm một số tiết dạy áp dụng hình thức hoạt động theo nhóm, cặp.
4. Phương pháp điều tra: Giáo viên đặt câu hỏi để kiểm tra đánh giá việc nắm nội dung bài học của học sinh.
B. NỘI DUNG
	Tôi xin trình bày 2 nội dung chủ yếu của sáng kiến kinh nghiệm này theo 2 hướng: giúp học sinh soạn bài, học ngữ pháp trước thông qua “Quyển từ vựng & ngữ pháp” và thực hành ngữ pháp ở lớp theo cặp, nhóm.
Giúp học sinh soạn bài, học ngữ pháp trước thông qua “Quyển từ vựng & ngữ pháp”
1.1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Qua quá trình giảng dạy bộ môn Tiếng Anh tại các trường THCS trong huyện từ năm 2004 đến nay, tôi được phân công phụ trách giảng dạy chuyên môn Tiếng Anh tất cả các khối từ 6 đến 9. Mỗi khối tôi đã có ít nhất 3 năm giảng dạy và đã ít nhiều nắm kỹ kiến thức chuẩn cuả chương trình nên đã tiến hành biên soạn các quyển sách “Ngữ pháp và từ vựng Tiếng Anh” cho mỗi khối lớp. Đặc biệt lượng kiến thức cuả 2 khối 8 & 9 rất khó và nếu bảo học sinh tự soạn bài trước ở nhà là không khả thi nếu không có sự giúp đỡ từ trước cuả giáo viên. 
1.2. Giải pháp:
- Giáo viên tập hợp lại 1 nhóm hoặc làm theo tổ bộ môn để soạn ra những gì các em sắp học ở bài mới, soạn ra nội dung tóm tắt những gì học sinh sẽ phải nắm ở bài mới. Nếu trong bài đó có liên quan gì đến kiến thức cũ thì nhắc lại luôn. Soạn theo bài. Cuối mỗi đơn vị (Unit) có bài tập thực hành ngữ pháp.
- Kiến thức soạn phải thật bám sát vào sách giáo khoa, các kiến thức mới nên có ví dụ minh hoạ sao cho dễ hiểu. Học sinh tham khảo trước và xem đây là việc tự học, tự chuẩn bị trước bài mới của các em. Xem và nắm nội dung bài sắp học trước ít nhiều sẽ có được 2 cái lợi cho việc dạy-học: thứ nhất giáo viên đỡ tốn công giải thích trên lớp tiết kiệm được thời gian; thứ hai học sinh xây dựng bài mới tích cực hơn, hứng thú học hơn vì các em đã nắm trước nội dung từ việc chuẩn bị trước. 
- Giáo viên soạn cả năm học và đóng lại thành quyển cho học sinh tham khảo.
- Yêu cầu học sinh photo và đọc trước, dựa vào gợi ý nội dung được định hướng ở bài mới để soạn và tìm hiểu trước bài. Xem đây là yêu cầu bắt buộc.
- Nếu các em có quên kiến thức cũ thì cũng có tài liệu trước mặt để ôn lại liền.
- Thường xuyên kiểm tra việc tự học của học sinh. Ví dụ như trước khi bắt đầu bài mới gv có thể hỏi: Hôm nay các em sẽ học những gì? Qua bài này các em cần nắm những gì? Các em gặp lại kiến thức cũ là gì? . Đây là những câu mà giáo viên thường hỏi khi củng cố 1 tiết học nhưng tất nhiên sẽ có được rất nhiều em trả lời được. Từ đó có thể gây sự tò mò cho hs khác và cũng có thể những lời khen của giáo viên sẽ càng kích thích sự hưng phấn đến việc tự xem trước bài mới để tạo nên sự khác biệt trong lớp.
- Trong nhiều năm qua, bản thân tôi đã tiến hành áp dụng phương thức như thế cho bộ môn Tiếng Anh đối với hs 2 khối 8 & 9; ít nhiều cũng cho lại kết quả khả quan. Hs tốn rất ít thời gian ghi chép vở vì tất cả có sẵn trong sách hệ thống kiến thức mà các em photo. Phần lớn thời gian là theo dõi những gì còn vướng mắc khi xem trước kiến thức bài mới. Còn những gì cần đến kiến thức cũ thì cũng đã có sẵn ở trước mặt.
- Sau đây tôi xin trình bày 1 đơn vị (Unit) trong chương trình Tiếng Anh 9 có biên soạn theo chủ điểm chia theo các tiết học và phần ngữ pháp cho học sinh thực hành tham khảo ở đơn vị bài học đó.
