Sáng kiến kinh nghiệm Kết hợp phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy môn GDCD lớp 10 ở trường THPT qua thực tế ở trường THPT chuyên Hùng Vương - Việt Trì

Sáng kiến kinh nghiệm Kết hợp phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy môn GDCD lớp 10 ở trường THPT qua thực tế ở trường THPT chuyên Hùng Vương - Việt Trì

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

- Lý luận

 Đất nước ta đang vững bước tiến vào thời kỳ đẩy mạnh CN hóa, HĐH nhằm thực hiện mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh" biến mục tiêu cao cả của CNXH thành hiện thực trên đất nước Việt Nam. Trong các điều kiện kinh tế, XH hiện đại khi mà khoa học công nghệ phát triển hết sức nhanh chóng, khi mà xu thế toàn cầu hóa đã và đang trở thành hiện thực, đứng trước những thách thức của xu thế hội nhập, giáo dục thế kỷ 21 đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết. Trong đó, yếu tố cơ bản là cần phải chăm lo phát triển nhân tố con người. Bởi con người là chủ thể của mọi sự sáng tạo, mọi nguồn của cải, vật chất và văn hóa của toàn nhân loại.

Trong chiến lược con người, giáo dục giữ vai trò đặc biệt quan trọngvà có ý nghĩa quyết định đối với việc hình thành những con người mới, phù hợp và đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự phát triển xã hội.

Mục đích của hệ thộng giáo dục Việt Nam là phát triển, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao cho XH đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, để từng bước hòa nhập và tiến kịp trình độ trong khu vực và trên thế giới. Mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài được đặt trên cơ sở phát triển nhân cách của thế hệ trẻ Việt Nam.

 

doc 64 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 862Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kết hợp phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy môn GDCD lớp 10 ở trường THPT qua thực tế ở trường THPT chuyên Hùng Vương - Việt Trì", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Mục lục
Mở đầu
1.Tính cấp thiết của đề tài
2.Mục đích nhiệm vụ
3.Đối tượng và giới hạn
4.Phương pháp nghiên cứu
5.Cấu trúc
Nội dung
Chương 1: Những vấn đề lý luận dạy môn GDCD
1.1. Vị trí nhiệm vụ và những vấn đề đặt ra của việc giảng dạy môn GDCD hiện nay
1.1.1. Vị trí nhiệm vụ môn GDCD
1.1.2. Nhiệm vụ
1.1.3. Những vấn đề đặt ra của việc giảng dạy môn GDCD 
1.2. Các phương pháp dạy học
1.2.1. Phương pháp thuyết trình
1.2.2. Phương pháp đàm thoại
1.2.3. Phương pháp trực quan
1.2.4. Phương pháp giải quyết vấn đề
1.2.5. Phương pháp củng cố hệ thống hóa khắc sâu kiến thức
1.2.6. Phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy môn GDCD ở trường THPT
Chương 2: Thực trạng giảng dạy môn GDCD ở trường THPT chuyên Hùng Vương- Việt Trì - Phú Thọ
2.1. Một số nét về địa phương
2.2. Thực trạng việc dạy môn GDCD
2.3. Nguyên nhân của thực trạng
2.4. Những vấn đề đặt ra
Chương 3: Thử vận dụng kết hợp phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học tích cực để giảng dạy môn GDCD lớp 10
3.1. Phương hướng giải pháp
3.2.1. Những biện pháp cụ thể
3.2.2. Nâng cao chất lượng giảng dạy
3.2.3. Thử vận dụng kết hợp phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học tích cực để giảng dạy 1 số bài cụ thể.
Bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học
 Tiết 1
 Tiết 2
Bài 12: Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình.
 Tiết 1
 Tiết 2
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục
 Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
- Lý luận
 Đất nước ta đang vững bước tiến vào thời kỳ đẩy mạnh CN hóa, HĐH nhằm thực hiện mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh" biến mục tiêu cao cả của CNXH thành hiện thực trên đất nước Việt Nam. Trong các điều kiện kinh tế, XH hiện đại khi mà khoa học công nghệ phát triển hết sức nhanh chóng, khi mà xu thế toàn cầu hóa đã và đang trở thành hiện thực, đứng trước những thách thức của xu thế hội nhập, giáo dục thế kỷ 21 đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết. Trong đó, yếu tố cơ bản là cần phải chăm lo phát triển nhân tố con người. Bởi con người là chủ thể của mọi sự sáng tạo, mọi nguồn của cải, vật chất và văn hóa của toàn nhân loại.
