Giáo án Ngữ văn 8 (Chuẩn kiến thức cơ bản)

Giáo án Ngữ văn 8 (Chuẩn kiến thức cơ bản)

A . Mục tiêu cần đạt : ( SGK )

B . Chuẩn bị :

 1 . Giáo viên :

 - Tìm hiểu tiểu sử Thanh Tịnh

 - Tìm hiểu kiến thức nội dung trọng tâm bài học

 - Phương pháp dạy thích hợp .

 2. Học sinh :

 - Đọc trước tác phẩm , xem và trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.

C . Tiến trình lên lớp ( 45 )

 I/ Khởi động ; ( 5 )

1. On định .

2. Bài cũ :

- Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị bài mới ở nhà của học sinh

 3. Giới thiệu bài mới :

 - Trong cuộc đời mỗi người , những kỷ niệm tuổi học trò thường được lưu giữ bền lâu trong tâm trí . Đặc biệt càng đáng nhớ hơn là những kỷ niệm những ấn tượng của ngày tựu trường đầu tiên .

Truyện ngắn tôi đi học đã tả cảm xúc ấyở nhân vật “ tôi “ gieo vào lòng ta bao nỗi niềm buân khuâng , rung cảm nhẹ nhàn trong sáng . Đến với truyện ngắn này chúng ta như được cùng tác giả trở về ngày đầu tiên của tôi học trò để sống lại những kỷ niệm mơn man.

 

