Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm trong dạy-học các loại thể văn học nước ngoài ở THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm trong dạy-học các loại thể văn học nước ngoài ở THCS

I.TÓM TẮT ĐỀ TÀI

Văn chương nước ngoài là một bộ phận quan trọng trong chương trình Ngữ văn trung học cơ sở gồm những sáng tác dân gian, văn thơ cổ điển, văn thơ hiện đại được chọn và bố trí song song với chương trình văn học dân tộc. Cùng với văn học dân tộc, văn chương nước ngoài đã góp phần tạo điều kiện cho học sinh mở rộng tầm nhìn và khả năng cảm thụ tinh hoa văn hoá nhân loại, hiểu biết thêm về cuộc sống và tài năng sáng tạo của các dân tộc từ đó hiểu rõ hơn đất nước, dân tộc và văn hoá dân tộc đồng thời phát triển tinh thần quốc tế và ý thức về cộng đồng văn hoá nhân loại.

 Đó là những sáng tác được chọn lọc trong kho tàng văn học của các dân tộc. Nói rộng ra đó là tinh hoa văn hoá nhân loại đủ sức vượt qua sự thử thách khắc nghiệt của thời gian, của không gian đến với chúng ta hôm nay. Ta bắt gặp ở đây những tác phẩm đã thành mẫu mực của văn học thế giới từ các chuyện cổ tích như “Cây bút thần” (Trung Quốc), “Ông lão đánh cá và con cá vàng” (Nga) cho đến các tác phẩm văn chương nổi tiếng của các nhà văn lớn của các dân tộc cũng là của thế giới như “Đôn- ki-hô-tê” của (Xéc-van-tét), “Cô bé bán diêm” của (An-đéc-xen), “Chiếc lá cuối cùng” của (O.Hen-ry), thơ của Lý Bạch, Đỗ Phủ; Truyện của Lỗ Tấn, Mô-pa-xăng, Giắc Lơn-đơn, Ai-ma-tốp, các trích đoạn kịch cổ điển của Mô-li-e,

 

doc 25 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 770Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm trong dạy-học các loại thể văn học nước ngoài ở THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	`````````````
MỤC LỤC
NộI DUNG
Trang
Tóm tắt đề tài 
6
Giới thiệu 
7
Phương pháp 
8
- Khách thể nghiên cứu
7
- Thiết kế nghiên cứu
8
- Quy trình nghiên cứu
11
- Đo lường và thu thập dữ liệu
16
- Bàn luận
17
- Kết luận và kiến nghị 
17
Tài liệu tham khảo
19
Phụ lục
20
I.TóM TắT Đề tài
Văn chương nước ngoài là một bộ phận quan trọng trong chương trình Ngữ văn trung học cơ sở gồm những sáng tác dân gian, văn thơ cổ điển, văn thơ hiện đại được chọn và bố trí song song với chương trình văn học dân tộc. Cùng với văn học dân tộc, văn chương nước ngoài đã góp phần tạo điều kiện cho học sinh mở rộng tầm nhìn và khả năng cảm thụ tinh hoa văn hoá nhân loại, hiểu biết thêm về cuộc sống và tài năng sáng tạo của các dân tộc từ đó hiểu rõ hơn đất nước, dân tộc và văn hoá dân tộc đồng thời phát triển tinh thần quốc tế và ý thức về cộng đồng văn hoá nhân loại.