UNIT 6: THE ENVIRONMENRT 
J VOCABULARY
A. LISTEN & READ (p.47-48)
environment (n) : môi trường
a garbage dump : bãi rác
pollution (n) : sự ô nhiễm
deforestation (n) : nạn phá rừng
dynamic (n) : thuốc nổ
pesticide (n) : thuốc trừ sâu
to spray : phun (thuốc)
to divide : chia ra
don’t worry: đừng lo lắng
a plastic bag : bao nhựa, ni-lon
a shore : bờ biển
sand (n) : cát
a rock : tảng đá
to provide : cung cấp
a map : bản đồ
to spoil : làm hư, phá hủy
disappointed (adj) : thất vọnfg
to achieve : thành công, đạt đến
first of all :trước hết
B. SPEAK (pages 49-50)
to persuade : thuyết phục
to protect : bảo vệ
banana : lá chuối
to wrap : bao,gói
to dissolve : phân hủy
to reduce : giảm
a garbage bin : xọt rác
harm (n) : sự nguy hại
to prevent : ngăn chận
exhaust fume (n): khí thải từ xe cộ littering (n) : nạn xả rác, đốt rừng
an amount : lượng
to burn : đốt
a natural resource : t.nguyên t.nhiên
to throw : quăng, vứt
trash (n) = garbage (n) : rác
why don’t you?tại sao bạn không?
It would be better if you..: sẽ tốt hơn nếu bạn..
a factory : xí nghiệp, nhà máy
a bottle : chai
instead of: thay vì
to avoid: tránh
traffic jams: nạn kẹt xe 
to cause: gây ra
C. LISTEN (page 50)
an ocean : đại dương
raw sewage (n) : nước cống
to pump : đổ thẳng
a ship : chiếc tàu
to drop : nhõ giọt, rơi rớt
an oil spill : sự rò rĩ dầu
to leak : chảy, rò rĩ
a vessel : tàu ngầm, tàu đi biển
marine life (n) : sinh vật biển
a waste material : vật phế liệu
to wash : trôi dạt, giặt giũ
D. READ (page 51)
second-hand (adj) : đã qua sử dụng
a junkyard : bãi phế liệu
to happen: xãy ra
a treasure : kho báu
to litter : xã rác hoặc đốt rừng
a stream : dòng suối
to cover : bao phủ, che
to polutte : làm ô nhiễm
nonsense (n) : vô lý
That isn’t the same thing at all: Hai chuyện đó khác nhau hoàn toàn
a wood : rừng gỗ
to keep quiet : giữ im, câm mồm
a silly idea : ý nghĩ điên rồ
other folk (n) : người khác
foam (n) : bọt
a hedge : hàng rào
according to: theo 
to keep on = to go on : tiếp tục
a poet : nhà thơ
to minimize : giảm tối thiểu
E. WRITE (pages 52-53)
complaint (adj) : phàn nàn
a situation : tình huống
a reason : lý do
complication (n) : lời phàn nàn
politeness (n) : sự lịch sự
to suggest : đề nghị
a driver : tài xế
to clear up : làm sạch
a truck : xe tải
a lot of: nhiều
a bird: chim
smell (n) : mùi
a fly : con ruồi
to float : nổi bồng bềnh
water surface (n) : mặt nước
a frog : con nhái
a toad : con cóc
an electric shock wave : điện giật
a local authority : chính quyền địa phương
to prohibit : cấm
to fine : phạt
catching fish: bắt cá
F. LANGUAGE FOCUS (p.53-56)
extreme (adj) : cực kỳ
careless (adj) : bất cẩn
wonderful (adj ) : tuyệt vời
excited (adj) : hứng khởi
amazed (adj) : kinh ngạc
 to sigh thở dài
to win à won à won : chiến thắng
a flood : lũ lụt
a ... e housework
3.2.2. Đặt câu hỏi (Putting questions)
 	Yêu cầu các nhóm rỏ về một chủ điểm ngữ pháp, sau đó đặt câu hỏi về chủ điểm ngữ pháp đó. Sau vài phút các nhóm phải có nhiệm vụ trả lời, lần lượt các trưởng nhóm hoặc thư kí đứng lên đại diện các thành viên trả lời. Để học sinh có hứng thú hơn trong hoạt động, nên tổ chức nó như một cuộc thi: các câu trả lời được chấm điểm dựa vào độ chính xác về ngôn ngữ cũng như thông tin.
	Ví dụ: TA 9 – Unit 7: Language focus 4	
I suggest + V- ing
	àWhat should we do to help the poor in our neighborhood?