doc 206 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1291Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 (Chuẩn kiến thức cơ bản)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 	
Tiết 1 + 2	
Bài 1
TÔI ĐI HỌC _ ( Thanh Tịnh )
A . Mục tiêu cần đạt : ( SGK )
B . Chuẩn bị :
	1 . Giáo viên :
	- Tìm hiểu tiểu sử Thanh Tịnh
	- Tìm hiểu kiến thức nội dung trọng tâm bài học
	- Phương pháp dạy thích hợp .
	2. Học sinh : 
	- Đọc trước tác phẩm , xem và trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.
C . Tiến trình lên lớp ( 45’ )
 I/ Khởi động ; ( 5’ )
Oån định .
Bài cũ :
- Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị bài mới ở nhà của học sinh 
	3. Giới thiệu bài mới :
	- Trong cuộc đời mỗi người , những kỷ niệm tuổi học trò thường được lưu giữ bền lâu trong tâm trí . Đặc biệt càng đáng nhớ hơn là những kỷ niệm những ấn tượng của ngày tựu trường đầu tiên . 
Truyện ngắn tôi đi học đã tả cảm xúc ấyở nhân vật “ tôi “ gieo vào lòng ta bao nỗi niềm buân khuâng , rung cảm nhẹ nhàn trong sáng . Đến với truyện ngắn này chúng ta như được cùng tác giả trở về ngày đầu tiên của tôi học trò để sống lại những kỷ niệm mơn man.
 II/ Đọc - Hiểu văn bản(10’)
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
- GV : Yêu cầu học sinh đọc chú thích SGK/8
- HS : Đọc chú thích
- Qua chú thích theo em phải lưu ý những điểm nào về tác giả Thanh Tịnh ?
- Hỏi : Em biết gì về xuất xứ của văn bản “Tôi Đi Học “
- GV chốt ý về tác giả, tác phẩm :
 + Lên 6 tuổi tác giả được đổi tên là Trần Thanh Tịnh
 + Trong sự nghiệp sáng tác của Thanh Tịnh đã có mặt trên khá nhiều lĩnh vực : truyện ngắn, truyện dài, thơ, ca dao, bút ký văn học . . .
 + Thành công hơn trong sự nghiệp sáng tác là truyện ngắn và thơ .
 + Truyện ngắn tôi đi học được in trong tập quê mẹ xuất bản năm 1941
- GV hướng dẫn đọc : đọc chậm , rõ, thể hiện cảm xúc của nhân vật “ Tôi”
- gv đọc mẫu
-hs đọc – nhận xeét
- hỏi ; theo em văn bản”tôi đi học” nhân vật chính là ai ?
à hs trả lời nhân vật xưng “Tôi” 
- Hỏi: Nội dung chính của văn bản là gì ?
à HS trả lời : Những kỉ niệm sâu sắc của buổi tựu trường qua hồi tưởng của nhân vật “ Tôi “.
- Hỏi : kỉ niệm ngày đầu đến trường của “ Tôi “ được kể theo trình tự không gian và thời gian nào ?
à HS trả lời : + Không gian : - Trên đường tới trường
 - Ở sân trường
 - Trong lớp học
+ Thời gian : - Buổi sáng cuối thu
- Hỏi : Tương ứng với các trình tự ấy là những đoạn văn nào trong văn bản ?
à HS trả lời :
+ Đoạn 1 : Từ đầu đến trên ngọn núi
+ Đoạn 2 : Tiếp theo đến nghĩ cả ngày nữa
+ Đoạn 3 : Còn lại
- GV : treo bảng phụ phần kết cấu .
- HS đọc lại đoạn đầu văn bản .
- GV hỏi : kỉ niệm ngày đầu đến trường của “ Tôi “ được gắn với không gian và thời gian cụ thể nào ?
à HS trả lời :
+ Không gian : trên con đường làng
+ Thời gian : buổi sáng cuối thu
- GV hỏi : Câu văn “ Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần nhưng lần này tự nhiên thấy lạ “ cảm giác quen mà lạ đó có ý nghĩa gì ?
à HS trả lời : tự cảm thấy có sự thay đổi lớn trong lòng mình .
- GV hỏi : Như vậy khi cùng mẹ đi trên con đường đến trường “ Tôi “ cảm thấy như thế nào ? Vì sao nhân vật “ Tôi “ cảm thấy như vậy ?