	Đó là những sáng tác được chọn lọc trong kho tàng văn học của các dân tộc. Nói rộng ra đó là tinh hoa văn hoá nhân loại đủ sức vượt qua sự thử thách khắc nghiệt của thời gian, của không gian đến với chúng ta hôm nay. Ta bắt gặp ở đây những tác phẩm đã thành mẫu mực của văn học thế giới từ các chuyện cổ tích như “Cây bút thần” (Trung Quốc), “Ông lão đánh cá và con cá vàng” (Nga) cho đến các tác phẩm văn chương nổi tiếng của các nhà văn lớn của các dân tộc cũng là của thế giới như “Đôn- ki-hô-tê” của (Xéc-van-tét), “Cô bé bán diêm” của (An-đéc-xen), “Chiếc lá cuối cùng” của (O.Hen-ry), thơ của Lý Bạch, Đỗ Phủ; Truyện của Lỗ Tấn, Mô-pa-xăng, Giắc Lơn-đơn, Ai-ma-tốp, các trích đoạn kịch cổ điển của Mô-li-e, 
	Nhìn chung đó là những tác phẩm rất giàu giá trị nhân bản, giàu tinh thần dân tộc có tác dụng rất lớn trong việc giáo dục tình cảm cao đẹp, bồi dưỡng tâm hồn trong sáng và ý thức vươn tới điều thiện để phát triển và hoàn thiện nhân cách cho học sinh. Đó còn là những tác phẩm có giá trị nghệ thuật lớn, đạt trình độ mẫu mực được viết ra bởi tài nghệ bậc thầy của các nhà văn xuất sắc.
	Tuy nhiên trong thực tế dạy và học tác phẩm văn chương nước ngoài ở trung học cơ sở hiện nay gặp rất nhiều khó khăn mà trước hết khó khăn lớn nhất là khoảng cách khá lớn về không gian và thời gian, về lịch sử và tâm lý. Đứng trước nhiều tác phẩm văn chương nước ngoài, nhiều giáo viên nhất là học sinh cảm thấy vô cùng xa lạ. Nếu không được giải thích, hướng dẫn thì trong tiếp cận khó mà hiểu, cảm thụ nổi.
 Ví dụ: “Đánh nhau với cối xay gió” ( Trích “Đôn-ki-hô-tê” của Xéc- van-tét) dẫu là tác phẩm rất hay nhưng được viết ra cách đây hàng bốn trăm năm, từ thời trung cổ về tầng lớp hiệp sĩ giang hồ đã lỗi thời, về phong cách sinh hoạt của quí tộc thời trung cổ Châu Âu với những tập tục lề thói cách cảm, cách nghĩ hoàn toàn xa lạ với chúng ta.
	Khó khăn lớn thứ hai là chúng ta dạy và học văn chương nước ngoài trong điều kiện tài liệu, sách vở phục vụ cho tham khảo còn khan hiếm. Nhiều tác phẩm anh chị em giáo viên mới được nghe lần đầu tiên. Nhiều tác phẩm anh chị em nghe tên nhưng chưa được một lần được nhìn tận mắt. Hầu hết tác phẩm được đưa vào chương trình anh chị em chỉ biết được qua sách giáo khoa, qua tóm tắt, qua trích đoạn. khó khăn này không phải một sớm một chiều mà khắc phục được.
	Trước những thực trạng khó khăn trong việc tiếp cận, việc dạy và học các tác phẩm văn chương nước ngoài như vậy, với tấm lòng yêu nghề, yêu bộ môn và trong thực tế giảng dạy nhiều năm tôi đã cùng nhiều đồng nghiệp tìm ra những hướng dạy, bàn cách khắc phục những khó khăn trên để góp phần nâng cao hiệu quả của các giờ học văn. Trong khuôn khổ của đề tài này, tôi xin mạnh dạn góp thêm “ Một vài kinh nghiệm trong dạy-học các loại thể văn học nước ngoài ở THCS”.
II. Giới thiệu
	Trước khi nghiên cứu và thực nghiệm đề tài này tôi đã cùng với các đồng nghiệp trong nhóm Ngữ văn của nhà trường tiến hành khảo sát các tiết dạy và học phần văn học nước ngoài trong chương trình đối với các khối lớp 6, 7, 8, 9 trong các năm học: 2006-2007, 2007-2008,2008- 2009; 2010-2011.
 Tập trung vào mảng kiến thức thuộc phần văn học nước ngoài đã dạy thực tế trong chương trình ở các khối 6, 7, 9 của 4 năm học 2006-2007, 2007-2008,2008- 2009; 2010-2011.
 + Thông qua các buổi sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn, qua dự giờ đồng nghiệp, thăm lớp rút kinh nghiệm và đánh giá chất lượng, kết quả của các tiết dạy và học từ đó rút ra những phương pháp và biện pháp chung trong dạy và học các loại thể văn học nước ngoài.
