Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp đàm thoại phát hiện và giải quyết vấn đề vào dạy học chương 2 – Tam giác hình học 7

Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp đàm thoại phát hiện và giải quyết vấn đề vào dạy học chương 2 – Tam giác hình học 7

I. LỜI NÓI ĐẦU

Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến việc đổi mới phương pháp dạy học, với xu thế “dạy học tập trung vào người học”, hay là “phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh”. Do đó việc đổi mới phương pháp dạy học toán theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, khơi dậy và phát triển khả năng tự học, nhằm hình thành cho học sinh tư duy tích cực độc lập, sáng tạo, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm và đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.

Khi đó, người học cần phải chủ động, tự giác tích cực trong các hoạt động học tập để chiếm lĩnh tri thức và giáo viên là người chủ đạo, nêu vấn đề và hướng học sinh giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, nâng cao vai trò của người học không có nghĩa là làm phai mờ vị trí của người giáo viên mà ngược lại người giáo viên hiện nay phải không ngừng trau dồi tri thức, học hỏi kinh nghiệm ở bạn bè, nắm bắt thông tin từ sách báo, internet, Ngoài những tri thức khoa học, người giáo viên phải có đầy đủ năng lực sư phạm, lòng yêu nghề mến trẻ, có khả năng dự đoán và giải quyết những tình huống sư phạm.

Chương 2 - Tam giác hình học 7 là một trong những nội dung hay của chương

trình Toán trung học cơ sở, cũng là nội dung quan trọng nhằm rèn luyện trí tuệ cho các em. Việc chiếm lĩnh kiến thức và chứng minh các bài toán liên quan đến tam giác là một vấn đề khó khăn cho học sinh lớp 7 vì các em mới làm quen với phương

pháp suy luận và chứng minh hình học.

Từ những lí do trên, tôi quyết định chọn đề tài “Vận dụng phương pháp đàm thoại phát hiện và giải quyết vấn đề vào dạy học chương 2 – Tam giác hình học 7” để một phần nào giúp cho quá trình dạy và học được tốt hơn, đạt hiệu quả như mong muốn.

 

doc 24 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 814Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp đàm thoại phát hiện và giải quyết vấn đề vào dạy học chương 2 – Tam giác hình học 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MUÏC LUÏC
 Trang
I. LÔØI NOÙI ÑAÀU 	3
II. NOÄI DUNG 	3 
1. Cô sôû xuaát phaùt:	3
1.1 Cô sôû lí luaän 	3 
 1.2 Cô sôû thöïc tieãn	6
2. Muïc tieâu cuûa ñeà taøi:	6
3. Ñaëc ñieåm tình hình:	6
4. Vận dụng phương pháp đàm thoại – phát hiện và giải quyết vấn đề vào dạy học chương 2 – tam giác hình học 7
 4.1 Vận dụng phương pháp đàm thoại phát hiện và giải quyết vấn đề vào dạy học khái niệm 	7
 4.1.1 Dạy học khái niệm “Hai tam giác bằng nhau”	7
 4.1.2 Dạy học khái niệm “Tam giác cân”	8 
 4.1.3 Dạy học khái niệm “Tam giác vuông cân”	9
 4.2 Vận dụng phương pháp đàm thoại phát hiện và giải quyết vấn đề vào dạy học định lí
 4.2.1 Dạy học định lí “Tổng ba góc của một tam giác”	10
 4.2.2 Dạy học định lí “Góc ngoài của tam giác”	12
 4.2.3 Dạy học định lí về tính chất của tam giác cân	13
 4.2.4 Dạy học định lí Pitago	13
 4.2.5 Dạy học định lí Pitago đảo	15
4.3 Vận dụng phương pháp đàm thoại phát hiện và giải quyết vấn đề vào dạy học bài tập 	16
5. Keát quaû thöïc nghieäm 	23
III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM	.23
IV. TỰ NHẬN XÉT CỦA BẢN THÂN VỀ ĐỀ TÀI	..24
V. NHAÄN XEÙT CUÛA TOÅ CHUYEÂN MOÂN	..24
VI. NHAÄN XEÙT ÑAÙNH GIAÙ CUÛA NHAØ TRÖÔØNG	..24
I. LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến việc đổi mới phương pháp dạy học, với xu thế “dạy học tập trung vào người học”, hay là “phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh”. Do đó việc đổi mới phương pháp dạy học toán theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, khơi dậy và phát triển khả năng tự học, nhằm hình thành cho học sinh tư duy tích cực độc lập, sáng tạo, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm và đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.
