Sáng kiến kinh nghiệm ''Hướng dẫn học sinh phương pháp giải toán Vật lí phần cơ học Lớp 8'' - Năm học 2009-2010 - Diệp Hoàng Đệ

Sáng kiến kinh nghiệm ''Hướng dẫn học sinh phương pháp giải toán Vật lí phần cơ học Lớp 8'' - Năm học 2009-2010 - Diệp Hoàng Đệ

MỤC LỤC

MỤC LỤC Trang 1

I. TÓM TẮT Trang 2

II. GIỚI THIỆU. Trang 2

III- PHƯƠNG PHÁP Trang 3

1. Khách thể nghiên cứu . Trang 3

2. Thiết kế nghiên cứu, quy trình nghiên cứu Trang 4

2.1. Giáo viên cho học sinh đọc kỹ đề từ 3 đến 5 lần

cho đến khi hiểu. Sau đó hướng dẫn học sinh phân tích đề Trang 4

2.2. Hướng dẫn học sinh phân tích các dữ kiện của bài toán,

 sau đó tổng hợp lại rồi giải (Sử dụng phân tích ngược) . Trang 5

3. Đo lường và thu thập dữ liệu. . Trang 6

IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU Trang 6

V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ . Trang 6

VI TÀI LIỆU THAM KHẢO . Trang 7

VII. PHỤ LỤC . Trang 7

* Phụ lục 1. Những kiến thức cần thiết trong

quá trình giải bài tập Vật lí phần cơ học: . Trang 7

 * Phụ lục 2. Đề kiểm tra giữa kì I năm học 2009-2010

của môn Vật lí 8 . Trang 7

* Phụ lục 3. Đề kiểm tra học kì I năm học 2009-2010

của môn Vật lí 8. Trang 9

 