 + Sử dụng phiếu học tập với những câu hỏi trắc nghiệm để kiểm tra việc nắm kiến thức bài học, sự hiểu biết của học sinh về các tác giả, tác phẩm văn học nước ngoài.
 + Tiến hành cho học sinh làm các bài kiểm tra viết để đánh giá tổng quát khả năng cảm thụ, phân tích những giá trị nghệ thuật và nội dung của các tác phẩm văn học nước ngoài.
III. Phương pháp
1.Khách thể nghiên cứu
	Nhìn một cách tổng thể toàn bộ phần văn học nước ngoài trong chương trình ngữ văn THCS, ta có thể phân loại các tác phẩm văn học nước ngoài theo đặc trưng loại thể thành những mảng sau:
1, Truyện cổ dân gian:
	Bao gồm 2 tác phẩm chính đó là “Cây bút thần” sáng tác dân gian của Trung Quốc; “Ông lão đánh cá và con cá vàng” của A-lếch - xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Pu-skin, đại thi hào Nga kể lại bằng 205 câu thơ trên cơ sở của truyện dân gian Nga, Đức.
2, Thơ Đường:
	Một số bài thơ Đường có nội dung trữ tình xã hội, về tình cảm quê hương, về thiên nhiên của các tác giả: Lí Bạch, Hạ Tri Chương, Đỗ Phủ
3, Truyện ngắn:
	Bao gồm một số đoạn trích của các tác phẩm: “Đánh nhau với cối xay gió” của Xéc-van-tét, “Cô bé bán diêm” của An-đéc-xen, “Chiếc lá cuối cùng” của Ơ. Hen-ry, “Hai cây phong” của Ai-ma-tốp, “Cố hương” của Lỗ Tấn, “Con chó bấc” của Giắc-lơn-đơn, “Những đứa trẻ” của Gor-ki, “Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang” của Đi-phô, “Bố của Xi-mông” của Mô-pa-xăng
4, Kí:
	“Lòng yêu nước” của Ê-ren-bua
5, Kịch:
	Trích đoạn kịch cổ điển Pháp “ Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục” của Mô-li-e.
6, Thơ trữ tình hiện đại:
	Bao gồm một số bài thơ trữ tình của Nga, ấn Độ.
 Qua việc phân loại như vậy để có cái nhìn tổng quát toàn bộ chương trình phần văn học nước ngoài, từ đó đề ra những phương pháp, biện pháp dạy cụ thể cho từng loại thể một cách hợp lý cũng như việc vận dụng nguyên tắc tích hợp trong dạy và học một cách phù hợp hơn.
2 :Thiết kế nghiên cứu :
1a. Muốn dạy tốt các tác phẩm văn chương nước ngoài phải trực tiếp tiếp xúc với tác phẩm:
	Có thể coi đây là một yêu cầu nghiêm ngặt đối với giáo viên và học sinh khi dạy học tác phẩm văn chương. Nhưng với các tác phẩm văn chương nước ngoài thì đây là một yêu cầu khá cao song phải tìm mọi cách mà thực hiện cho được. Có thể tổ chức cho tổ, nhóm chuyên môn chia nhau tìm đọc, trao đổi với nhau. Cũng có thể tổ chức báo cáo trong sinh hoạt chuyên môn hoặc có thể tổ chức ngoại khoá cho học sinh. Nếu không đọc được tác phẩm thì cũng phải được nghe, được kể, được thảo luận về tác phẩm mà mình phải dạy và học.
1b. Tìm hiểu những vấn đề liên quan đến tác phẩm:
	Sự hiểu biết về tác giả, về thời đại, về đất nước đó sản sinh ra tác phẩm, những đặc sắc về thiên nhiên, về tập tục xã hội nhất là về tâm lý dân tộc sẽ giúp ta hiểu và cảm tác phẩm văn chương nước ngoài rất nhiều. Những điều đó không dễ gì có đươc nếu chúng ta không tìm tòi học hỏi.
	Chúng ta sẽ không cảm và hiểu tốt đoạn trích “ Đánh nhau với cối xay gió”trong “Đôn-ki hô tê” của Xéc-van-tét nếu ta không hiểu biết gì về đất nước Tây Ban Nha thời trung cổ, sự tan giã của ý thức hệ phong kiến và sự hình thành của ý thức hệ tư sản.
 	Vì vậy việc tìm đọc các tài liệu có liên quan trên các tạp chí, các sách báo rất cần thiết đối với giáo viên và học sinh nhất là giáo viên trong việc dạy học tác phẩm văn chương, nhất là tác phẩm văn chương nước ngoài.
1c. Muốn dạy tốt tác phẩm cần hiểu đúng tác phẩm:
	Muốn dạy tốt văn bản thì phải hiểu đúng nó, tìm hiểu nó đúng trong vị trí tác phẩm, hiểu được toàn bộ tác phẩm và dụng ý nghệ thuật của tác giả từ đó mới lựa chọn được vấn đề và cách hướng dẫn học sinh tìm hiểu, khám phá và lĩnh hội cho phù hợp với trình độ học sinh. Đây là một yêu cầu cao song với tác phẩm văn chương nước ngoài thì việc hiểu đúng tác phẩm là một yêu cầu quan trọng. “Con chó Bấc”(trong sách văn 7 cũ, và là tác phẩm được dạy trong ngữ văn 9 hiện nay) là một văn bản hay nhưng rất xa lạ đối với giáo viên và học sinh THCS.
	Hầu như anh chị em chỉ mới biết được nhà văn Giắc-lơn-đơn và “Tiếng gọi nơi hoang dã” qua một đoạn trích không trọn vẹn trong sách giáo khoa. Cũng vì vậy mà chưa hiểu được tinh thần của văn bản cũng như chưa hiểu sâu sắc tác giả và nội dung toàn bộ tác phẩm. Thực ra, đây chỉ là một đoạn trích trong tác phẩm “ Tiếng gọi nơi hoang dã” của Giắc-lơn-đơn một nhà văn Mỹ nổi tiếng thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. “Tiếng gọi nơi hoang dã” là một kiệt tác của nhà văn nhằm chứng minh: mâu thuẫn giữa sự tạn bạo dã man của cái gọi là văn minh và sự tự do của loài vật sống hoang dã trong thiên nhiên. Kiệt tác này được nhà văn viết từ 1903.
 Truyện kể về số phận của con chó Bấc bị bắt cóc mang đi khỏi trang trại của một người chủ giàu có ở Ca-li-phoóc-ni-a, và bị ném vào vùng Bắc cực hoang dã trong cuộc săn vàng của con người. Thiên nhiên nguyên thuỷ, sự nghiệt ngã tàn bạo của môi trường đã đánh thức và làm phát triển mạnh mẽ trong đáy sâu thẳm của nó những bản năng thú dữ của tổ tiên nó. Nó đã sống với đủ hạng người phần lớn họ là những kẻ độc ác, tàn bạo đối với thú vật. Chỉ có một người là chiếm được thiện cảm của nó bằng lòng nhân đạo và tình thương yêu rộng lớn. Đó là Giôn Thoóc-tơn.
 Truyện toát lên một nhân sinh quan rõ rệt: Lòng thương yêu loài vật, ông cho rằng chỉ có trên cơ sở một tình thương yêu vô hạn đối với loài vật mới chiến thắng được những con vật, thậm chí là những con vật dữ tợn.
 Tình yêu thương thực sự và nồng nàn đến mức cuồng nhiệt dấy lên trong lòng con chó Bấc thì đến Giôn Thoóc-tơn mới khơi dậy được những điều đáng tìm hiểu là vì sao mà Bấc yêu thương Giôn Thoóc-tơn đến mức có những hành động đep đẽ thế ? Bởi vì con người này đã cứu sống nó. Nhưng hơn thế nữa, con người này là một ông chủ lý tưởng. Anh chăm sóc chó của mình như thể chính nó là con cái của anh vậy.