Trong chiến lược con người, giáo dục giữ vai trò đặc biệt quan trọngvà có ý nghĩa quyết định đối với việc hình thành những con người mới, phù hợp và đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự phát triển xã hội.
Mục đích của hệ thộng giáo dục Việt Nam là phát triển, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao cho XH đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, để từng bước hòa nhập và tiến kịp trình độ trong khu vực và trên thế giới. Mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài được đặt trên cơ sở phát triển nhân cách của thế hệ trẻ Việt Nam.
Mỗi công dân Việt Nam phải là người lao động có lý tưởng, có năng lực chuyên môn và có bản lĩnh làm chủ đất nước mình. Đất nước ta đang cần một lớp thanh niên có ý chí vươn lên làm giàu vì sự thành đạt của bản thân, vì hạnh phúc gia đình, cộng đồng và sự phồn vinh của đất nước.
 	Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân là nơi thực hiện nhiệm vụ đặc biệt quan trọng đó. Trong đó mục đích của giáo dục Việt Nam được cụ thể hóa thành các mục tiêu giáo dục trong từng cấp học, nghành học: Mục tiêu của giáo dục THPT " Nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục THCS hoàn thiện học vấn phổ thông và những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, học nghề và đi vào cuộc sống lao động". Thực hiện mục tiêu đó nhà trường phổ thông phải có chương trình, nội dung giáo dục, giáo dưỡng phù hợp với thời đại, với đất nước, con người Việt Nam. Yêu cầu kết quả đó được quán triệt trong tất cả các chương trình và nội dung học tập của toàn bộ các môn học trong nhà trường nói chung và ở các trường THPT nói riêng. Mỗi môn khoa học được giảng dạy trong trường THPT đều thực hiện nhiệm vụ chung đó là giáo dục tri thức, giáo dục phẩm chất chính trị, tư tưởng đạo đức cho học sinh. Cùng với các môn khoa học khác, môn GDCD góp phần đào tạo những người lao động mới, vừa có tri thức khoa học, vừa có đạo đức, vừa có năng lực hoạt động thực tiễn, vừa có phẩm chất đạo đức tư tưởng chính trị, có ý thức trách nhiệm với cộng đồng, gia đình và chính bản thân.Thông qua môn học GDCD học sinh THPT không chỉ tiếp thu những tri thức khoa họcmà còn được hình thành về phương pháp suy nghĩ và hành động phù hợp những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể trong từng giai đoạn tri thức của từng môn khoa học, đặc biệt là môn GDCD là những tri thức rất cơ bản và thiết thực, trực tiếp chuẩn bị cho học sinh hành trang cụ thể để bước vào đời tự tin, vững vàng.
- Thực tiễn 
 Dạy học là một hoạt động của một quá trình đào tạo có tính đặc thù riêng và chức năng riêng. Muốn có hiệu quả trong quá trình dạy học, trước hết người giáo viên phải xác định đúng mục đích, nội dung của môn học từ đó lựa chọn và sử dụng tốt các phương pháp dạy học để đạt được mục đích đề ra của từng môn học. Trong hoạt động dạy học thì phương pháp dạy học có tầm quan trọng đặc biệt trong việc truyền thụ tri thức của người thầy đến từng học sinh. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng viết:
 " Trong nhà trường điều chủ yếu không phải là nhồi nhét cho học trò một mớ kiến thức hỗn độn, tuy rằng kiến thức là cần thiết. Điều chủ yếu là giáo dục cho học sinh phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp diễn tả, rồi đến phương pháp nghiên cứu, phương pháp học tập, phương pháp giải quyết vấn đề.ở nhà trường chủ yếu không phải là rèn trí nhớ mà là rèn thông minh ...". Trên thực tế tuy rằng môn GDCD đã được xác định là môn khoa học xã hội song môn học này ở các trường THPT nói chung và ở trường THPT chuyên Hùng Vương nói riêng chưa được nhìn nhận đúng như vai trò và nhiệm vụ của nó. ở đây có độ "vênh" giữa lý luận và thực tiễn. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này song một trong những nguyên nhân cơ bản là trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu của nhiệm vụ bộ môn. Về phía học sinh còn coi nhẹ bộ môn này, đại đa số học sinh cho rằng đây là môn phụ, thời lượng đầu tư cho môn học còn ít, chủ yếu tập trung vào các môn thi đại học nên học sinh chưa có hứng thú học tập. Vì vậy, kết quả học tập của bộ môn này không cao như một số môn học khác.
Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tế trên đây nên tôi đã lựa chọn đề tài "kết hợp phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy môn GDCD lớp 10 ở trường THPT qua thực tế ở trường THPT chuyên Hùng Vương - Việt Trì"
 	Tường THPT chuyên Hùng Vương nằm ở trung tâm thành phố Việt Trì, học sinh nhà trường rất đa dạng. Vì là trường chuyên nên tuyển chọn đầu vào khá khắt khe, đòi hỏi có chất lượng cao nên con em ở các thành phần: con cán bộ- công nhân viên trong thành phố, con em các gia đình nông dân ở các xã lân cận và các huyện trong toàn tỉnh. Trường thành lập đến nay đã được 61 năm. Trong những năm gần đây được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và thành phố đã có những bước tiến không ngừng, chất lượng đào tạo giáo dục của nhà trường không ngừng nâng lên. Đội ngũ giáo viên của nhà trường đang từng bước trẻ hóa, nhiệt tình và có tâm huyết với nghề, không ngừng học tập nâng cao trình độ bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, liên tục trong những năm gần đây tỉ lệ đạt học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia và tỉ lệ học sinh đỗ vào các trường đại học, cao đẳng ngày càng nhiều. Trường luôn đứng trong tốp đầu của tỉnh về việc thực hiện các tiêu chí giáo dục.
 	Thực tế, đề tài này đã được nhiều nhà chuyên môn nghiên cứu cũng như nhiều cuộc hội thảo khoa học tiến hành nhưng ở góc độ khác nhau và chỉ dừng ở hình thức những bài trao đổi trên tạp chí, tạp san hoặc có chăng thì chỉ là những đề tài đi sâu nghiên cứu phương pháp giảng dạy cụ thể ở từng khái niệm, từng phạm trù, từng quy luật... của bộ môn. Vì vậy mọi việc vẫn không có những thay đổi đáng kể nào cho môn học. Qua một thời gian tiếp xúc thực tế, kết hợp với việc nghiên cứu tài liệu liên quan, em mạnh dạn nêu lên thực trạng của bộ môn GDCD ở trường THPT chuyên Hùng Vương. Qua đó đưa ra một số ý kiến về vấn đề này. Hi vọng những ý kiến đó sẽ góp phần nhỏ bé nhằm xác định đúng vị trí vai trò của bộ môn ở mọi cấp, mọi người cả trong nhận thức và hành động. Từ đó từng bước góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy bộ môn GDCD lớp 10 nói riêng và cả bộ môn GDCD nói chung.
2. Mục đích nhiệm vụ:
* Mục đích
 Trên cơ sở nghiên cứu tầm quan trọng của phương pháp dạy học bộ môn này, đề tài chỉ ra một số phương hướng giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn GDCD lớp 10.
* Nhiệm vụ : Đề tài có 3 nhiệm vụ
 - Khái quát những vấn đề lý luận của phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học tích cực.
 - Nghiên cứu thực trạng giảng dạy môn GDCD ở trường THPT chuyên Hùng Vương
 - Đề xuất phương hướng- giải pháp chủ yếu và thử vận dụng phương pháp truyền thống kết hợp phương pháp tích cực vào một số baì cụ thể.
3. Đối tượng và giới hạn:
- Đề tài nghiên cứu việc giảng dạy GDCD nói chung đặc biệt là GDCD ở lớp 10 ở trường THPT chuyên Hùng Vương- thành phố Việt trì. Những đề xuất của đề tài là căn cứ từ thực trạng ở trường THPT chuyên Hùng Vương.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài vận dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử.
Quán triệt chủ trương, quan điểm giáo dục của Đảng và nhà nước.
Đề tài sử dụng các phương pháp tư duy logic:
 Phân tích - tổng hợp
 Quy nạp - diễn dịch
 Trừu tượng - cụ thể
 Lịch sử - Logic
 So sánh
Đề tài sử dụng các nghiên cứu khoa học như điều tra xã hội học, thống kê quan sát, trò chuyện.
Để thực hiện đề tài này, em đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau để quá trình đạt được độ tin cậy và chính xác cao nhất. Do đó trong đề tài này em đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp như:
- Phương pháp quan sát sư phạm: Đây là phương pháp mà người thực hiện khi tiếp xúc thực tế giáo dục ở các trường THPT đã thu thập được những tư liệu phong phú, đa dạng của đối tượng nghiên cứu. Trên cơ sở đó mà rút ra những nét khái quát về thực trạng của bộ môn và những biện pháp giải quyết thực trạng đó.
- Phương pháp điều tra giáo dục: Đây là phương pháp người thực hiện tiến hành bằng cách với những câu hỏi trắc nghiệm, câu hỏi phỏng vấn miệng để thu thập những số liệu và ý kiến khác nhau về thực trạng của bộ môn. Từ đó có cách nhìn khác nhau và chính xác về thực trạng này, nhờ vậy mà người thực hiệ coa những biện pháp hữu hiệu để giải quyết thực trạng trên.
- Phương pháp nghiên cứu, tổng kết sư phạm: Trên cơ sở tiếp xúc thực tế giáo dục ở trường THPT chuyên Hùng Vương- Việt Trì, bằng nhiều biện pháp khác nhau, người thực hiện hệ thống hóa, khái quát hóa nh ... hôn nhân và gia đình nước ta hiện nay.
- Sưu tầm ca dao tục ngữ nói về tình cảm gia đình, vợ chồng.
Dạy tiết 2
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: 
1. Em hãy chỉ ra quan niệm về tình yêu của XH phong kiến và XH XHCN.
(Xã hội phong kiến: “Nam nữ thụ thụ bất thân”. XH XHCN: Phù hợp với quan điểm đạo đức tiến bộ đó là tình yêu chân chính).
3. Học bài mới.
Hoạt động 1. Giới thiệu bài.
ở tiết trước chúng ta đã được tìm hiểu thế nào là tình yêu, tình yêu chân chính và 1 số điều cần tránh trong tình yêu. Tình yêu chân chính là cơ sở cho 1 cuộc hôn nhân bền vững. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu thế nào là hôn nhân và gia đình.
Hoạt động 2. Giới thiệu nội dung bài học.
2. Hôn nhân.
a. Hôn nhân:
- GV viết các câu ca dao lên bảng phụ:
	“ ước gì sông rộng một gang
 Bắc cầu dải yếnm cho chàng sang chơi”
	“Cùng nhau kết nghĩa tao khang
 Dù ăn hạt muối lá lang cũng đành”
	“Năng ru bú mớm bao ngày
 Công cha nghĩa mẹ xem tày bể non”
- GV dặt câu hỏi:
1. Những câu ca dao trên nói lên quan hệ gì?
2. Theo em tình yêu chân chính thường phát triển theo các giai đọan nào?
- HS nêu các ý kiến.
+ Đó là những câu ca dao nói về quan hệ tình cảm của 2 người nam, nữ, nói về tình cảm gia đình.
- GV nhận xét: Tình yêu chân chính dẫn đến hôn nhân và được đánh dấu bằng sự kiện kết hôn.
- Cho HS nghe băng bài hát” Lá diêu bông “ của nhạc sĩ Trần Tiến và trả lời câu hỏi:
Nội dung bài hát nói lên điều gì? Xây dựng gia đình quá sớm có tác hại như thế nào cho cuộc sống sau này?
- ý kiến HS: Đó là bài hát nói về 1 cô gái kết hôn sớm và chính vì lấy chồng quá sớm như vậy nên cuộc sống sau này không được đảm bảo.
