Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phụ đạo học sinh yếu môn Tiếng Việt ở lớp 4C

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phụ đạo học sinh yếu môn Tiếng Việt ở lớp 4C

PHẦN 1:

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

 Trong những năm gần đây, (từ năm 2001 đến nay) nước ta đưa vào giảng dạy chương trình thay sách mới. Cũng là năm 2001 tôi học ra trường và tham gia giảng dạy tại trường Thiện Hưng B. Trong quá trình giảng dạy, tôi thấy học sinh ở trường tôi từ lớp 1 đến lớp 5 hầu như lớp nào cũng có học sinh yếu kém. Những trường hợp này là những bức xúc của không ít giáo viên chủ nhiệm các lớp. Để học sinh trường tôi nói chung và lớp 4 của tôi nói riêng ngày một ít đi những học sinh yếu kém. Qua những chuỗi ngày tìm hiểu kinh nghiệm từ các đồng nghiệp có tâm huyết và và một ít kinh nghiệm của bản thân mà tôi chọn đề tài này để làm sáng kiến cho năm học 2006 – 2007 của tôi.

 

doc 10 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1843Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phụ đạo học sinh yếu môn Tiếng Việt ở lớp 4C", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Trong thư gửi các cháu học sinh Bác Hồ coa đoạn viết: “...Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không. Dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ phần lớn ở công học tập của các em...” Bác chúng ta rất trông đợi vào thế hệ trẻ. Để không phụ lòng người, Đảng và nhà nước ta đã đưa chủ trương phát triển giáo dục lên hàng đầu. Tôi thiết nghĩ chất lượng giáo dục có nâng cao hay không thì phải bắt đầu từ các cấp học thấp nhất như mầm non, tiểu học mà đặc biệt là bậc tiểu học vì đào tạo một con người cũng như xây dựng một ngôi nhà phải đặt nền móng vững chắc thì ngôi nhà mới vững chắc được.
	Thế mà ngày nay các nhà giáo dục phải đau đầu về vấn đề “nền tảng”. Nền tảng yếu ớt, chất lượng kém, học sinh học yếu ngồi “Nhầm lớp” để rồi có những học sinh sáng học lớp 1 chiều ngồi lớp 5, thậm chí lớp 7... Sở dĩ có những trường hợp đó xảy ra là do nhiều nguyên nhân chủ quan hay khách quan nên bây giờ chúng ta không thể đỗ lỗi cho ai được mà chính mõi chúng ta phải bắt tay vào chấn chỉnh vấn đề này.
	Là một người giáo viên, tôi muốn tìm hiểu những kinh nghiệm, những bài học bổ ích ở các đồng nghiệp có tâm huyết với một ít kinh nghiệm của bản thân mà đề tài này được ra đời. Mong sao với sáng kiến nhỏ này sẽ giúp ích cho bản thân và các đồng nghiệp.
	Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu không thể tránh khỏi những sai sót, mong dược sự góp ý của các đồng nghiệp để sáng ckiến hoàn chỉnh hơn.
PHẦN 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
	Trong những năm gần đây, (từ năm 2001 đến nay) nước ta đưa vào giảng dạy chương trình thay sách mới. Cũng là năm 2001 tôi học ra trường và tham gia giảng dạy tại trường Thiện Hưng B. Trong quá trình giảng dạy, tôi thấy học sinh ở trường tôi từ lớp 1 đến lớp 5 hầu như lớp nào cũng có học sinh yếu kém. Những trường hợp này là những bức xúc của không ít giáo viên chủ nhiệm các lớp. Để học sinh trường tôi nói chung và lớp 4 của tôi nói riêng ngày một ít đi những học sinh yếu kém. Qua những chuỗi ngày tìm hiểu kinh nghiệm từ các đồng nghiệp có tâm huyết và và một ít kinh nghiệm của bản thân mà tôi chọn đề tài này để làm sáng kiến cho năm học 2006 – 2007 của tôi.
II/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: 
Mục đích nghiên cứu của tôi là xác định được một số nguyên nhân chủ yếu đã gây ra tình trạng học yếu của học sinh. Trên cơ sở xác định được nguyên nhân để đưa ra những biện pháp khắc phục tình trạng này.