Khi đó, người học cần phải chủ động, tự giác tích cực trong các hoạt động học tập để chiếm lĩnh tri thức và giáo viên là người chủ đạo, nêu vấn đề và hướng học sinh giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, nâng cao vai trò của người học không có nghĩa là làm phai mờ vị trí của người giáo viên mà ngược lại người giáo viên hiện nay phải không ngừng trau dồi tri thức, học hỏi kinh nghiệm ở bạn bè, nắm bắt thông tin từ sách báo, internet,Ngoài những tri thức khoa học, người giáo viên phải có đầy đủ năng lực sư phạm, lòng yêu nghề mến trẻ, có khả năng dự đoán và giải quyết những tình huống sư phạm.
Chương 2 - Tam giác hình học 7 là một trong những nội dung hay của chương 
trình Toán trung học cơ sở, cũng là nội dung quan trọng nhằm rèn luyện trí tuệ cho các em. Việc chiếm lĩnh kiến thức và chứng minh các bài toán liên quan đến tam giác là một vấn đề khó khăn cho học sinh lớp 7 vì các em mới làm quen với phương
pháp suy luận và chứng minh hình học. 
Từ những lí do trên, tôi quyết định chọn đề tài “Vận dụng phương pháp đàm thoại phát hiện và giải quyết vấn đề vào dạy học chương 2 – Tam giác hình học 7” để một phần nào giúp cho quá trình dạy và học được tốt hơn, đạt hiệu quả như mong muốn.
II. NỘI DUNG
Cơ sở xuất phát
Cơ sở lí luận
Xuất phát từ yêu cầu của thời đại mới, Đất nước ta đang trên đường hội nhập, nền kinh tế tri thức ngày càng phát triển và được coi trọng. Vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung và hiện đại hóa giáo dục nói riêng đang đứng trước bài toán phải đổi mới toàn diện. Đổi mới từ mục tiêu giáo dục, nội dung đến phương pháp và phương tiện dạy học. 
Việc đổi mới phương pháp dạy học ở các cấp học là rất quan trọng và mang tính chiến lược nhằm đưa nền giáo dục nước ta lên một tầm cao mới đáp ứng chương trình giáo dục hội nhập Quốc tế.
Vì thế Luật giáo dục nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã quy định: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên ” (Luật giáo dục 2005, chương I, điều 4).
 Để thực hiện mục tiêu trên, định hướng đổi mới phương pháp dạy học được thể hiện qua sáu ý sau đây đặc trưng cho phương pháp dạy học hiện đại:
- Xác lập vị trí chủ thể của người học, đảm bảo tính tự giác, tích cực chủ động và sáng tạo của hoạt động học tập được thể hiện độc lập hoặc trong giao lưu.
- Tri thức được cài đặt trong những tình huống có dụng ý sư phạm.
- Dạy việc học, dạy tự học thông qua toàn bộ quá trình dạy học.
- Tự tạo và khai thác những phương tiện dạy học để tiếp nối và gia tăng sức mạnh của con người.
- Tạo niềm lạc quan học tập dựa trên lao động và thành quả của bản thân người học.
- Xác định vai trò mới của người thầy với tư cách người thiết kế, uỷ thác, điều khiển và thể chế hoá.
