Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 11, Bài 10: Lực đẩy Ác-si-mét - Năm học 2009-2010 - Phạm Thị Hương

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 11, Bài 10: Lực đẩy Ác-si-mét - Năm học 2009-2010 - Phạm Thị Hương

*HĐ 1:Tổ chức tình huống học tập(5ph)

-Khi kéo nước từ dưới giếng lên, có nhận xét gì khi gàu còn gập trong nước và khi lên khỏi mặt nước?

Tại sao lại có hiện tượng đó ?

*HĐ2:Tìm hiểu tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó (15ph)

-GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm theo câu C1 và phát dụng cụ cho HS

-Yêu cầu HS làm thí nghiệm theo nhóm rồi lần lượt trả lời các câu C1, C2

-GV giới thiệu về lực đẩy Acsimét

*HĐ3: Tìm hiểu về độ lớn của lực đẩy Acimét (15ph)

-GV kể cho HS nghe truyền thuyết về Acsimét và nói thật rõ là Acsimét đã dự đoán độ lớn lực đẩy Acsimét bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

 

doc 3 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 383Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 11, Bài 10: Lực đẩy Ác-si-mét - Năm học 2009-2010 - Phạm Thị Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11 - Tiết 11
Ngày soạn:23/10/2009
Ngày dạy: 8a/11/2009.
 8b/11/2009.
 8c/11/2009. 
Bài 10
Lực đẩy Ac-si-mét
	 I.Mục tiêu
*.Kiến thức: - Nêu được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của lực đẩy Acsimét, chỉ rõ các đặc điểm của lực này. 
 - Viết được công thức tính độ lớn của lực đẩy Acsimét, nêu tên các đại lượng và đơn vị của các đại lượng có trong công thức. 
*.Kĩ năng: - Vận dụng giải thích các hiện tượng đơn giản thường gặp trong thực tế đặc biệt thấy được vai trũ của việc sử dụng nguồn năng lượng sạch vào trong giao thụng đường thuỷ và giải các bài tập.
 -Làm thí nghiệm để xác định được độ lớn của lực đẩy Acsimét.
*.Thái độ : Nghiêm túc, cẩn thận, trung thực,chính xác trong làm thí nghiệm.Tuyờn truyền mọi người trong gia đỡnh cú ý thức bảo vệ mụi trường , 
 	II.Chuẩn bị
1.Học sinh: Học bài và đọc trước bài.
2.Giáo viên: Giáo án.
 *Mỗi nhóm: 1 giá thí nghiệm, 1 lực kế, 3 cốc thuỷ tinh, 1 vật nặng,1 bình tràn.
 	 III.Tổ chức hoạt động dạy học
A.Tổ chức lớp: 8A/ 8B/8C/ 
B.Kiểm tra: Không kiểm tra.
C.Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*HĐ 1:Tổ chức tình huống học tập(5ph)
-Khi kéo nước từ dưới giếng lên, có nhận xét gì khi gàu còn gập trong nước và khi lên khỏi mặt nước?
Tại sao lại có hiện tượng đó ?
*HĐ2:Tìm hiểu tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó (15ph’)
-GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm theo câu C1 và phát dụng cụ cho HS
-Yêu cầu HS làm thí nghiệm theo nhóm rồi lần lượt trả lời các câu C1, C2
-GV giới thiệu về lực đẩy Acsimét
*HĐ3: Tìm hiểu về độ lớn của lực đẩy Acimét (15ph)
-GV kể cho HS nghe truyền thuyết về Acsimét và nói thật rõ là Acsimét đã dự đoán độ lớn lực đẩy Acsimét bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
-GV tiến hành thí nghiệm kiểm tra, yêu 
cầu HS quan sát
-Yêu cầu HS chứng minh rằng thí nghiệm đã chứng tỏ dự đoán về độ lớn của lực đẩy Acsimét là đúng (C3)