- GV cho HS thảo luận nhóm: chia lớp thành 4 nhóm theo 4 tổ, giao tình huống cho các nhóm.
+ Tổ 1: Mới 16 tuổi Ngọc lấy chồng – chồng Ngọc là Phú mới 18 tuổi. Vì có người nhà làm cán bộ xã nên chính quyền địa phương cho qua việc này, nhưng cuộc sống sau đó của đôi bạn này không thuận lợi.
+ Tổ 2: Anh Nam và chị Phương sống chung với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn. Họ cho rằng: yêu nhau là tự nguyện sống chung hạnh phúc là được.
+ Tổ 3: Gia đình Hải có hoàn cảnh khó khăn, khi tổ chức đám cưới anh bàn với bố mẹ nên tổ chức tiết kiệm. Gia đình nhà cô dâu không đồng ý họ cho rằng làm như vậy là giảm giá trị của con gái họ.
+ Tổ 4: Bố mẹ bạn Tùng li hôn. Tùng phải ở với ông bà nội. ông bà rất yếu không ai chăm sóc dạy bảo. Tùng bị bạn bè xấu lôi kéo sa ngã vào các tệ nạn xã hội.
- Các nhóm thảo luận đưa ra ý kiến:
* Tổ 1: Vì 2 người chưa đủ tuổi kết hôn, còn đang ở tuổi vị thành niên, chưa có điều kiện phát triển đầy đủ nhận thức, tâm lý chuẩn bị cho cuộc sống.
* Tổ 2: Đây là việc làm không đúng với pháp luật, đồng thời vi phạm đạo đức cá nhân, bị xã hội lên án.
* Tổ 3: Quan điểm của gia đình cô dâu như vậy là không đúng vì giá trị của con người không chỉ thể hiện ở sang hèn mà thể hiện ở cuộc sống hàng ngày trong cách cư sử với gia đinh và với mọi người xung quanh.
* Tổ 4: Hôn nhân bền chặt là cơ sở cho gia đình hạnh phúc, con cái có điều kiện phát triển.
- GV bổ sung và đặt tiếp các câu hỏi:
1. Hôn nhân là gì?
2. Chế độ hôn nhân của nước ta hiện nay?
- HS trả lời – GV liệt kê các ý kiến và bổ sung: Hôn nhân là quan hệ vợ chồng sau khi kết hôn. Hôn nhân được đánh dấu bằng kết hôn. Hôn nhân thể hiện nghĩa vụ, quyền lợi và quyền hạn giữa vợ và chồng, được pháp luật công nhận và bảo vệ.
b.Chế độ hôn nhân của nước ta hiện nay:
- GV nêu: Theo luật hôn nhân và gia đình thì chế dộ hôn nhân của nước ta là hôn nhân tự nguyện và tiến bộ. Hôn nhân một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng. GV giải thích thêm thế nào là hôn nhân tự nguyện, tiến bộ. Hôn nhân 1 vợ, 1 chồng.
3. Gia đình, chức năng của gia đình các mối quan hệ gia đình, trách nhiệm của các thành viên trong gia đình.
a. Gia đình là gì?
- GV cho HS trả lời câu hỏi: Gia đình là gì? giải thích về hôn nhân, huyết thống trong gia đình?
- ý kiến HS: Gia đình là tổ chức gồm có cộng đồng người sống chung gắn bó với nhau bởi quan hệ hôn nhân và huyết thống.
- GV nhận xét, bổ sung và kết luận: Đó là ý kiến tương đối đúng. Tuy nhiên chúng ta cần hiểu thêm: Nếu hai vợ chồng không có khả năng sinh con mà nhận con nuôi thì phải được pháp luật công nhận. Con nuôi không phải là cùng huyết thống.
- GV kết luận: Gia đình là một cộng đồng người chung sống gắn bó với nhau bởi 2 mối quan hệ hôn nhân và huyết thống.
b. Chức năng gia đình.
- Cho HS trả lời câu hỏi: Gia đình có chức năng gì? Chức năng nào quan trọng – liên hệ bản thân em?
- ý kiến HS: Gia đình có chức năng sinh đẻ, làm kinh tế, chăm lo nuôi dạy con cái.
