Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm phát triển kỹ năng nghe hiểu của học sinh

Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm phát triển kỹ năng nghe hiểu của học sinh

I - ĐẶT VẤN ĐỀ:

Mục tiêu của môn tiếng Anh là nhằm hình thành và phát triển ở học sinh những kiến thức kỹ năng cơ bản về tiếng Anh và những phẩm chất trí tuệ cần thiết để tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động. Vì vậy SGK tiếng Anh THCS mới từ lớp 6 đến lớp 9 đều được biên soạn theo cùng một quan điểm xây dựng chương trình, đó là quan điểm chủ điểm ( thematic approach ) và đề cao các phương pháp học tập tích cực chủ động của học sinh. Cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết đều được quan tâm và được phối hợp trong các bài tập và các hoạt động trên lớp. Một trong 4 kỹ năng mà người học tiếng Anh nói chung, học sinh THCS nói chung nói riêng, thường gặp những khó khăn nhất định trong quá trình học đó là kỹ năng nghe.

Trên thực tế để có được kỹ năng nghe tiếng Anh thì người học ngoại ngữ phải có quá trình luyện tập nghe thường xuyên, lâu dài với những hình thức và nội dung nghe khác nhau. Việc dạy và học nghe môn tiếng Anh tuy không còn mới mẽ nhưng khó đối với tất cả giáo viên và học sinh bậc THCS. Theo chương trình, SGK cũ thì tiết dạy nghe không có. Việc dạy nghe môn tiếng Anh mới chỉ được đưa vào trong chương trình, SGK từ năm học 2004-2005

Với việc nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn sẽ phần nào giúp giáo viên dần khắc phục những khó khăn trên để tiến hành dạy nghe môn tiếng Anh có hiệu quả tốt hơn, học sinh tích cực, chủ động trong việc tiếp thu, lĩnh hội kiến thức của bài học. Đó cũng là lý do mà tôi chọn đề tài này.

 

doc 14 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 772Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm phát triển kỹ năng nghe hiểu của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I - Đặt vấn đề:
Mục tiêu của môn tiếng Anh là nhằm hình thành và phát triển ở học sinh những kiến thức kỹ năng cơ bản về tiếng Anh và những phẩm chất trí tuệ cần thiết để tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động. Vì vậy SGK tiếng Anh THCS mới từ lớp 6 đến lớp 9 đều được biên soạn theo cùng một quan điểm xây dựng chương trình, đó là quan điểm chủ điểm ( thematic approach ) và đề cao các phương pháp học tập tích cực chủ động của học sinh. Cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết đều được quan tâm và được phối hợp trong các bài tập và các hoạt động trên lớp. Một trong 4 kỹ năng mà người học tiếng Anh nói chung, học sinh THCS nói chung nói riêng, thường gặp những khó khăn nhất định trong quá trình học đó là kỹ năng nghe. 
Trên thực tế để có được kỹ năng nghe tiếng Anh thì người học ngoại ngữ phải có quá trình luyện tập nghe thường xuyên, lâu dài với những hình thức và nội dung nghe khác nhau. Việc dạy và học nghe môn tiếng Anh tuy không còn mới mẽ nhưng khó đối với tất cả giáo viên và học sinh bậc THCS. Theo chương trình, SGK cũ thì tiết dạy nghe không có. Việc dạy nghe môn tiếng Anh mới chỉ được đưa vào trong chương trình, SGK từ năm học 2004-2005
Với việc nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn sẽ phần nào giúp giáo viên dần khắc phục những khó khăn trên để tiến hành dạy nghe môn tiếng Anh có hiệu quả tốt hơn, học sinh tích cực, chủ động trong việc tiếp thu, lĩnh hội kiến thức của bài học. Đó cũng là lý do mà tôi chọn đề tài này.
II. Phần nội dung :
1/Cơ sở xuất phỏt:
 a. Cơ sở lớ luận:
Mục đích của việc dạy ngoại ngữ không phải là cung cấp cho học sinh kiến thức của ngôn ngữ đó, mà mục đích cuối cùng của việc dạy ngoại ngữ nói chung, tiếng Anh nói riêng là dạy học sinh khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh. Khả năng giao tiếp của học sinh thể hiện qua các kỹ năng: Nghe, Nói, Đọc, Viết. Kỹ năng nghe tiếng Anh của học sinh được hình thành qua một quá trình học tập rèn luyện trong môi trường Anh ngữ. Ngoài việc học tập ở trường lớp, học sinh phải tự học tập rèn luyện nghe thông qua các hình thức và các phương thức khác nhau. 
Kỹ năng nghe là khả năng sử dụng kiến thức ngôn ngữ vào mục đích nghe hiểu bằng tiếng Anh.
 b. Cơ sở thực tiển:
 * Giáo viên:
- Với phương pháp dạy học mới, tích cực thì giáo viên đóng vai trò chỉ đạo, điều khiển học sinh hoạt động trong giờ học. 
- Để tiến hành một tiết dạy nghe có hiệu quả thì giáo viên cần thực hiện tốt các yếu tố cơ bản sau:
+ Chọn và sử dụng linh hoạt các kỷ thuật dạy nghe phù hợp với từng nội dung bài dạy. 
+ Tổ chức, điều khiển lớp học, phân bố thời gian hợp lý.
+ Sử dụng thành thạo các phương tiện, các đồ dùng dạy học phục vụ dạy nghe. 
+ Sáng tạo ra các đồ dùng dạy học phù hợp phục vụ cho tiết dạy. 
+ Truyền cảm, lôi cuốn, hấp dẫn học sinh. 
b- Phương pháp - kỹ thuật dạy nghe (Listening Techniques)
Phương pháp dạy nghe ( Listening techniques) được quy định bởi nội dung dạy nghe, nói cách khác, nội dung bài dạy nghe chi phối việc lựa chọn, vận dụng phối hợp các phương pháp, các kỹ thuật dạy nghe. Mỗi kỹ thuật dạy học phù hợp với một hình thức bài dạy cụ thể ( dạy ngữ pháp, dạy nói,dạy viết ....)
c- Các phương tiện thiết bị đồ dùng dạy học phục vụ cho việc dạy nghe:
- Việc sử dụng thiết bị tranh ảnh hỗ trợ cho dạy học đối với môn ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng được coi là một phương tiện thể hiện một phần nội dung chính của SGK. Trong tất cả đơn vị bài học chương trình SGK mới phần nội dung của bài nghe được ghi trong băng cát sét còn SGK chỉ in các bài tập luyện nghe. Muốn thực hiện tốt các bài luyện nghe này thì người học phải được nghe các nội dung bài học trong băng . Hơn thế nữa, thiết bị dạy học còn là phương tiện tích cực trong việc đổi mới phương pháp dạy học, thúc đẩy động cơ và gây hứng thú học tập.
* Các thiết bị cần cho môn học:
- Máy thu phát băng cassette.
- Máy ghi âm các bài đọc và nghe theo SGK.
- Tranh ảnh minh hoạ nội dung bài học trong SGK
- Các tranh ảnh đồ dùng giáo viên tự tạo....
d- Học sinh:
 Trong mối tương quan giữa cách dạy và cách học: Giáo viên là người tổ chức, điều khiển học sinh tự chiếm lĩnh tri thức bằng chính những thao tác, những hành động trí tuệ của riêng mình dưới vai trò tổ chức điều khiển của giáo viên .
Để tiết dạy nghe được tốt thì học sinh cần phải có những kỹ năng cần thiết trong việc nghe hiểu bằng tiếng Anh.
2. Mục tiờu của đề tài:
Với việc nghiên cứu thành công đề tài, sáng kiến kinh nghiệm sẽ giúp giáo viên có được những kinh nghiệm sau:
- Cách thức tổ chức một tiết dạy nghe có hiệu quả 
- Các bước tiến hành một tiết dạy nghe có hiệu quả
- Hướng dẫn học sinh tự luyện tập, rèn luyện để có kỹ năng và kỷ xảo nghe tiếng Anh.
3.Đặc điểm tỡnh hỡnh:
 a. Ưu điểm 
Mặc dù có những điều kiện khách quan và chủ quan ảnh hưởng trực tiếp trong quá trình giảng dạy nhưng chúng tôi đã biết khắc phục vượt lên những khó khăn trước mắt, từng bước nâng cao chất lượng giờ dạy nghe môn tiếng Anh nhằm đáp ứng mục đích chương trình, SGK mới
* Về phía giáo viên:
- Bước đầu đã tiếp cận sử dụng tương đối tốt các kỹ thuật dạy học đặc trưng - kỹ thuật dạy nghe.
- Đã quen và chủ động với cách thức tổ chức một tiết dạy nghe 
- Phối hợp khá linh hoạt các kỹ thuật dạy học
- Sáng tạo ra nhiều đồ dùng dạy học phù hợp với nội dung các tiết dạy, vì vậy nhiều tiết dạy nghe trở nên sinh động , có sức lôi cuốn và đạt hiệu quả cao. 
- Sử dụng vận hành các trang thiết bị dạy học hiện đại phục vụ tốt cho quá trình dạy nghe: băng đĩa hình máy cassette, đầu video, đèn chiếu..
* Về phía học sinh:
- Học sinh đã được quen dần với môn học nghe.
- Nhiều học sinh đã nghe và nhận biết được giọng đọc, nói của người bản ngữ.
- Phần lớn học sinh nghe được những bài nghe có nội dung đơn giản, vừa phải thực hiện được các yêu cầu, bài tập của giáo viên sau khi nghe lần 3
- Một số học sinh đã hình thành kỹ năng, kỹ xảo trong học tập.
b. Khú khăn:
* Giáo viên:
Vẫn còn một số giáo viên gặp một só khó khăn nhất định trong việc thực hiện các thao tác, kỹ thuật dạy nghe, trong việc lựa chọn các kỹ thuật cho phù hợp với từng tiết dạy, từng giai đoạn của tiết dạy.Còn ngại sử dụng hoặc sử dụng chưa thành thạo đồ dùng dạy học phục vụ cho tiết dạy nghe ( đài cassett, hình minh họa...) 
* Học sinh: 
- Động cơ để nghe hiểu bằng tiếng Anh còn hạn chế. 
- Nhiều em ít có cơ hội để nghe, ít tiếp cận với các thông tin đại chúng mà qua đó có thể nghe tiếng Anh. 
- Một số em còn ngại nghe và nói bằng tiếng Anh, còn sợ bị mắc lỗi. 
- Môn nghe hiểu còn mới với các em, nhất là học sinh lớp 6,7. 
- Học sinh chưa quen với tốc độ đọc, nói trong băng của người Anh. 
c- Phương tiện đồ dùng dạy học: 
- Đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giảng dạy còn quá ít, một số còn thiếu: tranh, ảnh, băng, đài casstte.
- Chất lượng đĩa CD thâu chưa tốt, giọng đọc còn chưa rõ, tiếng ồn nhiều. 
d- Điều tra cụ thể:
Trong quá trình giảng dạy, bản thân tôi đảm nhận khối 7 và khối 9. Với ý thức vừa nghiên cứu đặc điểm tình hình học tập bộ môn của học sinh vừa tiến hành, rút kinh nghiệm. Ngay từ đầu năm học tôi đã định hướng cho mình một kế hoạch và phương pháp cụ thể để chủ động điều tra tình hình học tập của học sinh do lớp mình phụ trách. Qua điều tra, tôi đã nhận ra rằng hầu hết các em nắm từ vựng không chắc, kỹ năng nghe và giao tiếp bằng tiếng Anh còn hạn chế. Kết quả điều tra cụ thể như sau: 
Chất lượng điểm khảo sỏt đầu năm:
Lớp
TSHS
Giỏi
Tỉ lệ
(%)
Khỏ
Tỉ lệ (%)
T.B
Tỉ lệ
(%)
Yếu
Tỉ lệ
(%)
8A 1
32
00
00
00
00
26
81,3
06
18,7
8A 2
31
00
00
04
12,9
22
71,0
05
16,1
 4.Những giải phỏp đó thực hiện trong thời gian qua:
 4.1- Lập kế hoạch cho một tiết dạy nghe:
a- Đối với giáo viên 
Để một tiết dạy nghe được tốt thì người giáo viên cần thực hiện các bước sau: 
- Nghiên cứu các kỷ nội dung tiết dạy từ sách giáo khoa, chuẩn kiến thức kỹ năng sách giáo viên. Đú là cơ sở quan trọng, để giáo viên hoạch định giảng dạy của mình cho tiết học. Việc nghiên cứu kỹ SGK, SGV sẽ giúp cho giáo viên tổ chức, điều khiển tiết dạy nghe đi đúng trọng tâm, trọng điểm; phân bố thời gian cho các bước, các hoạt đông một cách khoa học.
 - Nghiên cứu mục đích yêu cầu của tiết dạy: Mục đích, yêu cầu của tiết dạy là đích mà cả giáo viên và học sinh cần phải đạt được sau tiết dạy học. Đối với tiết dạy nghe, thông thường mục đích, yêu cầu của tiết dạy là giúp học sinh luyện tập và phát triển các kỹ năng: Listening (nghe), Speaking (nói), Reading ( đọc), Writing (viết) ( trong đó kỹ năng nghe là chủ yếu), sau khi kết thúc phần nghe học sinh hiểu được nội dung chính của bài nghe và thực hiện một số yêu cầu hay bài tập ngôn ngữ nào đó. 
- Lựa chọn và phối hợp các kỹ thuật dạy nghe (Listening Techniques) một cách linh hoạt và phù hợp: Việc lựa chọn kỹ thuật dạy nghe phải được xác định trên căn cứ là nội dung của tiết dạy, đặc điểm, năng lực của lớp học và các giai đoạn trong tiến trình dạy nghe gồm có 3 giai đoạn: Giai đoạn trước khi nghe (Pre-Listening), giai đoạn trong khi nghe (While-listening), giai đoạn luyện tập " Post- listening ". Trong mỗi giai đoạn có các kỹ thuật dạy nghe đặc trưng phù hợp với từng giai đoạn đó. 
- Sử dụng tốt các phương tiện, đồ dùng dạy học phục vụ cho tiết dạy nghe: 
 * Sử dụng máy cassett:
+ Trước khi thực hiện dạy học cần chuẩn bị máy tốt, băng rõ và pin dự phòng khi mất điện
+Phải đảm bảo tính an toàn khi thao tác.
+ Tuyệt đối không để học sinh tự ý sử dụng nếu chưa được hướng dẫn
+ Xem xét sự cần thiết, hiệu quả mang lại, thời gian cụ thể cho từng công đoạn...
 * Sử dụng tranh minh hoạ:
+ Tranh hình trong SGK:
Một trong những thế mạnh của bộ SGK biên soạn theo chương trình mới là có nhiều tranh hình minh hoạ. Việc tận dụng đến mức tối đa các tranh hình trong SGK để giúp học sinh hiểu bài học mới là việc cần chú trọng trong tất cả các bài học.
+Tranh hình minh họa: ( tự tạo hoặc mua ) để giới thiệu và luyện tập bài mới là yêu cầu bắt buộc. Không yêu cầu hình minh họa phải đảm bảo tính thẩm mĩ cao, nhưng phải có sự liên hệ thực tế gần gũi với nội dung bài học. Nếu không có điều kiện mua thì có thể phóng to tranh minh hoạ trong SGK 
- Cần phải lên một giáo án hợp lý, khoa học. 
Giáo viên cần hoạch định rõ hoạt động của thầy, hoạt động của trò, thời gian cho các hoạt động, các yêu cầu của từng bài tập, các phương án trả lời của học sinh 
- Trao đổi, thảo luận về phương án giảng dạy. 
Hiệu quả của tiết dạy nghe sẽ được nâng cao hơn nếu phương án giảng dạy được đưa ra thảo luận cùng đồng nghiệp trước khi dạy việc làm này không chỉ mang lại kết quả tích cực cho tiết dạy nghe mà kỹ năng khác cũng có kết quả như vậy. 
b- Đối với học sinh 
Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị tốt cho tiết học tới bằng cách: 
- Ra hệ thống các câu hỏi gợi mở về bài mà các em sắp được học để học sinh có thời gian suy nghĩ , tìm hiểu tài liệu....
- Yêu cầu học sinh thực hiện một số bài tập liên quan đến nội dung tiết dạy nghe mà đối với các tiết dạy kỹ năng khác cũng có kết quả như vậy. 
- Khuyến khích, động viên học sinh tự tin, chủ động, sáng tạo nêu ra những vấn đề, câu hỏi có liên quan đến nội dung bài dạy 
 4.2 Thực hiện tốt tiến trình dạy nghe
Đối với một tiết dạy ngữ pháp hay từ vựng, thông thường trong tiến trình của tiết dạy có 3 giai đoạn đó là: Presentation - Practie - Production. Tiến trình của một tiết dạy nghe cũng phải trải qua 3 giai đoạn: Pre - Listening, While - Listening, và Post - Listening. Tiến trình dạy học này không những giúp học sinh nắm hiểu bài mà còn giúp các em sử dụng kỹ năng nghe trong giao tiếp thực tế. Song vấn đề tiên quyết là giáo viên cần phải xác định rỏ ràng mục đích yêu cầu cầu của từng bài nghe cụ thể để từ đó định hướng cho học sinh thực hiện tốt nhiệm vụ trong những giai đoạn tiếp theo.
a. Pre - Listening: ( about 10 - minutes) 
( True/ Frediction, Open Prediction, Ordering, Pre- Questions)
Là giai đoan giúp học sinh có định hướng, suy nghĩ về đề tài hay tình huống trước khi học sinh nghe. 
- Giáo viên nên tạo tâm thế chuẩn bị làm bài nghe cho học sinh bằng cách dẫn dắt gợi hỏi về chủ đề bài nghe, yêu cầu học sinh quan sát tranh, đọc từ và đoán xem các em chuẩn bị nghe chủ đề gì, ai sắp nói với ai 
- Giáo viên có thể yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm đoán sơ bộ về nội dung sắp nghe thông qua tranh hay tình huống bàI nghe.Có thể các em nói không chính xác với nhưĩng gì các em sắp nghe nhưng vấn đề đặt ra là các em có hứng thú trước khi nge.
- Giáo viên giúp các em lường trước những khó khăn có thể gặp phảI về phát âm hay cấu trúc mới,các kiến thức nền
- Cuối cùng giáo viên nói rõ cho họ sinh biết các em sẽ được nghe bao nhiêu lần và hướng dẫn yêu cầu nhiệm vụ khi nghe ( chọn đúng, sai, trả lời câu hỏi) 
b. While - Listening: (about 20 - minutes) 
( Selecting, Deliberate Mistakes,Grids, Listen and Draw, Comprehension Questions)
Đây là giai đoạn mà ở đó học sinh có cơ hội luyện tập. ở giai đoan này giáo viên đưa ra các dạng bài tập, yêu cầu học sinh thực hiện. Học sinh có thể mắc lỗi ở giai đoạn này vì vậy giáo viên chú ý cần sữa lỗi cho học sinh và đưa ra các phương án trả lời đúng.
Giáo viên bật băng hay đọc bài nghe 2 đến 3 lần ( nếu nội dung khó có thể cho các em nghe 4 lần ). Lần đầu gúp học sinh làm quen với bài nghe hiểu bao quoát nội dung bài nghe ( pendown ). Lần thứ hai nghe thông tin chính xác để hoàn thành bài tập. Lần thứ ba nghe và kiểm tra lại bài tập đã làm. Mục tiêu chính của nghe hiểu là học sinh nghe lấy nội dung chính hay lấy thông tin chi tiết đồng thời hiểu được thái độ quan điểm của tác giả. Do đó giáo viên cho học sinh nghe cả bài để họ nắm được ý chung cũng như bố cục cả bài và làm bài tập, sau đó có thể cho nghe lại từng đoạn để nắm kết quả hoặc nghe lại những chổ khó để khẳng định đáp án. Nên hạn chế cho học sinh nghe từng câu, hoặc từng từ một vì làm như vậy sẽ khiến người học có thói quen phảI hiểu nghĩa từng từ từng câu khi nghe.
c. Post - Listening (at least 15 minutes)
( Roleplay, Recall the story, Write- it- up, Further practice ...)
- Đây là giai đoạn luyện tập sau khi nghe. ở giai đoạn này học sinh sử dụng những kiến thức, kỹ năng ngôn ngữ đã được luyện tập ở giai đoạn " While - Listening" vào các tình huống giao tiếp thực tế, có ý nghĩa. Sau khi nghe học sinh cần thực hiện một số bài tập như: báo cáo trước lớp hay trong nhóm về kết quả bài tập, các học sinh khác nghe cho ý kiến nhận xét hoặc chữa bài cho bạn. Giáo viên cần phải kết hợp các kỹ năng khác để phát triển mở rộng thêm bài nghe như recall, write-it-up, discussion..... 
 5. Kết quả đạt được trong thời gian qua:
Việc vận dụng sáng kiến kinh nghiệm này bản thân tôi đả đạt được một số kết quả hết sức khả quan. Trước hết những kinh nghiệm này rất phù hợp với chương trình, SGK mới. Học sinh có hứng thú học tập hơn, tích cực chủ động sáng tạo để mở rộng vốn hiểu biết, đồng thời cũng rất linh hoạt trong việc thực hiện nhiệm vụ lĩnh hội kiến thức và phát triển kỹ năng. Không khí học tập sôi nổi nhẹ nhàng. Học sinh có cơ hội để khẳng định mình, không còn lúng túng, lo ngại khi bước vào giờ học. Đây cũng chính là những nguyên nhân đi đến những kết quả tương đối khả quan của học kì I vừa qua, cụ thể là:
Chất lượng điểm học kỳ 1:
Lớp
TSHS
Giỏi
Tỉ lệ
(%)
Khỏ
Tỉ lệ (%)
T.B
Tỉ lệ
(%)
Yếu
Tỉ lệ
(%)
8A 1
31
02
6,5
14
45,2
15
48,3
00
00
8A 2
31
03
9,8
13
41,9
15
48,3
00
00
III- Bài HỌC kinh nghiệm :
 Sau khi áp dụng thành công đề tài này bản thân tôi đã gặt được những kết quả đáng kể và những kinh nghiệm quớ báu cho bản thân như sau:
1- Giáo viên phải luôn tạo môi trường ngoại ngữ trong giờ học và phải sử dụng tiếng Anh như là ngôn ngữ chính đễ giao tiếp. Tùy theo khối lớp và đối tượng học sinh, giáo viên có thể sử dụng những câu tiếng Anh ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thuộc. 
- Giáo viên phải luôn biết khích lệ học sinh sử dụng kiến thức đã học để sử dụng trong giao tiếp. 
- Giáo viên không nên quá chú ý đến lỗi của học sinh trong khi nói. Hãy để các em nghe và nói tự nhiên. Đừng bao giờ buộc học sinh phải dừng nói trong khi học sinh đó đang cố gắng diễn tả ý nghĩa của mình bằng tiếng Anh, làm như vậy sẽ khiến các em cảm thấy sợ mắc lỗi khi nghe và nói. 
 - Giáo viên nên lòng ghép các hoạt động nghe và nói tiếng Anh với hình thức " vừa chơi - vừa học".
- Trong thời gian ở nhà hướng dẫn các em tập nghe tiếng Anh qua đài, tivi, nghe các bài hát bằng tiếng Anh ....
Bằng việc tạo ra các môi trường ngoại ngữ như vậy thì học sinh mới có thể luyện tập tốt kỹ năng nghe và các kỹ năng giao tiếp khác. 
2- Giáo viên cần sự lôi cuốn, thu hút học sinh vào nội dung bài nghe bằng các hình thức hoạt động, các kỹ thuật dạy nghe phù hợp cho từng giai đoạn của một tiết dạy nghe
3- Sáng tạo những đồ dùng nghe phù hợp với nội dung của bài nghe: tranh ảnh, mô hình, băng ...
