Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng bộ môn Giáo dục công dân bậc THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng bộ môn Giáo dục công dân bậc THCS

1-LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

a-Lí do khách quan:

 Hiện nay, đất nước ta đang “Đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước,tích cực chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa” (NQ -TW Đảng KhóaIX), cùng với sự kiện trên, hệ thống giáo dục nói chung , từng baäc học nói riêng, ra sức phấn đấu thực hiện có hiệu quả vieäc đổi mới chương trình sách giáo khoa , đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục theo chủ trưông của Đảng và Nhà nước, nhằm mục đích nâng cao trình độ hiểu biết của học sinh về mọi mặt, đáp ứng “ mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện” (Luaät -GD). . Xác định được nhiệm vụ trên, Bộ môn giáo dục công dân, ở trường trung học cơ sở có một vị trí vai trò quan trọng trong việc góp phần trực tiếp đào tạo nhân cách con người, có được phẩm chất đạo đức cần thiết, trong giảng dạy làm thế nào tạo cho được sự hứng thú học tập bộ môn,huy đọng sự tham gia tích cựccủa HS , từ đó mới nng cao chất lượng bộ mon GDCD bậc THCS.

 

doc 20 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 5468Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng bộ môn Giáo dục công dân bậc THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC	
A-PHẦN MỞ ĐẦU:	 
1-Lí do chọn đề tài :	1	
2-Đối tượng nghiên cứu:	2
3- Mục tiêu nghiên cứu :	3
 4-Phương pháp nghiên cứu:	4
 5- Nhiệm vụ nghiên cứu:	5
 B-NỘI DUNG 	
1-Cơ sở lí luận:	 6
2-Thực trạng vấn đề:	 7
3Nội dung nghiên cứu:	 9
4-Kết quả:	 
C-KẾT LUẬN.	
D-Tai lieu tham khao	
A-PHẦN MỞ ĐẦU
1-LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
a-Lí do khách quan:
 Hiện nay, đất nước ta đang “Đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, thực hiện cơng nghiệp hĩa hiện đại hĩa đất nước,tích cực chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa” (NQ -TW Đảng KhóaIX), cùng với sự kiện trên, hệ thống giáo dục nĩi chung , từng bậc học nĩi riêng, ra sức phấn đấu thực hiện cĩ hiệu quả việc đổi mới chương trình sách giáo khoa , đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, nhằm mục đích nâng cao trình độ hiểu biết của học sinh về mọi mặt, đáp ứng “ mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển tồn diện” (Luật -GD). . Xác định được nhiệm vụ trên, Bộ mơn giáo dục cơng dân, ở trường trung học cơ sở cĩ một vị trí vai trị quan trọng trong việc góp phần trực tiếp đào tạo nhân cách con người, có được phẩm chất đạo đức cần thiết, trong giảng dạy làm thế nào tạo cho được sự hứng thú học tập bộ môn,huy đọâng sự tham gia tích cựccủa HS , từ đó mới nâng cao chất lượng bộ mon GDCD bậc THCS. b-Lí do chủ quan:
 Là giáo viên dạy GDCD, được dự các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, nhất là các lớp thay sách giáo khoa, đổi mới phương pháp giảng dạy,bản thân cĩ vốn kiến thức cũng như kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy và cũng cĩ mong muốn đáp ứng mục tiêu của Đảng và Nhà nước, gĩp phần đào tạo thế hệ trẻ cĩ nhân cách hồn chỉnh phù hợp với thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Từ đó tôi chọn đề tài :
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng bộ môn Giáo Dục Công Dân ở THCS” .
2-ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
chọn học sinh khối: 6 ,7 ,8 và 9 làm đối tượng nghiên cứu
Thuận lợi :
-Có bộ sách giáo khoa GDCD 6,7, 8,9,sách giáo viên GDCD 6,7,8 9và bộ tranh GDCD6, một số tranh lớp 7, lớp 9.
