Sáng kiến kinh nghiệm Phân dạng và phương pháp giải bài toán Hoá học lớp 8

Sáng kiến kinh nghiệm Phân dạng và phương pháp giải bài toán Hoá học lớp 8

PHẦN A - ĐẶT VẤN ĐỀ

 I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

 - Hóa học là bộ môn khoa học quạn trọng trong nhà trường phổ thông. Môn hóa học cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức phổ thông, cơ bản và thiết thực đầu tiên về hóa học, giáo viên bộ môn hóa cần hình thành ở các em một lỹ năng cơ bản, phổ thông và thói quen học tập, làm việc khoa học làm nền tảng cho việc giáo dục, phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động. Có những phẩm chất cần thiết như cẩn thận, kiên trì, trung trực, tỉ mỉ, chính xác, yêu chân lý khoa học, có ý thức trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội có thể hòa hợp với môi trường thiên nhiên, chuẩn bị cho học sinh lên và đi vào cuộc sống lao động.

 - Trong quá trình dạy học hóa học ở Trường THCS việc phân dạng và phương pháp giải bài toán hóa học lớp 8 theo từng dạng là việc làm rất quan trọng. Công việc này có ý nghĩa đối với cả giáo viên và học sinh, giúp giáo viên sắp xếp các bài toán nay vào những loại nhất định và đưa ra phương pháp giải khác nhau cho từng dạng. Phân dạng bài toán giúp học sinh nghiên cứu tìm tòi, tạo cho học sinh thói quen tư duy, giúp học sinh có thói quen nhìn nhận vần đề theo nhiều cách khác nhau từ đó học sinh có thể dùng nhiều kiến thức cùng giải quyết một vấn đề.

 

doc 43 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 914Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phân dạng và phương pháp giải bài toán Hoá học lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN A - ĐẶT VẤN ĐỀ
	I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
	- Hóa học là bộ môn khoa học quạn trọng trong nhà trường phổ thông. Môn hóa học cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức phổ thông, cơ bản và thiết thực đầu tiên về hóa học, giáo viên bộ môn hóa cần hình thành ở các em một lỹ năng cơ bản, phổ thông và thói quen học tập, làm việc khoa học làm nền tảng cho việc giáo dục, phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động. Có những phẩm chất cần thiết như cẩn thận, kiên trì, trung trực, tỉ mỉ, chính xác, yêu chân lý khoa học, có ý thức trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội có thể hòa hợp với môi trường thiên nhiên, chuẩn bị cho học sinh lên và đi vào cuộc sống lao động.
	- Trong quá trình dạy học hóa học ở Trường THCS việc phân dạng và phương pháp giải bài toán hóa học lớp 8 theo từng dạng là việc làm rất quan trọng. Công việc này có ý nghĩa đối với cả giáo viên và học sinh, giúp giáo viên sắp xếp các bài toán nay vào những loại nhất định và đưa ra phương pháp giải khác nhau cho từng dạng. Phân dạng bài toán giúp học sinh nghiên cứu tìm tòi, tạo cho học sinh thói quen tư duy, giúp học sinh có thói quen nhìn nhận vần đề theo nhiều cách khác nhau từ đó học sinh có thể dùng nhiều kiến thức cùng giải quyết một vấn đề.
	- Trong việc phân dạng bài toán hóa học và phương pháp giải cho từng dạng học sinh được hình thành những kinh nghiệm có giá trị thực tiễn, giúp học sinh rèn luyện một cách tập trung từng kỹ năng, kỹ xảo làm bài từ đó các em sử dụng một cách linh hoạt. Trong quá trình giải bài toán theo từng dạng học sinh ôn tập củng cố lại các kiến thức đã học để vận dụng trong các bài toán cụ thể.
- Qua giảng dạy tôi thấy rằng, việc phân dạng giải các bài toán hóa học là một vấ đề rất quan trọng đối với học sinh lớp 8, tôi mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào việc tìm tòi phương pháp dạy học thích hợp với những điều kiện hiện có của học sinh, nhằm phát triển tư duy của học sinh THCS giúp các em tự lực hoạt động tìm tòi chiếm lĩnh tri thức, tạo tiền đề quan trọng cho việc phát triển tư duy của các em ở các cấp học cao hơn góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục đào tạo. Nên tôi đã chọn đề tài: "Phân dạng và phương pháp giải bài toán Hoá học lớp 8".