à HS trả lời : Thấy lạ – Vì lòng có sự thay đổi lớn : Hôm nay tôi đi học .
- GV hỏi : Nhân vật “ Tôi “ cảm thấy mình như thế nào trong bộ quần áo mới vời mấy quyển vở mới ?
à HS trả lời : cảm thấy trang trọng và đứng đắn .
- GV hỏi : Việc cẩn thận nâng niu mấy quyển vở và khi xin mẹ để được cầm cả bút thước , chứng tỏ nhân vật “ Tôi “ muốn thể hiện gì vơí mọi người ?
- Câu văn : “ Yù nghĩa thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàn như một làn mây lướt ngang ngọn núi “ .hãy phát hiện và phân tích ý nghĩa của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu văn trên ?
- HS thảo luận nhóm và đại diện nhóm đứng lên trình bày.
à HS trả lời :
 + So sánh
 + Muốn nhận thức về nhiệm vụ trong cuộc sống .
- GV hỏi : Qua tìm hiểu trên về cảm nhận của “ tôi “ trên đướng cùng mẹ đến trường . em có nhận xét gì về nhân vật “ tôi “
- GV phát phiếu bài tập :
 + Mọi sự thay đổi trước nhìn nhận của “tôi “
 + Khát vọng vươn tới một tâm hồn trẻ thơ 
 + Trong sáng, hồn nhiên, biết nhận thức về việc học.
- GV nhận xét :
- GV bình : Đối với một em bé vui thú với việc chơi đùa . . . đi học quả là một sự kiện lớn, một thay đổi quan trọng đánh dấu bước ngoặc của tuổi thơ. Việc thấy mình đứng đắn với những ý nghĩa trong sáng hồn nhiên đó là nét dịu dàng đáng yêu cho mọi người chúng ta khi được biết đến.
- GV giới thiệu chuyển ý : Sự cảm nhận mọi vật đều lạ khi cùng mẹ đến trường trên con đường làng, cảm giác ấy được nhân lên thế nào khi đứng trước sân trường của cậu bé .
- HS đọc đoạn 2 :
- GV hỏi : Cảnh trước sân trường làng Mĩ Lí được lưu lại trong tâm trí tác giả có gì nổi bậc ?
- HS trả lời : - Trước sân trường . . . cả người
 - Người nào . . . sáng sủa
- GV hỏi : Cảnh tượng ấy gợi nên không khí gì của ngày khai trường điều đó có ý nghĩa gì ?
- HS trả lời : Không khí đặc biệt thể hiện tinh thần hiếu học 
- GV hỏi : Ngôi trường được tôi so sánh với hình ảnh nào ? Và so sánh đó mang ý nghĩa gì ?
- HS trả lời : + So sánh với đình làng HÒA ẤP
 + Trang nghiêm
- GV hỏi : Hãy tìm thêm một số câu văn có hình ành so sánh và cho biết ý nghĩa của mỗi phép so sánh đó ?
- GV hỏi : Ngoài việc sử dụng so sánh tác giả đã sử dụng nghệ thuật nào khi diễn tả tâm trạng của “ tôi “ ?
- GV cho hs thảo luận nhóm :
 + Động từ đặc tả tâm trạng
 + Điệp từ láy “ lúng túng “ 
 + Miêu tả cụ thể các dạng khác
- GV hỏi : Em có nhận xét gì về cách sử dụng biện pháp nghệ thuật của tác giả ?
à HS trả lời : Nghệ thuật chuẫn xác 
- GV hỏi : Qua việc sử dụng những biện pháp nghệ thuật đó em có nhận xét gì về tâm trạng của nhân vật “tôi “ ?
à HS trả lời : Mang nhiều tâm trạng khác nhau 
- GV chốt : Khi đứng trước sân trường tôi mang nhiều tâm trạng cung bậc khác nhau . Từ ngập ngừng e sợ đến rụt rè, lúng túng đến dềnh dàng run run và cuối cùng là khác
- GV hỏi : Em có nhận xét gì về những người lớn ? 
Gv cho hs thảo luận : 
 + phụ huynh chuẩn bị chu đáo cho em
 + Oâng đối : từ tốn bao dung 
 + thầy giáo trẻ : vui tính, giàu tình thương yêu 
à Đầy trách nhiệm và hết lòng thương yêu 
- hs đọc đoạn cuối : 
- GV hỏi : Vì sao khi sắp hàng đợi vào lớp “Tôi “ chưa lần nào thấy xa mẹ như lần này ?