-Có sự quan tâm giúp đỡ của Ban Giám Hiệu,Tổ chuyên môn 
-Có sự kết hợp giáo dục đồng bộ của :Gia đình ,nhà trường và xã hội.
Khó khăn:
-Tài liệu tham khảo quá ít .
-Dụng cụ trực quan cung cấp chưa đầy đủ nên với mỗi bài phải tự thiết kếâ thêm hoặc sưu tầm, để minh họa cho tiết dạy .
-Sách giáo khoa không có màu đặc trưng. Ví dụ như:Các biển báo thông dụng ,trong bài 14 :”Thực Hiện An Toàn Giao Thông”
3-MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
-Môn GDCD,nhằm giáo dục học sinh ,các chuẩn mực đạo đức phù hợp với quy định xã hội, qua đó hình thành nhân cách con người. Trong giảng dạy, từng bước phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, học sinh tham gia tích cực quá trình học tập, để tự phát hiện và chiếm lĩnh tri thức, hình thành kĩ năng và thái độ .
-Giúp học học sinh nhận thức được: “Học phải đi đôi với hành”; “Lí luận gắn liền với thực tiễn”, giúp học hứng thú trong học tập bộ môn GDCD.
-Người giáo viên phát huy được tính tích cực chủ đôïng, sáng tạo học tập của học sinh, qua sự vận dụng sáng tạo các phương pháp đặc trưng bộ môn.Bao gồm phương pháp mới kết hợp với phương pháp cổ truyền.
4-NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU :
-Giúp học sinh hiểu, nắm chắc và tin tưởng vào tính đúng đắn của các chuẩn mực đạo đưcù, pháp luật, đặc biệt là hiêûu được vai trò, ý nghĩa và cách rèn luyện các chuẩn mực .
-Xây dựng và từng bước hình thành ở học sinh những thái độ và hành vi ứng xử đúng đắn, trong tất cả các mối quan hệ với người xung quanh .
Xuất phát từ nhiệm vụ trên, đểû đạt hiệu quả chất lượng bộ môn GDCD cần có một số biện pháp giảng dạy tích cực gây hứng thú, nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh.Với phương pháp giảng dạy lấy học sinh làm trung tâm,ngườùi giáo viên phải có sự nghiên cứu kĩ mục tiêu bài học, cũng như cần áp dụng phương pháp nào cho phù hợp đối với từng bài , để hướng dẫn về nhà cho học sinh ở cuối mỗi bài chu đáo và đạt hiệu quả cao trong tiết dạy sau.
 Tùy theo yêu cầu của mỗi bài, giáo viên có thể lựa chọn phương pháp nào thích hợp để vận dụng như: Động não, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp đóng vai, phương pháp giải quyết vấn đề,phương pháp tổ chức trò chơi , phương pháp đàm thoại ,sau cho phù hợp điều kiện năng lực trình độ của học sinh ở từng khối lớp.
5-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
a- Qua tài liệu :
-Giáo viên tìm hiểu kĩ yêu cầu mục tiêu của mỗi bài qua sách giáo viên, xác định trọng tâm cần đạt ,từ đó tìm trong tài liệu ,sách báo có liên quan để chọn lọc sử dụng những nội dung phù hợp với mục tiêu bài học .
-Đưa ra đựơc số liệu ,sự kiện,bài tập tình huống , xây dựng các tình huống sắm vai sát với thực tế cuộc sống,..Để tạo sự chú ý và thu hút của học sinh, người giáo viên phải thường xuyên cập nhật tin tức thời sự ,nắm bắt những thông tin ,sự kiện đã diễn ra ở địa phương ,trong nước ,và cả trên thế giới  , sự đổi mới, phát triển đi lên của quê hương đất nước . 
