Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp để giúp học sinh lớp 3 giảm bớt lỗi chính tả

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp để giúp học sinh lớp 3 giảm bớt lỗi chính tả

A. PHẦN MỞ ĐẦU

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI :

1. Cơ sở lí luận :

 Hồ Chủ tịch – người thầy vĩ đại của Đảng, của Cách mạng Việt Nam đã nói: “Muốn có đạo đức Cách mạng thì phải có tri thức”.

 Điều này chứng tỏ tri thức trong xã hội là chìa khóa vạn năng để mở tất cả bí mật trong vũ trụ bao la này.

 Muốn có tri thức thì phải học và học thật tốt. Việc học phải trải qua muôn vàn gian khổ, quá trình thử thách, nghiền ngẫm, suy luận, tìm tòi, kể cả phải vượt qua thác ghềnh, chông gai mới có được.

 Một trong những nhiệm vụ quan trọng bậc nhất của nhà trường hiện nay là hình thành, phát triển trí tuệ cho học sinh,và môn Tiếng việt chiếm một vị trí hết sức quan trọng, mà ở đây được nhắc đến đó là phân môn chính tả ở lớp 3 vì nó cũng không kém phần quan trọng giúp cho con người chúng ta trong khi nói hay viết cũng như trong đời sống sinh hoạt và lao động thường ngày của con người. Nó còn là phương tiện, là công cụ cần thiết để học các môn học khác. Đồng thời nó góp phần to lớn vào việc phát triển tư duy cho học sinh, bồi dưỡng và phát triển các thao tác trí tuệ. Mặt khác, môn Tiếng việt còn góp phần quan trọng vào việc phát triển tư duy và việc hình thành các phẩm chất của con người lao động mới.

 

doc 25 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 2025Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp để giúp học sinh lớp 3 giảm bớt lỗi chính tả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
1. Cơ sở lí luận :
	Hồ Chủ tịch – người thầy vĩ đại của Đảng, của Cách mạng Việt Nam đã nói: “Muốn có đạo đức Cách mạng thì phải có tri thức”.
 Điều này chứng tỏ tri thức trong xã hội là chìa khóa vạn năng để mở tất cả bí mật trong vũ trụ bao la này.
 Muốn có tri thức thì phải học và học thật tốt. Việc học phải trải qua muôn vàn gian khổ, quá trình thử thách, nghiền ngẫm, suy luận, tìm tòi, kể cả phải vượt qua thác ghềnh, chông gai mới có được.
 Một trong những nhiệm vụ quan trọng bậc nhất của nhà trường hiện nay là hình thành, phát triển trí tuệ cho học sinh,và môn Tiếng việt chiếm một vị trí hết sức quan trọng, mà ở đây được nhắc đến đó là phân môn chính tả ở lớp 3 vì nó cũng không kém phần quan trọng giúp cho con người chúng ta trong khi nói hay viết cũng như trong đời sống sinh hoạt và lao động thường ngày của con người. Nó còn là phương tiện, là công cụ cần thiết để học các môn học khác. Đồng thời nó góp phần to lớn vào việc phát triển tư duy cho học sinh, bồi dưỡng và phát triển các thao tác trí tuệ. Mặt khác, môn Tiếng việt còn góp phần quan trọng vào việc phát triển tư duy và việc hình thành các phẩm chất của con người lao động mới.
2. Cơ sở thực tiển :
 	Hiện nay, việc nâng cao chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh là mối quan tâm có tầm quan trọng hàng đầu bao trùm và chi phối mọi hoạt động khác. Trong các môn học ở tiểu học thì môn Tiếng việt là một trong những môn quan trọng nhất giúp học sinh nắm được kiến thức Tiếng việt cơ bản, có cơ sở học tốt các môn khác, ngoài ra nó còn giúp các em năng động, sáng tạo, tự tin hơn trong khi giao tiếp. 