( Cụ thể bản thân tôi đã thực hiện thu một bài nghe tiếng Anh từ dĩa 3 đến 4 lần điều này rất thuận tiện trong thao tác và tiết kiệm thời gian trên lớp )
4- Giáo viên cần phải chọn, sử dụng và phối hợp linh hoạt các phương pháp, kỹ thuật dạy nghe trong tiến trình của giờ dạy. ở giai đoạn luyện tập sau khi nghe, ngoài các bài tập sách giáo khoa, giáo viên cần đưa ra các bài tập phù hợp, có tính năng giao tiếp thực tế cao. 
Núi túm lại , với những gỡ tụi đó làm cũng khụng ngoài mục đớch giảng dạy hiệu quả bộ mụn Tiếng anh theo phương phỏp hiện đại. Vỡ lẽ đú , với khnh nghiệm nhỏ nhoi này tụi mong rằng giỏo viờn dạy mụn Tiếng anh cần lưu tõm một số vấn đề sau để dạy một tiết nghe cú hiệu quả :
- Ngữ cảnh cần phải được giới thiệu rừ ràng
- Nên tăng cường sử dụng đồ dùng dạy học, máy ghi âm để giúp học sinh nghe được giọng đọc của người bản ngữ .
- Nếu bài nghe do giáo viên đọc, phải được đọc chuẩn xác, rừ ràng tốc độ trung bình không nhanh quá, không chậm quá. 
- Cần tạo cơ hội cho học sinh luyện các kỹ năng cần thiết trong khi nghe như đoán từ, đoán nội dung trong ngữ cảnh, nghe ghép thông tin với tranh, nghe điền thông tin vào bảng...
- Đối với một số bài nghe có nội dung phức tạp hơn thì giáo viên cố gắng áp dụng tốt 3 bước nghe hiểu để tạo điều kiện phát huy khả năng nghe hiểu và sử dụng ngôn ngữ của học sinh. 
- Các kỹ năng cần được phối hợp linh hoạt trong quá trình dạy nghe.
IV.TỰ NHẬN XẫT CỦA BẢN THÂN VỀ ĐỀ TÀI:
ở bậc THCS việc đưa tiết dạy nghe môn tiếng Anh vào chương trình là điều kiện tốt để học sinh có thể phát triển một cách đầy đủ các kỹ năng ngôn ngữ. Song, dạy và học nghe Tiếng Anh còn "mới "đối với cả học sinh và giáo viên, vì vậy trong những năm đầu thực hiện, cả giáo viên và học sinh không thể tránh khỏi những khó khăn, bỡ ngỡ ban đầu. Với sáng kiến kinh nghiệm này, tôi hy vọng sẽ góp một phần nhỏ vào việc giúp giáo viên và học sinh trường chúng tôi nói riêng, các đồng nghiệp và học sinh các trường bạn nói chung khắc phục dần khó khăn, thực hiện việc dạy và học nghe môn tiếng Anh đạt hiệu quả tốt hơn. Về phía bản thân, tôi xin hứa sẽ tiếp tục thừa kế và phát huy những kết quả đã đạt được của việc thực hiện đề tài, đồng thời không ngừng học hỏi rút kinh nghiệm, khắc phục những khó khăn trong giảng dạy để đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, phương pháp giảng dạy môn tiếng Anh của Bộ Giáo Dục Đào Tạo.
 Tõn Nghĩa, ngày 10 thỏng 3 năm 2012
 Người thực hiện đề tài 
 Nguyễn Thị Kim Mai 
*í KIẾN NHẬN XẫT CỦA TỔ CHUYấN MễN:
 Tõn Nghĩa, ngày thỏng năm 2012
*í KIẾN NHẬN XẫT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG:
Tõn Nghĩa, ngày thỏng năm 2012
*í KIẾN NHẬN XẫT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PGD&ĐT H.CAO LÃNH:

Tài liệu đính kèm:

  • docKinh nghiem phat trien ky nang nghe hieu cua hoc sinh.doc