A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài:
“Văn học là hình thức đặc biệt của xã hội , là nghệ thuật vận dụng ngôn ngữ ,một cách tài tình và sáng tạo để nhận thức và phản ánh đời sống xã hội , để biểu hiện tâm tư của con người .Văn học trở thành công cụ để giáo dục con người cải tạo xã hội mạnh mẽ , nó là vũ khí tư tưởng rất sắc bén có tác dụng to lớn , sâu rộng và bền bỉ mà lịch sử loài người từ trước đến nay đã xác nhận ”( Phạm Văn Đồng )
Gía trị văn chương không phải là yêu cầu cao nhất đối với văn bản Nhật dụng.Tuy nhiên nó vẫn là yêu cầu quan trọng vì văn có hay mới làm cho người đọc thấm thía về tính chất thời sự nóng hỏi của chính vấn đề được đặt ra và còn giúp cho việc bồi dưỡng rèn luyện không ít kiến thức , kĩ năng đặc thù của môn Ngữ văn.
Xuất phát từ thực tế đó tôi muốn tìm hiểu,nghiên cứu sâu hơn để trang bị cho mình PPDH có hiệu quả những văn bản nhật dụng.
A. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ do chän ®Ò tµi: “Văn học là hình thức đặc biệt của xã hội , là nghệ thuật vận dụng ngôn ngữ ,một cách tài tình và sáng tạo để nhận thức và phản ánh đời sống xã hội , để biểu hiện tâm tư của con người .Văn học trở thành công cụ để giáo dục con người cải tạo xã hội mạnh mẽ , nó là vũ khí tư tưởng rất sắc bén có tác dụng to lớn , sâu rộng và bền bỉ mà lịch sử loài người từ trước đến nay đã xác nhận ”( Phạm Văn Đồng ) Gía trị văn chương không phải là yêu cầu cao nhất đối với văn bản Nhật dụng.Tuy nhiên nó vẫn là yêu cầu quan trọng vì văn có hay mới làm cho người đọc thấm thía về tính chất thời sự nóng hỏi của chính vấn đề được đặt ra và còn giúp cho việc bồi dưỡng rèn luyện không ít kiến thức , kĩ năng đặc thù của môn Ngữ văn. Xuất phát từ thực tế đó tôi muốn tìm hiểu,nghiên cứu sâu hơn để trang bị cho mình PPDH có hiệu quả những văn bản nhật dụng. II. Lịch sử nghiên cứu đề tài: Trong quá trình viết đề tài này bản thân đã có tham khảo các tài liệu sau: 1. Giáo trình tâm lí giáo dục. 2. Tài liệu giáo dục học. 3. Sách giáo khoa ngữ văn 6,7,8,9. 4. Sách giáo viên ngữ văn 6,7,8,9. 5. Sách thiết kế bài giảng ngữ văn 6,7,8,9. III. Đối tượng phạm vi nghiên cứu: - Học sinh lớp 8A4, 8A5 , 8A8, trường THCS TT Mỹ Thọ. - Chương trình ngữ văn 6,7,8,9 năm học 2010 -2011. IV . Mục đích nghiên cứu: Đưa ra những hướng giải quyết một số khúc mắc về kiến thức và phương pháp dạy học , từ đó có thêm kinh nghiệm để dạy tốt văn bản Nhật dụng ứng nhu cầu đổi mới phương pháp hiện nay. V . Phương pháp nghiên cứu: - Phuơng pháp quan sát : hình thức chủ yếu phuơng pháp này là dự giờ - Phương pháp so sánh : với phương pháp này tôi phân loại , đối chiếu kết quả nghiên cứu. - Ngoài ra tôi còn đọc tài liệu ,thăm dò ý kiến học sinh. VI. Cấu trúc của đề tài: Gồm 3 phần A. Phần mở đầu: I/ Lí do chọn đề tài: II/ Lịch sử nghiên cứu: III/ Đối tượng phạm vi nghiên cứu: IV/ Mục đích nghiên cứu V/Phương pháp nghiên cứu VI/ Cấu trúc của đề tài B. Phần nội dung I/ Thực trạng II/ Thực tiễn giảng dạy III/ Nguyên nhân chất lượng chưa