Trong thực tế, khi giảng dạy tôi đã phát hiện có những học sinh mắc sai lỗi chính tả rất nhiều, có những học sinh viết sai hơn 10 lỗi ở một bài chính tả 60 chữ. Khi chấm bài Tập làm văn, tôi không hiểu các em muốn diễn đạt điều gì vì bài viết mắc quá nhiều lỗi chính tả. Điều này ảnh hưởng đến kết quả học tập của các em ở môn Tiếng việt cũng như các môn học khác, hạn chế khả năng giao tiếp, làm các em mất tự tin, trở nên rụt rè nhút nhát.
Do đó để đạt được mục tiêu chương trình đề ra, người giáo viên phải nắm chắc mục tiêu, nội dung để khai thác. Điều quan trọng là giáo viên phải nghiên cứu đầu tư xây dựng phương pháp dạy và học, phân nhóm đối tượng học sinh nhằm giúp học sinh tích cực hoạt động học tập. Xuất phát từ vị trí tầm quan trọng của môn Tiếng việt ở tiểu học, xuất phát từ thực trạng dạy và học trong chương trình Tiếng việt lớp 3, qua nghiên cứu khả năng ứng dụng cụ thể, thiết thực của vấn đề vì lí do đó tôi đã cố gắng thống kê, phân loại lỗi, tìm hiểu nguyên nhân vì sao các em mắc lỗi đến như vậy tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài “ Một số biện pháp để giúp học sinh lớp 3 giảm bớt lỗi chính tả”. Với mong muốn nâng cao hiệu quả trong công tác giảng dạy, đồng thời giúp các em mạnh dạn hơn, tự tin hơn trong học tập cũng như trong giao tiếp. 
II. MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1.Mục đích : 
	Căn cứ từ thực tiễn của việc dạy và học môn Tiếng việt ở lớp 3 nói chung và việc học phân môn chính tả nói riêng thì để đảm bảo cho người nói và người nghe, người viết và người đọc hiểu rõ văn bản một cách thống nhất, người ta đã đưa ra hệ thống qui tắc về cách viết cho các từ của một ngôn ngữ. Như vậy chính tả là một phân môn có tính thực hành thông qua luyện tập thực hành để hình thành cho học sinh năng lực và thói quen viết đúng chính tả. Vì vậy vấn đề rèn luyện để nâng cao chất lượng viết đúng chính tả là việc làm hết sức cần thiết đối với mỗi người giáo viên dạy lớp, của nhà trường và kể cả ngành giáo dục hiện nay. Chính vì lẽ đó tôi muốn đưa ra một số biện pháp để giúp các em giảm bớt lỗi chính tả, nắm chắc được các qui tắc cơ bản một cách sâu sắc, giúp các em không còn nhầm lẫn giữa các từ này với từ khác khi nói và viết. Từ đó các em yêu thích học môn chính tả hơn, đồng thời tạo cho các em có lòng say mê học tập và làm việc có kế hoạch một cách cụ thể, có ý chí vượt khó vươn lên và tự tin trong học tập.
2. Các phương pháp:
	Khi nghiên cứu đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
1. Phương pháp luyện tập thực hành : 
	Đây là phương pháp chủ đạo trong quá trình dạy và học môn chính tả. Chỉ có thông qua con đường luyện tập thực hành thì mới hình thành được năng lực viết đúng chính tả một cách có hiệu quả.
2. Phương pháp giao tiếp :
	 Phương pháp này giúp học sinh khắc sâu những quy tắc chính tả một cách có ý thức. Muốn sử dụng phương pháp này cần có hệ thống câu hỏi phù hợp với từng đối tượng học sinh.
3. Phương pháp phân tích ngôn ngữ : 
	Phương pháp này giúp học sinh so sánh những từ ngữ dễ lẫn lộn khi viết. Để sử dụng tốt phương pháp này, giáo viên phải chọn những từ ngữ dễ lẫn, tùy theo tửng địa phương, tùy theo tình hình lớp. Cách phân tích phải dễ hiểu, không sử dụng thuật ngữ khó hiểu đối với học sinh.
