A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Mục tiêu của giáo dục THCS là giúp cho học sinh củng cố và phát triển những kết quả giáo dục ở Tiểu học; có học vấn phổ thông trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.
Trong thời gian qua Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều chủ trương, biện pháp tích cực để nâng cao chất lượng dạy và học. Đặc biệt là thực hiện các cuộc vận động lớn như : "Hai không", "Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương tự học và sáng tạo", "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực". Qua thực hiện các cuộc vận động này đã làm thay đổi khá nhiều về chất lượng giáo dục . Tuy có nhiều tiến bộ nhưng chất lượng thật sự của giáo dục hiện nay ở bậc THCS còn khá nhiều yếu kém. Yêu cầu đặt ra cho chúng ta là phải tìm những nguyên nhân yếu kém một cách chính xác, phải nhìn thẳng vào sự thật một cách khách quan. Từ đó đưa ra những giải pháp tích cực sát với thực tế để từng bước nâng cao chất lượng .
Vấn đề học sinh yếu hiện nay luôn được xã hội quan tâm và tìm giải pháp để khắc phục tình trạng này. Để đưa nền giáo dục nước nhà phát triển toàn diện thì người giáo viên không những chỉ biết dạy mà còn phải biết tìm tòi phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh và hạ thấp dần tỉ lệ học sinh yếu. Phụ đạo cho học sinh yếu là một hoạt động bình thường và không thể thiếu được trong bất kỳ trường THCS nào. Đây chính là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của người thầy, của nhà trường để góp phần giúp cho các học sinh không theo kịp bạn bè có thể nắm bắt được những kiến thức cơ bản nhằm lấp lỗ hổng kiến thức của bản thân. Trong đơn vị trường học việc tổ chức các lớp học phụ đạo cho học sinh yếu kém là việc làm thường xuyên chứ không phải chỉ là phong trào thi đua hoặc để đối phó với một đợt thi hoặc kiểm tra.
A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Mục tiêu của giáo dục THCS là giúp cho học sinh củng cố và phát triển những kết quả giáo dục ở Tiểu học; có học vấn phổ thông trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động. Trong thời gian qua Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều chủ trương, biện pháp tích cực để nâng cao chất lượng dạy và học. Đặc biệt là thực hiện các cuộc vận động lớn như : "Hai không", "Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương tự học và sáng tạo", "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực". Qua thực hiện các cuộc vận động này đã làm thay đổi khá nhiều về chất lượng giáo dục . Tuy có nhiều tiến bộ nhưng chất lượng thật sự của giáo dục hiện nay ở bậc THCS còn khá nhiều yếu kém. Yêu cầu đặt ra cho chúng ta là phải tìm những nguyên nhân yếu kém một cách chính xác, phải nhìn thẳng vào sự thật một cách khách quan. Từ đó đưa ra những giải pháp tích cực sát với thực tế để từng bước nâng cao chất lượng . Vấn đề học sinh yếu hiện nay luôn được xã hội quan tâm và tìm giải pháp để khắc phục tình trạng này. Để đưa nền giáo dục nước nhà phát triển toàn diện thì người giáo viên không những chỉ biết dạy mà còn phải biết tìm tòi phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh và hạ thấp dần tỉ lệ học sinh yếu. Phụ đạo cho học sinh yếu là một hoạt động bình thường và không thể thiếu được trong bất kỳ trường THCS nào. Đây chính là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của