II/ MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
	1/ MỤC ĐÍCH:
	- Phân dạng các bài toán hóa học nhằm nâng cao chất lượng học tập môn hóa học của học sinh lớp 8.
	- Việc phân dạng các bài toán hóa học sẽ đạt hiệu quả cao và sẽ là tiền đề cho việc phát triển năng lực trí tuệ của học sinh khi giáo viên sử dụng linh hoạt và hợp lý hệ thống các dạng bài toán hóa học theo mức độ của trình độ tư duy của học sinh phù hợp với đối tượng học sinh lớp 8.
	- Khi nghiên cứu về phương pháp giải bài toán thì hoạt động của học sinh là trung tâm, song với giáo viên vẫn phải là người đạo diễn giúp các em giải tốt các bài toán cụ thể.
	- Giúp học sinh phân loại các dạng bài toán hóa học lớp 8 và tìm ra những phương pháp giải dễ hiểu. Giúp học sinh nắm chắc được phương phải giải một số dạng bài toán, từ đó rèn cho học sinh kỹ năng giải nhanh một số dạng bài tập hóa học.
	- Phát huy tính tích cực và tạo hứng thú cho học sinh trong học tập đặc biệt là trong giải bài toán hóa học.
	- Tài liệu rất cần thiết cho việc lựa chọn các dạng bài toán để giúp cho giáo viên hệ thống hóa được những kiến thức về phương pháp giải bài toán nhanh dễ hiểu và chính xác.
	2/ NHIỆM VỤ:
	- Nêu lên được những cơ sở lý luận của việc phân dạng bài tập hóa học trong quá trình dạy và học. Nêu ra một số phương pháp cụ thể và nguyên tắc áp dụng cho mỗi dạng.
	- Hệ thống hóa kiến thức bài toán theo từng dạng.
	- Bước đầu sử dụng việc phân loại các dạng bài tập hóa học nhằm giúp học sinh lĩnh hội các kiến thức một cách vững chắc, rèn luyện tính độc lập hành động và trí thông minh của học sinh.
	- Tiến hành điều tra tình hình nắm vững kiến thức cơ bản của học sinh lớp 8 ở Trường THCS Mỹ Hiệp.
	III/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
	- Để hoàn thành tốt sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như: Điều tra cơ bản, kiểm tra bằng phiếu trắc nghiệm, dùng phiếu học tập (bài tập đúng sai, bài tập lựa chọn nhiều phương án, bài tập điền khuyết, bài tập ghép cặp), phân tích lý thuyết, tổng kết kinh nghiệm sư phạm, sử dụng một số phương pháp thống kê trong việc phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm.
	- Tìm hiểu thông tin trong quá trình dạy và học, đúc rút kinh nghiệm cho bản thân qua nhiều năm dạy học.
	- Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa lớp 8 và sách nâng cao về phương pháp giải bài toán, tham khảo các tài liệu đã được biên soạn và phân tích hệ thống các dạng bài toán hóa học theo nội dung đề ra.
	- Trực tiếp áp dụng đề tài sáng kiến kinh nghiệm đối với đối tượng học sinh lớp 8A2, 8A3 ở trường THCS Mỹ Hiệp.
	- Làm các cuộc khảo sát trước và sau khi sử dụng đề tài sáng kiến kinh nghiệm này, trao đổi ý kiến học hỏi kinh nghiệm một số đồng nghiệp.
	IV/ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
	68 học sinh lớp 8A2, 8A3 ở Trường THCS Mỹ Hiệp.
	V/ GIỚI HẠN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
	- Đề tài sáng kiến kinh nghiệm chỉ nghiên cứu giới hạn trong phạm vi học sinh lớp 8A2, 8A3 ở Trường THCS Mỹ Hiệp.
	- Bài toán trong chương trình sách giáo khoa, sách bài tập lớp 8, sách bài tập nâng cao hóa học, sách nắm vững và rèn luyện kỹ năng giải bài toán hóa học lớp 8, các tài liệu chuyên môn tham khảo, sổ tay hóa học 8.