cao C. Phần kết thúc I. Kết quả nghiên cứu: II/Bài học kinh nghiệm: III/ Đề xuất và kiến nghị: B.PHẦN NỘI DUNG I. Thực trạng: 1. Thuận lợi: Trường THCS TT Mỹ Thọ là trường lớn của huyện .Trường có đội ngũ giáo viên đông , có năng lực chuyên môn và dày dạn kinh nghiệm. Chất lượng học sinh luôn đứng đầu trong huyện . Mục tiêu của trường là đào tạo học sinh có chất lượng coa về văn hoá và đạo đức 2. Khó khăn : Các em rất thuận tiện cho việc học , vì đa số ở thị trấn , song bên cạnh đó còn một số em chưa ý thức học , bị lôi cuốn bởi trò chơi điện tử. 3. Kết quả thực trạng: - Trong kỳ khảo sát tỉ lệ học sinh trung bình, yếu môn ngữ văn khá cao. - Học sinh đạt kết quả: Lớp Sĩ số Loại giỏi Loại khá Trung bình Yếu - Kém SL % SL % SL % SL % 8A4 42 1 2.9 5 14.7 28 52.9 8 23.5 8A5 42 5 11.9 28 42.9 17 40.5 8A8 34 8 22.8 10 17 17 48.6 II . Thực tiễn giảng dạy : Trong quá trình giảng dạy và dự giờ đồng nghiệp , tôi nhận thấy một số thực trạng sau : Coi văn bản là một thể loại truyện , kí. Chưa chú trọng vấn đề xã hội. Qua thực tế giảng dạy và học tập , kết quả hiện nay cho thấy kết quả học sinh chưa cao. *. Tiến trình dạy : V¨n b¶n: ÔN DỊCH THUỐC LÁ ( Văn 8 , tập 1 ) Tiết: 45 - Nguyễn Khắc Viện - I/. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: - Xác định được quyết tâm phòng, chống thuốc lá trên cơ sở nhận thức được tác hại to lớn, nhiều mặt của thuốc lá đối với đời sống cá nhân và cộng đồng. - Văn bản có sự kết hợp chặt chẽ giữa hai phương thức nghị luận và thuyết minh. - Rèn luyện kỷ năng đọc, phân tích một văn bản thuyết minh về vấn đề khoa học, xã hội. II/. Chuẩn bị: Giáo viên: giáo án, SGK, SGV, STK, bài báo minh hoạ, ảnh. Học sinh: SGK, STK, học bài, xem bài mới. III/. Các bước lên lớp: 1. Ổn định lớp: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (4’) 3. Bài mới: (38 phút) (Từ hình ảnh bài báo được minh hoạ dẫn đến nội dung của văn bản). TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung bài Hướng dẫn h/s đọc văn bản trang 118, gọi h/s đọc theo yêu cầu. H: Văn bản được trích từ đâu? Ai là tác giả? H: Xác định phương thức biểu đạt của văn bản? vì sao em xác định như vậy? H: Văn bản có thể chia làm mấy phần? nêu giới hạn và nội dung chính của từng phần? H: Theo em nhan đề văn bản có ý nghĩa như thế nào? H: Ta có thể bỏ dấu phẩy trong nhan đề hoặc đổi thành “Thuốc lá là một loại ôn dịch” hay không? tại sao? H: Việc dùng dấu phẩy có tác dụng như thế nào? Chuyển ý : H: Trong phần đầu văn bản, tác giả đã so sánh như thế nào việc hút thuốc lá với bệnh AIDS? Chuyển ý -> tìm hiểu những tác tác hại của thuốc lá đối với mọi mặt. Chia h/s ra 4 nhóm, cho thảo luận theo nội dung trong phiếu bài tập trong 5 phút. Nhóm 1 & 2: H: Trình bày những tác hại của thuốc lá đối với người hút. Nhóm 3: Người hít phải khói thuốc lá có những ảnh hưởng gì? Nhóm 4: Việc hút thuốc có ảnh hưởng đến kinh tế, văn hoá, an ninh trật tự như thế nào? H: Vì sao tác giả dẫn lời “THĐ” bàn về việc đánh giặc trước khi phân tích tác hại của thuốc