III/Giới hạn đề tài:
	-Về phạm vi nội dung: Phạm vi nghiên cứu chủ yếu ở môn Tiếng Việt, nguyên nhân liên quan trực tiếp đến học sinh: gia đình, nhà trường, thái độ học tập của học sinh. Phương pháp giảng dạy, điều kiện học tập của nhà trường.
 	-Về đối tượng và không gian nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 4C trường tiểu học Thiện Hưng B năm học 2006 – 2007.
IV/ ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU:
	Tôi đi sâu vào nghiên cứu, tìm hiểu những nguyên nhân, cách khắc phục tình trạng học sinh lớp 4C học yếu môn Tiếng Việt; tìm hiểu, nghiên cứu quá trình học tập, vui chơi của trẻ ở trường, ở nhà, sự phối hợpcủa phụ huynh các em với thầy cô; sự hướng dẫn học sinh học ở nhà của phụ huynh.
V/ CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU:
	Trong số các nguyên nhân đẫn đến học sinh lớp 4C học yếu môn Tiếng Việt, nguyên nhân quan trọng nhất thuộc về phương pháp giảng dạy của giáo viên; cách hướng dẫn con học ở nhà của phụ huynh. Qua thực tế giảng dạy, tôi thấy một số giáo viên rèn luyện kĩ năng tự học cho học sinh chưa tốt, các em còn nghe theo ý kiến của bạn, lời giảng của thầy cô chưa kiến được ý kiến của bạn lời giảng của thầy cô thành kiến thức của mình.
	Ngoài ra cũng còn có những nguyên nhân khác làm học sinh học yếu Tiếng Việt như ý thức học tập của học sinh, nội dung môn Tiếng Việt, điều kiện cơ sở vật chất.
VI/ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
-Tìm hiểu thực trạng học sinh học yếu môn Tiếng Việt
	-Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến học sinh học yếu môn Tiếng Việt ở lớp 4C trường tiểu học Thiện Hưng B.
	-Đưa ra một số biện pháp phụ đạo học sinh yếu môn Tiếng Việt ở lớp 4C để các em học tốt hơn.
VII/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
	Để thực hiện đề tài này, tôi đã kết hợp đồng thời các phương pháp sau:
	-Phương pháp nghiên cứu tài liệu, sách báo.
	-Phương pháp điều tra thực tế
	- Phương pháp tổng hợp kinh nghiệm của đồng nghiệp.
	- Phương pháp phỏng vấn 
	- Phương pháp phân tích số liệu
	- Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động
PHẦN 2
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I/ TÌM HIỂU THỰC TRẠNG HỌC SINH LỚP 4C HỌC YẾU MÔN TIẾNG VIỆT:
	Ngay đầu năm học 2006 – 2007, sau khi được ban giám hiệu phân công phụ trách lớp 4C ở điểm ấp 3 – Thiện Hưng, tôi đã tiến hành rà soát và phân loại học sinh theo các mức độ học tập như sau:
Tình hình học sinh học yếu môn Tiếng Việt:
SỐ HỌC SINH
GIỎI
KHÁ
TRUNG BÌNH
YẾU
12/5
3/1
5/2
4/2
Từ bảng csố liệu trên cho thấy ngay từ đầu năm, học sinh học trung bình và yếu môn Tiếng Việt chiếm đến 75% cả lớp. 
II/ NGUYÊN NHÂN:
Tôi bắt đầu bước vào tìm hiểu ngụyên nhân tại sao học sinh lớp mình lại có nhiều em học yếu môn Tiếng Việt đến như vậy? Tôi tiến hành tìm hiểu lại quá trình học tập của các em ở lớp 3 và thấy rằng ở lớp 3 các em đã được học đến 4 giáo viên thay nhau chủ nhiệm: Lúc đầu là cô Xuân, sau đó cô Xuân chuyển xuống chủ nhiệm lớp 1. Cô Sương vào thay và lần lượt đến cô Thanh Thuỷ và Bích Thuỷ. Điều đó đã phần nào ảnh hưởng đến quá trình và chất lượng học tập cuả các em. Tiếp theo tôi tổ chức họp phụ huynh học sinh đầu năm. Qua trao đổi tình hình tự học, tự rèn của các em ở nhà với phụ huynh. các phụ huynh cho hay: Chỉ có một vài em chịu coi lại bài còn phần lớn các em đều mê xem phim ảnh, mê đi chơi cùng bạn bè. Từ vấn đề trên cho thấy ý thức tự học của các em chưa tốt và việc quan tâm nhắc nhở các em học ở nhà của phụ huynh chưa cao. Đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến học sinh học yếu môn Tiếng Việt và các môn khác.