(P1 là trọng lượng của vật
FA là lực đẩy Acsimét)
-GV đưa ra công thức tính và giới thiệu các đại lượng
 d: N/ m3 
 V: m3 FA : ?
*Cỏc phương tiện tàu thuyền đi lại trờn sụng biển đều sử dụng năng lượng là săng và dầu à thải ra chất thải gõy ụ nhiễm mụi trường làm ảnh hưởng đến mụi trường nước và hiệu ứng nhà kớnh. Em hóy nờu biện phỏp bảo vệ mụi trường hạn chế những tỏc hại trờn? 
HĐ 4: Vận dụng và ghi nhớ (7 ph)
-Hướng dẫn HS vận dụng các kiến thức vừa thu thập được giải thích các hiện tượng ở câu C4, C5, C6
-Tổ chức cho HS thảo luận để thống nhất câu trả lời
-Yêu cầu HS đề ra phương án TN dùng cân kiểm tra dự đoán (H10.4).
*Qua bài học ghi nhớ nội dung gì?
-HS trả lời câu hỏi của GV và dự đoán (giải thích được theo suy nghĩ chủ quan của mình)
-Ghi đầu bài
I.Tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó
-HS nhận dụng cụ và tiến hành thí nghiệm theo nhóm
-Trả lời câu C1, C2.Thảo luận để thống nhất câu trả lời và rút ra kết luận
*Kết luận: Một vật nhúng trong chất lỏng bị chất lỏng tác dụng một lực đẩy hướng từ dưới lên theo phương thẳng đứng gọi là lực đẩy Acsimét 
II.Độ lớn của lực đẩy Acimét
1.Dự đoán
-HS nghe truyền thuyết về Acimétvà tìm hiểu dự đoán của ông
2.Thí nghiệm kiểm tra
-Cá nhân HS tìm hiểu thí nghiệm và quan sát thí nghiệm kiểm chứng độ lớn lực đẩy Acsimét
-Từ thí nghiệm HS , HS trả lời câu C3
C3: Khi nhúng vật chìm trong bình tràn, thể tích nước tràn ra bằng thể tích của vật. Vật bị nước tác dụng lực đẩy từ dưới lên số chỉ của lực kế là:
 P2= P1- FA.
Khi đổ nước từ B sang A lực kế chỉ P1, chứng tỏ FA có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ
3.Công thức tính độ lớn lực đẩy Acsimét
 FA= d.V
d:là trọng lượng riêng của chất lỏng (N/ m3 )
V: là thể tích của phần chát lỏng bị vật chiếm chỗ (m3 )
*Sử dụng nguồn năng lượng sạch như năng lượng giú , năng lượng nguyờn tử, năng lượng điện , năng lượng mặt trời.
III.Vận dụng
-HS trả lời lần lượt trả lời các câu C4, C5, C6.Thảo luận để thống nhất câu trả lời
1.Bài C4: Vì gàu nước chìm trong nước bị nước tác dụng một lực đẩy ác si mét hướng từ dưới lên, lực này có độ lớn bằng trọng lượng của phần nước bị gàu chiếm chỗ.
2.Bài C5: FAn= d.Vn ; FAt= d.Vt 
 Mà Vn = Vt nên FAn = FAt
Lực đẩy Acsimét tác dụng lên hai thỏi có độ lớn bằng nhau 
3.BàiC6: 
 dnước= 10 000N/ m3
 ddầu = 8000 N/ m3
 So sánh: FA1& FA2
Lực đẩy của nước và của dầu lên thỏi đồng là: FA1= dnước.V
 FA2= ddầu .V
Ta có dnước > ddầu FA1 > FA2
4. BàiC7 : GV gợi ý HS suy nghĩ, thảo luận nhóm đưa ra phương án thí nghiệm(Dùng cân thay cho lực kế)
5.Ghi nhớ: (SGKT38).
Hai HS đọc nội dung ghi nhớ.
D.Củng cố:
 	 - Chất lỏng tác dụng lên vật nhúng chìm trong nó một lực có phương, chiều như thế nào?
 	 - Công thức tính lực đẩy Acimét? Đơn vị? Lực đẩy Acimét phụ thuộc gì?
 	 - GV thông báo: Lực đẩy của chất lỏng còn được áp dụng cả với chất khí
E.Hướng dẫn về nhà 
 	- Học thuộc phần ghi nhớ và làm bài tập 10.1, 10.2,10.3 (SBT)
 - Đọc trước bài 11 và chép sẵn mẫu báo cáo thực hành ra giấy (GSK/ 42)

Tài liệu đính kèm:

  • docT11.doc