doc 11 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 534Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm ''Hướng dẫn học sinh phương pháp giải toán Vật lí phần cơ học Lớp 8'' - Năm học 2009-2010 - Diệp Hoàng Đệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
MỤC LỤC 	Trang 1
I. TÓM TẮT  	Trang 2
II. GIỚI THIỆU. 	Trang 2
III- PHƯƠNG PHÁP 	Trang 3
1. Khách thể nghiên cứu ...	Trang 3
2. Thiết kế nghiên cứu, quy trình nghiên cứu	Trang 4
2.1. Giáo viên cho học sinh đọc kỹ đề từ 3 đến 5 lần 
cho đến khi hiểu. Sau đó hướng dẫn học sinh phân tích đề	Trang 4
2.2. Hướng dẫn học sinh phân tích các dữ kiện của bài toán,
 sau đó tổng hợp lại rồi giải (Sử dụng phân tích ngược)	.	Trang 5
3. Đo lường và thu thập dữ liệu.	...	Trang 6
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU	Trang 6
V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..	Trang 6
VI TÀI LIỆU THAM KHẢO.	Trang 7
VII. PHỤ LỤC .	Trang 7
* Phụ lục 1. Những kiến thức cần thiết trong 
quá trình giải bài tập Vật lí phần cơ học:.	Trang 7
	* Phụ lục 2. Đề kiểm tra giữa kì I năm học 2009-2010 
của môn Vật lí 8.	Trang 7
* Phụ lục 3. Đề kiểm tra học kì I năm học 2009-2010 
của môn Vật lí 8. 	Trang 9
SÁNG KIẾN KINH NGIỆM: HƯỚNG DẪN HỌC SINH PHƯƠNG PHÁP GIẢI TOÁN VẬT LÍ PHẦN CƠ HỌC LỚP 8
I. TÓM TẮT. 
Tr
ong bài này tôi trình bày về cách làm thế nào để giúp học sinh có được một kỹ năng giải một bài toán Vật lí phần Cơ học nói riếng và một bài toán Vật lí nói chung.
	Để giải một bài tập Vật lí ta phải tiến hành theo các bước như từ đọc đề để biết đề toán cho biết gì và cần tìm gì. Nhưng cái quan trọng hơn là bước phân tích các dữ kiện của bài toán để tìm mối liên hệ giữa chúng, từ đó ta có thể tìm được cách giải từ bước này. Tôi đưa ra ví dụ về cách hướng dẫn học sinh thực hiện theo từng bước trên để giải bài tập phần vận tốc.
	Tr
ong quá trình tôi thực hiện đề tài này cho năm học 2009 - 2010 đã đạt được kết quả rất khả quan (có bảng so sánh số liệu đầu năm học và sau khi học hết học kì I)
II. GIỚI THIỆU
M
ôn Vật lí là một trong những môn học lý thú, hấp dẫn trong nhà trường phổ thông, đồng thời nó cũng được áp dụng rộng rãi trong thực tiễn đời sống hàng ngày của mỗi con người chúng ta. Hơn nữa môn học này càng ngày lại càng yêu cầu cao hơn để đáp ứng kịp với công cuộc Công nghiệp hóa và Hiện đại hóa đất nước, nhằm từng bước đáp ứng mục tiêu giáo dục đề ra "Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài", góp phần xây dựng Tổ Quốc ngày một giàu đẹp hơn.
	H
ơn nữa đội ngũ học sinh là một lực lượng lao động dự bị nòng cốt và thật hùng hậu về khoa học kỹ thuật, trong đó kiến thức, kỹ năng Vật lí đóng góp một phần không nhỏ trong lĩnh vực này. Kiến thức, kỹ năng Vật lí cũng được vận dụng và đi sâu vào cuộc sống con người góp phần tạo ra của cải, vật chất cho xã hội ngày một hiện đại hơn. 
	T
a đã biết ở giai đoạn 1 (lớp 6 và lớp 7) vì khả năng tư duy của học sinh còn hạn chế, vốn kiến thức toán học chưa nhiều nên sách giáo khoa chỉ đề cập đến những khái niệm, những hiện tượng Vật lí quen thuộc thường gặp hàng ngày. Ở giai đoạn 2 (lớp 8 và lớp 9) khả năng tư duy của các em đã phát triển, đã có một số hiểu biết ban đầu về khái niệm cũng như hiện tượng Vật lí hằng ngày. Do đó việc học tập môn Vật lí ở lớp 8 đòi hỏi cao hơn về giải một bài toán Vật lí. Mặt khác phần cơ học lớp 8 là phần mà kiến thức giải một bài toán Vật lí học sinh mới bắt đầu làm quen, vì vậy việc giúp các em có được một phương pháp giải toán là một vấn đề hết sức quan trọng. 