Một nguyên nhân quan trọng nữa dẫn đến học sinh học yếu Tiếng Việt là Phương pháp giảng dạy của giáo viên. Là người giáo viên ai cũng biết rằng mức độ yêu cầu môn Tiếng Việt của lớp 4 khá cao so với lớp 3. Vì vậy lúc học sinh lớp 3 lên lớp 4 đầu năm các em đọc hiểu nội dung các bài đọc, cách giải nghĩa các từ khó chưa tốt. Khi giáo viên nêu nội dung yêu cầu các em nêu ý nghĩa từ khó thì các em không hiểu nghĩa nên không đưa ra được ý kiến cá nhân của mình nhiều. Điều đó cũng ảnh hưởng đến việc học của học sinh rất nhiều.
	Điều kiện học tập của hịc sinh chưa tốt, cơ sở vật chất không đảm bảo cũng ảnh hưởng đến việc học của các em.
III/ MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHỤ ĐẠO HỌC SINH HỌC YẾU MÔN TIẾNG VIỆT CỦA HỌC SINH LỚP 4C:
	Sau khi tìm hiểu nguyên nhân, nắm bắt được vấn đề học sinh học yếu môn Tiếng Việt lớp tôi phụ trách, tôi đã xây dựng một kế hoạch phụ đạo học sinh yếu môn Tiếng Việt xuyên suốt cho một năm và kế hoạch cụ thể cho từng tuần. 
	+ Kế hoạch phụđạo học sinh yếu Tiếng Việt ớp 4C năm học 2006 – 2007:
Ôn những kiến thức hỏng của các lớp dưới về nghe – nói – đọc – viết .
Rèn đọc đúng, đọc – hiểu, đọc đúng tốc độ theo yêu cầu chường trình lớp 4.
Rèn viết đúng, viết đẹp, viết đảm bảo tốc độ theo yêu cầu chường trình lớp 4.
Rèn cách trình bày bài văn.
Cũng cố, hệ thống hoá kiến thức cho hóc sinh qua từng chủ điểm.
Thường xuyên kiểm tra việc luyện đọc, luyện viết của các em để động viên nhắc nhở.
* Từ kế hoạch chung cho một năm học, tôi dựa vào dó lên kế hoạch cụ thể cho từng tháng, từng tuần với yêu cầu nâng cao dần các kĩ năng nghe – nói – đọc – viết.
	Theo tôi để học tốt môn Tiếng Việt trước hết phải đọc đúng, ngắt nghỉ đúng, viết đúng, rõ ràng, sạch đẹp. Vì vậy tôi tổ chức cho các em học theo nhóm ở nhà. Những em đọc tốt hướng dẫn luyện đọc cho các em đọc yếu. Tôi thường xuyên tranh thủ đi đến các nhóm học tập để theo dõi tình hình các em học nhóm. Xem coi mức độ đọc của các em có tiến bộ hay không. Sau một thời gian các em đọc khá tốt. Tôi bắt đầu tập trung các em lại nhà tôi, yêu cầu các em đọc các bài văn rồi cho các em lần lượt phát biểu nọi dung của bài văn đó( Lần lượt từng đoạn đến cả bài) để rèn khả năng đọc – hiểu của các em. Nếu các em không nêu được nội dung, tôi sẽ đửâ các câu hỏi gợi ý để các em trả lời và dần dần phát biểu nội dung bài.
	Sau một thời gian học sinh học tập như vậy tôi thường ra một số đề bài để kiểm tra mức độ học của các em. Tại sao tôi lại yêu cầu các em đọc đúng, đọc hiểu – hiểu như vậy? Tôi thiết nghĩ các thầy cô, các bạn ai cũng biết rằng một học sinh không đọc đúng câu, đúng đoạn văn, bài văn thì chắc chắn học sinh đó không hiểu ý của câu đó, đoạn văn, bài văn đó là gì cả. đó là trong môn Tiếng Việt còn các môn học khác, các em không đọc được thì sẽ không thể học tốt đươc.
Ví dụ trong môn toán có lời văn, em không đọc được dề bài thì không thể giải bài toán được... 
Cùng với việc luyện đọc, đọc - hiểu thường tổ chức fôn những kiến thức hỏng cho các em, chẳng hạn em Phong hay lẫn lộn giữa từ và tiếng, tôi đề nghị em trước khi học bài luyện tập về từ ghép và từ láy phỉa xem lại và nắm vững về cấu tạo của tiếng, từ đơn – từ phức. Tôi cũng thường xuyên tổ chức cho các em rèn chữ viết cho đúng và đẹp bằng cách cho các em xem những bài viết đẹp của các anh chị lớp trước để học hỏi yêu cầu học sinh luyện viết các bài tập đọc, chính tả vào một quyển vở rèn viết và tôi cũng kiểm tra thường xuyên. Qua những biện pháp trên phần naod dfggiải quyết được vấn đè đọc yếu, rèn chữ viết cho học sinh.
	*Về phần tập làm văn và luyện từ và câu:
	-Với phân môn luyện từ và câu, tôi thường tổ chức cho các em đố bạn về nghĩa một số từ mới cũng như các từ đã học, gợi ý cho các em một vài cách giải nghĩa như so sánh từ cùng nghĩa, từ trái nghĩa, tìm các từ gần nghĩa... Khuyến khích các em xem từ điển Tiếng Việt, cho các em chọn từ đièn vào chỗ chấm để câu có nghĩa thích hợp...
	-Với phân môn tập làm văn: Đây là phân môn đòi hợi kết hợp các kiến thức nên tôi thường khuyến khích các em cố gắng quan sát, ghi nhận những điều thực tế, những gì xung quanh các em để khi viết văn các em có thể đưa những kiến thức đó vào bài văn, chẳng hạn học sinh tả về cây ăn quả, các em có thể liên hệ để người trồng cây, người chăm sóc cây, kết hợp tả những gì diễn ra quanh cây, nêu được ích lợi của cây...
	Tóm lại, với môn Tiếng Việt, các em quan sát cuộc sống xung quanh nhiều chừng nào thì học Tiễng Việt tốt chừng đó.
	Trên đây là những việc riêng cá nhân tôi đã làm cho học sinh còn việctôi cùng phối hợp với phụ huynh để đôn đốc việc học tập ở nhà của học sinh như: Tôi trao đổi với phụ huynh từng em để phụ huynh cùng con em họ lên kế hoạch học tập cụ thể cho từng em ở nhà một cách hợp lý, tôi cũng độngviên phụ huynh nên đi đến các quầy sách, nhà sách để mua những quyển sách tham khảovề môn Tiếng Việt, mua vở rèn chữ viết, mua các quyển báo thiếu niên, báo nhi đồng cho các em xem.
	Với những em gia đình không có điều kiện mua, tôi tổ chức cho các em cùng xem chung với những bạn gia đình có điều kiện mua, đây cũng là một cách giúp các em có tinh thần giúp đỡ lẫn nhau trong học tập cũng như trong cuộc sống
	Ngoài việc tổ chức phụ đạo cho học sinh, qua học nhóm tại nhà tôi, tôi còn xin ý kiến nhà trường cho tôi phụ đạo những học sinh yếu lớp tôi vào chiều thứ bảy hoặc chủ nhật để rèn thêm cho những em quá yếu không theo kịp chương trình. Qua những buổi phụ đạo, tôi thường xuyên động viên các em cố gắng học, vì học là để cho các em sau này trở thành người có ích cho xã hội. Tôi cũng dưa những tấm gương tiêu biểu về nghị lực vượt khó học tốt như anh Phạm Minh Thái học lớp 5A năm học 2004 – 2005 của trường Thiện Hưng B nhờ cố gắng học tập đã đạt học sinh giỏi tỉnh Bình Phước và nhiều năm liền là học sinh giỏi của trường. Đưa tấm gương đầy vnghị lưcj như Nguyễn Ngọc Ký – một người liệt cả hai tay nhờ cố gắng học tập, rèn luyện đã trở thành một thầy giáo để so sánh với các em lành lặn chon các em nỗ lực hơn trong học tập...
	“Mưa dầm thấm sâu” thế rồi qua gần một năm học 2006 – 2007, tôi cũng như các em đã thu được một kết quả khá khả quan.
IV/ KẾT QUẢ:
	Qua từng đợt kiểm tra, kết quả của lớp 4C về môn Tiếng Việt đạt được như sau:
ĐỢT KIỂM TRA
SỐ HỌC SINH
GIỎI
KHÁ
TRUNG BÌNH
YẾU
Đầu năm
12/5
3
5
4
GKI
12/5
1
5
5
1
HKI
12/5
6
5
1
GKII
12/5
1
9
2
HKII
Từ bảng số liệu trên cho thấy số học sinh yếu môn Tiếng Việt của lớp tôi giảm dần đến giữa học kì II thì không còn học sinh yếu môn Tiếng Việt, học sinh trung bình cũng vươn lên học khá chỉ còn 02 em trung.
	Đến thời điểm này có thể nói học sinh lớp tôi đã xoá bỏ tình trạng học sinh học yếu môn Tiếng Việt.
	Cũng với đề tài này, tôi đã trao đổi vớicác giáo viên trong khối tôi và được họ ghi nhận, áp dụng trong khối. Kết quả thu được cũng khá khả quan, cụ thể kết quả của khối trong năm 206 – 2007 như sau:
ĐỢT KIỂM TRA
SỐ HỌC SINH
GIỎI
KHÁ
TRUNG BÌNH
YẾU
Đầu năm
70
2
19
24
25
GKI
70
11
26
22
11
HKI
69
12
26
19
12
GKII
66
11
24
20
11
HKII
V/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
	Qua thời gian nghiên cứu và đưa vào áp dụng đề tài “Một số biện pháp phụ đạo học sinh yếu – kém Tiếng Việt lớp 4C” tôi rút ra được bài học kinh nghiệm sau:
Cần rèn cho học sinh một nề nếp học tập tốt ngay từ đầu
Phối hợp chặt chẽ vớiphụ huynh xây dựng kế hoạch, nề nếp học tập ở nhà cho từng em
Kiên trì phụ đạo, rèn cho học sinh yếu vì: “Không có việc gì dễ, nhưng nó dễ nếu ta biết kiên trì chí quyết tâm”
Động viên, khen ngợi kịp thời giúp các em hứng thú học tập
VI/ KIẾN NGHỊ:
	Đề tài của tôi không nói sâu đến nội dung môn học, nhưng theo tôi với mức độ nộid ung của môn Tiếng Việt hiện nay vẫn còn yêu cầu khá caop của học sinh lớp 4, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc như tỉnh Bình Phước nối chung và trường tôi nói riêng. Nhất là những bài không phù hợp với vùng miền. Ví dụ: ( Cây Trám đen, cây gạo) trong tập làm văn lớp 4 đưa vào dạy ở phía Nam là không phù hợp. Vậy rất mong bộ giáo dục xem xét để điều chỉnh một lần nữa.
MỤC LỤC
* Lời nói đầu	1
*Phần 1: Những vấn đề chung	2
I/ Lý do chọn đề tài	2
II/ Mục đích nghiên cứu	2
III/ Giới hạn đề tài	2
IV/ Đối tượng và khách thể nghiên cứu	2
V/ Các giả thuyết nghiên cứu	2
VI/ Nhiệm vụ nghiên cứu	3
VII/ Phương pháp ngiên cứu	3
*Phần 2: Nội dungnghiên cứu	3
I/ Tìm hiểu thực trạng học sinh lớp 4C học yếu môn Tiếng Việt	3
II/ Nguyên nhân dẫn đến học sinh lớp 4C học yếu môn Tiếng Việt	4
III/ Một số biện pháp phụ đạo học sinh học yếu môn Tiếng Việt 	
cuả học sinh lớp 4C	4
IV/ Kết quả	7
V/ Kiến nghị	7
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG:
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GD BÙ ĐỐP:
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docsang kien kinh nghiem.doc