lá? H: Điều đó có tác dụng gì trong lập luận? H: Từ những tác hại đó, em có thái độ như thế nào đối với việc hút thuốc lá? H: Phần cuối văn bản trình bày nội dung gì? H: Tình hình hút thuốc ở nước ta được so sánh với quốc gia nào? H: Các quốc gia trên có nền kinh tế như thế nào? Họ đã làm gì với việc hút thuốc? H: Tại sao Việt Nam cần chống thuốc lá? H: Bản thân em có biện pháp gì để chống lại nạn dịch thuốc lá? -> chú ý. -> đọc văn bản và chú thích. -> một văn bản về tác hại của thuốc lá của Giáo sư Ng Khắc Viện. -> thuyết minh. -> vì cung cấp kiến thức về một vấn đề khoa học, xã hội. -> 3 phần: + P1: (từ đầu -> “hơn cả AIDS”) -> thông báo về nạn dịch thuốc lá. + P2: (tiếp theo -> “phạm pháp”) -> tác hại của thuốc lá. + P3: (còn lại) -> kiến nghị chống thuốc lá. -> trình bày theo cảm nhận. -> không, vì nội dung không thay đổi nhưng tính biểu cảm không rõ ràng (nhấn mạnh thái độ bằng dấu phẩy trong lời nói nghỉ hơi). -> tỏ thái độ nguyền rủa, gây sự chú ý cho người đọc. -> trình bày theo ngữ liệu. -> thảo luận nhóm theo yêu cầu, cử đại diện trình bày kết quả, nhận xét bổ sung cho bài làm nhóm bạn, chú ý nghe giáo viên hướng dẫn. -> nguyên nhân: khói thuốc có chứa chất độc gây tác hại nặng. -> cũng bị bệnh phổi, tim mạch và nặng nhất đối với phụ nữ mang thai. -> tổn hao sức khoẻ. -> tổn thất tiền, ngày công lao động. -> trẻ em hút thuốc dễ phạm pháp. -> so sánh như trên ngầm ví nạn dịch và tác hại của thuốc lá như loại giặc gặm nhấm. -> thuyết minh thực sự thuyết phục dựa trên căn cứ y học. -> nêu suy nghĩ, hành động, tuyên truyền. -> những kiến nghị chống thuốc lá. -> các nước Âu - Mỹ. -> trình bày những thông tin đã nắm được. -> kinh tế còn kém, dịch bệnh nhiều... -> trình bày ý kiến. I.Giới thiệu: 1. Tác giả : - Nguyễn Khắc Viện -Sinh ( 1923 – 1997) -Là bác sĩ , nhà khoa học nổi tiếng. 1. Xuất xứ: Trích “Từ thuốc lá đến ma tuý - Bệnh nghiện” của Nguyễn Khắc Viện. 2. Phương thức biểu đạt: Thuyết minh, nghị luận. 3.Bố cục : II. Tìm hiểu văn bản: 1. Ý nghĩa tên gọi văn bản: “Thuốc lá! Mày là đồ ôn dịch”. 2. Báo động về nạn dịch thuốc lá: Ôn dịch thuốc lá đang đe doạ sức khoẻ và tính mạng của loài người còn nặng hơn cả AIDS. 3. Tác hại của thuốc lá: a. Đối với người hút: - Khói thuốc lá chứa chất độc thấm dần vào cơ thể. - Chất hắc ín làm tê liệt lông mao, làm cho bụi và vi khuẩn tích tụ gây ho hen, viêm phế quản, ung thư phổi. - Chất Oxít canbon thấm vào máu cản trở sự tiếp nhận ôxi -> sút giảm sức khoẻ. - Ni-cô-tin làm co thắt động mạch gây nhồi máu cơ tim. b. Đối với người hít khói: - Cũng gây bệnh tim mạch, ung thư, viêm phổi. - Làm người mẹ mang thai sinh non, con yếu ớt. c. Đối với xã hội: - Tổn hao sức khoẻ cộng đồng. - Ngày công lao động bị tổn thất. - Mất tiền cho hút thuốc và chữa bệnh. - Trẻ em hút thuốc dễ sa vào con đường phạm pháp. => Thuyết minh bằng cách phân tích, nêu chứng cứ khoa học, minh hoạ bằng số liệu thống kê để thuyết phục người đọc. 4. Kiến nghị chống thuốc lá: Tác giả so sánh tình hình hút thuốc