III- PHƯƠNG PHÁP:
1. Khách thể nghiên cứu.
* Cơ sở lí luận.
	- Nghị quyết hội nghị lần thứ 2 của Ban Chấp Hành Trung Ương khoá VIII về những giải pháp chủ yếu trong giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ : “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục – đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp giáo dục mới, các phương pháp giáo dục hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện tự học, tự nghiên cứu và sáng tạo cho học sinh”.
- Ngay từ khi đổi mới nội dung, chương trình sách giáo khoa vật lí ở bậc THCS và đổi mới phương pháp giáo dục bậc THCS thì Bộ GD – ĐT đã đưa chương trình giảng dạy môn Vật lí ngay từ lớp 6. Điều này chứng tỏ tầm quan trọng của bộ môn Vật lí cần phải cho học sinh được làm quen, nghiên cứu từ đầu cấp, từ đó học sinh có thể nhận biết, giải thích được các hiện tượng thực tế liên quan.
* Cơ sở thực tiển.
 Từ những lý do trên, để giúp học sinh có một định hướng về phương pháp giải bài toán Vật lí trong phần cơ học, nên tôi đã chọn đề tài này để viết sáng kiến kinh nghiệm. Sau một thời gian tìm hiểu, kiểm nghiệm, tôi đã nhận thấy được thực trạng và một số nguyên nhân sau: 
* Thực trạng:
Kết quả kiểm tra giữa kì I năm học 2009 - 2010
Lớp
Môn
SS
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8A3
Vật lí
38
02
5.3
01
2.6
13
34.2
16
42.1
6
15.8
8A4
Vật lí
40
03
7.5
04
10
08
20
17
42.5
8
20
8A5
Vật lí
41
01
2.4
02
4.9
20
48.8
12
29.3
6
14.6
Tổng
119
06
5.0
07
5.9
41
34.5
45
37.8
20
16.8
* Kết quả khảo sát đầu năm môn Vật lí của lớp còn rất thấp, tỉ lệ học sinh làm bài đạt điểm yếu kém chiếm 54.6%, tỉ lệ học sinh làm bài đạt điểm khá giỏi thấp chiếm 10.9%
* Nguyên nhân: 
- Do tư duy của học sinh còn hạn chế nên khả năng tiếp thu bài còn chậm, lúng túng từ đó không nắm chắc các kiến thức, kĩ năng cơ bản.
- Do phòng thí nghiệm, phòng thực hành còn thiếu nên các tiết dạy chất lượng chưa cao, dẫn đến học sinh tiếp thu các định luật, hệ quả còn hạn chế. 
- Đọc đề hấp tấp, qua loa, khả năng phân tích đề, tổng hợp đề còn yếu, lượng thông tin cần thiết để giải toán còn hạn chế.
	- Đa số các em chưa có định hướng chung về phương pháp học lý thuyết, chưa biến đổi được một số công thức, đặt biệt là phương pháp giải một bài toán Vật lí.
	Trong các nguyên nhân trên thì nguyên nhân thứ ba và thứ tư là một vấn đề cần phải khắc phục trước tiên đó là việc giáo viên làm cách nào để học sinh có được một định hướng về cách giải một bài toán Vật lí. Đó là lý do tôi chọn đề tài này.
2. Thiết kế nghiên cứu, quy trình nghiên cứu
Những bài toán Vật lí lớp 8 phần cơ học là những dạng bài toán đơn giản nó được trình bày trong 1 chương. Mặc dù phần cơ học các em đã được học ở lớp 6 nhưng chỉ là những khái niệm cơ bản, cho nên những bài toán Vật lí vẫn còn mới lạ đối với học sinh, mặc dù không quá phức tạp đối với học sinh lớp 8 nhưng chúng ta vẫn tập dần cho học sinh có kỹ năng định hướng bài giải một cách có hệ thống, có khoa học, dễ dàng thích ứng với các bài toán đa dạng hơn ở các lớp cấp trên sau này .
Để khắc phục những nhược điểm đã nêu ở trên, tôi đưa ra một số giải pháp cần thiết để cho học sinh bước đầu có một phương pháp cơ bản để giải loại bài toán Vật lí được tốt hơn và được áp dụng cho 3 lớp 8A3, 8A4, 8A5 trong học kì năm học 2009-2010 như sau:
2.1. Giáo viên cho học sinh đọc kỹ đề từ 3 đến 5 lần cho đến khi hiểu. Sau đó hướng dẫn học sinh phân tích đề:
	Giáo viên cần yêu cầu học sinh làm các bước sau:
}
Ghi tóm tắt
* Bài toán cho biết gì? 