-Áp dụng các trò chơi gây hứng thú học sinh trong tiết học như: Thực các trò chơi qua chương trình ,dạy giáo án điện tử.Với phương pháp dạy học phát huy tính tích cực ,lấy học sinh làm trung tâm là phương pháp phù hợp với mục tiêu giáo dục nhân cách , giúp người học khi tiếp thu tri thức ,không bao giờ thụ động nhồi nhét tri thức ,mà luôn tự mình suy nghĩ ,tiếp cận tri thức ,rèn luyện phẩm chất năng lực ,phát huy đượctính năng động sáng tạo.
b- Qua thực tế giảng dạy :
-Không ngừng tìm tòi học hỏi từ :sách ,báo, tư liệu, thông tin ,truyền thanh
-Tiếp thu sự đóng ý kiến ,học hỏi kinh nghiệm của bạn đồng nghiệp ,nhằm bổ sung khiếm khuyết của bản thân.
- Qua tham khảo ý kiến của HS về bộ môn, qua kiểm tra chất lượng, qua họat động của học sinh trên mỗi tiết dạy, giáo viên có thể đánh giá kết quả giảng dạy của mình rút kinh nghiệm để dạy tốt hơn.
B-NỘI DUNG :
1.CƠ SỞ LÍ LUẬN: Đáp ứng yêu cầu mục tiêu giáo dục của Đảng và Nhà nước: " Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học”, trong giảng dạy môn GDCD, không chỉ đơn giản truyền thụ tri thức cho học sinh, mà phải tổ chức cho học sinh hoạt động, qua hoạt động hình thành cho các em tình cảm, niềm tin đạo đức và hành vi pháp luâït. Đặc biệt hình thành thói quen đạo đức, ý thức pháp luật ở mỗi học sinh. Cần tránh lối dạy thiên về lí thuyết, truyền thụ một chiều, học sinh ghi bài dài, không khắc sâu kiến thức, khó nhớ. Học sinh không vận dụng những điều đã học vào trong thực tế cuộc sống .
2- THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ :
 - Học sinh của trường DTNT, là con em dan toc nen cac em han che .. Nếu giáo viên không hướng dẫn cách học ở nhà không dặn dò kĩ sau mỗi tiết dạy, thì chắc chắn trong tiết học sau học sinh rất thụ động, chỉ tiếp thu những gì mà giáo viên truyền đạt, không tham gia tích cực trong các hoạt động, không nêu lên được nhận xét, ý kiến của mình về những vấn đề, những tình huống đã gặp trong thực tế,không đóng góp ý kiến xây dựng bài, dẫn đến tiết học không hứng thú sinh động. Với việc học tập như vậy, kéo theo tình trạng, học sinh không vận dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống như: Đã học bài “Lễ độ”; bài“ Đoàn kết -Tương trợ”; bài“Trung thực”, mà còn tình trạng học sinh vô lễ với thầy cô, nói tục chửi thề, gây gỗ đánh nhau, lấy cắp đồ dùng học tập, không biết giữ gìn vệ sinh cá nhân cũng như vệ sinh chung 
Khi thực hiện phương pháp giảng dạy, theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, cứ sau mỗi tiết học giáo viên cần chú ý khâu hướng dẫn về nhà, theo yêu cầu mỗi bài cần chuẩn bị vấn đề gì cho tiết sau như:
- Câu hỏi thảo luâïn nhóm.
- Sưu tầm ca dao, tục ngữ nói về những chuẫn mực đạo đức, pháp luật có liên quan đến bài học
- Xay dung tiểu phẩm.
- Phân công sắm vai , chia nhóm thảo luận ( tùy mỗi bài nếu có ).
Học sinh có chuẩn bị tốt những vấn đề nêu trên, thì tiết học mới có thể huy động tốt, sự hoạt động tích cực của các em, các em sẽ chủ động sáng tạo trong suốt tiết học. Đồng thời qua đó cũng khắc phục tình trạng nhàm chán thiên về lí thuyết, khô khan xa rời thực tiễn .