à HS trà lời : Cảm nhận được sự độc lập 
- GV hỏi : Khi vào ngồi tong lớp học “ tôi “ đã có những cảm nhận nào ? 
à HS trả lời : Lạ và hay hay – lạm nhận – không cảm thấy sự xa lạ – quyến luyến tự nhiên
 - HS đọc đoạn : Một con chim . . . đưa tôi về cảnh thật 
- GV hỏi : Em có nhận xét gì về khoảnh khắc này của một tâm hồn trẻ dại ?
à HS trả lời : Rời bỏ quá khứ vui chơi quay về thực tại của việc học 
- GV chốt và bình : Đó là giây phút sang trang của một tâm hồn trẻ dại, tạm biệt thế giới ấu thơ chỉ biết nô đùa nghịch ngợm để bước vào thế giới tuổi học trò nghiêm chỉnh đầy khó khăn nhưng biết bao hấp dẫn .
III/ Tổng kết (3’)
- GV hỏi : Văn bản đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào ? theo em phương thức nào nổi trội hơn ?
à HS trả lời : Tự sự, miêu tả, biểu cảm, trong đó biểu cảm nổi trội hơn cả .
- GV hỏi : Em cảm nhận được những điều tốt đẹp nào từ nhân vật “tôi” cũng như từ tác giả ?
à HS trả lời : Kỉ niệm trong sáng trong buổi tựu trường đầu tiên.
- GV gọi hs đọc phần ghi nhớ sgk/9
IV/ Luyện tập (10)
- GV cho hs đọc yêu cầu bài tập 1/9 
- HS thảo luận vạch ra hệ thống hóa cảm xúc của nhân vật
- HS đọc bài tập 2/9
- GV yêu cầu :
 + Mỗi học sinh hình thành bài văn ngắn
 + Đọc trước lớp – hs nhận xét 
 + GV góp ý cho từng bài và góp ý chung 
A . Tìm hiểu bài 
 I. Tác giả – Tác phẩm
 - Học trong sách giáo khoa chú thích dấu sao trang 8
II. Kết cấu
III. Tìm hiểu văn bản 
 1/ cảm nhận của “tôi” trên đường tới trường 
- Thấy lạ 
- Trang tọng, đứng đắn
- Muốn khẳng định mình
à Trong sáng, hồn nhiên, biết nhận thức về việc học.
2/ Cảm nhận của tôi ở trường 
- Dày đặc người 
- Người nào cũng đẹp 
=> Không khí đặc biệt của ngày khai trường 
- Động từ đặc tả tâm trạng. 
- Điệp từ láy.
- Miêu tả cụ thể các dạng khác.
=> “ Tôi “ mang nhiều tâm trạng.
3/ Cảm nhận của “tôi” trong lớp học
- Cảm nhận sự độc lập
- Những cảm xúc ban đầu thay đổi
à Tạm biệt quá khứ nô đùa, sẵn sàng đón nhận giờ học đầu tiên.
4/ Tổng kết
- Ghi nhớ SGK
B/ Luyện tập 
 Bài tập 1
 - Từ hiện tại nhớ về quá khứ
 - Cảm nhận trên đường cùng mẹ đến trường 
 - Cảm nhận khi ở trong sân trường 
 - Cảm nhận khi ngồi trong lớp học
 Bài tập 2
 - HS hình thành bài văn ngắn theo yêu cầu.
V/ Dặn dò : 
	- Nhân vật “tôi” nhớ lại kỷ niệm buổi đầu đi học bằng nhu6ng4 hình ảnh cụ thể nào
	- Học bài, xem lại phần phân tích, đọc lại truyện, học thuộc chú thích tác giả, tác phẩm và ghi nhớ. 
- Làm bài tập 2 hoàn chỉnh .
	- Xem và soạn bài “Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ “
Tiết 3 
CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA NGHĨA TỪ NGỮ
A . Mục tiêu cần đạt : ( sgk )
B . Chuẩn bị :
	1 . Giáo viên :
	- Bảng phụ, sơ đồ, khái niệm nghĩa của từ , phiếu học tập.
	- Nội dung kiến thức trọng tâm của bài học.
	- Phương pháp giảng dạy thích hợp.
	2. Học sinh :
	- Bài soạn ở nhà.
	- Thao tác hoạt động nhóm.
C . Tiến trình lên lớp :
 I/ Khởi động (3’) :
	1/ Oån định :
	2/ Bài cũ : 
- Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị bài mới ở nhà của học sinh 
	3/ Giới thiệu bài mới :
- Ơû lớp 7 các em đã học về mối quan hệ về nghĩa của từ đó là quan hệ đồng nghĩa và quan hệ trái nghĩa . 
- Ơû lớp 8 các em sẽ học về mối quan hệ khác về nghĩa của từ ngữ, đó là quan hệ bao hàm  ... + Hình ảnh được gán cho giặc: Dẻ, chó cú, diều, hổ đói
+ Aån dụ
GV hỏi: Đoạn văn tố cáo tội ác của giặc đã khơi gợi được điều gì ở trung sĩ?
HS trả lời: Thấy được cái nhục của quốc thể
GV hỏi: Với những sự ngang ngược lộng hành đó thì Trần Quốc Tuấn thể hiện lòng mình như thế nào qua đoạn văn nào?
HS trả lời: Căm tức, thù hằn: “Ta thường..ta cũng vui lòng”.
GV hỏi: Với những nỗi lòng đó của vị chủ tướng thì nó tac1 động ra sao với tướng sĩ ?
Hết tiết 93 chuyển tiết 94
HS: Đọc đoạn 3: Các ngươi ở cùng ta.không muốn vui vẻ phỏng có được không?
GV hỏi: Mối quan hệ giữa Trần Quốc Tuấn với tướng sĩ là mối quan hệ trên dưới theo đạo thần chủ hay quan hệ bình đẳng của những người cùng cảnh ngộ ?
HS trả lời:
+ Quan hệ chủ tướng
+ Quan hệ cùng cảnh ngộ
GV giảng: Quan hệ chủ tướng để khích lệ tinh thần trung quân ái quốc, còn quan hệ cùng cảnh ngộ để khích lệ lòng ân nghĩa thuỷ chung.
GV hỏi: Sau khi nêu mối ân tình giữa chủ soái và tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn phê phán những hành động sai của tướng sĩ, đồng thời khẳng định hành động đúng nên làm có dụng ý gì ?
HS trả lời: Nêu cao tinh thần cảnh giác quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược.
GV hỏi: Để tác động vào nhận thức tác giả đã sử dụng những thủ pháp nghệ thuật gì ?
HS trả lời: So sánh tương phản, điệp từ, điệp ý tăng tiến.
GV hỏi: Việc sử dụng các thủ pháp nghệ thuật đó có tác dụng gì trong việc lập luận phân tích?
HS trả lời: Đưa người đọc nhận rõ đúng sai, nhận ra điều sai trái.
HS: Đọc đoạn cuối
GV hỏi: Đoạn cuối Trần quốc Tuấn đã vạch ra hai con đường. Đó là con đường nào ?
HS trả lời: Chính và tà hoặc là sống và chết, ta và địch
GV hỏi: Việc dẫn hai con đường đó thể hiện thái độ gì của tác giả?
HS trả lời: Thái độ dứt khoát, thẳng thắn và nghiêm khắc.
GV hỏi: Đoạn văn thể hiện sự động viên cao nhất, chi tiết nào thể hiện điều đó?
III. Tổng kết: (5’)
? Qua văn bản đã tìm hiểu, em biết gì về nỗi lòng của Trần Quốc Tuấn khi đất nước bị giặc dày xéo?
? Văn bản Hịch Tướng Sĩ mang nội dung tư tưởng gì?
- HS đọc to phần ghi nhớ SGK/61
IV. Luyện tập: 10’)
? Hãy nêu một số đặc sắc nghệ thuật đã tạo nên sức thuyết phục người đọc cả nhận thức và tình cảm ở bài Hịch Tướng Sĩ?
- Phát phiếu học tập
Nghệ thuật lập luận của bài văn “Hịch Tướng Sĩ” khích lệ nhiều mặt để tập trung vào một hướng chính, vậy hướng chính đó là gì ?
A. Khích lệ ý chí lập công danh, lòng tự trọng cá nhân, tự tôn dân tộc 
B. Khích lệ lòng yêu nước, căm thù giặc
©Khích lệ tinh thần quyết chiến quyết thắng
D. Khích lệ tinh thần trung quân, tình cốt nhục
A. Tìm hiểu bài:
I. Tác giả, tác phẩm:
 SGK/58 – 59
II. Kết cấu văn bản:
III. Phân tích:
1. Nêu gương trung thần nghĩa sĩ:
Khích lệ ý chí xả thân, lập công vì nước.
2. Thực tế trước mắt:
- Dùng hình ảnh ẩn dụ, đối lập cho thấy giặc tham tàn bạo ngược, đất nước chịu nổi nhục khi chủ quyền xâm phạm.
- Lời nói cường điệu cho thấy tấm lòng người anh hùng căm thù bầm gan tím ruột, mất ngủ quên ăn.
3.Phân tích làm rõ:
 Cách nói nghiêm khắc: Sỉ mắng, răn đe khi chân thành baỳ tỏ thiệt hơn.
Ú Nêu cao tinh thần cảnh giác quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược.
 So sánh tương phản, điệp từ, điệp ý tăng tiến: Đưa người đọc nhận rõ đúng sai, nhận ra điều sai trái.
4. Nhiệm vụ cấp bách:
Hai con đường: Chính và tà, sống và chết, ta và địch. Thái độ dứt khoát, thẳng thắn và nghiêm khắc.
Ú Động viên cao nhất ý chí quyết tâm chiến đấu của moị người.
IV. Tổng kết: 
 Ghi nhớ SGK/61
B. Luyện tập:
1/ Khích lệ nhiều mặc để tập trung một hướng: Ý chí lập công danh, lòng tự trọng cá nhân. Tự tin dân tộc Ú lòng căm thù giặc, tinh thần trung quân ái quốc, nghĩa tình cốt nhục 
Ú Khích lệ lòng yêu nước bất khuất quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược.
2/ Lược đề:
Khích lệ lòng căm thù giặc, nỗi nhục mất nước
Khích lệ lòng trung quân ái quốc và lòng nhân nghĩa thuỷ chung của người cùng cảnh ngộ
Khích lệ ý chí lập công danh xã thân vì nước
Khích lệ lòng tự trọng liêm sỉ ở mỗi người khi nhận rõ cái sai thấy rõ điều đúng
Khích lệ lòng yêu nước bất khuất, quyết chiến quyết thắng khi kẻ thù xâm lược
V. Củng cố, dặn dò: (3’)
? Phát biểu cảm nhận của em qua lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn được thể hiện qua bài hịch?
? Trần Quốc Tuấn viết bài hịch để làm gì ?
Học bài và làm BT phần luyện tập
Xem và soạn bài “Hành động noí”
Tiết 96 HÀNH ĐỘNG NÓI 
A. Mục tiêu cần đạt: SGV	
B. Chuẩn bị:
1. GV: - Giáo án, bảng phụ, phiếu học tập
	- Phương pháp giảng dạy thích hợp
2. HS: - Vở soạn và tinh thần học tập tích cực
C. Hoạt động lên lớp: 
I. Khởi động: (5’)
1. Ổn định: 
2. Bài cũ: 
Trình bày đặc điểm hình thức chức năng của câu phủ định? Cho ví dụ minh họa?
3. Giới thiệu bài mới: Lâu nay các em nghe nói hành động là những việc có mục đích nhất định vậy thì nói có phải là hành động hay không. Tiết học này sẽ giúp em biết được điều đó.
II. Hình thành kiến thức mới : (15’)
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
PHẦN GHI BẢNG
GV: Treo bảng phụ – HS đọc
GV hỏi: Lý Thông nói với Thạch Sanh nhằm mục đích gì ? câu nào thể hiện rõ mục đích ấy ?
HS trả lời: 
+ Nhằm mục đích đẩy Thạch Sanh đi
+ Thôi bây giờtrốn ngay đi
GV hỏi: Lý Thông có đạt được mục đích của mình không ? Chi tiết nào nói lên điều đó ?
HS trả lời: Có và Thạch Sanh vội vã từ giã ra đi
GV hỏi: Lý Thông đã thực hiện mục đích của mình bằng phương tiện gì?
HS trả lời: Bằng lời nói
GV hỏi: Nếu hiểu hành động là “Việc làm cụ thể của con người nhằm mục đích nhất định “thì việc làm của Lý Thông có phải là một hành động không ? Vì sao?
HS trả lời: Là hành động vì đó là một việc làm có mục đích
GV hỏi: Qua tìm hiểu trên em hiểu thế nào là hành động nói?
HS trả lời: Dựa vào ghi nhớ SGK/62
GV hỏi: Ngoài câu đã phân tích mỗi câu còn lại trong lơì nói của Lý Thông nhằm mục đích gì?
HS trả lời: Câu 1: Trình bày
 Câu 2: Đe dọa câu 4: Hứa hẹn
HS: Đọc đoạn trích
GV hỏi: Chỉ ra các hành động nói và mục đích của mỗi hành động
HS trả lời: 
+ Vậy thì.ở đâu? Ú Hỏi
+ U nhất định bán con đấy ư ? U
Không cho con ở nhà nữa ư ? Ú Hỏi
+ Khốn nạn thân con thế này!
Trời ơi! Ú Bộc lộ cảm xúc
GV hỏi: Qua phần tìm hiểu ở I và II em hãy cho biết hành động nói có những kiểu nào?