	* Cần tìm gì? (Yêu cầu gì?)
	* Vài học sinh đọc lại đề (dựa vào tóm tắt để đọc).
* Tìm mối quan hệ giữa các đại lượng đã biết và các đại lượng cần tìm.
 	* Tiến hành giải bài toán và kết luận.
Ví dụ 1: Một lực sĩ cử tạ nâng quả tạ khối lượng 125kg lên cao 70cm trong thời gian 0,3 giây. Trong trường hợp này lực sĩ đã hoạt động với công suất là bao nhiêu? 
Giáo viên cho học sinh đọc vài lần. và hỏi: 
	* Bài toán cho biết gì?
Lực sĩ đó đã nâng quả tạ nặng bao nhiêu? Lên cao bao nhiêu? Đơn vị tính các đại lượng nay như thế nào? Có cần đổi đơn vị không?
* Cần tìm gì? (Yêu cầu gì?)
Bài toán yêu cầu tính đại lượng nào? (Công suất của lực sĩ)
* Một học sinh lên bảng ghi tóm tắt 
Tóm tắt:
m = 125kg Þ F = 1250N
h = 70cm = 0,7m
t = 0,3s
 Tính: P = ?
* Cho 2 học sinh dựa vào tóm tắt đọc lại đề. (có như vậy học sinh mới hiểu sâu đề).
2.2. Hướng dẫn học sinh phân tích các dữ kiện của bài toán, sau đó tổng hợp lại rồi giải (Sử dụng phân tích ngược)
Để tính công suất của lực sĩ này đầu tiên ta cần tìm đại lượng nào? (Công của lực sĩ đó)
Để tính công của lực sĩ đó ta áp dụng công thức nào? Và cần có những đại lượng nào? Những đại lượng đó đề đã cho chưa?
* Gọi học sinh lên giải.
Công của lực sĩ khi nâng quả tạ 125kg lên cao 70cm là:
 	Áp dụng công thức: A = F*h = 1250*0.7 = 875J
	Công suất của lực sĩ đó là:
 	Áp dụng công thức: P = = = 2916.7 W 
Vậy lực sĩ đó hoạt động với công suất là: 2916.7 W 
3. Đo lường và thu thập dữ liệu.
Tong năm hoc 2009 - 2010 tôi thực hiện đề tài này cho 3 lớp 8A3, 8A4 và 8A5 năm học 2009 - 2010 đã đạt được kết qủa như sau: 
Kết quả điểm kiểm tra học kì 1 môn Vật Lí của 3 lớp trên:
Lớp
Môn
SS
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8A3
Vật lí
38
07
18.4
11
28.9
18
47.4
02
5.3
0
0
8A4
Vật lí
40
06
15
11
27.5
20
50.0
03
7.5
0
0
8A5
Vật lí
41
04
9.8
12
29.3
23
56.1
02
4.9
0
0
Tổng
119
17
14.3
34
28.6
61
51.3
07
5.8
0
0
 	Qua bảng kết quả trên ta thấy tỉ lệ học sinh yếu ở đầu năm là 54.6 % nhưng qua bài thi học kì I thì tỉ lệ học sinh yếu kém chỉ còn 5.8% giảm 48.8%. Tỉ lệ học sinh làm bài khá giỏi tăng từ 10.9% lên 42.9% 
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU.
	Từ kết quả trên cho thấy khi áp dụng đề tài này cho 3 lớp 8A3, 8A4, 8A5 trong năm học 2009 - 2010 thì chất lượng làm bài tập của các em khá cao tỉ lệ học sinh làm bài tốt tăng lên chiếm 94.2%, tỉ lệ học sinh làm bài còn yếu giảm đi rõ rệt xuống còn 5.8%. Từ đó cho ta thấy các em học sinh đã nắm được cách giải một bài toán Vật lí nên việc làm thi học kì I đạt kết quả khá cao. 
	Tuy nhiên từ kết quả trên ta thấy vẫn còn học sinh làm bài chưa tốt trong lần kiểm tra này, vì vậy trong quá trình giảng dạy cần phải chú ý nhiều hơn nữa những em này để làm thế nào cho tất cả các em trong lớp đều làm bài tốt.
V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.
 	Môn Vật lí là một môn học thực nghiệm nên tất cả các giờ học, bài học đề có thí nghiệm thực hành, vậy để giúp các em có được những kiến thức cần thiết trong môn Vật lí thì tôi kiến nghị đến các cấp lãnh đạo tạo điều kiện cho bộ môn Vật lí một phòng thí nghiệm riêng.
	Đổi mới phương pháp dạy học không nhằm mục tiêu nào khác là nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học, nhằm từng bước đạo tạo một con người hiện đại và là những chủ nhân tương lai của Đất nước. Với đề tài này tôi hy vọng rằng học sinh sẽ có những kỹ năng cần thiết nhất trong học tập cũng như trong đời sống của mình. Vậy kính mong Hội đồng khoa học trường thông qua để sáng kiến kinh nghiệm của tôi đi vào thực tế giảng dạy.