 Có đọc toàn bộ tác phẩm ta mới thấy hết tình thương yêu thực sự của Giôn Thoóc-tơn đối với loài vật mà cụ thể là đối với con chó Bấc trong sự so sánh với bao nhiêu ông chủ trước đó, trong bối cảnh khốc liệt của cuộc hành trình dai dẳng dài dặc trên những con đường ngập tuyết, trong cơn tuyệt mệnh của đàn chó Chính đây mới là phần cốt yếu của tác phẩm, mới là dụng ý nghệ thuật của tác giả. Chỉ có trên cơ sở tình yêu vô hạn đối với loài vật mới chiến thắng được những con vật. Nội dung của tác phẩm là thế, tư tưởng của tác phẩm cũng là thế nhưng nếu chỉ dựa vào tên của văn bản, qua hai chiến công của con chó, nhiều ng ... biểu đạt: biểu cảm .
b, Khác nhau
- Cách thức thể hiện chủ đề : 
 + Bài “Tĩnh dạ tứ”: từ nơi xa nghĩ về quê hương (Thể hiện nỗi nhớ quê da diết, sâu sắc của một người con xa quê)
 + Bài “Hồi hương ngẫu thư”: từ quê hương nghĩ về quê hương (Bài thơ biểu hiện một cách chân thực mà sâu sắc, hóm hỉnh mà ngậm ngùi tình yêu quê hương thắm thiết của một người sống xa quê lâu ngày, trong khoảnh khắc vừa mới đặt chân trở về quê cũ.)
- Phương thức biểu cảm :
 + Bài “Tĩnh dạ tứ”: biểu cảm trực tiếp .
 + Bài “ Hồi hương ngẫu thư”: biểu cảm gián tiếp . 
 *Lớp 9 : Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật Rô-bin-xơn trong trích đoạn “Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang” của Đi-phô ?
 (Đáp án :
 - Là một nhân vật điển hình cho ý chí, nghị lực vượt lên hoàn cảnh để khẳng định sức mạnh của con người.
 - Có tinh thần lạc quan (qua cách miêu tả diện mạo, trang phục của mình một cách dí dỏm, hài hước)
 - Bằng lao động sáng tạo của mình đã bắt thiên nhiên phục vụ con người ( qua những đồ dùng anh mang theo trên người : quần áo, mũ, ...bằng da dê)
 - Rô-bin-xơn muốn duy trì lối sống văn minh, hi vọng được trở về với thế giới hiện đại (mặc quần áo, cắt tỉa râu...)
 - Bồi dưỡng cho em nghị lực, tinh thần vượt mọi khó khăn gian khổ, tin tưởng vào bản thân)
 V.2. Giáo án minh họa : Ngữ văn 9
 Tiết 156, 157 : Đọc - hiểu văn bản
 Con chó Bấc
(Trích "Tiếng gọi nơi hoang dã" - G. Lân - đơn)
A - Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức 
- Những nhận xét tinh tế kết hợp với trí tưởng tượng tuyệt vời của tác giả khi viết về loài vật.
- Tình yêu thương, sự gần gũi nhà văn khi viết về con cho Bấc.
2. Kĩ năng
- Đọc- hiểu một văn bản dịch thuộc thể loại tự sự.
3. Thái độ : Yêu mến loài vật.
B. Chuẩn bị : 
- Thầy : Máy chiếu, máy tính, bảng phụ
- Trò : Đọc, tóm tắt đoạn trích, trả lời các câu hỏi, tìm đọc cả tác phẩm.
C. Tổ chức các hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ : 5p; HT : Tự luận 
- Suy nghĩ của em sau khi học văn bản Bố của Xi-mông ?
 - GV kiểm tra bài soạn của HS.
3. Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiến thức cần đạt
*Họat động 1: Tạo tâm thế (Thời gian 2p; PP : thuyết trình do GV thực hiện ; KT : động não)
Trong đời sống, con người và con vật nuôi có những tình cảm khiến chúng ta phải xúc động. Vậy tình cảm ấy được thể hiện như thế nào qua đoạn trích Con chó Bấc?
*Hoạt động 2: Tri giác (Thời gian 15p; PP : thuyết trình, đọc diễn cảm ; KT : động não)
H: Hãy cho biết những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm?