- GV có biện pháp xử lí kịp thời, khi giảng dạy mà còn một số HS không chú tâm theo dõi, lơ là không tham gia tích cực hoạt động .Ví dụ : Khi GV đang giảng giải về một vấn đề nào đó, có HS ngồi nói chuyện, nên gọi HS đó nhắc lại lời GV vừa giảng , nếu nói không được phạt đứng tại chỗ, hay trong lúc HS đọc phần truyện đọc, lớp chăm chú lắng nghe , có HS lơ là không chú ý, GV gọi ngay HS đó đọc tiếp , nếu không đọc đúng phần tiếp theo, phạt cho đứng tại chỗ và gọi HS khác đọc tiếp. Hay khi cho lớp thảo luận nhóm, chỉ HS khá giỏi đóng góp ý kiến, còn HS trung bình, yếu không tích cực tham gia thảo luận, không đóng góp ý kiến, GV phải quan sát, nhắc nhơ,û động viên các em, và khi đến phần nhận xét tinh thần thảo luận của nhóm, cần nêu lên vấn đề này để rút kinh nghiệm sửa chữa .Trong tiết học HS nào trả lời được câu hỏi tư duy hoặc có ý kiến hay, nên cho điểm để khích lệ tinh thần.
3- NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
-Sau khi được dự các lớp thay sách, đổi mới phương pháp giảng dạy và khi về trường thực hành trên lớp, quả thực bản thân tôi rất lúng túng, bỡ ngỡ khi sử dụng phương pháp mới , chưa phát huy nhiều về tính tích cực của học sinh và khâu dặn dò sau mỗi tiết dạy chưa cụ thể sâu sát . Vài năm sau khi thay sách, giáo viên có kinh nghiệm về cách sử dụng phương pháp mới, cũng như có sự đầu tư nghiên cứu, cách giảng dạy phương pháp mới, tích lũy được kinh nghiệm, bài học có nội dung phong phú, phầ ...  được bắt đầu .
- Người dẫn chuyện đọc tình huống hay câu chuyện, to và rõ mới gây hứng thú cho người nghe.
- Các vai diễn phải nhập vai, có hoá trang đơn giản, thu hút sự chú ý của người xem.
-GV: Nhận xét :
 +Tiểu phẩm sắm vai ,cách thể hiện các vai diễn .
+Ngợi khen cách diễn xuất tốt nhập vai.
+Đôïng viên các vai di ễn còn lúng túng chưa nhập vai.
Ví dụ: 
Khi dạy bài 17:”QUYỀN BẤT KHẢ XÂM PHẠM VỀ CHỖ Ở” -GDCD6
GV cho HS sắm vai: 
Tình huống : “Hai chú công an, đang rượt đuổi một phạm nhân trốn trại, đã có lệnh truy nã. Hắn chạy vào một ngõ hẹp rồi mất hút .Hỏi ông Tá, ông Tá nói không thấy, hai chú công an đề nghị ông Tá cho vào nhà khám nhưng ông Tá không đồng ý. Biết rằng chỉ cần lơi lỏng một chút là tên này xổng mất, nên hai chú công an bàn nhau, quyết định cứ vào nhà ông Tá khám”.
a) Chuẩn bị:
 - GV cung cấp tình huống ở phần dặn dò của tiết 16.
 - HS phân công sắm vai tập vợt (cả lớp thực hiện ).
Ngưới dẫn chuyện bắt đầu đọc tình huống .(Đọc to và rõ)
Cùng lúc đó, tên trốn trại chạy từ cửa lớp vào tìm chỗ trốn .
Hai chú công an chạy rượt đuổi theo.
Ông Tá đứng cản ngăn hai chú công an .
-Hai chú công an xin ông Tá cho vào nhà khám .
-Ông Tá khoát tay không cho vào nhà khám.
-Hai chú công an đi lại kề tai nói nhỏ với nhau .Và cả hai cùng xông vào nhà khám mặc cho ông Tá cản ngăn.
Câu 1 : Hai chú công an có vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của ông Tá không? 
Câu 2 : Theo em, hai chú công an nên làm thế nào ?
-HS trao đổi .
-GV dẫn dắt HS trả lời cá nhân .
-GV cho HS đọc Qui định Điều73 của Hiến Pháp 1992: “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu người đó không đồng ý, trừ trường hợp pháp luật cho phép” .
Trả lời : Dựa vào qui định trên.
Câu 1:
Hai chú công an vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của ông Tá .Vì ông Tá không đồng ý cho vào nhà khám.
Câu 2:Theo em hai chú công an nên làm: Để một người ở lại canh giữ tên tội phạm, còn người kia đi xin giấy phép khám nhà. Khi có giấy phép mới được vào nhà khám và bắt tên tội phạm.
-Nhận xét các vai diễn : 
 + Ngợi khen các vai diễn tốt nhập vai.
 + Động viên các vai diễn chưa tốt .
4-Phương pháp giải quyết vấn đề :
Khi sử dụng phương pháp này, trước tiên GV nêu lên vấn đề hay tình huống. Gợi ý HS phát hiện ra cách giải quyết vấn đề. 
Ví dụ: Khi dạy bài 2: “TỰ CHỦ” - GDCD 9.
Tình huống: Trong giờ kiểm tra, không làm bài được, bạn kế bên cho xem bài, em phải ứng xử như thế nào trứơc tình huống trên?
Cho HS suy nghĩ, phân tích sự lợi, hại :
 - Chép bài của bạn, mình sẽ được điểm cao, nhưng điểm đó là điểm của bạn, sau này mình chủ quan không học bài, chỉ biết dựa dẫm vào bạn.
- Nhìn bài bạn trong giờ kiểm tra là mắc thái độ sai.
- Không nên chép bài của bạn, tự suy nghĩ mà làm, măïc dù lần này làm không được bài, nhưng bản thân thấy được thiếu sót cuả mình, rút kinh nghiệm lần sau làm tốt hơn.
GV: Qua các cách ứng xử trên, cách nào làcách ứng xử đúng ?
HS xác định cách ứng xử đúng là:
 -Không chép bài của bạn, tự suy nghĩ mà làm, măïc dù lần này làm không được bài bị điểm kém, nhưng bản thân thấy được thiếu sót cuả mình là chưa chuẩn bị bài tốt, rút kinh nghiệm lần sau làm tốt hơn.
GV : Cách ứng xử trên thể hiện dức tính gì ?
HS : Thể hiện đức tính tự chủ.
5-Phương pháp tổ chức trò chơi:
Trong mỗi bài GV cần tổ chức trò chơi để gây hứng thú, phát huy được tính chủ động tích cực, nâng cao sự chú ý, làm giảm đi sự căng thẳng mệt mỏi, rèn luyện kĩ năng ứng xử giao tiếp .
Căn cứ vào mục tiêu, nội dung bài học GV sáng tạo trò chơi :
a)Trò chơi “Hái hoa dân chủ”
GV ra một số câu hỏi sát nội dung, mục tiêu bài học và mỗi câu được xếp thành một cái hoa gắn vào cành cây. Được đặt trước lớp.
Cho HS thi đua giữa các nhóm .
Đại diện nhóm lên hái hoa và trả lời .
Qui định luật chơi:
- HS đại diện nhóm lên hái hoa, trả lời đúng, thì được:10 điểm, 
- Nếu HS nhóm bổ sung đúng: 5 điểm.
 - HS nào lên hái hoa rồi thì không được lên hái nữa.
 -Tổng kết điểm: Nhóm nào nhiều điểm sẽ thắng .
 -Thời gian cho trò chơi (3 phút).
b) “Trò chơi tiếp sức” :
Chia lớp ra làm 2: Đội Avà Đội B.( Đội A và Đội B chia 2cột trên bảng).
Mỗi đội chọn đại diện 5 HS.Sử dụng phấn khác màu cho mỗi đội .
Ví dụ:
Khi dạy bài 5 “TÔN TRỌNG KỈ LUẬT” -GDCD6
Cho HS chơi trò chơi” Tiếp Sức” .
Câu hỏi : Nêu hành vi biết tôn trong kỉ luật ?
Giáo viên : Chia lớp làm 2 đội A vàB( chia bảng làm 2cột : cột A ,cột B ).
 ĐỘI A 
 ĐỘI B
-Nghỉ học phải xin phép.
-Đi học đúng giờ .
-Biết giúp đỡ bạn .
-Chấp hành tốt Luật giao thông .
-Mặc đồng phục .
-Làm đầy đủ bài tập .
-Không đi xe hàng đôi hàng ba.
-Không nói chuyện trong giờ học .
 + Đội A: Đúng 3 ý. Sai 1ý: Giúp đỡ bạn không phải là tôn trọng kỉ luật mà là thể hiện đạo đức. Như vậy Đội A : Đạt 30 điểm
 +Đội B: Đúng 4 ý : Đạt 40 điểm.
- GV tuyên bố : 
*Đội A: 30 điểm.
*Đội B: 40 điểm 
- Như vậy Đội B thắng. Tuyên dương Đội B.(Lớp vỗ tay)
c) Trò chơi : “nhanh mắt nhanh tay”
Trò chơi này đòi hỏi HS phải nhạy bén, nhanh lẹ.
 Giáo viên cho cả lớp cùng thực hiện.
Trước khi nêu câu hỏi, GV nêu :Luật chơi :
 - HS trả lời đúng yêu cầu câu hỏi được :10 điểm
Ví dụ:
Khi dạy bài 6: “BIẾT ƠN”-GDCD6
GV cho HS chơi trò chơi giống như trò chơi trong chương trình “Ai là triệu phú” 
Câu1: Sắp xếp các từ sau thành câu thành ngữ và nêu lên ý nghĩa:
 1-Nghĩa . 2-Trả
 3-Đền. 4-Ân .
Đáp án: 4-2-1-3
Câu thành ngữ : Ân trả nghĩa đền.
Ýù nghĩa: Câu thành ngữ trên dạy ta: Làm người phải biết đền ơn đáp nghĩa đối với những người đã giúp đỡ mình,những người có công sinh thành nuôi dưỡng dạy bảo cho ta nên người .
 Câu 2:
Thêm vào cho đầy đủ câu ca dao và nói lên ý nghĩa câu ca dao đó .
Câu ca dao : Đói lòng ăn.,
 .,mẹ già yếu răng .
Đáp án: 
 Câu ca dao : Đói lòng ăn quả chà là,
 Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng .
Ý NGHĨA: Câu ca dao nói lên lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ.
Khi sử dụng dạy giáo án điện tử,tôi thực hiện trò chơi : “Nhanh mắt nhanh tay”
Khi dạy bài 15: “BẢO VỆ DI SẢN VĂN HOÁ” GDCD7
Đến phần rèn kĩ năng , cho HS chơi trò chơi .
GV sưu tầm một số bức ảnh như : Động Phong Nha; Múa rối nước; Văn Miếu Quốc Tử Giám; Lễ Hội Dân Tộc KaTê; Chùa Vĩnh Tràng; Vịnh Hạ Long;  .
Yêu cầu HS phân loại chúng thuộc loại nào trong các loại sau:
- Di sản văn hoá phi vật thể?
- Di sản văn hoá vật thể(Di tích lịch sử -Văn hoá)?
- Danh lam thắng cảnh ? 
GV chia lớp ra làm 2 đội (AvàB).
Luật chơi:
- Khi GV cho chiếu bức ảnh lên.(sau 3 giây). 
- Nếu đội trả lời trước mà trả lời sai, thì đội còn lại sẽ hưởng trọn số điểm.
- Mỗi bức ảnh đoán đúng được: 10 điểm.
 -Đáp án sẽ được chiếu lên ngay sau khi đội trả lời xong. - Thời gian:3 phút .