4. Phương pháp luyện tập theo mẫu: 
	Phương pháp này sử dụng trong mọi tiết học chủ yếu là trong giờ chính tả nghe đọc. Ở tiết chính tả nghe đọc, giáo viên lưu ý học sinh các tiếng dễ lẫn như : phụ âm, dấu thanh, vần. Học sinh phải tái hiện mẫu thông qua hai thao tác : Thao tác tiếp nhận mẫu bằng âm thanh và thao tác chuyển từ âm thanh qua mẫu chữ viết.
5. Phương pháp quan sát :
	 Đây là phương pháp mà đòi hỏi người giáo viên phải chuẩn bị một số đồ dùng học tập và một số câu hỏi nhằm giúp học sinh tiếp thu bài một cách hiệu quả.
6. Phương pháp điều tra, thống kê kết quả : 
	Phương pháp này nhằm kiểm tra chất lượng học tập của học sinh qua từng giai đoạn.
III. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU:
 Do bản thân tôi mới nghiên cứu đề tài này nên tôi chỉ áp dụng cho học sinh đối với lớp tôi chủ nhiệm.
 Tuy nhiên trong khi áp dụng không tránh những thiếu sót, kính mong các cấp quản lí và các anh chị đồng nghiệp nhận xét và góp ý chân thành để bản thân hoàn thiện hơn đề tài này.
IV. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN:
Để đạt được mục tiêu của mình đề ra tôi không ngừng tìm tòi học hỏi ở bạn bè đồng nghiệp, nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu nguyên nhân, và tự đặt câu hỏi : “ Vì sao các em lại mắc sai nhiều lỗi đến như thế ?” Để từ đó có cơ sở đưa ra một số biện pháp nhằm giúp các em khắc phục tình trạng này.
B. PHẦN NỘI DUNG:
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN :
 	Để giúp giáo viên tiểu học hiểu rõ hơn về cơ sở của việc lựa chọn và sắp xếp các nội dung ở môn tiếng việt, đồng thời giúp giáo viên biết được định hướng của việc lựa chọn và tận dụng các phương pháp dạy học đối với môn tiếng việt và đặc biệt là phân môn chính tả. Tôi xin trình bày tóm tắt các vấn đề sau:
 	Nhận thức của các em còn mang tính đại thể. Các em nhận thức một vấn đề có tổ chức, nhận thức thường gắn với hành động. Các em thường hay hình dung vấn đề nào đó bằng trực quan, sinh động dễ gây ấn tượng.Vì vậy muốn truyền thụ kiến thức cho các em chúng ta nên áp dụng trực quan sinh động để gây sự chú ý thì các em nhanh chóng tiếp thu.Tuy nhiên chúng ta không nên quá lạm dụng đồ dùng trực quan vì hình ảnh, màu sắc quá sinh động dễ dẫn đến các em chú ý sai lệch vấn đề, dẫn đến phản tác dụng và làm cho các em quên nhiệm vụ chính của mình. Hơn nữa sử dụng đồ dùng trực quan quá nhiều sẽ làm giảm đi trí tưởng tượng của các em.
 	Nên tổ chức cho học sinh tham gia hoạt động vì khi tham gia hoạt động tích cực các em có điểu kiện để tiếp thu bằng các tri giác như : tai- nghe, mắt-nhìn, miệng – nói, tay thao tác sẽ dẫn đến các em tiếp thu và khắc sâu hơn kiến thức đó hơn.
 	 Mà người giáo viên đóng vai trò chủ đạo phải tạo cho học sinh ghi nhớ một cách chủ động tránh áp đặt mà cần phải có thủ thuật ghi nhớ, có thể chia ra làm nhiều phần để học sinh dễ hình dung ra khi cần thiết.