lá ở Việt Nam với các nước Âu - Mỹ. - Các nước giàu chống dịch bằng cách ngăn ngừa, hạn chế quyết liệt. - Nước ta còn nghèo, dịch bệnh nhiều, cần ngăn chặn nạn dịch thuốc lá kiên quyết hơn. III. Tổng kết: Giống như ôn dịch, nạn nghiện thuốc lá rất dễ lây lan và gây những tổn thất to lớn cho sức khoẻ và tính mạng con người. Song nạn nghiện thuốc lá còn nguy hiểm hơn cả ôn dịch: nó gặm nhấm sức khoẻ con người nên không dễ kịp thời nhận biết, nó gây tác hại nhiều mặt đối với cuộc sống gia đình và xã hội. Bởi vậy, muốn chống lại nó, cần phải có quyết tâm cao hơn và biện pháp triệt để hơn là phòng chống ôn dịch. 4. Củng cố: 1’ Hướng dẫn học sinh làm bài tập? 5. Dặn dò: 1’ - Học bài. - Vẽ tranh minh hoạ cho văn bản. - Chuẩn bị: “Câu ghép”. * Rút kinh nghiệm : * Ưu điểm : - GV chuẩn bị đầy đủ , chu đáo về giáo án , tranh ảnh. - Lớp học sôi nổi , đa số học sinh hiểu bài . * Nhược điểm : - Kết hợp lời dạy và bình chưa nhuần nhuyễn . * Kết quả học sinh : Lớp Sĩ số Loại giỏi Loại khá Trung bình Yếu - Kém SL % SL % SL % SL % 8A4 42 1 2.4 10 23.8 24 57.1 7 16.7 8A5 42 6 14.3 23 54.8 13 31 8A8 34 8 23.5 19 58.9 7 20.6 III . Nguyên nhân chất lượng chưa cao : 1. Nguyên nhân thực trạng trên: - Chưa xác định đúng mục tiêu đặc thù của văn bản Nhật dụng. - Chưa sưu tầm thơ để bổ sung cho bài học phong phú. - Chưa liên hệ vấn đề được đặt ra trong cuộc sống bản thân và cũng như trong cộng đồng, từ cộng đồng nhỏ , gần giũ ( tổ, lớp , gia đình , xã ...) - Liên hệ không phải là liên hệ mà vấn đề đặt ra , mỗi học sinh cần có ý kiến riêng , còn có kiến nghị , giải pháp ( từ vấn đề thuốc lá , rác thải sinh hoạt ...) 2. Các nội dung cụ thể trong đề tài : a. Hệ thống văn bản Nhật dụng trong sách giáo khoa Ngữ Văn THCS Lớp Tên bài Đề tài văn bản Nhật dụng 6 -Cầu Long Biên – chúng nhân lịch sử. -Bức thư của thủ lĩnh da đỏ. -Động Phong Nha. - Di tích lịch sử - Quan hệ giữ thiên nhiên và môi trường. - Danh lam thắng cảnh. 7 -Cổng trường mở ra -Mẹ Tôi. -Cuộc chia tay của những con búp bê. -Ca huế trên sông Hương. -Nhà trường. -Người mẹ. -Quyuền trẻ em. -Văn hoá dân tộc. 8 - Thông tin về ngày trái đất năm 2000. - Ôn dịch thuốc lá. - Bài toán dân số. - Môi trường. -Tệ nạn xã hội. -Dân số. 9 - Đấu tranh cho một hoà bình - Phong cách Hồ Chí Minh. - Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em. - Bảo vệ hoà bình chống chiến tranh. - Hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc . - Quyền được sớng còn của con người. Bảng thông kê trên cho thấy văn bản Nhật dụng được phân bối dạy điều các khối lớp. Ý nghĩa nội dung gần gũi với đời sống .Cùng với sự phát triển tâm lí học sinh và nhận thức, vấn đề đề cập trong văn bản ngày càng phức tạp. b. Đặc diểm nội dung và hình thức văn bản Nhật dụng: * Ngữ văn 6: “ Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử ” Đây là bài viết giới thiệu một di tích lịch sử nỗi tiếng và quen thuộc của thủ đô Hà Nội, với vai trò là nhân chứng đau thương của thực dân Pháp xây dựng cầu sắt với qui mô lớn, nhằm