GV bổ sung thêm cho học sinh ở SGV (161)
GV hướng dẫn đọc: Thể hiện tình cảm giữa người và chó, chó và người nồng nàn đầy thương yêu.
GV gọi HS đọc, tóm tắt đoạn trích.
GV bổ sung thêm một số thông tin trong tác phẩm.
Lắng nghe.
Học sinh trả lời dựa theo SGK.
 3 học sinh đọc
- 1 học sinh kể tóm tắt
- Học sinh nhận xét
I - Đọc, chú thích
1 Tác giả
- Giắc Lân-đơn (1876-1916) là nhà văn nổi tiếng nước Mĩ.
2. Tác phẩm
- Tiểu thuyết Tiếng gọi nơi hoang dã của ông thể hiện quan niệm đạo đức, tình cảm là cội nguồn gắn kết trật tự và tồn tại.
3. Đọc,tóm tắt
H: Nêu bố cục của văn bản và cho biết ý đồ của tác giả? (Nhà văn chủ yếu muốn nói đến những biểu hiện tình cảm của phía nào?)
- Bố cục: 3 đoạn
+ Đ1: Mở đầu
+ Đ2: Tình cảm của Thoóc-tơn với Bấc
+ Đ3, 4, 5: Tình cảm của Bấc với Thoóc-tơn- Tình cảm đặc biệt của chó với người: Nhưng trước đó tác giả đã dùng một đoạn nói về tình cảm của chủ đối với Bấc. Đó là một dụng ý nghệ thuật.
II - Tìm hiểu văn bản
- Bố cục
* Hoạt động 3 : Phân tích (Thời gian 50p; PP : thuyết trình, đọc diễn cảm ; thảo luận, nêu vấn đề ; KT : động não)
H: Cách cư xử của Thoóc-tơn với Bấc có gì đặc biệt ? Biểu hiện bằng những chi tiết nào ?
GV bổ sung thêm : Thoóc-tơn thật ra không phải là chủ đầu tiên của Bấc. Trước anh, Bấc đã từng qua tay những ông bà chủ, cô cậu chủ giàu có và cũng nhân hậu như nhà thẩm phán Mi - lơ rồi bị bắt cóc, bị mua đi bán lại cho những ông chủ khô khan hay tàn bạo để giúp việc tìm vàng ở MB mĩ lạnh giá (Pê-xô, Phrăng-xoa, anh chàng người lai Ê -cốt, gã mặc áo thun đỏ với cái dùi cui đáng sợ ...) Nhưng chỉ có riêng Thoóc-tơn bản tính nhân hậu hiếm có, chẳng những đã cứu sống Bấc, mua lại Bấc, đối xử với Bấc thật tận tình khả ái cho đến khi anh qua đời. Tác giả đã chứng minh anh không chỉ là ân nhân cứu mạng mà còn là ông chủ lí tưởng của Bấc
HS tìm chi tiết
- Coi chúng như con cái của anh vậy. Trong ý nghĩ tình cảm dường như anh không xem Bấc chỉ là con chó mà là người hẳn hoi, bạn bè của anh.
+ Chào hỏi thân mật nói lời vui vẻ, chuyện trò tầm phào, túm chặt lấy đầu Bấc rồi dựa vào đầu mình rồi đẩy tới đẩy lui
+ Tiếng rủ rỉ bên tai không phải là tiếng quát tức giận
1/. Tình cảm của Thoóc-tơn với Bấc.
Coi chúng như con cái của anh.
- chào hỏi thân mật
- nói lời vui vẻ
H: Qua đó ta thấy Thoóc-tơn không những là 1 ông chủ mà còn là 1 ông chủ lí tưởng nữa. Em hãy so sánh với các ông chủ trước đó của Bấc?
- Các ông chủ chăm sóc chó chỉ là nghĩa vụ và vì lợi ích kinh doanh còn Thoóc-tơn chăm sóc Bấc như với những đứa con đặc biệt của mình vậy.
- túm chặt lấy đầu nó rồi dựa vào đầu mình, rồi đẩy tới đẩy lui
H: Tình cảm của Thoóc-tơn biểu hiện càng rõ rệt khi Thoóc-tơn kêu lên trân trọng: "Trời đất! Đằng ấy hầu như biết nói đấy!" Hãy phân tích câu nói của Thoóc-tơn với Bấc ?