- GV bổ sung và kết luận: Gia đình có chức năng sinh để để duy trì nòi giống song phải thực hiện chính sách sinh đẻ có kế hoạch.
Gia đình có chức năng duy trì nòi giống. Chức năng kinh tế. Chức năng tổ chức đời sống gia đình. Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục con cái.
c. Mối quan hệ gia đình và trách nhiệm các thành viên.
- GV cho HS trả lời câu hỏi: Trong gia đình có các mối quan hệ nào? Mối quan hệ nào quan trọng nhất? Vì sao?
- ý kiến HS: Quan hệ vợ chồng, quan hệ cha mẹ và con cái, quan hệ anh chị em ruột.
- GV bổ sung và kết luận: Trong gia đình có các quan hệ: quan hệ vợ chồng, quan hệ cha mẹ và con cái, quan hệ ông bà và các cháu, quan hệ anh chị em ruột.
- GV kết luận: Gia đình là 1 cộng đồng người chung sống gắn bó với nhau bởi 2 mối quan hệ hôn nhân và huyết thống. Gia đình có chức năng duy trì nòi giống, làm kinh tế, tổ chức đời sống gia đình, nuôi dạy con cái.
Hoạt động 3. Hướng dẫn giải bài tập SGK
GV: cho HS đọc bài tập 6 SGK trang 86.
Sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ về tình yêu hôn nhân và gia đình.
- GV ghi các ý kiến lên bảng và cho thêm một số ví du hay khác.
4. Củng cố.
Hoạt động 4. Luyện tập củng cố. 
- GV tổ chức cho HS sắm vai 2 người nam nữ hát đối về chủ đề tình yêu. Hai dãy lớp học thi hát về chủ đề tình bạn, tình yêu, tình vợ chồng. (chọn mỗi dãy 2 HS và GV làm BGK).
- GV kết luận toàn bài: Qua bài này, chúng ta thấy tình yêu, hôn nhân và gia đình là những vấn đề liên quan chặt chẽ với nhau. Tình yêu chân chính sẽ dẫn đến hôn nhân bền chặt hạnh phúc. Cuộc hôn nhân sẽ tạo ra cuộc sống gia đình, một gia đình hạnh phúc sẽ mang lại những điều tốt đẹp cho mỗi thành viên trong gia đình và là tế bào lành mạnh cho xã hội.
- Mỗi chúng ta cần hiểu rõ mối quan hệ tình yêu, hôn nhân và gia đình bởi đó là trách nhiệm, đạo đức của mỗi người đối với xã hội, bản thân.
5. Dặn dò.
- GV hướng dẫn học sinh về nhà làm bài tập 4, 5 SGK trang 8+6.
- Chuẩn bị trước bài 13.
Sau khi vận dụng phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học tích cực và dạy 2 bài với thời lượng 4 tiết học ở các lớp 10 trường THPT chuyên Hùng Vương, tôi nhận thấy hiệu quả các giờ học tăng rõ rệt. Như vậy việc kết hợp này đã thu được kết quả khả quan.
Tuy nhiên với trình độ nhận thức có hạn của học sinh nên việc kết hợp này đòi hỏi GV phải làm việc rất công phu và GV vất vả hơn nhiều vì phải tìm tòi các phương pháp, tình huống cho phù hợp và dễ tiếp cận vấn đề cần sáng tỏ.
Sau khi vận dụng để giảng dạy các tiết học này tôi còn thấy: với phương pháp cũ, tỉ lệ học sinh đạt điểm tốt rất ít đa số là diểm TB. Sau khi học 4 tiết này, bước đầu điểm số khá giỏi tăng, điều quan trọng là HS hứng thú với môn học GDCD, bước đầu quan hệ bạn bè trong lớp được cải thiện, 1 số học snh đã biết thẳng thắng, trung thực trong việc phê và tự phê, thẳng thắng trong việc lên án những cá nhân có hành vi, động cơ sai trái trong học tập và đạo đức.
Để vận dụng tốt 2 phương pháp dạy học này, GV cần nghiên cứu kỹ chương trình, nội dung các bài để từ đó có hướng thiết kế các phương pháp cho phù hợp từng phần, từng bài, từng ý. Trong khi vận dụng kết hợp, đổi mới phương pháp cần giữ đúng và đảm bảo đủ nội dung chương trình, nội dung bài học.
Với đặc thù môn GDCD, có thể sử dụng các phương pháp: thuyết trình, diễn giảng, giảng giải, đàm thoại, nêu vấn đề, thảo luận, trò chơi sắm vai
Kết luận
Qua việc vận dụng các phương pháp dạy học để giảng dạy môn GDCD lớp ở trương THPT chuyên Hùng Vương, bản thân tôi thấy thu được kết quả khá tốt. Tiết học diễn ra sôi nổi, học sinh tham gia hoạt động học tập tích cực hơn, tiếp thu bài tương đối nhanh, đồng thời phát huy được năng lực tư duy, kích thích sự ham hiểu biết, tìm tòi sáng tạo trong học sinh. Nếu trong các bài dạy mà giáo viên biết lựa chọn và sử dụng các phương pháp dạy học phù hợp thì dù đó là phương pháp truyền thống hay hiện đại thì hiệu quả giờ học vẫn tốt, phát huy được tính tích cực của học sinh
 Hiện nay, việc đổi mới phương pháp giảng dạy thao hướng phát huy tính tích cực tự giác, sáng tạo của học sinh đã trở thành vấn đề có tính thời sự cấp thiết của ngành giáo dục. Đã qua rồi cái thời mà lối dạy học đọc chép ngự trị và bệnh thành tích luôn đeo bám. Nghề dạy học không chỉ đòi hỏi lương tâm nghề nghiệp ở người thầy mà còn phải giỏi về năng lực, chuyên môn nghiệp vụ sư phạm.
 Trong quá trình tiếp cận các phương pháp dạy học hiện đại đang được nghiên cứu và ứng dụng thì việc vận dụnh và kết hợp nó với các phương pháp dạy học truyền thống càng đòi hỏi người giáo viên phải sáng tạo và tâm huyết với bộ môn của mình hơn bao giờ hết để nâng cao hiệu quả đào tạo của nhà trường.
 Từ thực tiễn giảng dạy đén lý luận nhận thức rồi lại quay về thực tiễn đã cho ta thấy việc nghiên cứu, vận dụng các phương pháp giảng dạy môn GDCD là một yêu cầu cấp thiết, nhằm nâng cao nhận thức về vị trí nhiệm vụ của bộ môn, nâng cao nhận thức về vị trí nhiệm vụ của bộ môn, nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập bộ môn trong nhà trường THPT. Điều này góp phần đào tạo nhân cách con người lao động mới theo mục tiêu giáo dục đề ra. Thế hệ hôm nay còn ngồi trên ghế nhà trường,ngày mai sẽ là chủ nhân tương lai của đất nước, chủ thể giải quyết những mâu thuẫn của tự nhiên và xã hội đang diễn ra ngày càng quyết liệt, phức tạp. Những ý tưởng cao đẹp, những hoài bão lớn và những nhiệm vụ khó khăn trước mắt có giải quyết hiệu quả hay không hoàn toàn phụ thuộc vào thế hệ trẻ hôm nay được giáo dục đầy đủ nhận thức, ý chí, niềm tin và trí tuệ nhân cách con người Việt Nam. Do vậy đội ngũ thầy giáo, cô giáo những người trực tiếp giảng dạy giữ vai trò quyết định trong việc nâng cao chất lượng dạy và học tập bộ môn phải không ngừng học tập, tích cực bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cải tiến phương pháp giảng dạy ngằm đáp ứng mục tiêu giáo dục đào tạo Việt Nam. 
 Phụ lục
 Sở giáo dục đào tạo Việt Trì ngày 25 tháng 2 năm 2007
Trường THPT chuyên 
 Hùng Vương
 Phiếu điều tra hứng thú học tập
 Môn Giáo dục công dân
Em điền dấu X vào trong những ô trống dưới đây
Em có hứng thú học môn GDCD :
Có Bình thường Không
 Phiếu điều tra
Theo em môn học GDCD là môn:
- Môn học phụ
- Như các môn học khác
- Môn hoàn toàn không quan trọng

Tài liệu đính kèm:

  • docsang kien kinh nghiem(2).doc