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
	- Sách giáo khoa Vật lí 8 - Nhà xuất bản giáo dục
- Sách giáo viên Vật lí 8 - Nhà xuất bản giáo dục
	- Hướng dẫn phương pháp tự học môn Vật lí - Nhà xuất bản giáo dục
	- Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng - Nhà xuất bản Đại học sư phạm
VII. PHỤ LỤC
* Phụ lục 1. Những kiến thức cần thiết trong quá trình giải bài tập Vật lí phần cơ học:
 	- Công thức tính vận tốc: v = 
 	- Công thức tính áp suất: P = 
	- Công thức tính áp suất chất lỏng: P = d.h
 	- Công thức tính lực đẩy Ác-si-mét: F = d.V
	- Công thức tính công cơ học: A = F.s
 	- Công thức tính công suất: P = 
 	- Kiến thức về tỉ lệ thức: = suy ra:
 	a = 	;	b = ; 	c = ;	d = ; 
	* Phụ lục 2. Đề kiểm tra giữa kì I năm học 2009-2010 của môn Vật lí 8.
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM. (3 điểm)
Chọn câu trả lời mà em cho là đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1. Chuyển động cơ học là: 
	A. Sự thay đổi khoảng cách của vật chuyển động so với vật mốc.
	B. Sự thay đổi vận tốc của vật.
	C. Sự thay đổi vị trí của vật so với vật mốc.
	D. Sự thay đổi phương chiều của vật.
Câu 2. Chuyển động và đứng yên có tính tương đối vì:
	A. Quảng đường vật đi được trong những khoảng thời gian khác nhau là khác nhau
	B. Một vật có thể đứng yên so với vật này nhưng lại chuyển động với vật khác.
	C. Vận tốc của vật so với vật mốc khác nhau là khác nhau. 
	D. Dạng quỹ đạo chuyển động của vật phụ thuộc vào vật chọn làm mốc.
Câu 3. Hai lực cân bằng là hai lực:
	A. Cùng điểm đặt, cùng phương, cùng chiều, và cường độ bằng nhau.
	B. Cùng điểm đặt, cùng phương, ngược chiều, và cường độ bằng nhau.
	C. Đặt trên hai vật khác nhau, cùng phương, cùng chiều, và cường độ bằng nhau.
	D. Đặt trên hai vật khác nhau, cùng phương, ngược chiều, và cường độ bằng nhau.
Câu 4. Khi có lực tác dụng mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì mọi vật đều có:
	A. Ma sát.	B. Trọng lực.
	C. Quán tính.	D. Đàn hồi.
Câu 5. Một ôtô đang chuyển động trên mặt đường, lực tương tác giữa bánh xe với mặt đường là:
	A. Ma sát trược.	B. Ma sát nghỉ.
	C. Ma sát lăn.	D. Lực quan tính.
Câu 6. Mặt lốp xe ôtô, xe máy, xe đạp, có khía rãnh để:
	A. Tăng ma sát.	B. Giảm ma sát.
	C. Tăng quan tính.	D. Giảm quan tính.
II. PHẦN TỰ LUẬN. ( 7 điểm)
	Bài 1. Một xe lửa chuyển động với vận tốc trung bình 40 km/h từ nhà ga A đến nhà ga B hết 1h 15phút. Tính quảng đường từ nhà ga A đến nhà ga B? (3 điểm)
	Bài 2. Hãy biểu diễn các lực sau đây:
	a. Lực kéo một vật theo phương nằm ngang, có chiều từ trái sang phải với cường độ 30N. (2 điểm)
	b. Trọng lực và phản lực của mặt bàn tác dụng lên một vật có khối lượng 4 kg được đặt nằm yên trên bàn. (2 điểm)
* Phụ lục 3. Đề kiểm tra học kì I năm học 2009-2010 của môn Vật lí 8.
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (mỗi câu 0,25 điểm)
Câu 1. Chuyển động cơ học là: 
	A. Sự thay đổi khoảng cách của vật chuyển động so với vật mốc.
	B. Sự thay đổi vận tốc của vật.
	C. Sự thay đổi vị trí của vật so với vật mốc.
	D. Sự thay đổi phương chiều của vật.
Câu 2. Chuyển động và đứng yên có tính tương đối vì:
	A. Quảng đường vật đi được trong những khoảng thời gian khác nhau là khác nhau
	B. Một vật có thể đứng yên so với vật này nhưng lại chuyển động với vật khác.
	C. Vận tốc của vật so với vật mốc khác nhau là khác nhau. 
	D. Dạng quỹ đạo chuyển động của vật phụ thuộc vào vật chọn làm mốc.
Câu 3. Hai lực cân bằng là hai lực:
	A. Cùng điểm đặt, cùng phương, cùng chiều, và cường độ bằng nhau.
	B. Cùng điểm đặt, cùng phương, ngược chiều, và cường độ bằng nhau.
	C. Đặt trên hai vật khác nhau, cùng phương, cùng chiều, và cường độ bằng nhau.
	D. Đặt trên hai vật khác nhau, cùng phương, ngược chiều, và cường độ bằng nhau.
Câu 4. Khi có lực tác dụng mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì mọi vật đều có:
	A. Ma sát.	B. Trọng lực.
	C. Đàn hồi.	D. Quán tính.
Câu 5. Một ôtô đang chuyển động trên mặt đường, lực tương tác giữa bánh xe với mặt đường là:
	A. Ma sát trược.	B. Ma sát nghỉ.
	C. Ma sát lăn.	D. Lực quán tính.
Câu 6. Mặt lốp xe ôtô, xe máy, xe đạp, có khía rãnh để:
	A. Tăng ma sát.	B. Giảm ma sát.
	C. Tăng quán tính.	D. Giảm quán tính. 
Câu 7. Một vật nếu có lực tác dụng sẽ không xảy ra hiện tượng nào sau đây:
	A. Thay đổi vận tốc. 	B. Bị biến dạng.
	C. Thay đổi trạng thái.	D. Không thay đổi trạng thái.
Câu 8. Một vật đang đứng yên trên mặt phẳng nằm ngang. Các lực tác dụng vào vật cân bằng nhau là:
	A. Trọng lực P của Trái Đất với lực ma sát F của mặt bàn.
	B. Trọng lực P của Trái Đất với phản lực N của mặt bàn.
	C. Trọng lực P của Trái Đất với lực đàn hồi.
	D. Lực ma sát F với phản lực N của mặt bàn.
Câu 9. Trong các đơn vị đo sau thì đơn vị nào không phải là đơn vị đo áp suất?
	A. N/m2 	B. Pa
	C. mmHg	D. N
Câu 10. Lực đẩy Ác-si-mét có chiều:
	A. Hướng lên trên.	B. Hướng xuống dưới
	C. Hướng theo chiều tăng của áp suất.	D. Hướng theo phương nằm ngang.
Câu 11. Một con tàu bằng thép (có trọng lượng riêng 90000N/m3) có thể nổi trên mặt nước vì:
	A. Thép có lực đẩy trung bình lớn hơn
	B. Thép có lực đẩy lớn so với nước.
	C. Thép có trọng lượng riêng nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước.
	D. Con tàu có trọng lượng riêng trung bình nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước.
Câu 12. Theo nguyên lý Ác-si-mét, lực đẩy lên một vật nhúng trong một chất lỏng bằng:
	A. Trọng lượng của vật.
	B. Trọng lượng của phần vật nằm dưới mặt chất lỏng.
	C. Trọng lượng phần chất lỏng bị vật chiếm chổ.
	D. Tỉ số trọng lượng riêng của chất lỏng trên trọng lượng riêng của vật.
Câu 13. Trong trường hợp nào sau đây không sinh công cơ học:
	A. Vận động viên cờ vua đang thi đấu.
	B. Vận động viên maratông đang chạy trên đường đua.
	C. Cầu thủ bóng đá đang thi đấu trên sân bóng.
	D. Một người đang chèo ghe.
Câu 14. Dụng cụ nào sau đây thực hiện công cơ học khi làm việc:
	A. Đèn điện.	B. Động cơ điện.
	C. Bếp điện.	D. Tivi.
Câu 15. Trong đời sống hằng ngày, để di chuyển trên một đoạn đường dài người ta thường dùng xe đạp thay vì đi bộ. Em hãy cho biết trong trường hợp này ta được lợi gì ?
	A. Thời gian.	B. Đường đi.
	C. Công.	D. Lực
Câu 16. Ở độ sâu nào lực đảy lên một vật nằm trong một chất lỏng là lớn nhất ?
	A. Ở đáy bình chứa chất lỏng.	B. Ở dưới mặt chất lỏng.
	C. Ở độ sâu nào thì lực đẩy lên vật cũng bằng nhau.
	D. Ở càng sâu trong chất lỏng lực đẩy càng lớn.
II. PHẦN TỰ LUẬN. (6 điểm)
	Bài 1. Phát biểu định luật về công. (1 điểm)
	Bài 2. Bạn Nam đi bộ từ nhà đến trường hết 30 phút với vận tốc trung bình là 5km/h. Hỏi nhà bạn Nam cách trường bao nhiêu km ? (2 điểm)
	Bài 3. Bạn An kéo một vật với một lực 2000N đi một quãng đường 20m.
	a, Biểu diễn lực kéo của An lên vật đó. (1,5 điểm)
	b, Tính công mà An đã thực hiện. (1,5 điểm)
Ninh Quới, ngày 02 tháng 10 năm 2010
Người viết
 Diệp Hoàng Đệ
* DUYỆT CỦA BGH
	 HIỆU TRƯỞNG

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN Phuong phap day vat li 8 phan co hoc.doc