 	Việc học sinh ghi nhớ tốt là điều kiện cần thiết nhất để các em nhanh chóng nắm được một số qui tắc, thủ thuật và các mẹo vặt khi viết chính tả một cách khoa học chứ không phải máy móc.
 	Chúng ta không nên áp đặt học sinh tiếp thu kiến thức sâu hơn mà chỉ cần các em tiếp thu được những nội dung cơ bản trong từng bài học, nội dung đó phù hợp với khả năng của từng em.
 * Tóm lại: Từ những đặc điểm trên của học sinh tiểu học về quá trình nhận thức, khi dạy học tiểu học nói chung và dạy học môn tiếng việt nói riêng chúng ta nên:
 	Quan tâm đến việc sử dụng đồ dùng học tập của các em. Nên áp dụng đồ dùng trực quan để hình thành kiến thức cho học sinh.
 	Nên chú ý đến từng đối tượng học sinh mà có biện pháp dạy học phù hợp, tránh áp đặt mà phải để cho các em làm quen từ từ với kiến thức đó. 
 	Nên chia học sinh theo từng đối tượng để truyền thụ.
 	Khuyến khích học sinh tự kiểm tra kết quả học tập thực hành khi viết chính tả nhằm giúp các em nhận ra những lỗi phổ biến thường gặp để từ đó các em có hướng khắc phục để dần dần đạt kết quả tốt hơn.
 	Tập cho học sinh có thói quen không thoả mãn với bài làm của mình và tự tìm ra cách khắc phục với năng lực học tập của mình.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
 Đặc điểm, tình hình chung của lớp:
 1/ Thuận lợi:
 - Đa số các em đã được nắm được một số qui tắc viết chính tả ở lớp Hai.
 - Sĩ số lớp vừa, không quá đông thuận lợi cho việc theo dõi quá trình rèn luyện của các em.
 - Nhà trường quan tâm sâu sẳc trong việc chỉ đạo cũng như tạo điều kiện về chuyên môn, cũng như cơ sở vật chất.
 - Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ giáo viên trong quá trình nghiên cứu.
 - Phụ huynh quan tâm nhiều đến việc học tập và rèn luyện của học sinh.
 2/ Khó khăn:
 - Đa số các em chưa có ý thức tự giác về việc học. Việc học tập của các em cần phải có người nhắc nhở.
 - Một số em chưa nắm được một số qui tắc khi viết chính tả.
 - Một số phụ huynh còn coi nhẹ việc học tập của con em.
 - Thời gian học tập của các em còn hạn chế. Mặc khác, một bộ phận không nhỏ học sinh còn ham chơi lười học, không chịu suy nghĩ, tư duy trong việc nói và viết một cách chuẩn mực tiếng Việt ( vì có bài mẫu, sách mẫu, học thêm , )
 - Đầu năm học, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 3/1. Sau khi khảo sát chất lượng, để nắm bắt tình hình học tập của các em, tôi đã lập bảng thống kê về môn chính tả như sau:
KẾT QUẢ KHẢO SÁT ĐẦU NĂM
Thời gian kiểm tra
TSHS
G
TL%
KH
TL%
TB
TL%
Y
TL%
Khảo sát đầu năm
26/9
11
42,3%
8
30,76%
4
15,38%
4
15,38%
III. THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG MÂU THUẪN:
1. Kết quả thống kê lỗi:
Qua kết quả thống kê các loại lỗi, tôi thấy học sinh thường mắc phải các loại lỗi sau:
a. Về thanh điệu:
Tiếng Việt có 6 thanh điệu (ngang, huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng) thì học sinh không phân biệt 2 thanh hỏi, ngã. Tuy chỉ có 2 thanh nhưng số lượng tiếng mang 2 thanh này không ít và rất phổ biến - kể cả những người có trình độ văn hoá cao.