3.2.3. Thực hành mở rộng (Free practice)
 	 Sau khi dùng bài luyện thay thế để học sinh làm quen với cấu trúc và chức năng của nó nên tổ chức thêm bài luyện tập có ý nghĩa giao tiếp hơn bằng các hoạt động theo nhóm mang tính chất trò chơi và sáng tạo.
 	Ví dụ: TA 8 – Unit 3: sau khi dạy cấu trúc với should/ shouldn’t (= ought to) với nghĩa khuyên bảo:
 You should/ shouldn’t + verb
 (You should eat more fruit)
 Giáo viên cho một số từ gợi ý để học sinh làm việc theo nhóm. Một người nêu lên vấn đề của mình và những người khác trong nhóm đưa ra lời khuyên. Một vấn đề có thể có nhiều lời khuyên khác nhau. Để học sinh tham gia tích cực hơn nên biến hoạt động này thành một cuộc thi: xem nhóm nào đưa ra được nhiều lời khuyên nhát và có những lời khuyên sáng suốt nhất không thể bắt bẻ được.
3.2.4. Trò chơi đóng vai (Roleplay)
 	 Sau khi cả lớp đã luyện tập một cấu trúc với một chức năng nào đó, trò chơi đóng vai có tác dụng rất tốt để củng cố những hiểu biết của học sinh về chức năng của cấu trúc đó trong những hoàn cảnh tự nhiện hơn. Thí dụ, có thể yêu cầu các nhóm đóng một cảnh thuyết phục người khác theo học 1 trường Tiếng Anh với mình, thuyết phục người khác tiết kiệm năng lượng,..Với trò chơi đóng vai, các nhóm có thể dựng lên những vở kịch trong đó mỗi thành viên đóng một vai. Trong khi các thành viên trong nhóm đóng kịch, thư kí nhóm ghi chép vắn tắt các lời thoại để sau đó duyệt lại rồi cả nhóm sẽ trình bày trước lớp.
Ví dụ: TA 9 – Unit 4: Speak
Why don’t we + Vo..
Let’s + Vo.
I agree/ disagree because.
3.2.5 Thảo luận (Discussion)
 	 Thảo luận cho phép học sinh tự do diễn đạt các quan điểm, ý kiến của mình, vì vậy tính hữư ích của thể loại bài tập này không có gì phải tranh cãi nữa. Giáo viên đưa ra ra một chủ đề nào đó rồi để cho tất cả các nhóm bàn bạc thảo luận, trao đổi quan điểm của mình trong vài phút. Sau đó một thành viên trong nhóm sẽ báo cáo lại ý kiến chung của cả nhóm (nếu có sự thống nhất), hoặc tóm tắt lại các ý kiến (nếu có sự khác nhau). Tiếp theo để cho học sinh cả lớp cùng thảo luận về vấn đề đó. Giáo viên không cần thiết phải bày tỏ quan điểm của mình, trừ khi có những ý kiến sai mà không có ai phản bác.
Ví dụ: TA 7 – Unit 10: B5
How to take care of your teeth?
Do
Don’t
..
.
..
3.3. Khuyến khích học sinh mạnh dạn làm việc theo cặp, nhóm.
Học sinh - người thực hiện hoạt động để chủ động lĩnh hội kiến thức qua hình thức hoạt động này cần phải xây dựng thói quen tuân theo một số những quy định cần thiết.
3.3..1. Cần phải nghe những yêu cầu của bài tập.
 Yêu cầu này thể hiện trong sách giáo khoa là một phần mà phần lớn là hướng dẫn và yêu cầu của giáo viên, người điều khiển hoạt động.
Ví dụ: Có thể yêu cầu về hoạt động, thời gian hoạt động, nhiệm vụ của từng nhóm, cá nhân trong nhóm.
3.3.2. Cần làm việc tự giác không gây quá ồn ào.
3.3.3. Cần phải bắt đầu và ngừng ngay hoạt động khi giáo viên yêu cầu.
3.4. Hạn chế và cách khắc phục.	
3.4.1 Tiếng ồn, thời gian: Thông thường làm việc theo cặp, nhóm gây ra tiếng ồn nhưng chính học sinh lại không quan tâm đến vấn đề này. Tiếng ồn này là tiếng ồn có ích nó khuyến khích học sinh thực hành nói Tiếng Anh, thực hiện nhiệm vụ. Thực hành nhóm, cặp có thể mất thời gian hơn. Do vậy giáo viên cần nhanh nhẹn trong các thao tác để tiết kiệm tối đa thời gian cho một tiết dạy. Giáo viên là người đóng vai trò hướng dẫn học sinh trong hoạt động học cho nên cần tránh hình thức chiếu lệ.
3.4.2 Sửa lỗi: Học sinh mắc lỗi trong quá trình thực hiện nhóm, cặp bởi vì giáo viên không thể kiểm soát tất cả lời nói được sử dụng. Để hạn chế những lỗi này giáo viên cần:
+ Có sự chuẩn bị chu đáo, sử dụng đồ dùng thiết bị ( picure cue, word cue, posters) Nên tận dụng tối đa đồ dùng ở từng cặp, nhóm. Để thêm sinh động, dễ nhập vai có thể yêu cầu học sinh chuẩn bị tranh, đồ dùng đơn giản, gần gũi cho từng tiết thực hành 
+ Kiểm tra một vài cặp/ nhóm và chữa lỗi nếu cần thiết. Giáo viên hiểu rằng các em là đối tượng trung tâm, cho các em thực hành theo cặp, nhóm để các em giao tiếp với nhau giúp các em thực hành dễ dàng và sửa lỗi cho nhau kịp thời.
3.4.3 Giáo viên quản lớp khó hơn thông thường. Giáo viên cần:
+ Đưa lời chỉ dẫn rõ ràng: when to start, what to do, and when to stop.
+ Nêu nhiệm vụ trọng tâm rõ ràng.
+ Lên một lộ trình làm việc để học sinh biết cách làm việc theo nhóm/ cặp và họ biết chính xác họ phải làm gì.
3.4.4.Hợp lí khi phân nhóm: Một số nhóm/ cặp có học sinh yếu, không tự giác có thể sử dụng tiếng mẹ đẻ hoặc làm việc riêng. Giáo viên cần kiểm soát, giúp đỡ, khích lệ họ làm nhiệm vụ. Năng động sáng tạo trong việc phân nhóm học sinh thành nhóm cặp dảm bảo trong một nhóm học sinh có cả học sinh yếu, có học sinh trung bình, có học sinh khá và giỏi.
4. Những kết quả đạt được sau khi áp dụng đề tài:
Việc vận dụng sáng kiến kinh nghiệm này bản thân tôi đã đạt được một số kết quả hết sức khả quan. Trước hết những kinh nghiệm này rất phù hợp với chương trình, SGK mới. Học sinh có hứng thú học tập hơn, tích cực chủ động sáng tạo để mở rộng vốn hiểu biết, đồng thời cũng rất linh hoạt trong việc thực hiện nhiệm vụ lĩnh hội kiến thức và phát triển kỹ năng. Không khí học tập sôi nổi nhẹ nhàng. Học sinh có cơ hội để khẳng định mình, không còn lúng túng, lo ngại khi bước vào giờ học. Số học sinh giao tiếp đối thoại được tăng lên, đặc biệt số học sinh yếu kém cũng có phần nào hiểu và sử dụng được một số câu lệnh của giáo viên ,bập bẹ trao đổi với bạn một số câu thông dụng hàng ngày nhưng đó cũng là dấu hiệu đáng mừng đối với các em. 
 Thông qua việc thực hành theo cặp, nhóm học sinh ở các lớp tôi thử nghiệm đã mạnh dạn hơn, hoạt bát hơn trong các tiết học ở trên lớp. Mỗi lần tôi đưa một lượng thông tin và yêu cầu hoạt động theo cặp, nhóm là các em nắm bắt và thực hiện khá thành công. Trong khi thực hành, các em tự uốn nắn cho nhau cách phát âm, cách dùng cấu trúc câu, ngữ điệu ...Khi tổ chức cho học sinh thực hành theo cặp, nhóm, giáo viên có điều kiện để nắm bắt lượng kiến thức mà học sinh tiếp thu được từ đó có biện pháp để phát huy mặt mạnh cũng như để khắc phục những mặt tiêu cực trong quá trình luyện tập của học sinh, đáp ứng được mối quan hệ biện chứng trong quá trình dạy học.
Tôi xin đưa ra dẫn chứng chất lượng của riêng khối 8 trong hơn một học kỳ áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này so với tháng 9 và 10:
Khối 8
TSHS
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Tháng điểm 9 + 10
121
22
18.18
27
22.31
44
36.36
24
19.83
4
3.33
Tháng điểm 1 + 2
121
23
19.00
30
24.79
57
47.10
8
6.61
3
2.47
5. Những vấn đề kiến nghị:
- BGH nên phát động và khuyến khích giáo viên trong trường tham gia soạn.
- GVBM khi soạn xong nên giới thiệu và khuyến khích hs photo vì rất có lợi cho các em trong việc tự tiếp cận kiến thức mới ở nhà.
- Nếu ở trường có khó khăn có thể liên kết với một số giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm ở trường bạn tạo thành một nhóm biên soạn.
- Trước khi soạn nên đọc thật kỹ sách, nắm thật rỏ mục tiêu và kiến thức bài học; tìm ra câu chữ thật ngắn gọn, đơn giản để viết sao cho hs đọc vào có thể hình dung và nắm được nội dung chính của bài sắp học.
- Giáo viên phải nắm chắc các thủ thuật, phương pháp tổ chức nhóm, cặp.
- Giáo viên phải luôn biết khích lệ học sinh sử dụng kiến thức đã học để sử dụng trong giao tiếp. 
- Nên tăng cường sử dụng đồ dùng dạy học- Ngữ cảnh cần phải được giới thiệu rõ ràng.
C - KẾT LUẬN
Trên đây là một số chia sẻ của bản thân trong những năm giảng dạy vừa qua, có thể một số quý đồng nghiệp xem là phù hợp cũng có thể là không thể thực hiện được. Tuy nhiên, trong gần bốn năm qua bản thân đã thực hiện, tuy gặp không ít khó khăn và tốn nhiều công sức nhưng nó lại có tính khả thi đối với hs ở riêng bộ môn tôi giảng dạy. Trong khi ta phát huy tính tích cực, tự học cùa học sinh mà không thấy đưa ra được biện pháp nào cụ thể để giáo viên học hỏi, áp dụng mà chỉ nói chung chung thì các quyển ngữ pháp từ vựng của các khối cũng ít nhiều góp thêm một ý kiến cho việc hướng dẫn chi tiết cách thức tự học ngữ pháp ở nhà của học sinh.
 	Việc tổ chức học sinh làm bài tập theo cặp hoặc nhóm tạo được nhiều cơ hội luyện tập và sử dụng ngoại ngữ một cách sáng tạo trong những tình huống gần với đời sống thật của học sinh. Hơn thế nữa, sự thay đổi trong các hoạt động học tập và kiểu giao tiếp giúp duy trì được sự tập trung chú ý của các em. Qua các hoạt động này học sinh cũng ý thức hơn được rằng việc hoàn thiện bản thân họ có quyền tự chủ và chịu trách nhiệm đôi với sự tiến bộ của chính mình.
Trong chuyên đề này tôi mới chỉ đưa ra một số kinh nghiệm bước đầu. Tôi rất mong được sự góp ý của các bạn đồng nghiệp để chuyên đề này được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
 Người thực hiện đề tài
 Lê Ngọc Phước
Nhận xét của Hội đồng khoa học trường
____________________________________________
____________________________________________
____________________________________________
____________________________________________
____________________________________________
____________________________________________
Tài liệu tham khảo
1. SGV, SGK mới lớp 6,7,8,9 của Bộ GD-ĐT.
2. English language Teachimg Methodology của Bộ GD-ĐT 2003.
3. The ELTTP Methodology course.
4. Tài liệu chuẩn kiến thức Tiếng Anh THCS.
5. Tài liệu tập huấn đổi mới phương pháp môn tiếng Anh lớp 6,7,8,9.
6. English grammar in use – Gear C. Wilson.
Mục lục
A- Đặt vấn đề
2
1.
Lí do chọn đề tài
2
1.1
Cơ sở lí luận
2
1.2.
Cơ sở thực tiễn
2
2.
Mục đích nghiên cứu 
3
3.
Phạm vi nghiên cứu
3
4.
Phương pháp nghiên cứu
3
B- Nội dung
3
1
Giúp học sinh soạn bài, học ngữ pháp trước thông qua “Quyển từ vựng & ngữ pháp”
3
1.1.
Chuẩn bị của giáo viên
3
1.2.
Giải pháp
3
2
Hoạt động theo cặp, nhóm
8
2.1
Hoạt động theo cặp
8
2.2
Các hình thức luyện tập theo cặp
9
3.
Hoạt động theo nhóm
10
3.1
Vai trò giáo viên.
11
3.2 
Các loại hình làm việc theo nhóm
11
3.3.
Khuyến khích học sinh mạnh dạn làm việc theo cặp, nhóm.
12
3.4. 
Hạn chế và cách khắc phục.
13
4.
Những kết quả đạt được sau khi áp dụng đề tài
13
5.
Những vấn đề kiến nghị
14
C- Kết luận
15
Tài liệu tham khảo
16

Tài liệu đính kèm:

  • docREN LUYEN NGU PHAP TIENG ANH THONG QUA VIEC TU HOC ONHA VA THUC HANH CAP NHOM O LOP.doc