Riêng đối với môn Toán, căn cứ vào đặc điểm, vai trò, vị trí và ý nghĩa của môn toán, việc đổi mới phương pháp dạy học môn toán có các mục tiêu chung sau đây:
- Cung cấp cho HS những kiến thức, kĩ năng, phương pháp toán học phổ thông cơ bản, thiết thực.
- Góp phần quan trọng vào việc phát triển năng lực, trí tuệ, hình thành khả năng suy luận đặc trưng của toán học cần thiết cho cuộc sống.
- Góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất, phong cách lao động khoa học, biết hợp tác lao động, có ý chí và thói quen tự học thường xuyên.
Vì vậy, việc đổi mới phương pháp dạy học mang tính thiết thực và là quyết định đúng đắn của nền giáo dục nước ta.
Phương pháp đàm thoại phát hiện và giải quyết vấn đề
Phương pháp đàm thoại phát hiện và giải quyết vấn đề tuy đã có từ lâu đời, nhưng đến nay vẫn được xem là một phương pháp dạy học tích cực và được sử
dụng nhiều trong quá trình dạy học.
 a. Khái niệm
Phương pháp đàm thoại phát hiện là phương pháp trao đổi giữa Giáo viên và học sinh trong đó Giáo viên nêu ra hệ thống câu hỏi “dẫn dắt” gắn bó logic với nhau để học sinh suy lí, phán đoán, quan sát, tự đi đến kết luận và qua đó mà lĩnh hội kiến thức.
b. Đặc điểm
Giáo viên tổ chức đối thoại, trao đổi ý kiến, tranh luận giữa thầy và cả lớp, có khi giữa trò với nhau, thông qua đó học sinh lĩnh hội được tri thức mới.
Trong phương pháp đàm thoại phát hiện có yếu tố tìm tòi, nghiên cứu của học sinh. Giáo viên giống như người tổ chức sự tìm tòi còn học sinh là người tự lực phát hiện kiến thức mới. 
Cốt lõi của phương pháp đàm thoại phát hiện là hệ thống các câu hỏi – lời đáp của Giáo viên.
Hệ thống câu hỏi – lời đáp mang tính chất nêu vấn đề để tạo nên nội dung chủ yếu của bài học là nguồn kiến thức và là mẫu mực của cách giải quyết một vấn đề nhận thức. Thông qua phương pháp này, học sinh không những lĩnh hội được nội dung tri thức mà còn học được cả phương pháp nhận thức và cách diễn đạt tư tưởng bằng lời nói.
c. Yêu cầu xây dựng hệ thống câu hỏi
Phương pháp đàm thoại phát hiện là một trong những phương pháp phát huy được tính tích cực học tập của học sinh. Phương pháp này dựa trên hệ thống câu hỏi được sắp đặt hợp lí, phù hợp với nhận thức của học sinh, kích thích học sinh tích cực tìm tòi, hướng dẫn học sinh theo một mục đích sư phạm định trước. Bởi vậy, Giáo viên cần có sự chuẩn bị hệ thống câu hỏi một cách kĩ lưỡng, tránh tư tưởng chủ quan, không có chuẩn bị chu đáo từ trước. 
- Câu hỏi phải chính xác, thể hiện trong hình thức rõ ràng, đơn giản giúp người học hình thành được câu trả lời đúng. Nếu câu hỏi đa nghĩa phức tạp sẽ gây khó khăn cho sự suy nghĩ của học sinh.
- Câu hỏi xây dựng theo hệ thống logic chặt chẽ. Để xây dựng hệ thống câu hỏi theo yêu cầu này cần căn cứ vào cấu trúc nội dung bài học.
- Hệ thống câu hỏi được thiết kế theo quy luật nhận thức và khả năng nhận thức của đối tượng cụ thể.
+ Xây dựng câu hỏi từ dễ đến khó.
+ Từ cụ thể đến khái quát và từ khái quát đến cụ thể.
+ Câu hỏi từ tái tạo đến sáng tạo.
 + Số lượng câu hỏi vừa phải, sử dụng câu hỏi tập trung vào “phải biết” trong bài học (trọng tâm của bài học).
 1.2 Cơ sở thực tiển
 Chương 2 – Tam giác hình học 7 đây là chương có nhiều kiến thức hình học vừa mới vừa lạ, đa số các em học sinh tiếp thu môn toán còn chậm, khi giải toán học sinh còn bộc lộ rất nhiều thiếu sót, đặc biệt là quá trình vận dụng các kiến thức đã học vào giải bài tập, các em luôn có cảm giác học hình học khó hơn học đại số dẫn đến có nhiều em học yếu kém môn toán. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho chất lượng môn toán chưa cao.
Nếu chúng ta không thay đổi phương pháp giảng dạy môn toán hoặc sử dụng phương pháp dạy học chưa đúng, đặc biệt là phương pháp dạy môn hình học thì chất lượng môn toán ngày càng thấp. Thực tế cho thấy phương pháp dạy học đàm thoại phát hiện và giải quyết vấn đề là một phương pháp được sử dụng nhiều trong quá trình dạy học nhưng không ít giáo viên sử dụng chưa có hiệu quả. Chính từ thực trạng trên tôi đã quyết định nghiên cứu đề tài này để phần nào khắc phục được những tồn tại trên và từng bước nâng cao chất lượng môn toán.
2. Mục tiêu của đề tài
Nghiên cứu các cơ sở lí luận của phương pháp đàm thoại phát hiện và giải quyết vấn đề. Trên cơ sở đó vận dụng vào dạy học chương 2– hình học 7, nhằm kích thích tính tích cực học tập của học sinh, nâng cao chất lượng dạy học môn toán.
3. Đặc điểm tình hình
3.1. Thuận lợi 
Trường khang trang không bị ngập lũ, thuận lợi cho học sinh đến trường.
Đa số học sinh có ý thức trong học tập.
 3.2 Khó khăn 
Một số học sinh thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo ngoài việc học ở trường thì các em còn phải phụ giúp gia đình để kiếm sống. Từ đó các em không có nhiều thời gian để đầu tư cho việc học dẫn đến kết quả học tập chưa cao.
Một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến việc học của con em mình.
Học sinh chưa biết cách học như thế nào cho có hiệu quả. Đặc biệt đối với các học sinh mất căn bản về môn toán thì các em rất sợ học môn này và khi đó càng làm cho các em có tâm lý ngán học. Điều đó dẫn đến kết quả dạy và học chưa cao.
 4. Vận dụng phương pháp đàm thoại – phát hiện và giải quyết vấn đề vào dạy học chương 2 – tam giác hình học 7
 4.1 Vận dụng phương pháp đàm thoại phát hiện và giải quyết vấn đề vào dạy học khái niệm 
 4.1.1 Dạy học khái niệm “Hai tam giác bằng nhau”
Hoạt động 1: Hình thành khái niệm
Giáo viên: Cho hai tam giác ABC và A’B’C’
Hãy dùng thước thẳng có chia khoảng và thước đo góc, đo các cạnh và các góc của hai tam giác.
AB = ; AC = ; BC =
= ; = ; =
= ;= ;=
= ;= ;=
Học sinh: Đo độ dài các cạnh và số đo các góc của hai tam giác đã cho .
Giáo viên: và trên có mấy yếu tố bằng nhau ? Mấy yếu tố về cạnh ? Mấy yếu tố về góc ?
Học sinh: và trên có 6 yếu tố bằng nhau, 3 yếu tố về cạnh, 3 yếu tố về góc.
Giáo viên: Hai và như vậy được gọi là hai tam giác bằng nhau. Vậy hai tam giác bằng nhau là hai tam giác như thế nào ?
Hoạt động 2: Phát biểu định nghĩa
Học sinh: Hai tam giác bằng nhau là hai tam giác có các cạnh tương ứng bằng nhau, các góc tương ứng bằng nhau.
Giáo viên: Nhấn mạnh tính chất đặc trưng là: Các cạnh tương ứng bằng nhau + các góc tương ứng bằng nhau.
Kí hiệu: 
Lưu ý: Khi kí hiệu sự bằng nhau của hai tam giác, các ... A. Hãy chứng tỏ rằng Ax // BC.
Hệ thống câu hỏi – đáp để hướng dẫn học sinh 
Giáo viên: Vừa vẽ hình lên bảng vừa 
hướng dẫn học sinh vẽ hình vào tập. Gọi một học sinh viết giả thiết và kết luận.
Giáo viên: Quan sát hình vẽ, dựa vào cách nào để chứng minh Ax // BC ?
Học sinh: Để chứng minh Ax // BC cần chỉ ra Ax và BC hợp với AB tạo ra hai góc so le trong hoặc hai góc đồng vị bằng nhau.
Giáo viên: Hãy chỉ ra hai góc ở vị trí so le trong, hai góc đồng vị ?
Học sinh: là hai góc so le trong, là hai góc đồng vị.
Giáo viên: Để chứng minh ta phải chứng minh bằng bao nhiêu độ? Tìm bằng cách nào ?
Học sinh: Ax là tia phân giác của nên 
Giáo viên: Như vậy ta phải tính và tính dựa vào tính chất nào ?
Học sinh: Dựa vào tính chất góc ngoài của .
Giáo viên: Hoặc ta có thể chứng minh là hai góc đồng vị bằng nhau để suy ra Ax // BC. 
Bài tập 13 trang 112, sách giáo khoa Toán 7, tập 1
Cho . Tính chu vi mỗi tam giác nói trên biết rằng AB =4cm, BC = 6cm, DF = 5cm (chu vi của một tam giác là tổng độ dài ba cạnh của tam giác đó).
Hệ thống câu hỏi – đáp để hướng dẫn học sinh 
Giáo viên: Chu vi của một tam giác là tổng độ dài ba cạnh của tam giác đó. Như vậy để tìm chu vi của ta cần biết độ dài của đoạn nào nữa ?
Học sinh: Độ dài đoạn AC.
Giáo viên: Độ dài đoạn AC bằng bao nhiêu ? Vì sao ?
Học sinh: AC = DF = 5cm vì AC và DF là hai cạnh tương ứng của hai tam giác bằng nhau.
Giáo viên: Chu vi của được tính như thế nào ? Bằng bao nhiêu ?
Học sinh: Chu vi 
Giáo viên: Tương tự, để tính chu vi ta cần biết độ dài của các cạnh nào nữa ?
Học sinh: Độ dài cạnh DE, EF.
Giáo viên: Độ dài DE, EF bằng bao nhiêu? Vì sao?
Học sinh: vì chúng là các cạnh tương ứng của hai tam giác bằng nhau?
Giáo viên: Hãy tính chu vi ?
Học sinh: Chu vi 
Giáo viên: Em có nhận xét gì về chu vi của hai tam giác bằng nhau?
Học sinh: Hai tam giác bằng nhau thì có chu vi bằng nhau.
Bài tập 23 trang 100, sách bài tập Toán 7, tập 1
Cho . Biết . Tìm các góc còn lại của mỗi tam giác.
Hệ thống câu hỏi – đáp để hướng dẫn học sinh 
Giáo viên: Hãy cho biết các góc tương ứng bằng nhau của hai tam giác ?
Học sinh: Các góc tương ứng bằng nhau 
Giáo viên: Trong ta đã biết số đo của những góc nào ? Cần tìm số đo góc nào?
Học sinh: Ta có , cần tìm 
Giáo viên: Để tìm ta phải tìm như thế nào ? Hãy tìm ?
Học sinh: Áp dụng định lí tổng ba góc trong nên 
Giáo viên: Như vậy ta đã tìm đầy đủ các góc chưa ? Hãy trả lời kết quả bài toán ?
Học sinh: 
Bài tập 29 trang 101, sách bài tập Toán 7, tập 1
Cho góc xOy. Trên tia Ox lấy điểm C, trên tia Oy lấy điểm D sao cho OD = OC. Vẽ các cung tròn tâm C và tâm D có cùng bán kính sao cho chúng cắt nhau ở điểm E nằm trong góc xOy. Chứng minh OE là tia phân giác của góc xOy.
Hệ thống câu hỏi – đáp để hướng dẫn học sinh 
Giáo viên: Yêu cầu học sinh vẽ hình và ghi 
giả thiết, kết luận.
Học sinh: Vẽ hình và ghi giả thiết, kết luận.
Giáo viên: Để chứng minh OE là tia phân giác của góc xOy ta phải chứng minh điều gì ?
Học sinh: Ta chứng minh 
Giáo viên: Để chứng minh ta phải chứng minh hai tam giác nào bằng nhau có chứa hai góc này ?
Học sinh: Chứng minh .
Giáo viên: Hai tam giác có các yếu tố nào bằng nhau ? 
Học sinh: có OC = OD, DE = CE, OE là cạnh chung.
Giáo viên: Như vậy ta chứng minh theo trường hợp nào ?
Học sinh: (cạnh – cạnh – cạnh)
Bài tập 32 trang 102, sách bài tập Toán 7, tập 1
Tam giác ABC có AB = AC, M là trung điểm của BC. Chứng minh rằng AM vuông góc với BC.
Hệ thống câu hỏi – đáp để hướng dẫn học sinh 
Giáo viên: Yêu cầu học sinh vẽ hình, ghi giả thiết 
và kết luận.
Học sinh: Vẽ hình, ghi giả thiết và kết luận.
Giáo viên: Để chứng minh ta phải chứng minh
 hoặc bằng bao nhiêu độ ?
Học sinh: Chứng minh hoặc 	
Giáo viên: Em có nhận xét gì về ? Vì sao ?
Học sinh: (hai góc kề bù)
Giáo viên: Như vậy để chứng minh hoặc ta cần chứng minh và như thế nào ?
Học sinh: Ta cần chứng minh .
Giáo viên: Muốn ta sẽ chứng minh hai tam giác nào bằng nhau có chứa hai góc này ?
Học sinh: Chứng minh .
Giáo viên: Hai tam giác có các yếu tố nào bằng nhau?
Học sinh: AB = AC, MB = MC, AM là cạnh chung.
Giáo viên: bằng nhau theo trường hợp nào ? Yêu cầu học sinh chứng minh cụ thể.
Học sinh: (cạnh – cạnh – cạnh). Trình bày chứng minh.
Bài tập 29 trang 120, sách giáo khoa Toán 7, tập 1
Cho góc xAy. Lấy điểm B trên tia Ax, điểm D trên tia Ay sao cho AB = AD. Trên tia Bx lấy điểm E, trên tia Dy lấy điểm C sao cho BE = DC. Chứng minh rằng 
Hệ thống câu hỏi – đáp để hướng dẫn học sinh 
Giáo viên: Yêu cầu học sinh vẽ hình, ghi giả thiết 
và kết luận.
Học sinh: Vẽ hình, ghi giả thiết và kết luận.
Giáo viên: Quan sát hình vẽ em hãy cho biết có đặc điểm gì? 
Học sinh: có AB = AD, chung.
Giáo viên: Nếu học sinh trả lời như vậy thì giáo viên hỏi tiếp. Như vậy có đủ điều kiện để kết luận chưa ? Cần chứng minh thêm điều kiện gì ?
Học sinh: Chứng minh AC = AE.
Giáo viên: Vì sao AC = AE ?
Học sinh: AB = AD và BE = DC suy ra AE = AB +BE = AD + DC = AC.
Giáo viên: Hai tam giác đó bằng nhau theo trường hợp nào ?
Học sinh: (cạnh – góc –cạnh)
Bài tập 46 trang 103, sách bài tập Toán 7, tập 1
Cho tam giác ABC có ba góc nhọn. Vẽ đoạn thẳng AD vuông góc và bằng AB 
(D khác phía C đối với AB), vẽ đoạn thẳng AE vuông góc và bằng AC (E khác phía B đối với AC). Chứng minh rằng:
DC = BE
Hệ thống câu hỏi – đáp để hướng dẫn học sinh 
Giáo viên: Hướng dẫn học sinh vẽ hình, yêu cầu 
học sinh viết giả thiết và kết luận bài toán.
Học sinh: Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
Giáo viên: Để chứng minh DC = BE ta phải chứng minh điều gì ?
Học sinh: Chứng minh 
Giáo viên: Hai tam giác này có các yếu tố nào bằng nhau ?
Học sinh: DA = BA, AC = AE.
Giáo viên: Như thế có đủ điều kiện để kết luận hai tam giác bằng nhau chưa ? Cần chứng minh thêm điều kiện nào nữa ? 
Học sinh: Cần chứng minh 
Giáo viên: Vì sao ? Hai tam giác đó bằng nhau theo trường hợp nào ?
Học sinh: Vì và (cạnh-góc-cạnh)
Giáo viên: Để chứng minh câu (b) ta gọi H là giao điểm của AB và DC, K là giao điểm của DC và BE. Hỏi có bằng nhau không ? Vì sao?
Học sinh: vì 
Giáo viên: Hãy tìm mối liên hệ giữa các góc của ?
Học sinh: (đối đỉnh), suy ra 
Giáo viên: Từ đó suy ra bằng bao nhiêu ? Kết luận gì về DC và BE ?
Học sinh: hay .
Bài tập 62 trang 105, sách bài tập Toán 7, tập 1
Cho tam giác ABC. Vẽ về phía ngoài tam giác ABC các tam giác vuông tại A là ABD, ACE có AB = AD, AC = AE. Kẻ AH vuông góc với BC, DM vuông góc với AH, EN vuông góc với AH. Chứng minh rằng:
DM = AH.
MN đi qua trung điểm của DE.
Hệ thống câu hỏi – đáp để hướng dẫn học sinh 
Giáo viên: Hướng dẫn học sinh vẽ hình, yêu cầu 
học sinh viết giả thiết và kết luận bài toán.
Học sinh: Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
Giáo viên: Để chứng minh DM = AH ta phải chứng
minh hai tam giác nào bằng nhau ?
Học sinh: Chứng minh 
Giáo viên: theo trường hợp nào ? Vì sao ?
Học sinh: (cạnh huyền – góc nhọn) vì có AD = AB và (cùng phụ )
Giáo viên: Gợi ý chứng minh EN = AH để suy ra DM = EN. Như vậy ta cần chứng minh hai tam giác nào bằng nhau ?
Học sinh: Chứng minh 
Giáo viên: theo trường hợp nào ? Vì sao ?
Học sinh: (cạnh huyền – góc nhọn) vì có AE = AC và (cùng phụ )
Giáo viên: Gọi O là giao điểm của DE và MN. Cần chứng minh OD = OE. Có nhận xét gì về và ? Vì sao ?
Học sinh: DM // EN suy ra (so le trong)
Giáo viên: bằng nhau theo trường hợp nào ? Từ đó suy ra điều gì ?
Học sinh: (góc – cạnh –góc) 
Bài tập 
Cho ba điểm B, H, C sao cho BC = 25cm, BH = 9cm, HC = 16cm. Qua H ta kẻ đường thẳng Hx vuông góc với đường thẳng BC và trên tia Hx ta lấy một điểm A sao cho AH = 12cm.
Tìm các đoạn thẳng AB, AC.
Chứng minh .
Hệ thống câu hỏi – đáp để hướng dẫn học sinh 
Giáo viên: Đề bài cho độ dài ba cạnh BC, BH, HC. Như vậy trong ba điểm B, H, C điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại? Vì sao ? Yêu cầu lên bảng vẽ hình.
Học sinh: Vì BC = BH + HC nên H nằm giữa B và C. Vẽ hình.
Giáo viên: Hãy nêu cách tính AB ? 
Học sinh: Áp dụng định lí Pitago trong 
Giáo viên: Tính AC như thế nào ?
Học sinh: Áp dụng định lí Pitago trong 
Giáo viên: Việc chứng minh đồng nghĩa với việc chứng minh là tam giác gì ? Chứng minh như thế nào ?
Học sinh: Ta phải chứng minh là tam giác vuông. Cần chứng minh 
5. Keát quaû thöïc nghieäm
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi đã dựa vào cơ sở lí luận và thực tiễn để thiết kế một số hệ thống câu hỏi theo tinh thần của phương pháp dạy học đàm thoại phát hiện và giải quyết vấn đề, nhằm giúp cho học sinh chiếm lĩnh được nội dung bài học một cách tốt nhất. Nội dung thực nghiệm là dạy mẫu bài “Hai tam giác bằng nhau” tôi tiến hành dạy mẫu trên lớp 7A3 (30 học sinh)
Sau khi thực nghiệm tôi có một số nhận xét sau: Do trình độ của các em chênh lệch nhau nên khả năng tự giải quyết các câu hỏi mà giáo viên đưa ra khác nhau. Đối với các em khá – giỏi, khả năng tự lực của các em tương đối cao nên thông qua hệ thống câu hỏi các em này tiếp thu kiến thức mới rất tốt. Đối với các em có học lực trung bình trở xuống, khả năng tự lực không cao nên việc giải quyết các vấn đề đưa ra chưa được nhanh. Nhưng với phương pháp dạy học này, các em có thể trao đổi thông tin với giáo viên hoặc bạn bè, nhờ đó mà các em có thể giải đáp ngay những khó khăn thắc mắc của mình ngay trên lớp. Từ đó, các em có thể nắm vững được nội dung bài học và vận dụng tốt vào việc giải bài tập.
BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Phương pháp dạy học đàm thoại phát hiện và giải quyết vấn đề là phương pháp dạy học tích cực, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Phương pháp này không những đem lại khả năng diễn đạt, khả năng giải quyết vấn đề mà còn hình thành và phát triển những phẩm chất tốt trong mỗi học sinh như: thái độ tích cực học tập, kiên trì, hợp tác, Đây là phương pháp dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới.
IV. TỰ NHẬN XÉT CỦA BẢN THÂN VỀ ĐỀ TÀI
Qua quá trình nghiên cứu lí thuyết cũng như thực nghiệm sư phạm, bước đầu khẳng định hiệu quả và tính khả thi của việc áp dụng phương pháp này vào việc dạy toán ở trường trung học cơ sở. Hiệu quả của phương pháp này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: đặc điểm trường lớp, học sinh ... đặc biệt là khả năng thiết kế hệ thống câu hỏi của giáo viên. Tuy nhiên, phương pháp này không phải là phương pháp dạy học vạn năng, giáo viên cần kết hợp linh hoạt với các phương pháp khác nhằm giúp học sinh nâng cao khả năng chiếm lĩnh tri thức, đồng thời nâng cao chất lượng dạy và học nói chung, dạy và học môn toán ở trường trung học cơ sở nói riêng.
 Đề tài có thể còn nhiều thiếu sót rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cám ơn.
 Taân Nghóa, ngaøy 29 thaùng 2 naêm 2012
 Ngöôøi vieát
 Buøi Thò Quyønh Nga
V. NHAÄN XEÙT CUÛA TOÅ CHUYEÂN MOÂN
VI. NHAÄN XEÙT ÑAÙNH GIAÙ CUÛA NHAØ TRÖÔØNG

Tài liệu đính kèm:

  • docVan dung phuong phap dam thoai phat hien va giaiquyet van de vao day hoc chuong 2 Tam giac hinhhoc 7.doc