Ví dụ: 	Sữa xe đạp, hướng dẩn, giử gìn, dổ dành
b. Về âm đầu: 
- Học sinh viết lẫn lộn một số chữ cái ghi các âm đầu sau đây:
+ c/k: Céo cờ
+ g/gh: Con gẹ , gê sợ
+ ng/ngh: Ngỉ ngơi, nge nhạc
+ ch/tr: Cây che, chiế ... đó vào một quyển vở sửa lỗi, các lần sau mà gặp phải các lỗi này học sinh sẽ thận trọng hơn trong khi viết. Qua đó hình thành cho học sinh bản năng tự kiểm tra soát lỗi và có ý thức tự sửa.
	- Giáo viên cho học sinh phát hiện ra lỗi chính tả qua các dạng bài tập khác nhau. 
Ví dụ : Chép một đoạn bài có viết sai chính tả, yêu cầu học sinh viết lại cho đúng .
 Từ những cách nêu trên giúp học sinh quen dần với cách phát hiện ra lỗi và tự sửa lỗi, dần dần học sinh sẽ nhớ cách viết đúng, thấy được các từ viết sai để tránh. 
	7. Hướng dẫn học sinh sửa lỗi thông qua môn học khác :
	- Thông qua phân môn luyện từ và câu, giúp cho học sinh hiểu được nghĩa của từ một cách chính xác.
	Ví dụ : líu hay níu
	- Líu : Chim hót líu lo 
 - Níu : Đừng níu áo nhau
	Ví dụ : đổ hay đỗ
	- Xe đổ	: Xe bị lật nghiêng
	- Xe đỗ	: Xe dừng lại không chạy nữa
 Ví dụ: vỏ hay võ .
 - Vỏ : bóc vỏ, vỏ chai
 - Võ : võ nghệ., võ vàng, vò võ
	- Qua phân môn luyện từ và câu giúp cho các em hiểu về câu, từ đó biết chấm câu, sau dấu chấm câu biết viết hoa chữ cái đầu câu, biết viết hoa các danh từ riêng.
	8. Tổ chức cho học sinh học theo tổ - nhóm:
	- Giáo viên cần tổ chức cho học sinh học theo tổ nhóm hoặc phân thành “đôi bạn cùng tiến” học tập để các em hướng dẫn lẫn nhau (giáo viên luôn nhắc nhở và kiểm tra các em đều phải có một quyển vở rèn chính tả).
	Ví dụ : Mỗi tuần ngày thứ ba có tiết chính tả thì ngày thứ năm hoặc ngày thứ sáu các nhóm học tập hoặc đôi bạn học tập sẽ đọc trước phần viết đúng rồi đọc toàn bài viết. Qua đó học sinh đọc để hiểu được nội dung bài và nghĩa của từ cần ghi nhớ.
	- Học sinh sau khi nắm được nội dung bài và các từ cần ghi nhớ, các em lấy "Quyển vở rèn chính tả" ra viết vào, tiếp theo là đổi bài kiểm tra lẫn nhau.
	- Vào ngày thứ hai trong lúc truy bài đầu giờ các em sẽ tiến hành viết và kiểm tra chéo nhau lần nữa, củng cố lại những từ còn viết sai.
	Vậy trong một tiết các em đã được mắt nhìn, tay viết các chữ khó rất nhiều lần, từ đó hạn chế được các lỗi sai ở học sinh.
 V. HIỆU QUẢ ÁP DỤNG :
Trong quá trình giảng dạy, với việc áp dụng các biện pháp trên tôi nhận thấy học sinh có những tiến bộ rõ rệt trong việc nắm bắt các quy luật chính tả, đặc biệt là các tiếng có phụ âm đầu l / n, gi / r / d, tr / ch, s / x và thanh hỏi, thanh ngã so với đầu năm tỉ lệ viết đúng đạt trên 90%. Ngoài ra, các em còn thể hiện sự viết đúng, viết đẹp trong bài chính tả nói riêng và các bài tập của môn học khác nói chung. trở nên hào hứng, sôi nổi, các em học sinh không còn rụt rè e ngại mà đã có sự tự tin, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài.