H: Em đánh giá như thế nào về tình cảm của Thoóc-tơn với Bấc?
- HS phân tích :
Thể hiện tình cảm ngạc nhiên yêu thương vô hạn, nồng nàn của 1 ông chủ đối với con chó quý của 
mình, cao hơn là tình cảm của 1 con người đối với bạn bè thân thiết, của người cha đang yêu thương, vỗ về khám phá ra đứa con của mình sao có thể thông minh và đáng yêu đến thế.
- Suy nghĩ, đánh giá.
-> Tình yêu thương, trân trọng, lòng nhân từ.
GV: Tình cảm và cách đối xử đặc biệt ấy của ông chủ - người cha - người bạn Thoóc-tơn sẽ đền đáp xứng đáng. Bởi vì Bấc đặc biệt tinh khôn, vô cùng đặc biệt nghĩa tình đó là qua các biểu hiện suy luận và tưởng tượng của nhà văn.
GV cho HS thảo luận nhóm 3p: Tại sao trước khi diễn tả tình cảm của Bấc đối với chủ nhà văn lại dành 1 đoạn để nói về tình cảm của Thoóc-tơn đối với Bấc?
GV bình : Đây là tình cảm hai chiều : người yêu quý vật, vật yêu quý người ; Bấc và Thoóc-tơn rất hiểu nhau, quan tâm đến nhau và đồng cảm cho nhau. Quan hệ ở đây không phải chủ-tớ, con người-loài vật nữa mà là quan hệ cha-con, bạn bè.
GV Vậy Bấc có tình cảm như thế nào với Thoóctơn sang phần 2.
Chuyển tiết 2
H: Tình cảm của con chó Bấc đối
 với chủ thể hiện qua những khía cạnh nào? 
HS thảo luận,báo cáo.
Nhóm khác nhận xét, bổ sung :
- Vì mục đích là để làm sáng tỏ những tình cảm của con chó Bấc đối với anh. Không phải đối với bất kỳ ông chủ nào con chó Bấc cũng đối xử tốt đâu. Bấc đã từng qua tay nhiều ông chủ độc ác chỉ riêng Thoóc-tơn có lòng nhân từ với nó.
- Tìm chi tiết
+ qua cử chỉ
+tâm hồn Bấc
- Chọn đặc tả đôi mắt của Bấc
2/. Tình cảm của Bấc đối với Thoóc-tơn
- Cử chỉ, hành động :
+cắn vờ
+nằm phục ở chân 
Thoóc-tơn hàng giờ, mắt háo hức...quan tâm theo dõi trên nét mặt
+nằm xa hơn quan sát
+bám theo gót chân chủ
- Tâm hồn :
+Trước kia chưa hề cảm they một tình yêu thương như vậy
+Bấc thấy không có gì vui sướng hơn bằng cái ôm ghì mạnh mẽ ấy.
+Nó lại tưởng như quả tim mình nhảy tung ra khỏi lồng ngực..
+không muốn rời Thoóc-tơn một bước, lo sợ Thoóc-tơn rời bỏ
H: Em có nhận xét gì về sự quan sát, nghệ thuật kể chuyện ở đoạn này ? của tác gỉa? 
? Hãy so sánh cách xây dựng Bấc với loài vật trong truyện ngụ ngôn ?
GV chốt :
 -Trong thể loại ngụ ngôn ví dụ thơ ngụ ngôn của La Phông- ten... những con vật biết nói tiếng người, đại diện cho một đặc điểm tính cách nào đó của con người
- Bấc không biết nói tiếng người, - họng nó run lên.......Nó chỉ hầu như biết nói, đại diện cho nhiều kiểu tâm trạng rất gần gũi với tâm trạng của con người (vui mừng, lo âu, tôn thờ, quyến luyến.)
 - Nhà văn có trí tưởng tượng tuyệt vời mặc dù không nhân cách hoá con Bấc nhưng ông đã để cho con Bấc tự bộc lộ "tâm hồn" của mình.