phục vụ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của chúng,nhất là nhân chứng lịch sử gian lao và hào hùng của dân tộc .Khơi dậy lòng tự hào của dân tộc ta. Nội dung trên toát lên từ văn thuyết minh và đan cài tư liệu. “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ ” Là bức thư của thủ lĩnh Xi–at-t¬n tổng thống lần thứ 14 , được xem là văn bản hay nhất về thiên nhiên.Con người phải sống hoà hợp cùng thiên nhiên. “ Động Phong Nha ” Là bài giới thiệu “ Đệ nhất kì quan ”của tỉnh Qủang Bình , với bảy cái nhất mà tác giả đề cập.Gíup học sinh hiểu thêm về thắng cảnh bằng phương pháp thuyết minh , gợi ra sự tượng tưởng và kham ph1 không gian kì thú, tạo sự thu hút của các nhà khoa học trong nước và ngoài nước . * Ngữ văn 7: “ Cổng trường mở ra ” Ghi lại tâm trạng hồi hộp của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho ngày khai trường vào lớp 1.Phuơng thức biểu đạt là biểu cảm. “ Mẹ tôi ” Được trình bày dưới dạng viết thư . Từ việc phạm lỗi của con đối với mẹ mà người cha bộc lộ cảm xúc suy tư về tình nghĩa sâu nặng đối với mẹ. “ Cuộc chia tay của những con búp bê ” Là truyện ngắn .Truyệnviết về nỗi đau tinh thần sống thiếu tình cha mẹ .Toát lên quyền sống của trẻ em . “ Ca Huế trên sông Hương ” Là văn bản thuyết minh , giới thiệu một nét đẹp văn hoá cổ truyền của Huế. * Ngữ văn 8: “ Thông tin về ngày trái đất năm 2000” Là văn bản thuyết minh trình bày tác hại của bao bì ni lông đối với môi trường và sức khoẻ con người .Đã đến lúc phải bảo vệ môi trường. “ Ôn dịch thuốc lá ” Là bài thuyết minh cung cấp cho người đọc những tri thức khách quan về sự tác hại của thuốc lá., đã đến lúc mọi người phải ngăn chặn thuốc lá. “ Bài toán dân số ” Từ câu chuyện vui về bài toán cổ , liên hệ chuyện không vui về sự gia tăng dân số.Mục đích của bài toán này là báo động nguy cơ bùng nổ dân số. *Ngữ văn 9: “ Phong cách Hồ Chí Minh ” Nắm được một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt. Hiểu được ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Bước đầu hiểu được đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể. “ Đấu tranh cho một thế giới hoà bình ” Nhận thức được mối nguy hại khủng khiếp của việc chạy đua vũ trang, chiến tranh hạt nhân. Có nhận thức, hành động đúng để góp phần bảo vệ hòa bình. “Tuyên bố thế giới về sự sống còn , quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em ” Thấy được tầm quan trọng của vấn đề quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em và trách nhiệm của cộng đồng quốc tế về vấn đề này. Thấy được đặc điểm hình thức của văn bản. IV.Nững giải pháp nâng cao chất lượng: 1. Đối với người thầy: a. Các phẩm chất giáo viên cần có: Do đặc điểm của nghề dạy học, người giáo viên nhất là giáo viên ngữ văn luôn tác động đến sự phát triển nhân cách học sinh. Sự tác động này thông qua trình độ và phẩm chất nhân cách của người thầy. - Người giáo viên phải có thế giới quan khoa học để làm nền tảng, định hướng thái độ, hành vi ứng xử của giáo viên trước các vấn đề thế giới tự nhiên, thực tiễn xã hội và thực tiễn nghề nghiệp. - Người giáo viên có lí tưởng nghề nghiệp trong sáng, luôn luôn say sưa học tập, rèn luyện để không ngừng nâng cao kiến thức, đặc điểm nghề nghiệp, có năng lực và trình độ tổ chức thành công các quá trình dạy học và giáo dục. b. Năng lực sư phạm của người giáo viên: - Để giảng dạy và làm tốt chức năng của nhà giáo dục, người giáo viên phải học tập và tự rèn luyện để có năng lực sư phạm cần thiết: + Để dạy tốt người giáo viên phải nắm vững tri thức khoa học có liên quan đến môn học mà mình phụ trách, đồng thời thường xuyên tự học, tự nghiên cứu để bắt kịp nhu cầu đổi mới không ngừng trong nội dung và phương pháp dạy học. + Trong hoạt động sư phạm hằng ngày, người giáo viên phải có kiến thức và kỹ năng giao tiếp ứng xử trong tình huống, trong quan hệ gia đình, nhà trường, xã hội. 2. Đối với học sinh: - Do sự thay đổi cơ bản nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học cũng như thay đổi các mối quan hệ xã hội nên học sinh THCS nói chung, học sinh trường THCS Thị trấn Mỹ Thọ nói riêng có những đặc điểm nhận thức riêng so với học sinh tiểu học. Nên đòi hỏi người giáo viên phải hiểu biết đặc điểm phát triển trí tuệ của học sinh để làm cơ sở thiết kế bài giảng, lựa chọn nội dung, phương pháp dạy học có cơ sở khoa học phù hợp với sự phát triển trí tuệ của các em, thực hiện nguyên tắc sát đối tượng. Phân loại đối tượng học sinh trong quá trình dạy. C/ PHẦN KẾT THÚC : 1/ Kết quả nghiên cứu : Qua bài thực nghiệm giảng dạy trên , tôi nhận thấy rằng những giải pháp tôi đưa ra trong đề tài hoàn toàn có thể thực hiện đối với học sinh Trường THCS TT Mỹ Thọ. Chất lượng của các em từng bước nâng cao dần lên. So với chất lượng thi khảo sát thì chất lượng khảo sát ở lần 2 đã có bước chuyển biến đáng kể giảm tối đa học sinh yếu kém qua bảng thống kê sau: Lớp Sĩ số Loại giỏi Loại khá Trung bình Yếu - Kém SL % SL % SL % SL % 8A4 42 4 9.5 18 42.9 17 40.5 3 7.1 8A5 42 9 21.5 14 33.3 6 14.3 8A8 34 18 52.4 13 38 4 11.8 Tuy kết quả như vậy chưa phải là cao nhưng đó cũng là một sự thay đổi chất lượng bài làm của các em. 2. Bài học kinh nghiệm: - Trên đây là một số kinh nghiệm mà bản thân tôi thấy cần nên làm để nâng cao chất lượng học tập cho học sinh trường THCS Thị trấn Mỹ Thọ năm học 2010 -2011 và tiếp tục tìm hiểu nghiên cứu trong những năm tiếp theo. 3.Đề xuất và kiến nghị : - Thư viện nhà trường nên có tranh ảnh,băng đĩa phục vụ tốt cho quá trình giảng dạy các văn bản Nhật dụng . - Thời gian nghiên cứu không nhiều nên tôi rất mong sự nhận xét , đóng góp của các đồng nghiệp, để đề tài tôi đạt chất lượng hơn. Xin chân thành cảm ơn ! TTMT, ngày 8 tháng 3 năm 2012 Người viết Dương Nguyễn Lan Thảo TÊN TÀI LIỆU THAM KHẢO - Dạy học văn bản Ngữ văn THCS theo đặc trưng phương thức biểu đạt ( tác giả : Trầb Đình Chung) - Sách giáo khoa và sách giáo viên Ngữ văn 6,7,8,9 Xác nhận của hội đồng xét duyệt SKKN cấp trường Xác nhận của hội đồng xét duyệt SKKN cấp huyện
Tài liệu đính kèm: