Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học theo hướng chuẩn kiến thức kỹ năng không để học sinh ngồi sai lớp

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học theo hướng chuẩn kiến thức kỹ năng không để học sinh ngồi sai lớp

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do chọn đề tài:

Chất lượng dạy và học là mối quan tâm hàng đầu của nền giáo dục trên thế giới, hầu hết các nước đều ra sức tìm mọi biện pháp để nâng cao chất lượng dạy và học. Với mong muốn là làm sao để người dạy truyền đạt được kiến thức một cách dễ dàng, người học nắm bắt và vận dụng được kiến thức đó trong thời gian ngắn nhất vào thực tế, do vậy càng lúc càng đặt ra những yêu cầu gay gắt trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy và cách đánh giá người học như thế nào là khách quan, công bằng, là động lực thúc đẩy để người học thấy đó là động lực, mục tiêu phấn đấu. Ai cũng biết rằng kiến thức chính là chìa khóa vạn năng để mở mọi cánh cửa ở tương lai và kiến thức chính là sự kế thừa thế hệ trước và sự phát triển của thế hệ nối tiếp sau.

Giáo dục trẻ em là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng mà cả xã hội đều quan tâm, bởi vì “Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai”, để ngày mai thế giới có những chủ nhân tốt, xã hội có những công dân tốt thì ngay từ ngày hôm nay chúng ta phải đào tạo thế hệ trẻ có kiến thức cơ bản về tự nhiên xã hội và có phẩm chất đạo đức của con người để các em được học lên các cấp học trên dễ dàng. Nhiệm vụ giáo dục học sinh luôn luôn được xã hội quan tâm nhưng quan trọng hơn cả vẫn là nhà trường, đặc biệt là trường tiểu học. Bởi vì nhà trường nói chung và trường tiểu học nói riêng là nơi kết tinh trình độ văn minh của xã hội trong công tác giáo dục trẻ em. Đứa trẻ ngày hôm nay và mai sau trở thành những người như thế nào là tuỳ thuộc rất nhiều vào cấp tiểu học các em được học những gì.

 

doc 21 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 806Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học theo hướng chuẩn kiến thức kỹ năng không để học sinh ngồi sai lớp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang phụ bìa	
Lời cam đoan	
Lời cảm ơn	
Mục lục	1
I. ĐẶT VẤN ĐỀ	2
Lí do chọn đề tài	2
Mục đích nghiên cứu	3
Phương pháp nghiên cứu	3
Giả thuyết khoa học	4
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI	4
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP DẠY HỌC THEO HƯỚNG CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG	5	
1. Giải pháp thứ nhất: Giúp giáo viên vận dụng linh hoạt phương pháp dạy phù hợp với từng đối tượng HS; giáo viên cần nhiệt tình quan tâm, giúp đỡ HS	5	
2. Giải pháp thứ 2: Người giáo viên phải làm gì để học sinh nhận thức chậm, hay quên; học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn học tốt hơn?	9	
3. Giải pháp thứ 3: Làm thế nào để phụ huynh quan tâm tới con em mình không khoán trắng cho nhà trường và thấy được sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình là rất cần thiết?	12
IV. KIỂM CHỨNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC	13
1. Kết quả đạt được	13
2. Mặt tích cực và hạn chế của việc vận dụng các giải pháp dạy học theo hướng chuẩn kiến thức kỹ năng	14
3. Phạm vi tác dụng	15
4. Bài học kinh nghiệm	15
KẾT LUẬN	16
PHỤ LỤC	17
“Giáo dục không nhằm mục tiêu nhồi nhét kiến thức mà là thắp sáng niềm tin”
(Education is not the filling of a pail, but the lighting of a fire)
- W. B. Yeats -
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài:
Chất lượng dạy và học là mối quan tâm hàng đầu của nền giáo dục trên thế giới, hầu hết các nước đều ra sức tìm mọi biện pháp để nâng cao chất lượng dạy và học. Với mong muốn là làm sao để người dạy truyền đạt được kiến thức một cách dễ dàng, người học nắm bắt và vận dụng được kiến thức đó trong thời gian ngắn nhất vào thực tế, do vậy càng lúc càng đặt ra những yêu cầu gay gắt trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy và cách đánh giá người học như thế nào là khách quan, công bằng, là động lực thúc đẩy để người học thấy đó là động lực, mục tiêu phấn đấu. Ai cũng biết rằng kiến thức chính là chìa khóa vạn năng để mở mọi cánh cửa ở tương lai và kiến thức chính là sự kế thừa thế hệ trước và sự phát triển của thế hệ nối tiếp sau. 
Giáo dục trẻ em là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng mà cả xã hội đều quan tâm, bởi vì “Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai”, để ngày mai thế giới có những chủ nhân tốt, xã hội có những công dân tốt thì ngay từ ngày hôm nay chúng ta phải đào tạo thế hệ trẻ có kiến thức cơ bản về tự nhiên xã hội và có phẩm chất đạo đức của con người để các em được học lên các cấp học trên dễ dàng. Nhiệm vụ giáo dục học sinh luôn luôn được xã hội quan tâm nhưng quan trọng hơn cả vẫn là nhà trường, đặc biệt là trường tiểu học. Bởi vì nhà trường nói chung và trường tiểu học nói riêng là nơi kết tinh trình độ văn minh của xã hội trong công tác giáo dục trẻ em. Đứa trẻ ngày hôm nay và mai sau trở thành những người như thế nào là tuỳ thuộc rất nhiều vào cấp tiểu học các em được học những gì.
Xã hội ngày nay đang nói rất nhiều về giáo dục, về chất lượng học sinh lên lớp, về những học sinh ngồi sai lớp từ khi có cuộc vận động “Hai không” của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo. Những người làm giáo dục như tôi không khỏi suy nghĩ phải làm gì, làm như thế nào để “sản phẩm” của mình phải có chất lượng, những lí do trên đã thôi thúc tôi cần phải có kế hoạch và biện pháp cụ thể góp phần đưa chất lượng học sinh trong nhà trường đạt hiệu quả tốt. Là một giáo viên dạy lớp và một tổ trưởng chuyên môn công việc chủ yếu là giảng dạy và cùng với phó hiệu trưởng chuyên môn dự giờ theo dõi việc giảng dạy của giáo viên trong tổ. Qua giảng dạy và dự giờ giáo viên trong tổ, tôi nhận thấy chất lượng giảng dạy chưa đáp ứng được mục tiêu giáo dục đặt ra. Đặc biệt là từ khi Bộ GD-ĐT đưa ra yêu cầu dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng theo quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ban hành chương trình giáo dục phổ thông – cấp Tiểu học ngày 05/5/2006, tôi đặc biệt chú trọng đến việc dạy và học theo chuẩn kiến thức kỹ năng, nếu các em không đạt được chuẩn kiến thức kỹ năng của lớp đang học thì lên lớp trên các em sẽ bị hổng kiến thức. Như vậy dạy học như thế nào để người học đạt được chuẩn kiến thức kỹ năng? Đây là câu hỏi mà mọi người đều đặt ra và cũng có nhiều câu trả lời cho vấn đề đó. Ở đây chúng ta không bàn về những câu trả lời mà chỉ trao đổi một vài vấn đề về giải pháp giảng dạy giúp hs đạt chuẩn kiến thức kỹ năng vì đây chính là yếu tố quyết định để người dạy và người học hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm của mình.
Từ thực tế giảng dạy và theo dõi về chuyên môn tôi đã chọn đề tài: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học theo hướng chuẩn kiến thức kỹ năng không để HS ngồi sai lớp” làm đề tài phát triển kinh nghiệm cho mình.
2. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu đề tài nhằm nắm được mục tiêu, yêu cầu về chuẩn kiến thức kỹ năng mà hs cần đạt ở từng khối lớp. Từ đó đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu đưa ra những giải pháp dạy học thích hợp theo hướng chuẩn kiến thức kỹ năng nhằm giúp hs đạt được chuẩn kiến thức kỹ năng không để hs ngồi sai lớp.
	3. Một số phương pháp sử dụng trong quá trình nghiên cứu:
- Phöông phaùp nghieân cöùu taøi lieäu: Nghieân cöùu taøi lieäu, saùch baùo coù lieân quan ñeán ñeà taøi.
- Phöông phaùp quan saùt: Söû duïng phöông phaùp naøy ñeå nghieân cöùu, quan saùt caùc hoaït ñoäng daïy vaø hoïc cuûa giaùo vieân vaø hoïc sinh.
- Phöông phaùp ñoái thoaïi: Tröïc tieáp troø chuyeän vôùi hoïc sinh ñeå cập nhật những thông tin phản hồi từ học sinh cho phöông phaùp ñieàu tra.
- Phöông phaùp ñieàu tra: Ñaây laø phöông phaùp chuû ñaïo nhaèm thu thaäp nhöõng soá lieäu, hieän töôïng töø ñoù phaùt hieän ra vaán ñeà caàn giaûi quyeát có liên quan đến việc tiếp thu tri thức của HS.
- Phöông phaùp nghieân cöùu saûn phaåm hoaït ñoäng cuûa hoïc sinh: Được dùng để khảo sát và đánh giá trình độ học tập của HS thông qua các bài thực hành và kiểm tra.
- Phöông phaùp thoáng keâ toaùn hoïc: Söû duïng phöông phaùp naøy ñeå xöû lí caùc soá lieäu ñi ñeán keát luaän phuø hôïp vôùi giaû thuyeát khoa hoïc.
4. Giả thuyết nghiên cứu: Nếu đề tài nghiên cứu thành công đề ra được những giải pháp dạy học thích hợp theo hướng chuẩn kiến thức kỹ năng sẽ giúp hs đạt được chuẩn kiến thức kỹ năng, HS sẽ không ngồi sai lớp.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
Qua quá trình giảng dạy và theo dõi chất lượng giáo dục của tổ nói chung và của lớp tôi phụ trách nói riêng, tôi nhận thấy chất lượng giảng dạy theo chuẩn kiến thức kỹ năng đạt hiệu quả chưa cao có rất nhiều nguyên nhân, nhưng tập trung vào những nguyên nhân chủ yếu sau đây:
1. Đối với giáo viên: Vận dụng phương pháp dạy học chưa phù hợp với từng đối tượng học sinh nên chất lượng chưa cao, một số giáo viên chưa nhiệt tình giúp đỡ HS.
2. Đối với học sinh: Một bộ phân HS bị bệnh lý bẩm sinh học hay quên; lười học; do hoàn cảnh gia đình; vào học không tập trung, chủ quan trong giờ học.
3. Đối với phụ huynh: Một số gia đình không quan tâm đến con em mình, phó mặc khoán trắng cho nhà trường.
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP DẠY HỌC THEO HƯỚNG CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG:
Học sinh Tiểu học khi mới vào trường các em còn rất bỡ ngỡ và mọi thứ còn rất mới lạ, trong thời gian đầu các em được học những gì và được dạy gì phụ thuộc phần lớn vào thầy cô ở trường. Vì thế, để dạy cho các em đạt được chuẩn kiến thức kỹ năng của bậc học nói chung và ở từng khối lớp nói riêng thì ngay từ năm đầu cấp đòi hỏi người giáo viên phải luôn tìm hiểu và nghiên cứu nội dung, phương pháp dạy học cho phù hợp với từng đối tượng học sinh, hiểu được hoàn cảnh của các em, hiểu được tâm lý các em và đòi hỏi phải có sự nhiệt tình tâm huyết của người thầy. 
Chính vì những lý do đó mà ngay từ đầu tôi đã phân loại học sinh ở lớp tôi phụ trách, bắt đầu từ cuối tháng 9 cụ thể như sau:
*Tổng số học sinh của lớp (3/1): 23/13 em
­ Học sinh đọc, viết, làm toán, làm tính theo chuẩn: 16/10 em 
­ Học sinh đọc, viết, làm toán, làm tính chậm so với chuẩn: 7/4 em (Có danh sách HS kèm theo)
Từ những số liệu về tình hình học sinh mà tôi đã thống kê, cùng với quá trình BGH dự giờ để tìm hiểu rõ nguyên nhân nào các em lại đọc, viết, làm toán, làm tính chậm so với yêu cầu chuẩn, tôi cùng Ban giám hiệu nhà trường họp giáo viên trong tổ để đưa ra những giải pháp cụ thể và tiến hành ngay để làm sao nâng dần chất lượng dạy theo chuẩn kiến thức kỹ năng cho các em học sinh. Sau đây là một số giải pháp dạy học theo hướng chuẩn kiến thức kỹ năng giúp HS đạt được chuẩn kiến thức kỹ năng không để HS ngồi sai lớp:
1. Giải pháp thứ nhất: Giúp giáo viên vận dụng linh hoạt phương pháp dạy phù hợp với từng đối tượng HS; giáo viên cần nhiệt tình quan tâm, giúp đỡ HS.
1.1. Phương pháp dạy học theo nhóm đối tượng:
-Yêu cầu giáo viên phân loại học sinh trong lớp thành những nhóm đối tượng như sau:
Nhóm 1: Gồm những học sinh chậm, yếu
Nhóm 2: Gồm những học sinh trung bình
Nhóm 3: Gồm những học sinh khá
Nhóm 4: Gồm những học sinh giỏi
 -Giáo viên có thể thay tên nhóm 1,2,3,4 thành tên khác như nhóm A,B,C,DTrong quá trình dạy giáo viên vẫn phải lấy chuẩn để làm thước đo nhưng ở các tiết ôn tập, các giờ ôn của buổi chiều hay các giờ ngoại khóa giáo viên yêu cầu các em thực hiện nhiệm vụ với 4 mức khác nhau trong cùng một giờ học.
Ví dụ: Nhóm 1 các em đọc nhiều lần hơn, viết ít hơn so với nhóm 3 và 4. Các dạng bài đọc và viết về vần đều có thể vận dụng phương này. Chẳng hạn bài 46 vần ÔN, ƠN các em chỉ cần viết ôn, ơn, con chồn, sơn ca, mỗi vần, mỗi từ chỉ một dòng, trong khi đó các em ở nhóm 3, 4 viết nhiều hơn mỗi loại như trên từ 2 đến 3 dòng. Các em ở nhóm 2 chỉ cần viết theo yêu cầu chuẩn. 
-Ban giám hiệu cùng giáo viên thống nhất trong các giờ học ngoại khóa cho những em học sinh chậm, yếu ở lại phòng học, giáo viên tiếp tục kèm cho các em đọc, viết nội dung nào các em còn yếu.
1.2. Phương pháp sử dụng đồ dùng dạy học như tranh, ảnh, vật thật.cho học sinh học chậm.
Ở lứa tuổi HS tiểu học khả năng tư duy trừu tượng kém, phần lớn các em phải dựa trên những mô hình vật thật, tranh ảnh, do vậy trong các giờ học việc yêu cầu giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học là không thể thiếu kể cả đồ dùng do giáo viên tự làm. Đồ dùng dạy học là phương tiện chuyển tải thông tin và là nội dung truyền thụ kiến thức giáo dục tư cách, rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh, nó có tác dụng điều khiển hoạt động của học sinh từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, kích thích hứng thú cho học sinh học tập. Có nhà giáo dục trẻ cho rằng trẻ không sợ học mà chỉ sợ những tiết học đơn điệu nhàm chán vì thế đồ dùng dạy học có tác dụng rất lớn trong quá trình truyền thụ kiến thức kỹ năng cho học sinh, nhất là các em học sinh học chậm.
Ví dụ: Ở những bài học về vần. Chẳng hạn như Bài 41 trang 86 Sách giáo khoa Tiếng Việt 1 Tập 1: Dùng tranh vẽ (hoặc vật thật) trái lựu; Tranh con hươu sao để học sinh quan sát và tìm ra từ khoá sau khi các em đã nhận diện vần ưu và ươu ở phần đầu tiết học. Từ những hình ảnh như thế các em sẽ dễ nhớ và nhớ chính xác hơn các vần và các từ được học bởi các em có sự liên tưởng từ vật t ... đơn khi tới trường.
*Tóm lại: Đối với học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, giáo viên cần quan tâm, giúp đỡ, động viên các em giúp các em tự tin trong học tập và hoà nhập với cộng đồng, cần giúp đỡ các em cả vật chất và tinh thần.
3. Giải pháp thứ 3: Làm thế nào để phụ huynh quan tâm tới con em mình không khoán trắng cho nhà trường và thấy được sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình là rất cần thiết?
Từ thực tế cho thấy nhiều cha mẹ học sinh cho con đến trường là xong nhiệm vụ còn trách nhiệm dạy, giáo dục con mình là phần thầy cô giáo, có những em bị bệnh nhưng cha mẹ không hề biết vẫn cho con đi học có khi các em đi học cả buổi mà vẫn chưa ăn gì, ngay cả khi các em bị ốm mà phụ huynh cũng không quan tâm tới các em. Với các trường hợp này đòi hỏi giáo viên cần phải thường xuyên liên lạc với phụ huynh, trao đổi với phụ huynh để họ hiểu rằng kết quả học tập của các em có tốt là phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa gia đình và nhà trường. Yêu cầu quan tâm tối thiểu như cha mẹ các em cần kiểm tra bài vở của các em sau mỗi buổi học ở trường xem con mình đã học những môn nào, các em có ghi chép đủ không, giúp các em soạn sách vở trong thời gian đầu và theo dõi kiểm tra nhắc nhở các em việc soạn sách vở khi cho các em đã tự làm, hướng dẫn các em đọc bài nhiều lần ở nhà, chuẩn bị cho bài mới. Còn giáo viên ngoài họp phụ huynh theo kế hoạch chỉ đạo định kì chung 3 lần/ năm học, phải thường xuyên liên lạc với phụ huynh học sinh bằng phiếu liên lạc hay trực tiếp trao đổi với phụ huynh khi cần thiết. Bên cạnh đó giáo viên cần phối hợp với hội phụ huynh của lớp nhờ hội trưởng của lớp giúp đỡ.
Ngoài ra, giáo viên nên có sổ theo dõi liên lạc riêng đối với các em này, đặc biệt các em lười học thì phải có. Giáo viên sẽ nhận xét tình hình của các em sau buổi học và nêu những yêu cầu cần thực hiện cho ngày hôm sau để phụ huynh hướng dẫn trước ở nhà cho các em. Nếu được giáo viên cố gắng liên lạc hằng ngày còn như không thì có thể liên lạc hằng tuần để phụ huynh kịp thời nắm bắt tình hình học của con mình. Đối với HS học yếu GV có thể đến nhà nắm hoàn cảnh của các em để có biện pháp giáo dục tốt hơn.
Ví dụ: Năm nay lớp tôi có 4 em thường xuyên quên mang tập vở, không làm bài ở nhà và không viết chính tả trước ở nhà. Tôi trao đổi với phụ huynh các em sau buổi học; gửi sổ liên lạc riêng về hằng ngày, trong đó ghi rõ công việc ở nhà cần thực hiện. Yêu cầu phụ huynh kí tên khi gửi sổ lại cho giáo viên. Chẳng hạn: Ngày mai, thứ ba, giáo viên giao việc về nhà cho em như sau: 
+ Viết chính tả bài “Bài tập làm văn” vào vở nháp (2lần).
+ Làm toán trong vở bài tập; ôn lại các bảng nhân, chia từ 2 – 6.
+ Đọc lại bài tập đọc “Bài tập làm văn” và đọc bài mới “Nhớ lại buổi đầu đi học”.
Ngày sau giáo viên kiểm tra những gì đã dặn và nhận xét tình hình học của em ngày hôm đó vào sổ liên lạc về cho phụ huynh biết. Sau khoảng 4 tháng, tôi nhận thấy chính tả các em có tiến bộ hơn nhiều, chữ viết đã rõ ràng hơn, bài viết đạt điểm trên trung bình có khi đạt được điểm 9. Những lần như vậy tôi khen ngợi rất nhiều, các em rất vui và luôn cố gắng.
* Tóm lại: Giáo viên cần giữ mối liên hệ thường xuyên với phụ huynh học sinh, cần nhiệt tình, mềm dẻo trước những phụ huynh khó tính, phải thường xuyên trao đổi và cả tư vấn cho phụ huynh hiểu được quá trình học tập của các em tốt phải có sự hỗ trợ quan tâm từ phía gia đình.
IV. KIỂM CHỨNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
1. Kết quả đạt được:
Qua một học kỳ tôi đã vận dụng những điều trên vào việc giảng dạy, tôi nhận thấy số lượng hs chưa đạt chuẩn kiến thức kỹ năng của lớp giảm dần, cụ thể như sau:
Phân loại học sinh
Đầu năm học
Cuối học kì I
Tổng số học sinh lớp 3/1
Tổng số học sinh lớp 3/1
23/13
23/13
HS đọc, viết, làm toán, làm tính tốt
5/3
8/6
HS đọc, viết, làm toán, làm tính theo chuẩn
11/6 
13/7
HS đọc, viết, làm toán, làm tính chậm so với chuẩn
7/4
2/0
Ngoài số liệu trên tôi còn nhận thấy rõ kết quả tác động của các giải pháp dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng giúp hs đạt chuẩn không để hs ngồi sai lớp:
* Giáo viên biết vận dụng khéo léo và vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học cho phù hợp với từng đối tượng học sinh của lớp. 
* Tìm hiểu rõ được nguyên nhân và hoàn cảnh của các em, giáo viên chủ động bàn bạc với Ban giám hiệu nhà trường với các thành viên trong tổ khối tìm giải pháp hợp lí, sẵn sàng nhiệt tình giúp đỡ các em.
* Học sinh có sự chuyển biến tích cực trong học tập, tự giác học và có rất nhiều cố gắng nhất là các em có hoàn cảnh đặc biệt, các em có bệnh lí đồng thời các em còn cảm nhận được sự gần gũi, yêu thương của thầy cô, biết hoà đồng cùng các bạn, biết chia sẻ những vui, buồn, khó khăn với bạn bè, thầy cô. Các em tự tin trong học tập và thực sự thấy mỗi ngày đến trường là một ngày vui.
 * Dạy học theo chuẩn làm nền móng tốt cho các em học lên lớp trên, tạo đà để chất lượng học tập ngày một tốt hơn.
* Một số phụ huynh nhận thấy rõ vai trò của gia đình trong quá trình giáo dục con em mình, nhiệt tình chỉ bảo, quan tâm tới các em nhiều hơn, thường xuyên giữ mối liên hệ với nhà trường, hiểu được tầm quan trọng của sự kết hợp giữa nhà trường và gia đình.
2. Mặt tích cực và hạn chế của việc vận dụng các giải pháp dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng:
a. Tích cực:
- Vận dụng nhiều phương pháp dạy tích cực kích thích hứng thú tiếp thu kiến thức hs.
- Học sinh hứng thú trong học tập, tích cực học hơn.
- Phối hợp chặt chẽ hơn với phụ huynh.
b. Hạn chế
- Đòi hỏi giáo viên phải có sự nhiệt tình, tận tụy với học sinh, quan tâm tìm hiểu hoàn cảnh học sinh.
- Giáo viên cần có kế hoạch sắp xếp thời gian để kèm cặp các em.
3. Phạm vi tác dụng: 
Từ những kinh nghiệm mà bản thân tôi đã thực hiện và qua việc phân tích những biện pháp trên, tôi thấy có thể vận dụng cho các lớp học khác ở bậc tiểu học.
4. Bài học kinh nghiệm
Với kết quả đạt được ở trên, bản thân tôi rút ra bài học sau:
- Là giáo viên phải chuyên tâm, nhiệt tình trong công việc, không ngừng học tập để nâng cao kiến thức, biết đổi mới nhiều hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp với từng đối tượng học sinh.
- Cần tìm hiểu nguyên nhân và hoàn cảnh của các em.
- Biết tham mưu với Ban giám hiệu nhằm tìm hướng giúp đỡ cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
- Cần nhẹ nhàng, khéo léo, động viên các em, giúp đỡ các em trong học tập.
- Giữ mối liên hệ tốt giữa nhà trường – gia đình – xã hội.
V. KẾT LUẬN
Nhiệm vụ và mục tiêu đào tạo con người cho ngày hôm nay và cho mai sau là làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại có tư duy sáng tạo. Muốn thực hiện được yêu cầu này đòi hỏi người quản lí và giáo viên tất cả các cấp học phải chú ý, quan tâm tới chất lượng giáo dục đặc biệt tập trung ngay từ cấp Tiểu học. Chất lượng dạy và học chính là thước đo giá trị của nhà trường, để mục đích cuối cùng tạo một nguồn nhân lực bao gồm những con người có đức có tài, ham học hỏi, thông minh sáng tạo, được chuẩn bị tốt về văn hoá. Để hoàn thành nhiệm vụ này người GV phải tâm huyết với nghề, luôn tìm tòi và tìm ra giải pháp hợp lí, vận dụng các phương pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học giúp HS đạt được chuẩn kiến thức kỹ năng, tạo tiền đề tốt cho các em học lên các lớp trên.
Để nâng cao chất lượng giáo dục tránh tình trạng HS ngồi sai lớp, mỗi chúng ta đều phải hiểu rõ ý nghĩa của việc dạy học và giáo dục học sinh là trách nhiệm của mỗi giáo viên với thế hệ trẻ, thế hệ tương lai của đất nước mà xã hội đã giao phó cho ta. Tuy công tác giáo dục không phải là chuyện một ngày, một bữa, cũng không phải là chuyện đơn giản như chúng ta “trồng cây” có thể uốn nắn như thế nào theo ý ta cũng được, mà là công việc “trồng người” xây dựng con người có nhân cách, tri thức, biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống, giúp ích cho xã hội, cho đất nước. Vì thế nó mang tính trừu tượng và lâu dài. Đúng như lời di huấn của Bác: “Vì lợi ích mười năm trồng cây”, “Vì lợi ích trăm năm trồng người”.
Trên đây là một vài kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy tôi đã đúc kết được. Tôi hy vọng với lòng yêu nghề, nhiệt tình của một nhà giáo sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
PHỤ LỤC
UBND HUYỆNCAO LÃNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường TH-THCS Gáo Giồng Độc lập – Tự do- Hạnh phúc 
DANH SÁCH HỌC SINH ĐỌC VIẾT LÀM TÍNH LÀM TOÁN CHẬM SO VỚI CHUẨN – LỚP 3/1 
 TRƯỜNG TH – THCS GÁO GIỒNG
NĂM HỌC 2011-2012
(THÁNG 09/2011)
TT
HỌ VÀ TÊN HỌC SINH
LỚP
ĐỌC
VIẾT
LÀM TÍNH
LÀM TOÁN
GHI CHÚ
1
Trần Vũ Hà
3/1
P
P
P
P
2
Mai Thị Thảo Ly
3/1
P
P
P
P
3
Mai Văn Ngoan
3/1
P
P
P
P
4
Nguyễn Văn Thuận
3/1
P
P
P
P
5
Lê Thị Như Tiên
3/1
P
P
P
P
6
Nguyễn Thị Anh Thư
3/1
P
P
P
P
7
Trần Thị Thúy
3/1
P
P
P
P
 Danh sách có: 07 HS 
	 Người lập
	Nguyễn Thị Kim Tho
UBND HUYỆNCAO LÃNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường TH-THCS Gáo Giồng Độc lập – Tự do- Hạnh phúc 
DANH SÁCH HỌC SINH ĐỌC VIẾT LÀM TÍNH LÀM TOÁN CHẬM SO VỚI CHUẨN – LỚP 3/1 
 TRƯỜNG TH – THCS GÁO GIỒNG
NĂM HỌC 2011-2012
(THÁNG 10/2011)
TT
HỌ VÀ TÊN HỌC SINH
LỚP
ĐỌC
VIẾT
LÀM TÍNH
LÀM TOÁN
GHI CHÚ
1
Trần Vũ Hà
3/1
P
P
P
P
2
Mai Thị Thảo Ly
3/1
P
P
P
P
3
Mai Văn Ngoan
3/1
P
P
P
P
4
Nguyễn Văn Thuận
3/1
P
P
P
P
5
Lê Thị Như Tiên
3/1
P
P
P
P
6
Trần Thị Thúy
3/1
P
P
P
P
 Danh sách có: 06 HS 
	 Người lập
	Nguyễn Thị Kim Tho
UBND HUYỆNCAO LÃNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường TH-THCS Gáo Giồng Độc lập – Tự do- Hạnh phúc 
DANH SÁCH HỌC SINH ĐỌC VIẾT LÀM TÍNH LÀM TOÁN CHẬM SO VỚI CHUẨN – LỚP 3/1 
 TRƯỜNG TH – THCS GÁO GIỒNG
NĂM HỌC 2011-2012
(THÁNG 11/2011)
TT
HỌ VÀ TÊN HỌC SINH
LỚP
ĐỌC
VIẾT
LÀM TÍNH
LÀM TOÁN
GHI CHÚ
1
Trần Vũ Hà
3/1
P
P
P
P
2
Mai Thị Thảo Ly
3/1
P
P
P
P
3
Mai Văn Ngoan
3/1
P
P
P
P
4
Nguyễn Văn Thuận
3/1
P
P
P
P
 Danh sách có: 04 HS 
	 Người lập
	Nguyễn Thị Kim Tho
UBND HUYỆNCAO LÃNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường TH-THCS Gáo Giồng Độc lập – Tự do- Hạnh phúc 
DANH SÁCH HỌC SINH ĐỌC VIẾT LÀM TÍNH LÀM TOÁN CHẬM SO VỚI CHUẨN – LỚP 3/1 
 TRƯỜNG TH – THCS GÁO GIỒNG
NĂM HỌC 2011-2012
(THÁNG 12/2011)
TT
HỌ VÀ TÊN HỌC SINH
LỚP
ĐỌC
VIẾT
LÀM TÍNH
LÀM TOÁN
GHI CHÚ
1
Trần Vũ Hà
3/1
P
P
P
P
2
Mai Thị Thảo Ly
3/1
P
P
P
P
3
Nguyễn Văn Thuận
3/1
P
P
P
P
 Danh sách có: 03HS 
	 Người lập
	Nguyễn Thị Kim Tho
UBND HUYỆNCAO LÃNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường TH-THCS Gáo Giồng Độc lập – Tự do- Hạnh phúc 
DANH SÁCH HỌC SINH ĐỌC VIẾT LÀM TÍNH LÀM TOÁN CHẬM SO VỚI CHUẨN – LỚP 3/1 
 TRƯỜNG TH – THCS GÁO GIỒNG
NĂM HỌC 2011-2012
(THÁNG 01/2012)
TT
HỌ VÀ TÊN HỌC SINH
LỚP
ĐỌC
VIẾT
LÀM TÍNH
LÀM TOÁN
GHI CHÚ
1
Trần Vũ Hà
3/1
P
P
2
Nguyễn Văn Thuận
3/1
P
P
P
 Danh sách có: 02 HS 
	 Người lập
	Nguyễn Thị Kim Tho

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN GIAI PHAP GIUP HS HOC TOT TOAN CUC TRITHANH(1).doc