H: Bấc có tình cảm như thế nào đối với Thooc - tơn?
- Suy nghĩ, trả lời 
Tài quan sát tinh tế, tỉ mỉ
+ Khi kể chuyện con Xơ - kít "Có thói quen thọc cái mũi của nó dưới bàn tay của Thoóctơn rồi hích, hích mũi cho đến khi được vỗ về" còn con Ních: "Thường chồm lên tì cái đầu to tướng của cu cậu lên đầu gối Thoóc-tơn". Còn chó Bấc thường "nằm phục" ở dưới chân chủ hàng giờ, mắt háo hức, tỉnh táo, nó nằm ra xa hơn về 1 bên hoặc đằng sau"....
- Nghệ thuật so sánh, nhân hóa.
- Suy nghĩ, trả lời :
Nhận xét.
-> nhân hoá, so sánh
->sự tôn thờ, kính phục, sống nghĩa tình
GV bổ sung thêm : Bấc đã hai lần không sợ nguy hiểm cứu chủ ; cố gắng chiến thắng trong lần thách đấu, mang tiền về cho chủ, giúp anh trả nợ, tìm được thung lũng vàng, anh trở nên giàu có. Sau khi anh bị giết, Bấc quay trở lại tấn công bọn người Y-hét trả thù cho anh, mối dây ràng buộc Bấc với con người, với văn minh không còn nữa, nó nhập vào đàn sói rừng, trở về với cuộc sống hoang dã. Hàng năm, nó vẫn cùng bầy sói tới thung lũng thăm nơi Thoóc-tơn yên nghỉ.
Thể hiện quan niệm đạo đức, tình cảm là cội nguồn gắn kết trật tự và tồn tại.
* Hoạt động 4 : Khái quát (Thời gian 5’ ; PP : vấn đáp, thuyết trình ; KT : các mảnh ghép)
- GV yêu cầu HS khái quát bằng các mảnh ghép về nghệ thuật, nội dung của VB. (Ghi ra thẻ màu : Thẻ xanh là nghệ thuật ; hồng : nội dung)
? ý nghĩa của văn bản ?
GV : - Giáo dục con người có tình yêu thương dành cho loài vật. Chỉ khi nào có tình yêu thương thực sự thì chúng mới yêu kính con người, tình yêu thương có thể cảm hóa được loài vật.
- Loài vật , đặc biệt là chó cũng có đời sống nội tâm sâu sắc gần gũi với con người.
- Liên hệ : Hãy sống thân thiện với thiên nhiên, đừng để thiên nhiên nổi giận.
? Qua đoạn trích, em hiểu thêm gì về tác giả ?
* Hoạt động 5 : Củng cố- Luyện tập (Thời gian 10’ ; PP : vấn đáp, thuyết trình ; KT : động não)
-GV yêu cầu HS PBCN về đoạn trích. ?
(Đoạn trích hay, giàu giá trị nhân văn ....)
*Nếu còn thời gian : GV đọc cho HS nghe một số đoạn hay trong tiểu thuyết “Tiếng gọi nơi hoang dã”
Suy nghĩ, nêu ý nghĩa 
HS suy nghĩ, khái quát
Ghi trên các thẻ màu.
Dán lên bảng.
Suy nghĩ, nêu ý nghĩa 
Suy nghĩ, phát biểu : có trái tim nhân hậu, yêu thương loài vật.
- 1 HS : PBCN
HS lắng nghe, tham khảo.
-> Trí tưởng tượng tuyệt vời, tài quan sát, nghệ thuật nhân hoá của nhà văn.
-> Ca ngợi lòng yêu thương và sự gắn bó cảm động giữa con người với loài vật.
III. Luyện tập
- PBCN về đoạn trích.
4 - Hướng dẫn về nhà. Chuẩn bị bài sau (3’)
- Học bài, tìm đọc cả tác phẩm, nắm chắc nội dung bài học, PBCN.
- Soạn bài Hợp đồng (Đọc kĩ, tìm hiểu mục đích, yêu cầu khi viết hợp đồng, sưu tầm một hợp đồng mẫu)
*****************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docSKNN.doc