Trên đây là một số biện pháp mà trong quá trình giảng dạy phân môn chính tả tôi đã áp dụng vào việc giảng dạy trên lớp. Với kết quả nghiên cứu của mình, tôi chỉ xin nêu một vài kinh nghiệm ít ỏi của cá nhân tôi đã tích lũy được, một số bài học thực tiễn, mong muốn chia sẻ cùng với các bạn đồng nghiệp. 
Kết quả này được thể hiện rõ trong các đợt kiểm tra định kì của môn chính tả trong lớp tôi giảng dạy như sau:
 KẾT QUẢ KHẢO SÁT QUA CÁC ĐỢT KIỂM TRA
NĂM HỌC: 2011 – 2012
Thời gian kiểm tra
TSHS
G
TL%
KH
TL%
TB
TL%
Y
TL%
Giữa kì I
26/9
19
73,07%
4
15,38%
3
11,53%
0
Cuối kì I
26/9
19
73,07%
5
19,23%
2
7,69%
0
C. KẾT LUẬN :
I. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI ĐỐI VỚI CÔNG TÁC : 
 	Trong sự nghiệp giáo dục, dù ai đã và đang công tác cũng chung nhau một lòng mong mõi là làm sao, làm thế nào cho học sinh của mình viết đẹp và viết đúng chính tả, góp phần làm rạng danh tiếng Việt, sử dụng đúng chính tả có tầm quan trọng cho cả quốc gia và là một yêu cầu tất yếu của xã hội hiện tại.
 Qua đi sâu nghiên cứu đề tài: “ Một số biện pháp để giúp học sinh lớp 3 giảm bớt lỗi chính tả” tôi đã tìm hiểu được các cơ sở lý luận, xác định được chất lượng chính tả của học sinh Trường TH – THCS Mỹ Xương, từ đó đề ra những biện pháp cần thiết. Đây là nhiệm vụ của mỗi người giáo viên nói chung và của giáo viên Trường TH – THCS Mỹ Xương nói riêng. Nhiệm vụ này không chỉ tiến hành trong một thời gian ngắn mà cho ta kết quả tốt ngay được, nó phải được tiến hành trong một thời gian dài với sự đồng bộ của các khối lớp. Tuy nhiên nhiệm vụ này có hoàn thành triệt để hay không chúng tôi cũng cần có sự giúp đỡ của các cấp, các ngành có liên quan.
Trên đây là một số biện pháp mà trong quá trình giảng dạy phân môn chính tả tôi đã áp dụng vào việc giảng dạy trên lớp. Với kết quả nghiên cứu của mình, tôi chỉ xin nêu một vài kinh nghiệm ít ỏi của cá nhân tôi đã tích lũy được, một số bài học thực tiễn, mong muốn chia sẻ cùng với các bạn đồng nghiệp. 	
II. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG :
Trong quá trình đứng lớp, tôi đã áp dụng các biện pháp trên vào thực tiễn dạy học nhận thấy học sinh có tiến bộ rõ rệt, các em cũng phát huy năng lực tự học hỏi, tự rèn luyện để trau dồi chữ viết của bản thân. Từ đó các em cũng ý thức hơn khi viết bài nên bài viết ít mắc lỗi chính tả. Tuy rằng đây mới chỉ là kết quả hết sức khiêm tốn và việc “giúp học sinh giảm bớt lỗi chính tả” Như vậy so với kết quả đầu năm, chất lượng học sinh rất tốt, tỉ lệ học sinh khá, giỏi cao. Đó là một thành công bước đầu khi áp dụng các biện pháp này của bản thân.