	VI/ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: 
	1/ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU:
	Từ ngày 15 tháng 08 năm 2011 đến ngày 10 tháng 3 năm 2012
	2/ CHUẨN BỊ NỘI DUNG THỰC HIỆN:
	- Căn cứ trên khối lượng kiến thức học sinh đã nắm để lựa chọn.
	- Căn cứ vào chương trình giảng dạy, nên xây dựng thành một hệ thống bài toán phù hợp với mức độ từng lớp, kết hợp với việc ôn luyện thường xuyên để rèn kỷ năng, kỹ xảo cho học sinh.
	- Bài toán có thể giải theo nhiều cách, ngắn gọn có suy luận đòi hỏi học sinh có tư duy.
	- Xác định mục tiêu chọn lo và phân dạng bài toán biên soạn nhiều bài toán mẫu, bài toán vận dụng và nâng cao. Ngoài ra cần phải dự đoán những tình huống có thể xảy ra.
- Ngoài vấn đề triệt để dử dụng bài toán sách giáo khoa có sẵn, sách bài tập hoặc các tài liệu tham khảo, trong quá trình giảng dạy người giáo viên biết cách xây dựng một số bài tập phù hợp với từng đối tượng học sinh, phần lớn học sinh rất lúng túng và không biết giải bài toán hóa học.
	- Cần phải chú trọng tới số lượng, đối với học sinh THCS cần phải chữa nhiều bài toán, kiểm tra thường xuyên vở bài tập, khuyến khích học sinh chăm chỉ học tập.
	- Kiểm tra học sinh dưới các hình thức: viết trên bảng, kiểm tra viết trên giấy, trả lời miệng trước lớp
	- Sưu tầm thật nhiều tài liệu, trao đổi kinh ghiệm các bạn đồng nghiệp về chuyên môn ở Trường và các Trường khác trong huyện.
PHẦN B – NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “PHÂN DẠNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TOÁN HÓA HỌC LỚP 8”
	I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN:
	- Như chúng ta đã biết các bài toán hóa học rất phong phú và đa dạng. Mỗi dạng bài toán hóa học đều có nguyên tắc riêng và có phương pháp giải đặc trưng riêng. Tuy nhiên do việc phân dạng các bài toán hóa học chỉ mang tính tương đối, vì vậy trong mỗi dạng bài toán này thường chứa đựng một vài yếu tố của loại bài toán kia. Điều đó giải thích tại sao có nhiều bài toán hóa học giải bằng nhiều cách khác nhau. Để giải được một bài toán không phải chỉ đơn thuần là giải ra đáp số mà việc giải khéo léo, tiết kiệm được thời gian mà vẫn cho kết quả chính xác mới là điều quan trọng.
	- Kỹ năng giải toán hóa học chỉ được hình thành khi học sinh nắm vững lý thuyết, nắm vững kiến thức về tính tính chất hóa học của chất, nắm vững các công thức tính toán, biết vận dụng kiến thức vào giải bài toán. Học sinh phải hình thành một mô hình giải toán, các bước giải một bài toán, kèm theo đó là hình thành học sinh thói quen phân tích đề bài và định hướng được cách làm đây là một kỹ năng rất quan trọng đối với việc giải một bài toán hóa học. Do đó để hình thành kỹ năng giải toán học sinh lớp 8 thì ngoài việc giúp học sinh nắm vững kiến thức thì giáo viên phải hình thành cho học sinh một mô hình (các cách giải ứng với từng trường hợp) bên cạnh đó rèn cho học sinh tư duy định hướng khi đứng trước một bài toán và khả năng phân tích đề bài.
	- Trong phạm vi sáng kiến kinh nghiệm này, tôi mạnh dạn trình bày kinh nghiệm của mình về việc “phân dạng và phương pháp giải bài toán hóa học lớp 8”.