-Đội nào điểm cao sẽ chiến thắng.
-Giảng dạy bằng:GIÁOÁN ĐIỆN TỬ .Đây là phương pháp giảng dạy rất có hiệu quả ,với cách dạy mới bằng máy chiếu ,có nhiều tranh ảnh sinh động ,trực quan ,Gây được sự hứng thú say mê học tập.- kích thích tư duy HS ,
- Phát huy tính tích chủ động sáng tạo . - HS chú tâm theo dõi bài suốt tiết dạy ,không lơ là
4-KẾT QUẢ:
Việc nâng cao chất lượng bộ môn là một trong những vấn đề quan trọng trong nhà trường hiện nay. Xác định được nhiệm vụ trên bản thân cố găùng , nổ lực, phấn đấu trong giảng dạy, học hỏi tìm tòi, sáng tạo, qua việc ứng dụng đổi mới phương pháp, tạo được không khí học tạâp sinh đọâng thoải mái, nhẹ nhàng HS thích học môn GDCD,nhất là tham các trò chơi, biết tự đặt ra tình huống sắm vai, tự học ở nhà ,tự giải quyết tình huống  . Học sinh có biểu hiện khá tốt ,gặp thầy cô chào hỏi, không còn hiện tượng vô lễ với thấy cô, tình trạng HS gây gỗ đánh nhau, nói tục chữi thề giảm hẳn. HS có ý thức tôn trọng kỉ luật, giữ gìn vệ sinh cá nhân, trường lớp, ăn quà bánh biết bỏ vào thùng rác. Biết làm nhiều việc tốt như nhặt được của rơi trả lại cho người mất ,biết đoàn kết tương trợ giúp đỡ lẫn nhau. Nhìn chung so với trước HS đã biết vận dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sốùng rõ nét hơn
 C-KẾT LUẬN:
việc vận dụng các phương pháp giáo dục đòi hỏi phải có kiên trì nghiên cứu,làm thế nào để sử dụng có chất lượng, hiệu quả từng phương pháp một ,và qua một lần sử dụng một phương pháp nào đó ,rút kết kinh nghiệm,để đạt chất lượng hiệu quả lần sau cao hơn lần trước. Với sự linh hoạt xử lí trong quá trình giảng dạy, áp dụng sáng tạo các phương pháp đặc trưng bộ môn .HS hiểu bài, nắm vững kiến thức,biết vận dụng vào thực tế cuộc sống .giúp cho hiệu quả chất lượng bộ môn ngày một nâng cao.
Qua giảng dạy bản thân tôi tự nhân thấy những vấn đề nêu trên, rất cần thiết khi thực hiện tiết dạy GDCD , nên tôi mạnh dạn nêu lên để quý đồng nghiệp tham khảo, cũng mong góp một phần nhỏ kinh nghiệm của mình vào việc nâng cao chất lượng bộ môn GDCD nói riêng và vào sự nghiệp giáo dục nói chung .Rất mong được sự đóng góp ý kiến chân thành của quý đồng nghiệp để bản thân tôi ngày một giảng dạy tốt hơn . 
D-TÀI LIỆU THAM KHẢO
STT
 TÊN SÁCH
NHÀ XUẤT BẢN
1
 Sách giáo khoa GDCD6
Giáo dục
2
 Sách giáo viên GDCD6
Giáo dục
3
 Sách giáo khoa GDCD7
Giáo dục
4
 Sách giáo viên GDCD7
Giáo dục
5
 Sách giáo khoa GDCD9
Giáo dục
6
 Sách giáo viên GDCD9
Giáo dục
7
 Luật giáo dục
Chính trị Quốc Gia
8
 Hỏi đáp về đổi mới THCS
Giáo dục
9
 Văn Kiện Đại Hội ĐảngVIII,IX,X
Chính trị Quốc Gia

Tài liệu đính kèm:

  • docSANG KIEN KINH NGHIEM GDCD.doc