- Với những biện pháp mà tôi đã trình bày ở trên và những kết quả đã đạt được như vậy thì đối với đề tài này có thể được sử dụng cho mọi đối tượng học sinh, vì nó mang lại kết quả rất khả quan, giáo viên có thể sử dụng để giúp các em tiếp thu bài tốt, nhanh và hiệu quả. 
III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM, HƯỚNG PHÁT TRIỂN:
 Việc phát hiện lỗi chính tả, thống kê, để đưa ra các biện pháp khắc phục rất là cần thiết, không thể thiếu trong quá trình dạy - học môn Tiếng Việt. Nhưng không phải chỉ đưa ra các biện pháp khắc phục là có thể thực hiện một cách có hiệu quả. Sửa chữa, khắc phục lỗi chính tả là cả một quá trình lâu dài, đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì, bền bỉ. Giáo viên nên hướng dẫn các em thật tỉ mỉ về các quy tắc chính tả, quy tắc kết hợp từ, quy tắc ghi âm chữ quốc ngữ  tránh trường hợp học sinh vì thiếu hiểu biết dẫn đến sai sót.
 Đặc biệt giáo viên phải chú ý đến các lỗi mà học sinh thường mắc phải, để đưa ra các dạng bài tập rèn cho các em viết đúng chính tả và củng cố các quy tắc chính tả cho các em qua các kiểu bài khác nhau.
 Thực hiện tốt công tác chủ nhiệm bằng cách quan tâm đến tất cả các em học sinh, với tất cả các môn học.Tục ngữ có câu: “Ở đâu có thầy giỏi. ở đó có trò giỏi” nêu bật vai trò hướng dẫn của thầy, cô giáo trong việc học tập của học sinh. Vì vậy người giáo viên cần phải không ngừng học hỏi, tự tìm hiểu, nghiên cứu để nâng cao trình độ, tay nghề.
 Có nắm chắc kiến thức, giáo viên mới có thể giúp học sinh chữa lỗi và khắc phục lỗi một cách có hiệu quả. Ngoài ra giáo viên phải luôn học hỏi kinh nghiệm các bạn đồng nghiệp, bồi dưỡng chuyên môn để bổ sung cho vốn kinh nghiệm của bản thân.
 Muốn học sinh viết đúng chính tả thì giáo viên phải phát âm chuẩn, viết đúng chính tả trong giao tiếp cũng như trong giảng dạy, giáo viên phải là người có lòng tâm huyết với nghề nghiệp, tận tụy với học sinh.
	Giáo viên cần phải đầu tư thời gian, có kế hoạch hướng dẫn rèn chữ cho học sinh, thường xuyên theo dõi và phát hiện kịp thời các hiện tượng mắc lỗi chính tả ở học sinh để đưa ra biện pháp sửa chữa đúng lúc. Giáo viên cần lập cho học sinh mỗi em một quyển vở rèn chính tả, kiểm tra , đánh giá học sinh qua từng thời gian cụ thể, động viên các em học sinh có tiến bộ trong quá trình học tập. 
IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ:
 * Đối với giáo viên : 
 - Để thực hiện được công việc này thì giáo viên chủ nhiệm phải thường xuyên theo dõi, uốn nắn các em, hướng dẫn các em thường xuyên nhất là đối với học sinh yếu.
	- Thay đổi linh hoạt các phương pháp giảng dạy, hình thức tổ chức để các em cảm thấy thoải mái, tự tin khi học
	- Giáo viên phải tận tình trong việc dạy bảo và kiên trì chờ đợi kết quả bởi vì làm công tác giáo dục là cả một quá trình lâu dài chứ không phải là một sớm một chiều.
	- Hàng tháng giáo viên phải theo dõi, phân loại từng đối tượng học sinh để có những biện pháp uốn nắn kịp thời những em không tiến bộ.
 * Đối với nhà trường:
	 - Hằng năm, duy trì hội thi viết chữ đẹp, đúng chính tả ở giáo viên và học sinh. 
	 - Nhà trường cần tạo điều kiện có đầy đủ cơ sở vật chất để phục vụ cho việc giảng dạy cũng như việc rèn luyện các em một cách chủ động.
 * Đối với phụ huynh:
	 - Luôn có sự quan tâm sâu sắc đến việc học của con em mình nhất là về chữ viết. Bàn ghế phải đúng kích cỡ, chổ ngồi phải đủ ánh sáng thuận lợi cho việc học ở nhà của các em.
 * Đối với phòng giáo dục :
 - Thường xuyên mở các chuyên đề ở các môn học đặc biệt là phân môn chính tả để tạo điều kiện cho giáo viên tham gia học tập để học hỏi ở bạn bè đồng nghiệp để phục vụ cho công tác giảng dạy đạt kết quả hơn nữa.
V. TỰ NHẬN XÉT BẢN THÂN
Với kết quả nghiên cứu của mình, tôi không có tham vọng đưa ra các biện pháp nhằm giải quyết vấn đề một cách tổng thể mà chỉ xin nêu một số kinh nghiệm ít ỏi của cá nhân tôi tích luỹ được trong quá trình giảng dạy, mong muốn được cùng chia sẻ với các “bạn đồng nghiệp”. 
Rất mong được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo để việc giảng dạy bộ môn chính tả trong nhà trường ngày càng nâng cao chất lượng, giúp học sinh học tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
 Mỹ Xương, Ngày 29 tháng 02 năm 2012
	 Người viết 
 Bùi Việt Trung
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Saùch giaùo khoa Tieáng Vieät lôùp 3.
Saùch giaùo vieân Tieáng Vieät lôùp 3
Chöõa loãi chính taû cho hoïc sinh - Phan Ngoïc - NXB Giaùo Duïc 1982.
Töø ñieån chính taû tieåu hoïc - NXB Giaùo Duïc 1997.
5. Phöông phaùp giaûng daïy Tieáng Vieät ôû tieåu hoïc - NXB Giaùo Duïc 2002
MỤC LỤC
- - - o 0 o - - -
A. PHẦN MỞ ĐẦU
 I. Lí do chọn đề tài Trang 1 
 II. Mục đích và phương pháp nghiên cứu Trang 2 - > 3
 III. Giới hạn nghiên cứu Trang 4 
 IV. Kế hoạch thực hiện Trang 4
 B. PHẦN NỘI DUNG
 I. Cơ sở lý luận Trang 4 – > 5 
 II. Cơ sở lý luận Trang 4 –> 5 
 III. Thực trạng vấn đề và những mâu thuẫn Trang 6 - > 9 	
 1. Kết quả thống kê lỗi 
 2. Nguyên nhân mắc lỗi 
 IV. Biện pháp giải quyết vấn đề Trang 9 - > 18 
 1. Luyện phát âm 
 2. Phân tích, so sánh 
 3. Giải nghĩa từ
 4. Ghi nhớ mẹo luật chính tả 
 5. Làm các bài tập chính tả
 6. Yêu cầu học sinh tự phát hiện ra lỗi chính tả và tự sửa chửa lỗi chính tả
 7. Hướng dẫn học sinh sửa lỗi thông qua các môn học khác
 8. Tổ chức cho học sinh học theo tổ, nhóm
 IV. Hiệu quả áp dụng Trang 18 - > 19
 C. PHẦN KẾT LUẬN 
 I.Ý nghĩa của đề tài đối với công tác Trang 19 
 II. Khả năng áp dụng Trang 20 
 III. Bài học kinh nghiệm, hướng phát triển Trang 20 - > 21 
 IV. Đề xuất, kiến nghị Trang 22 - > 23
 V. Tự nhận xét của bản thân Trang 22 - >23 
 Tài liệu tham khảo Trang 24
 Mục lục Trang 25 

Tài liệu đính kèm:

  • docMot so bien phap de giup hoc sinh lop 3 giam botloi chinh ta.doc