	II/ CƠ SỞ THỰC TIỄN:
	Qua thực tế giảng dạy nhiều năm, tôi nhận thấy phương pháp giải bài toán của học sinh còn non yếu, lúng túng. Nhiều học sinh hiểu lý thuyết song khi vận dụng các em không thể tìm ra cách giải bài toán như thế nào, không biết nên bắt đầu từ đâu, không thể lập luận lời giải sao cho phù hợp với yêu cầu của đề bài. Cho nên chất lượng đối tượng học sinh ở đây chưa đồng đều phương pháp giải bài toán học sinh chưa phân dạng, chưa định dạng các phương phải giải toán gặp phải. Trước tình hình học tập của học sinh lớp 8 hiện nay, là giáo viên phụ trách bộ môn, tôi nhận thấy việc cần thiết là phải hướng dẫn học sinh cách phân dạng các bài toán hóa học và phương pháp giải cụ thể ngắn gọn dễ hiểu là một việc làm cấp bách và cần thiết. Từ đó giúp học sinh học tốt hơn và khi gặp một bài toán hóa học thì tự học sinh có thể phân dạng được và đưa ra phương pháp giải thích hợp.
	III/ THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
	- Qua trao đổi cởi mở sau giờ học, các em học sinh cho biết các khái niệm cơ bản mở đầu của hóa học rất khó thuộc và cũng dễ quên.
	- Đa số các em học sinh lớp 8A2, 8A3 có thái độ học tập nghiêm túc, tập trung nghe giảng.
	- Một số em đã biết sử dụng các phương pháp giải toán đơn giản (áp dụng tốt lý thuyết và các công thức đã học một cách thích hợp). Tuy nhiên, còn rất nhiếu học sinh ít quan tâm, học kém môn hóa học đó là: Do sự hiểu biết các khái niệm hóa học mới mẻ và các công thức tính toán dễ quên và khó học thuộc, phần lớn các em chỉ học lý thuyết, ít làm bài toán hóa học nên rất khó trong việc giải các bài toán hóa học lớp 8.
	- Chưa biết sử dụng thời gian hợp lý để học tốt, học nhớ các khái niệm, các công thức tính toán.
	- Phần lớn các em chưa xác định phân dạng được các bài toán nên tìm cách giải sai.
	- Học sinh lớp 8 đang ở giai đoạn lứa tuổi hiếu động, chưa có tính kiên trì, cẩn thận do đó khi làm bài toán các em thường mắc phải một số sai lầm phổ biến dẫn đến chất lượng học tập của học sinh rất thấp.
	* Kết quả kiểm tra (đợt 1): Thông qua kết quả chất lượng tháng điểm thứ I học kì I/2011 của học sinh lớp 8A2, 8A3 chất lượng chỉ đạt được:
Lớp
TSHS
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8A2
33
7
21,21
10
30,3
12
36,36
4
12,12
0
0
8A3
35
9
25,71
9
25,71
11
31,43
6
17,14
0
0
IV/ CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
	Qua quá trình giảng dạy, nghiên cứu tài liệu (sách ... òa ở nhiệt độ trên ĐS: mKCl = 100g; mnước = 250g)
Bài 2/ Ở 200C, độ tan của NH4Cl là 37.2g. Hỏi có bao nhiêu gam muối và bao nhiêu số gam nước có trong 300g dd NH4Cl bão hòa ở nhiệt độ trên ĐS: mmuối = 81,34g; mnước = 218,66)
	V/ HIỆU QUẢ ÁP DỤNG:
	- Qua 2 năm thực hiện sáng kiến kinh nghiệm, tôi đã áp dụng ngay với học sinh ở lớp 8A2, 8A3 Trường THCS Mỹ Hiệp.
- Qua việc phân dạng và phương pháp giải bài toán hóa học lớp 8 là giúp cho học sinh phát triển tư duy thông qua các dạng bài toán để góp phần nâng cao chất lượng học tập và yêu thích bộ môn, đặc biệt các em thật sự rát linh hoạt, sáng tạo trong toàn bộ quá trình tư duy, kỹ năng của học sinh được củng cố một cách vững chắc, sâu sắc, kết quả luôn được nâng cao. Từ chổ rất lúng túng thì nay phần lớn các em đã tự tin hơn nhiều không còn lúng túng mà còn rất hứng thú tiếp nhận kiến thức mới nâng cao, đặc biệt khả năng tìm tòi nghiên cứu các em, tạo điều kiện các em chủ động chiếm lĩnh chi thức và hình thành cho học sinh kỹ năng, kỹ xảo giải bài toán thành thạo nhanh và chính xác.
- Qua việc phân dạng và phương pháp giải toán, một phần giúp giáo viên năng động sáng tạo, luôn trăn trở tìm ra phương pháp giải toán thật ngắn gọn, nâng cao tay nghề, xây dựng cho mình phương pháp tự học, tự bồi dưỡng rất có hiệu quả.
- Qua việc rèn luyện và phát triển tư duy học sinh, tôi đã nhận thấy chất lượng học sinh được nâng lên rõ rệt, khi gặp các dạng bài toán hóa học, học sinh tích cực hoạt động một cách chủ động, hứng thú học tập của học sinh được nâng lên nhiều. Kết quả khảo sát chất lượng luôn đạt tỉ lệ cao thông qua kết quả kiểm tra chất lượng học kì I/2011 và tháng điểm thứ I học kì II/2012.
* Kết quả kiểm tra (đợi 1): Thông qua kết quả chất lượng tháng điểm thứ I học kì I/2011 của học sinh lớp 8A2, 8A3 chất lượng chỉ đạt được:
Lớp
TSHS
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8A2
33
7
21,21
10
30,3
12
36,36
4
12,12
0
0
8A3
35
9
25,71
9
25,71
11
31,43
6
17,14
0
0
* Kết quả kiểm tra (đợt 2): Thông qua kết quả chất lượng học kì I/2011 của học sinh lớp 8A2, 8A3
Lớp
TSHS
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8A2
33
9
27,27
11
33,33
10
30,30
3
9,09
0
0
8A3
35
10
28,57
11
31,43
9
25,71
5
14,29
0
0
* Kết quả kiểm tra (đợt 3): Thông qua kết quả chất lượng tháng điểm thứ I học kì II/2012 của học sinh lớp 8A2, 8A3
Lớp
TSHS
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8A2
33
10
30,3
12
36,36
9
27,27
2
6,07
0
0
8A3
35
11
31,43
13
37,14
8
22,86
3
8,57
0
0
Nhìn vào số liệu giỏi, khá, trung bình, yếu của lớp 8A2, 8A3 qua 3 đợt kiểm tra từ đầu năm đến tháng 3, khi chưa áp dụng và đã áp dụng phương pháp phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh thông qua bài tập hóa học ta thấy: Số học sinh khá giỏi tăng, số học sinh trung bình, yếu giảm, đặc biệt là số học sinh yếu đã vươn lên trung bình, chứng tỏ phương pháp đã có hiệu quả rõ rệt.
PHẦN C – KẾT LUẬN
	I/ Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI ĐỐI VỚI CÔNG TÁC:
	- Sáng kiến kinh nghiệm này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên và kết quả học tập của học sinh. Từ đó giúp học sinh nắm vững kiến thức đã được học, đồng thời rèn luyện các kỹ năng, kỹ xảo để học sinh thành thạo hơn trong việc sử dụng các kiến thức để làm các dạng bài toán khác nhau, tạo cho học sinh hứng thú say mê học tập bộ môn là biện pháp nâng cao chất lượng dạy học.
	- Sáng kiến kinh nghiệm này có ý nghĩa trong việc phát triển năng lực, nhận thức, rèn trí thông minh cho học sinh. Một bài toán nhiều cách giải có cách giải thông thường theo các bước quen thuộc nhưng củng có nhiều cách giải độc đáo thông minh ngắn gọn mà lại chính xác cao. Rèn tác phong lao động có văn hóa, lao động có tổ chức, giúp các em nhìn lại những hành động thiếu suy nghỉ của mình để các em hoàn thiện hơn về nhân cách, lối sống, các em sẽ tích cực tham gia các hoạt động có một niềm tin học tập bộ môn hóa học.
	- Sáng kiến kinh nghiệm còn có khả năng gắn kết các nội dung học tập ở trường với thực tiễn và vận dụng các kiến thức hóa học vào thực tế đời sống, sản xuất, giúp cho giáo viên nâng cao được nhiều đối tượng học sinh và có thể phân loại được học sinh, giáo viên còn tiết kiệm được thời gian, học sinh tự giác, độc lập làm bài sẽ phát huy được tính tích cực của học sinh.
	II/ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
	- Để áp dụng được đề tài này công việc giảng dạy giáo viên phải thường xuyên trau dồi kiến thức nâng cao kỹ năng giải toán đặc biệt phải nắm chắc bản chất và hiểu sâu sắc các phương pháp tính toán hóa học.
	- Hệ thống hóa kiến thức, từ dễ đến khó và từ đơn giản đến phức tạp
	- Trong quá trình giảng dạy các dạng bài tập hóa học, nếu chú trọng rèn luyện tốt tư duy cho học sinh thì các em sẽ hiểu nhớ, vận dụng kiến thức tốt hơn, học sinh sẽ được củng cố, hệ thống quá, mở rộng nâng cao kiến thức đồng thời các kỹ năng cũng được rèn luyện tốt hơn.
	- Không ngừng học hỏi, học ở thầy, học ở đồng nghiệp
	- Rèn tốt cho học sinh tư duy sáng tạo thông qua phương pháp giải các dạng bài toán hóa học đều góp phần rất tích cực vào việc hình thành nhân cách cho học sinh gồm: tính chủ động, sáng tạo, niềm tin và ý chí quyết tâmđó củng chính là mục tiêu giáo dục con người trong thời đại mới.
	- Sáng kiến kinh nghiệm này có thể áp dụng cho nhiều đối tượng học sinh THCS: Với học sinh đại trà, với các đối tượng học sinh khá, giỏi. 
	- Sáng kiến kinh nghiệm này được ra đời trước tình hình dạy học môn hóa học ở trường và kinh nghiệm của bản thân nhằm đáp ứng một phần nhỏ những yêu cầu trong dạy và học môn hóa học ở nhà trường hiện nay và trong những năm sắp tới.
	III/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN:
1/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Trong quá trình thực hiện sáng kiến kinh nghiệm “phân dạng và phương pháp giải bài toán hóa học lớp 8”, tôi rút ra một số kinh nghiệm như sau:
	- Để nâng cao chất lượng dạy và học thì đòi hỏi người giáo viên phải có tâm quyết với nghề, phải đầu tư nhiều thời gian về thiết kế xây dựng giáo án giảng dạy sao cho kích thích được tính tư duy cũng như gây hứng thú cho học sinh trong mỗi tiết dạy.
	- Chất lượng đối tượng học sinh trong một lớp không đồng đều. Do đó giáo viên phải vận dụng phương pháp giảng dạy phù hợp theo từng đối tượng học sinh. Trong quá trình giảng bài giáo viên nên chú ý đến đối tượng học sinh yếu. Tiến trình bồi dưỡng kỹ năng được thực hiện theo hướng đảm bảo tính kế thừa và phát triển vững chắc. Tôi thường bắt đầu từ một bài tập mẫu, hướng dẫn phân tích đầu bài cặn cẽ để học sinh xác định hướng giải, từ đó các em rút ra phương pháp chung để giải các bài toán cùng loại. Sau đó tổ chức cho học sinh giải bài toán tương tự mẫu, phát triển vượt mẫu và cuối cùng nêu ra các bài toán tổng hợp.
	- Một bài toán tôi đều đưa ra nguyên tắc nhằn giúp các em dễ nhận dạng bài toán và dễ vận dụng các kiến thức, kỹ năng một cách chính xác, hạn chế được những nhầm lẫn có thể xảy ra trong một cách nghỉ và cách làm học sinh.
	- Tôi luôn chú trọng đến việc kiểm tra, đánh giá kết quả, sửa chữa rút kinh nghiệm và nhấn mạnh những sai sót mà học sinh thường mắc.
2/ HƯỚNG PHÁT TRIỂN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
	- Bổ sung thêm các dạng bài tập định tính và định lượng ở mức độ dành cho học sinh đại trà và học sinh khá, giỏi.
	- Áp dụng điều chỉnh những thiếu sót vào giảng dạy tại nơi công tác.
	- Vân dụng các kinh nghiệm giảng dạy, tiếp thu các ý kiến đồng nghiệp và không ngừng học hỏi đóng góp sự đóng góp xây dựng của các đồng nghiệp để đưa đề tài này có tính thực tiễn và đạt hiệu quả cao trong công tác để nâng cao chất lượng dạy học của ngành giáo dục từng bước nâng dần trình độ học sinh.
IV/ ĐỀ XUẤT VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ:
- Đối với nhà trường: Cần trang bị cho giáo viên nhiều tài liệu nâng cao hóa học 8 tham khảo nhiều hơn nữa để hỗ trợ cho giáo viên trong quá trình giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Đối với giáo viên: Phải thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng tham khảo nhiều tài liệu để nâng cao kiến thức, đưa các phương pháp giải bài toán hóa học vào giảng dạy và bồi dưỡng học sinh mũi nhọn, luôn học tập các bạn đồng nghiệp để không ngừng nâng cao chuyên môn và nghiệp vụ cho bản thân.
TỰ NHẬN XÉT CỦA BẢN THÂN VỀ ĐỀ TÀI:
Đề tài này được thực hiên trong phạm vi hẹp, phạm vi Trường THCS Mỹ Hiệp là đối tượng học sinh lớp 8A2, 8A3. Chắc chắn sẽ có nhiều vấn đề cần chỉnh đốn, cần bổ sung thêm cho hoàn chỉnh. Tuy thực hiện có hiệu quả, nhưng đề tài này sẽ tiếp tục thực hiện và nghiên cứu để các giải pháp thực hiện ngày càng hiệu quả hơn, nhằm góp phần nâng cao chất lượng bộ môn cho trường, huyện và tỉnh nhà.
	Rất mong sự đóng góp tận tình và hỗ trợ của quý thầy cô.
	Tôi xin chân thành cám ơn!
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG THCS MỸ HIỆP
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN CAO LÃNH
Xác nhận của Hiệu Trưởng Mỹ Hiệp, ngày 12 tháng 3 năm 2012
	 Giáo viên thực hiện
 Lâm Văn Tài
MỤC LỤC
NỘI DUNG
Trang
PHẦN A – ĐẶT VẤN ĐỀ
I/ Lý do chọn đề tài
II/ Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
III/ Phương pháp nghiên cứu
IV/ Đối tượng nghiên cứu
V/ Giới hạn của đề tài
VI/ Kế hoạch thực hiện
PHẦN B – NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “PHÂN DẠNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP HÓA HỌC LỚP 9”
I/ Cơ sở lý luận
II/ Cơ sở thực tiễn
III/ Thực trạng trước khi thực hiện các biện pháp của sáng kiến kinh nghiệm
IV/ Các biện pháp giải quyết vấn đề:
 A – Dạng 1: Bài toán cơ bản về mol, khối lượng mol và thể tích mol chất khí
 B – Dạng 2: Bài toán tính theo công thức hóa học
 C – Dạng 3: Bài toán về lập công thức hóa học
 D – Dạng 4: Bài toán tính theo phương trình hóa học
 E – Dạng 5: Bài toán hiệu suất phản ứng
 F – Dạng 6: Bài toán về hỗn hợp
 G – Dạng 7: Dung dịch và nồng độ dung dịch
V/ Hiệu quả áp dụng
PHẦN C – KẾT LUẬN
I/ Ý nghĩa của đề tài đối với công tác
II/ Khả năng áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
III/ Bài học kinh nghiệm và hướng phát triển
IV/ Đề xuất và những kiến nghị
1
1 - 2
2
2
2
2 - 3
3
3
4
4
5
6 - 11
11 - 13
13 - 15
15 - 20
20 - 22
22 – 24
24 – 36
36 - 38
38
38
39
39
NHỮNG TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS – NXB Giáo dục
2/ Sách giáo khoa hóa học lớp 8 – Lê Xuân Trọng (chủ biên) – Ngô Ngọc An – Ngô Văn Vụ.
3/ Sách Bài tập Hoá học 8 - Lê Xuân Trọng (chủ biên) – Cao Thị Thăng – Ngô Văn Vụ.
4/ Nắm vững kiến thức rèn luyện kỹ năng hóa học 8 – NXB giáo dục.
5/ Bài tập nâng cao hóa học 8 - Lê Xuân Trọng (chủ biên) – Đoàn Việt Nga - NXBGD.
6/ Bài tập nâng cao hóa học 8 - Ngô Ngọc An (chủ biên) – NXB giáo dục.
7/ Rèn luyện kỹ năng giải toán hóa học 8 – NXB giáo dục.
8/ Giải toán và trắc nghiệm hóa học 8 – Đổng Công Hiệp – Huỳnh Văn Út – NXB giáo dục.
8/ Chuyên đề bồi dưỡng Hoá học 8- 9 của Hoàng Vũ.

Tài liệu đính kèm:

  • docPhan dang va phuong phap giai bai toan hoa hoc lop 8.doc