HS trả lời: Dựa vào ghi nhớ SGK/63
- GV nhận xét, kết luận
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK/63
III. Luyện tập: (20’)
HS đọc và xác định yêu cầu BT 1/63
GV hỏi: Trần Quốc Tuấn viết bài Hịch Tướng Sĩ có mục đích gì?
- HS trả lời – lớp nhận xét
- GV nhận xét chung
- HS xác định câu nói thể hiện mục đích và vai trò với việc thực hiện mục đích chung
- HS đọc BT và xác định yêu cầu
BT:
 - HS thảo luận nhóm trả lời hoặc có thể cho 3 HS lên bảng 
A. Tìm hiểu bài:
I. Hành động nói là gì?
Thôi bây giờ nhân trời chưa sáng, em hãy trốn ngay đi.
Ú Lời nói có mục đích: Thạch Sanh vội vàng từ giã mẹ con Lý Thông.
 Hành động nói
II. Ghi nhớ: 
 SGK/62
II. Một số kiểu hành động nói thường gặp:
1. Câu 1: Trình bày
 Câu 2: Đe dọa
 Câu 4: Hứa hẹn
2. Vậy thìở đâu ?
 U định.đấy ư ?
 U không.nữa ư ?
 Con sẽ..thôn Đoài: Tuyên bố
Bộc lộ cảm xúc
 Khốn nạnthế này!
 Trời ơi!
* Ghi nhớ: SGK/63
B. Luyện tập:
BT 1: Mục đích của văn bản Hịch Tướng Sĩ:
“Nay ta chọn binh pháp..tức là nghịch kẻ thù”
- Khích lệ tướng sĩ học binh thư yếu lược
- Khích lệ lòng yêu nước của tướng sĩ
BT 2: Mục đích của những hành động nói:
a. – Bác trai đã khá rồi chứ: Hỏi
- Cảm ơn cụ nhà Cháu đã tỉnh táo như thường, nhưng xem ra hãy còn lề bề lệch bệch chừng như vẫn mỏi mệt lắm: Trình bày
- Bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn: khuyên bảo
Dự đoán tình hình
- Chứ cứ nằm đấy thì khổ
- Người ốmhoàn hồn 
- Vâng, cháu cũng nghĩ như cụ: Đáp lại
- Nhưng để cháo nguội.....húp đã
- Nhịn suôngcòn gì
Ú Trình bày rõ mục đích và hiện trạng
- Thế thì phải giục.vào rồi đấy: Khuyên bảo
b. – Đây là trời.việc lớn: Dự đoán sự việc
 - Chúng tôi nguyện đemtổ quớc: Hứa hẹn
c. – Cậu Vàngạ! Báo tin
- Cụ bán rồi? Hỏi
Trình bày: Trả lời
- Bán rồi
- Họ vừa bắt xong
- Thế nó cho bắt à Hỏi
Bộc lộ cảm xúc
- Khốn nạn
- Ông Giáo ơi!
- Nó biết gì đâu!.....dốc ngược nó lên: Trình bày
IV. Củng cố, dặn dò: (5’)
? Hành động nói là gì?
? Qua tìm hiểu trên hãy kể những hành động nói?
Học bài và làm BT còn lại
Chuẩn bị cho tiết trả bài viết	
Tiết 96 
	 TRẢ BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN SỐ 5
A. Mục tiêu cần đạt: SGV	
B. Chuẩn bị:
1. GV: - Bài viết của HS đã chấm
	- Bài viết của HS đã chọn
	- Dàn ý bài văn và đáp án
2. HS: Theo dõi và tự nhận xét về bài viết của mình
C. Hoạt động lên lớp: (45’)
I. Khởi động: (10’)
1. Ổn định: 
2. Bài cũ: 
- Văn bản thuyết minh có vai trò và tác dụng như thế nào trong đời sống ?
- Khi viết bài văn thuyết minh người viết phải làm gì?	
3. Bài mới: 
II. Hoạt động trả bài : (30’)
1. Nhận xét chung:
- Nhận xét về điểm của HS và nêu số liệu
- Nhận xét về cách trình bày
- Nhận xét chung về nội dung bài viết
2. Xác định lại yêu cầu của đề:
a. Đề: Giới thiệu khái quát văn bản “Quê Hương” của Tế Hanh
b.Dàn ý bài văn: Đã soạn ở tiết 87 – 88
3. Đọc bài văn:
- Một bài trội nhất lớp
- Một bài kém nhất lớp
4. Phát bài:
- HS phát bài
- HS xem bài của mình và ý kiến (nếu có)
5. Vào điểm:
III. Củng cố, dặn dò: (5’)
Học bài và xem lại toàn bộ kiến thức văn bản thuyết minh
Chuẩn bị bài “Nước Đại Việt ta” soạn và sưu tầm tài liệu liên quan đến bài học

Tài liệu đính kèm:

  • docNGU VAN 8 - TRON BO.doc