người thầy, của nhà trường để góp phần giúp cho các học sinh không theo kịp bạn bè có thể nắm bắt được những kiến thức cơ bản nhằm lấp lỗ hổng kiến thức của bản thân. Trong đơn vị trường học việc tổ chức các lớp học phụ đạo cho học sinh yếu kém là việc làm thường xuyên chứ không phải chỉ là phong trào thi đua hoặc để đối phó với một đợt thi hoặc kiểm tra. Vấn đề nêu trên cũng là khó khăn với không ít giáo viên. Nhưng ngược lại, giải quyết được điều này là góp phần xây dựng trong bản thân mỗi giáo viên một phong cách và phương pháp dạy học hiện đại, giúp cho học sinh có hướng tư duy mới trong việc lĩnh hội kiến thức. Với những lí do trên, ngay đầu năm học, bản thân luôn chú ý, quan tâm đến việc giúp đỡ học sinh yếu. Đây sẽ là nền tảng, là động lực để thúc đẩy các em tiếp thu bài đầy đủ, được trau dồi tri thức và tiếp tục vươn xa trên con đường học vấn của mình. Từ những suy nghĩ trên, bản thân đã mạnh dạn chọn đề tài: “Phụ đạo học sinh yếu” để áp dụng vào thực tế những lớp mà mình phụ trách giảng dạy nhằm góp phần giảm bớt tỉ lệ học sinh yếu kém và nâng cao chất lượng giáo dục tại đơn vị. II. Mục đích và phương pháp nghiên cứu 1. Mục đích nghiên cứu: - Nhằm đánh giá lại chất lượng giảng dạy học sinh yếu kém trong những năm qua và hiện nay. - Tìm ra những nguyên nhân tại sao việc hiện nay ở các trường còn có rất nhiều học sinh yếu kém, và hiện tượng học sinh bỏ học vì học yếu vẫn còn. - Đánh giá lại kết quả của việc cải tiến và đổi mới phương pháp phụ đạo giúp đỡ học sinh yếu kém trong những năm gần đây. Việc phụ đạo giúp đỡ học sinh yếu kém có tác dụng như thế nào trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường. - Đưa ra một số giải pháp trong việc đổi mới phương pháp giúp đỡ học sinh yếu kém học tập có tiến bộ hơn, giúp học sinh ham thích học tập. Nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh hơn nữa. Qua những năm trực tiếp giảng dạy, bản thân nhận thấy: Nếu các em được quan tâm, động viên và khích lệ của gia đình, thầy cô và có một môi trường học tập tốt thì các em sẽ ham thích, say mê và nỗ lực trong học tập. Điều này có tác động rất lớn đến các em, nhất là đối với những em là học sinh yếu, giúp các em tự tin hơn trong việc học của mình. Việc phụ đạo học sinh yếu là để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Vì vậy, đây là động lực để những ai đang làm công việc “trồng người” luôn cố gắng tìm ra được những tồn tại và nguyên nhân làm cho chất lượng phụ đạo học sinh yếu chưa đạt hiệu quả cao. Và từ đó sẽ có những biện pháp khắc phục phù hợp. Đây cũng chính là mục đích mà bản thân muốn xây dựng trong quá trình thực hiện đề tài này. 2. Phương pháp nghiên cứu: 2.1. Phương pháp lấy tư liệu : Trong quá trình nghiên cứu cần rất nhiều ý kiến, thông tin, tư liệu. Các ý kiến từ giáo viên giáo viên chủ nhiệm, hiệu trưởng, phụ huynh học sinh vvTrong quá trình làm công tác giảng dạy những năm qua đã đúc kết được một số kinh nghiệm từ đồng nghiệp là nền tảng giúp tôi nghiên cứu đề tài này. 2.2. Phương pháp đàm thoại : Đây là phương pháp nhằm tiếp thu ý kiến của phụ huynh, học sinh, của giáo viên chủ nhiệm. Đối với học sinh khi chúng ta trò chuyện trực tiếp với các em tạo cho các em sự gần gũi, thương yêu, Từ đó các em nói lên tâm tư tình cảm của mình về sự học tập, từ đó hiểu được nguyên nhân vì sao các em học yếu. Sàng lọc học sinh thành nhiều cấp độ nhận thức và nắm bắt được cụ thể các học sinh yếu kém. 2.3. Phương pháp thực nghiệm : Đề xuất với giáo viên chủ nhiệm, với phụ huynh một số phương pháp đổi mới nhằm nâng cao kết quả học tập cho học sinh yếu kém. Sau đó cùng nhau phối hợp đánh giá. 2.4. Phương pháp cải tiến : Qua việc tìm ra nguyên nhân của vấn đề nghiên cứu từ đó đưa ra một số phương pháp cải tiến để tìm ra giải pháp tốt nhất làm cơ sở nghiên cứu. III. Giới hạn của đề tài 1. Thời gian nghiên cứu : - Thời gian : Năm học 2011 –2012 2. Đối tượng nghiên cứu : - Học sinh các lớp 7ª2,7ª3 - Các phương pháp, biện pháp giảng dạy giúp đỡ học sinh yếu kém. - Cách thức tổ chức các hoạt động phong trào của trường, của chuyên môn, của các tổ chức có liên quan nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh yếu kém. - Sự quan tâm, giáo dục của phụ huynh học sinh đối với việc giúp đỡ học sinh học tập ở gia đình. IV. Kế hoạch thực hiện Thời gian Nội dung công việc Ghi chú Từ 15/06/2011 đến 30/06/2011 Lập đề cương Từ 01/07/2011 đến 15/08/2011 Nghiên cứu nguyên nhân và tìm giải pháp Từ 16/08/2011 đến 16/09/2011 Tiến hành thực nghiệm Từ 17/09/2011 đến 20/02/2012 Đánh giá kết quả và đưa vào áp dụng Từ 22/02/2012 đến 29/02/2012 Tổng kết, rút kinh nghiệm Từ 29/02/2012 đến 05/03/2012 Hoàn tất đề tài B. PHẦN NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận - Một học sinh bình thường về mặt tâm lý, không có bệnh tật đều có khả năng tiếp thu kiến thức theo yêu cầu của chương trình giáo dục THCS hiện nay. - Những học sinh yếu kém vẫn có thể đạt yêu cầu của chương trình nếu được hướng dẫn một cách thích hợp. - Hơn nữa đối với học sinh THCS thì tâm sinh lý các em chưa ổn định, đang hình thành và phát triển. Nên trong sự học tập, làm việc hàng ngày các em sẽ ít tập trung chú ý. Ở các em ý thức học tập chưa có, chưa hiểu rõ mục đích của việc học. Các em đi học phần lớn là do sự bắt buộc của gia đình, chỉ một phần nhỏ là ham thích đi học. Do đó ý thức tự giác học tập của các em chưa có (với những em đi học vì sự bắt buộc của gia đình) nên các em thiếu sự cần cù, sự cố gắng vượt qua khó khăn để học tập dễ sinh ra lười biếng, ham chơi và dẫn đến học yếu, chán học và bỏ học II. Cơ sở thực tiễn Hiện nay xu hướng của giáo dục là: “Dạy thật – Học thật” không chạy theo thành tích. Muốn thế học sinh phải hiểu bài, làm được bài, tức là các em không phải là học sinh yếu kém. Muốn vậy thầy cô phải có sự đổi mới không ngừng về phương pháp cũng như hình thức dạy học. Giáo viên phải luôn làm mới mình trước học sinh. Việc dạy học hiện nay không phải cung cấp kiến thức cho học sinh một cách rập khuôn nhàm chán, mà cung cấp cho học sinh các phương pháp học tập để học sinh tự tìm ra kiến thức một cách tích cực. Đối với học sinh yếu thì việc học tập, tiếp thu kiến thức của các em là vấn đề rất quan trọng. Do đó chúng ta phải làm như thế nào để các em học cho có hiệu quả cao, phát huy hết năng lực vốn có của mình. Hiện nay nhiều trường hay nhồi nhét kiến thức cho học sinh bằng các hình thức học thêm, học hai buổi... Đưa ra rất nhiều phương pháp giảng dạy mà quên đi việc bồi lấp lỗ hổng kiến thức cho học sinh yếu. Sự ham thích học tập ở học sinh chủ yếu hình thành thông qua các hoạt động thực tế như hoạt động giao lưu, tập thể và nhóm ; Qua sự tác động của môi trường cơ sở vật chất như trường, lớp, qua thái độ của thầy cô, bạn bè. Do đó trong nhà trường cần có những biện pháp, những hoạt động, những cải tạo về trường, lớp, về tác phong sư phạm của giáo viên nhằm tạo cho học sinh một môi trường thân thiện, gần gũi từ đó giúp học sinh ham thích học tập, để học tập càng có tiến bộ. Tóm lại, việc giúp đỡ học sinh yếu kém học tập có tiến bộ là một giải pháp rất chính đáng, thực sự cần thiết và cần được đổi mới phương pháp, hình thức giảng dạy, cần mở rộng trong tất cả các môn học dưới sự giúp đỡ của nhà trường và sự đồng tình ủng hộ của các giáo viên khác trong và ngoài nhà trường. III. Thực trạng và những mâu thuẫn Để nâng dần chất lượng học sinh không phải là chuyện một sớm một chiều mà nó đòi hỏi phải có sự kiên nhẫn và lòng quyết tâm của người giáo viên. Phụ đao học sinh yếu kém phải được giáo viên quan tâm nhất là trong tình hình học tập hiện nay của học sinh, nhưng phụ đao như thế nào, phương pháp ra sao thì đó cũng là một vấn đề đòi hỏi giáo viên cần phải không ngừng tìm hiểu. Sau đây tôi xin phân tích một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh yếu kém để từ những nguyên nhân đó có thể tìm ra hướng khắc phục khó khăn giúp học sinh vươn lên trong học tập. 1. Về phía học sinh: Học sinh là người học, là người lĩnh hội những tri thức thì nguyên nhân học sinh yếu kém có thể kể đến là do cá nhân học sinh trong đó có thể kể đến một số nguyên nhân sau. - Học sinh lười học: qua quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy rằng đa số các học sinh yếu kém là những học sinh cá biệt, vào lớp không chịu chú ý chuyên tâm vào việc học, về nhà thì không xem bài, không chuẩn bị bài, cứ đến giờ học thì cặp sách đến trường, nhiều khi học sinh còn không biết ngày đó học môn gì, vào lớp thì không chép bài vì lí do là không có đem tập học của môn đó. Còn một bộ phận không ít học sinh thì không xác định được mục đích của việc học, học để có điều kiện đi chơi, đến lớp thì lo chọc phá bạn bè, gọi đến thì không biết trả lời, đang giờ học thì xin ra ngoài để chơi. Theo sách giáo khoa hiện hành thì để dễ dàng tiếp thu bài, nhanh chóng lĩnh hội được tri thức thì người học phải biết tự tìm tòi, tự khám phá, có như thế thì khi vào lớp mới nhanh chóng tiếp thu và hiểu bài một cách sâu sắc được. Tuy nhiên, phần lớn học sinh hiện nay đều không nhận thức được điều đó. Học sinh chỉ đợi đến khi lên lớp, nghe giáo viên giảng bài rồi ghi vào những nội dung đã học rồi về về nhà lấy tập ra “học vẹt” mà không hiểu được nội dung đó nói lên điều gì. - Học sinh không có thời gian cho việc tự học: Đa số các em là học sinh vùng nông thôn, cuộc sống gia đì ... Đảm bảo học sinh hiểu đầu bài tập: Học sinh yếu kém nhiều khi vấp ngay từ bước đầu tiên, không hiểu bài toán nói gì, do đó không thể tiếp tục quá trình giải toán. Vì vậy, giáo viên nên lưu ý giúp các em hiểu rõ đầu bài, nắm được cái gì đã cho, cái gì cần tìm/cần chứng minh, tạo điều kiện cho các em vượt qua sự vấp váp đầu tiên đó. Gia tăng số lượng bài tập cùng thể loại và mức độ: Để hiểu một kiến thức, rèn luyện một kĩ năng nào đó, học sinh yếu kém cần những bài tập cùng thể loại và mức độ với số lượng nhiều hơn so với các em khá giỏi và trung bình. Phần gia tăng này được thực hiện trong những tiết làm việc riêng với nhóm học sinh yếu kém toán. Chẳng hạn giáo viên có thể ra cho học sinh rất nhiều bài tập về tính giá trị biểu thức mà không sợ "nhàm" như trường hợp học sinh khá giỏi. Sử dụng những mạch bài tập phân bậc mịn: Việc sử dụng những mạch bài tập phân bậc trong dạy học toán nói chung là đáng làm, riêng với nhóm học sinh yếu kém toán thì cần phân bậc mịn hơn so với trình độ chung, tức là khoảng cách giữa hai bậc liên tiếp không nên quá xa, quá cao. Ta hình dung rằng nhiều bậc của học sinh yếu kém có thể gộp lại thành một bậc cho học sinh trung bình hoặc khá giỏi. Được bước theo những bậc thang vừa sức với mình, học sinh yếu kém sẽ đỡ bị hụt hẫng, bị ngã từ đó có nhiều khả năng leo hết các nấc thang dành cho họ để chiếm lĩnh được kiến thức, kĩ năng mà chương trình yêu cầu. Những nấc thang đầu dù có thấp, những bước chuyển bậc dù có ngắn nhưng khi học sinh thành công sẽ tạo nên một yếu tố tâm lý rất quan trọng: Các em sẽ tin vào bản thân, tin vào sức mình, từ đó có đủ nghị lực và quyết tâm vượt qua tình trạng yếu kém. 5. Rèn luyện kĩ năng học tập Yếu về kĩ năng học tập là một tình hình phổ biến của học sinh yếu kém toán. Hơn nữa, có thể nói rằng đó là nguyên nhân của tình trạng yếu kém đối với một bộ phận trong những học sinh diện nay. Vì vậy, một trong những biện pháp khắc phục tình trạng học sinh yếu kém là giúp đỡ các em về phương pháp học tập. Ngoài việc hướng dẫn học sinh rèn kĩ năng học tập môn toán, ta cần lưu ý bồi dưỡng cho các em ngay cả những hiểu biết về cách thức học tập toán như: Nắm được lý thuyết mới làm bài tập, Đọc kĩ đầu bài, Đặc biệt, giáo viên cần đấu tranh kiên trì với những thói quen xấu của học sinh như: chưa học lý thuyết đã lao vào làm bài tập, không đọc kĩ đầu bài trước khi làm bài tập, vẽ hình cẩu thả, viết nháp lộn xộn,... 6. Phát huy tính tích cực của học sinh: Chúng ta luôn biết học sinh yếu kém trước lớp hay rụt rè nhút nhát, các em thường khó trả lời các câu hỏi của giáo viên dù câu hỏi rất dễ. Vậy muốn học sinh học tập có tiến bộ trước hết giáo viên phải biết cách tổ chức để học sinh ham thích học tập. Muốn học sinh ham thích học thì phải tổ chức được tiết học tích cực cho học sinh. Ham thích học và học tích cực là hai yếu tố tác động qua lại với nhau giúp cho học sinh học tập có kết quả tốt, phát huy được khả năng học tập cao nhất. - Giáo viên trong khi dạy, nên cố gắng làm sao trong giờ học, cho học sinh yếu kém hoạt động càng nhiều càng tốt. Làm sao cho nhiều em được lên bảng, được nói, được làm bài, được thực hành được thể hiện mình. Trong tiết dạy giáo viên nói nhiều thì kiến thức các em tiếp thu được sẽ chẳng bao nhiêu. Nhưng khi cho các em lên bảng tự làm, tự thực hành thì các em mới khắc sâu kiến thức qua đó cũng kích thích sự ham học ở học sinh. Kiến thức nào học sinh yếu có thể làm được thì giáo viên hướng dẫn cho học sinh làm, không nên để học sinh khá giỏi làm hết. Như vậy để tất cả các em trong một giờ học đều tham gia tích cực đặc biệt những em học yếu, nhút nhát giáo viên cần cho các em đó tham gia vào một hoạt động tập thể, rồi dần dần cho các em thể hiện một mình. Hay cho một số em nào mạnh dạn, tự tin lên trước rồi sao đó mới cho các em rụt rè, nhút nhát như lên sau. Có như vậy các em yếu lên sau mới bình tĩnh được. 7. Phương pháp giao việc cho học sinh yếu kém: Để học sinh yếu kém học tập có kết quả chúng ta cần cho học sinh thấy các em luôn được thầy cô tin tưởng, thương yêu, được làm việc có ích cho trường, lớp, thầy cô bằng cách giao việc cho các em làm. Giáo viên thường xuyên tìm những việc nhỏ, thích hợp hàng ngày ở lớp để giao các em làm. Đặc biệt những học sinh yếu lại có tính nhút nhát, rụt rè để các em mạnh dạn, gần gũi thầy cô hơn. Và các em này sẽ rất vui, rất tự hào và cảm thấy mình đã làm việc có ích và từ đó học tập được tốt hơn. Đặt biệt là những học sinh học yếu vì ham chơi, vì không chịu học thì chúng ta cần làm cho các em này yêu thích trường lớp, rồi mới yêu thích học tập. Trong giảng dạy ở lớp cũng vậy giáo viên cũng phải biết giao cho các em học yếu bài tập ở lớp cũng như về nhà, (nhằm giúp các em lấy lại kiến thức đã mất) lưu ý là ở mức độ vừa phải tránh ngay lúc đầu đưa ra một lượng kiến thức quá lớn khiến các em thấy việc học quá nặng nề. Do đó giao bài về nhà cho các em thì lần đầu bài tập nên ít và dễ sau đó nâng dần số lượng và độ khó lên. Khi giao việc giáo viên phải biết được việc đó các em làm được không quá sức, và phải kiểm tra thường xuyên việc thực hiện ở các em. Tránh các trường hợp học sinh nhờ bố mẹ hay bạn bè làm giúp, phải khen ngợi khi em hoàn thành công việc...Tránh không kiểm tra công việc đã giao... V. Hiệu quả áp dụng THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG HỌC SINH ĐẦU NĂM (Trước khi áp dụng đề tài) Lớp Tổng số học sinh Trên trung bình Tỉ lệ Ghi chú 7A2 35 15 42.6% 7A3 38 17 44.7% THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG HỌC SINH HỌC KÌ 1 (Sau khi áp dụng đề tài) Lớp Tổng số học sinh Trên trung bình Tỉ lệ Ghi chú 7A2 35 19 54.3% 7A3 38 19 51.4% THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG HỌC SINH THÁNG 01& 02 (Sau khi áp dụng đề tài) Lớp Tổng số học sinh Trên trung bình Tỉ lệ Ghi chú 7A2 34 24 70.6% 7A3 36 26 72.2% C. KẾT LUẬN I. Ý nghĩa của đề tài đối với công tác Khi học sinh học yếu kém không những các em mất đi kiến thức mà các em còn mất đi sự tự tin, tính năng động... và điều này ảnh hưởng đến cả cuộc sống sau này của các em. Nhiều em vì học yếu mà bỏ học... sau này sẽ không có công ăn việc làm tốt đẹp, năng suất lao động thấp kém ảnh hưởng đến đời sống gia đình... Do đó giúp đỡ học sinh yếu kém học tập có tiến bộ là một công việc rất quan trọng ở nhà trường. Đổi mới phương pháp giáo dục học sinh yếu kém học tập có tiến bộ là một trong những nhiệm vụ quan trong hiện nay. Nó đáp ứng được việc “học thật thi thật”, tránh bệnh “chạy theo thành tích” mà ngành giáo dục đang thực hiện. Thật ra bất cứ hoạt động nào nhà trường cũng đều giáo dục cao, đều giúp cho học sinh ham thích học tập và học tập có tiến bộ. Trong một tiết dạy, trong buổi lao động, buổi nói chuyện, một phong trào hoạt động của đội, của nhà trường đều cung cấp kiến thức cho học sinh, đều có thể giúp đỡ học sinh yếu kém tiến bộ hơn. Điều quan trọng là giáo viên có biết cách áp dụng để giúp đỡ học sinh yếu kém hay không? Theo tôi phương pháp hay nhất là chúng ta hãy làm việc hết mình luôn quan tâm đến các em và tự đúc kết lại các kinh nghiệm cho bản thân để năm sau làm tốt hơn năm trước. Việc giúp đỡ học sinh kém học tập có tiến bộ là một công việc lâu dài và tiến hành thường xuyên. Nếu chúng ta chú trọng đến nó sẽ mạng lại lớp ích rất lớn cho công tác giáo dục. II. Khả năng áp dụng Trong thời gian qua bản thân đã tiến hành các biện pháp như trên phụ đạo học sinh yếu kém môn toán ở hai lớp. Tỉ lệ học sinh yếu kém hành tháng có phần giảm đi, tuy không nhiều nhưng đây cũng là tín hiệu đáng mừng. Nếu được sự đóng góp, hoàn chỉnh của đồng nghiệp thì bản thân tin rằng đề tài này có thể áp dụng cho tất cả học sinh của trường nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cũng như giảm tỉ lệ học sinh yếu kém đến mức thấp nhất. III. Bài học kinh nghiệm, hướng phát triển Trải qua quá trình nghiên cứu và thực nghiệm, bản thân nhận thấy sự thành công của công tác phụ đạo học sinh yếu kém là cả một quá trình kiên nhẫn lâu dài. Nó đòi hỏi phải có sự hổ trợ kết hợp của nhiều phía: * Đối với học sinh: - Đi học chuyên cần, học và làm bài, chuẩn bị bài trước khi đến lớp. - Trong giờ học tập trung nghe giảng, tham gia xây dựng bài. * Đối với phụ huynh: - Theo dõi và kiểm tra bài vở của con em mình. - Giúp đỡ học sinh trong qua trình học tập ở nhà, đôn đốc học sinh đi học chuyên cần... - Thường xuyên liên hệ với giáo viên chủ nhiệm để nắm được tình hình học tập của con em mình để từ đó cùng trao đổi tìm biện pháp giáo dục tốt nhất. * Đối với giáo viên: - Giáo viên là người hết sức quan trọng trong việc khắc phục học sinh yếu, thành hay bại là phần lớn do giáo viên. Vì vậy giáo viên cần lưu ý một số biện pháp sau: Căn cứ kết quả xếp loại học lực cuối năm trước, so sánh với kết quả kiểm tra khảo sát đầu năm giáo viên lập danh sách học sinh yếu để báo cáo tổ, trường. - Phân tích nguyên nhân từ đâu? Để từ đó có biện pháp khắc phục hợp lý - Giáo viên lập kế hoạch phụ đạo học sinh ngoài giờ chính khoá. Giáo viên phải nắm được các chỗ hổng kiến thức của học sinh để tập trung bù đắp, bổ sung kiến thức. Không tạo không khí căng thẳng, không có lời lẽ nặng nề với các em trong giờ dạy - Trong tiết dạy bình thường giáo viên soạn bài nhất thiết phải có kế hoạch dạy học cho những học sinh yếu, kế hoạch dạy học cho học sinh yếu phải phù hợp với trình độ học sinh đó, không nên dạy những vấn đề hoặc kiến thức của lớp đó mà có thể ôn lại kiến thức lớp dưới. - Trong một tiết dạy chúng ta phải cho tất cả các em hoạt động cho dù học sinh yếu hay giỏi bằng nhiều cách để các em tham gia vào hoạt động học tránh tình trạng để học sinh ngoài lề. Ví dụ : Trong một tiết học đến phần bài tập giáo viên phân loại từng đối tượng học sinh . Bài tập 1 cho nhóm yếu làm, bài 2 nhóm trung bình, bài 3 nhóm khá giỏi như vậy mới hy vọng khắc phục dần tình trạng học sinh yếu. Nếu giáo viên cứ cho học sinh hoạt động bình thường thì học sinh yếu không biết gì và thậm chí bỏ học vì chán. - Khi học bài mới giáo viên cần lưu ý vì đối tượng này không nắm được kiến thức ở lớp dưới thì giáo viên vẫn cho theo dõi bình thường, đến phần bài tập hay tiết luyện tập giáo viên cho những học sinh này làm các bài tập liên quan đến lớp dưới để học sinh được kiến thức cũ. - Động viên, tuyên dương kịp thời học sinh có tiến bộ. IV. Đề xuất, kiến nghị Việc phụ đạo học sinh yếu kém được thực hiện chủ yếu là nhờ vào kinh nghiệm giảng dạy của mỗi giáo viên. Mỗi nơi, mỗi trường, và đến cả giáo viên cùng trường cũng có cách thực hiện khác nhau. Do vậy bản thân đề xuất các cấp cần biên soạn tài liệu, phương pháp, kinh nghiệm dạy học sinh yếu kém tập hợp thành tài liệu phổ biến cho các giáo viên, nhằm tìm ra giải pháp tối ưu thích hợp với điều kiện thực tế của lớp mà giáo viên vận dụng đạt hiệu quả cao. Phương Trà, ngày 05 tháng 03 năm 2012 Người viết Cao Phước Thắng
Tài liệu đính kèm: