Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp giúp học sinh viết đẹp ở phân môn Tập viết lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp giúp học sinh viết đẹp ở phân môn Tập viết lớp 2

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Chữ viết ra đời đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử văn minh loài người. Nó góp phần quan trọng vào việc phục vụ nhu cầu giao lưu văn hóa, tình cảm, truyền đạt kinh nghiệm, tri thức của con người. Nhưng để cho người khác có thể hiểu được những gì mình viết, đòi hỏi người viết phải viết đúng, rõ ràng và viết đẹp. Nếu viết xấu, viết sai thì sẽ gây khó khăn cho người đọc, thậm chí cả người viết cũng khó có thể đọc được.

Một trong những mục tiêu quan trọng của Tiếng Việt ở Tiểu học là rèn luyện cho học sinh các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Trong đó kỹ năng viết là kỹ năng rất quan trọng đòi hỏi phải có sự rèn luyện công phu, tỉ mỉ. Kỹ năng viết được rèn luyện chủ yếu qua phân môn Tập viết và Chính tả. Ở giai đoạn đầu của bậc Tiểu học rèn luyện qua môn Tập viết là rất quan trọng.

Tập viết là một trong những phân môn có vị trí rất quan trọng của Tiếng Việt. Đây được xem là môn học mở đầu cho quá trình học tập của học sinh. Nó có quan hệ đến toàn bộ quá trình học tập, giao tiếp của học sinh.

Trên thực tế, nhiều giáo viên và học sinh rất chăm lo rèn luyện chữ viết để không chỉ viết đúng mà còn viết đẹp. Bên cạnh đó, số học sinh viết sai, viết xấu, viết chưa đúng hình dáng, kích thước chữ quy định vẫn còn tồn tại ở hầu hết các trường tiểu học.

 

doc 30 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1566Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp giúp học sinh viết đẹp ở phân môn Tập viết lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang phụ bìa	
Lời cam đoan	
Lời cảm ơn	
Mục lục	1
PHẦN MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài	3
Mục đích nghiên cứu	4
Lịch sử vấn đề nghiên cứu	4
Phương pháp nghiên cứu	5
Giả thuyết khoa học	6
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VIỆC DẠY HỌC PHÂN MÔN TẬP VIẾT LỚP 2
Vị trí, vai trò, nhiệm vụ môn Tập viết ở Tiểu học	7
 Vị trí, vai trò môn Tập viết	7
 Nhiệm vụ của môn Tập viết	8
Cơ sở khoa học của dạy Tập viết	8
 Cơ sở tâm sinh lý của dạy Tập viết	8
 Cơ sở ngôn ngữ học của dạy Tập viết	9
Đặc điểm mẫu chữ hiện hành	10
Yêu cầu cần đạt kĩ năng viết trong môn Tập viết	12
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH VIẾT ĐẸP Ở PHÂN MÔN TẬP VIẾT LỚP 2
2.1 Tuân thủ quy trình dạy học	13
2.2 Dạy học theo nhóm trình độ HS	13
2.3 Tăng cường biện pháp rèn nếp chữ sạch, đẹp	15
2.4 Phân bố thời gian dạy học hợp lý	15
2.5 Nâng cao thẩm mỹ cho đồ dùng dạy học	16
2.6 Biện pháp tích hợp trong dạy và học Tập viết	16
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ DẠY HỌC TẬP VIẾT LỚP 2 Ở TRƯỜNG TH – THCS GÁO GIỒNG NĂM HỌC 2011-2012
3.1 Thực trạng dạy học Tập viết lớp 2 ở trường TH – THCS Gáo Giồng năm học 2011-2012	17
3.2 Thiết kế nghiên cứu	18
3.3 Quy trình nghiên cứu	19
3.4 Đo lường và thu thập dữ liệu	19
3.5 Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả	23
3.6 Bài học kinh nghiệm	26
PHẦN KẾT LUẬN	28
TÀI LIỆU THAM KHẢO	30
PHẦN MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài
Chữ viết ra đời đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử văn minh loài người. Nó góp phần quan trọng vào việc phục vụ nhu cầu giao lưu văn hóa, tình cảm, truyền đạt kinh nghiệm, tri thức của con người. Nhưng để cho người khác có thể hiểu được những gì mình viết, đòi hỏi người viết phải viết đúng, rõ ràng và viết đẹp. Nếu viết xấu, viết sai thì sẽ gây khó khăn cho người đọc, thậm chí cả người viết cũng khó có thể đọc được. 
Một trong những mục tiêu quan trọng của Tiếng Việt ở Tiểu học là rèn luyện cho học sinh các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Trong đó kỹ năng viết là kỹ năng rất quan trọng đòi hỏi phải có sự rèn luyện công phu, tỉ mỉ. Kỹ năng viết được rèn luyện chủ yếu qua phân môn Tập viết và Chính tả. Ở giai đoạn đầu của bậc Tiểu học rèn luyện qua môn Tập viết là rất quan trọng. 
Tập viết là một trong những phân môn có vị trí rất quan trọng của Tiếng Việt. Đây được xem là môn học mở đầu cho quá trình học tập của học sinh. Nó có quan hệ đến toàn bộ quá trình học tập, giao tiếp của học sinh. 
Trên thực tế, nhiều giáo viên và học sinh rất chăm lo rèn luyện chữ viết để không chỉ viết đúng mà còn viết đẹp. Bên cạnh đó, số học sinh viết sai, viết xấu, viết chưa đúng hình dáng, kích thước chữ quy định vẫn còn tồn tại ở hầu hết các trường tiểu học. 
Thực tế tại trường TH – THCS Gáo Giồng chất lượng giảng dạy môn tập viết chưa cao, chữ viết của học sinh hiện nay còn xấu và thiếu chính xác. Các em còn viết sai, viết quá chậm hay có những học sinh viết tốt, nhanh, làm tính giỏi nhưng viết quá xấu, trình bày không sạch sẽ, rõ ràng. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học Tiếng Việt nói riêng và các môn học khác nói chung. Bên cạnh đó, chữ viết của khá nhiều giáo viên chưa đúng quy định cũng ảnh hưởng rất nhiều đến việc rèn chữ viết của học sinh.
	Để khắc phục tình trạng trên, tôi nghiên cứu chọn đề tài: “Giải pháp giúp học sinh viết đẹp ở phân môn Tập viết lớp 2” thông qua tìm hiểu, nắm vững nội dung chương trình và biện pháp dạy học Tập viết lớp 2. Từ đó đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu đưa ra những giải pháp dạy học thích hợp, tổ chức cho HS thực hành theo các giải pháp đã đề ra giúp học sinh rèn luyện chữ viết và viết đẹp. Việc làm này có tác dụng giúp cho học sinh nắm được hình dáng, kích thước mẫu chữ quy định giúp các em viết đều, viết đẹp các con chữ góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, tinh thần kỷ luật và óc thẩm mỹ. Như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người”. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy và bạn đọc bài của mình.
Mục đích nghiên cứu
	Việc nghiên cứu đề tài này nhằm nắm vững nội dung chương trình và biện pháp dạy học Tập viết lớp 2, từ đó đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu đưa ra những giải pháp dạy học thích hợp tổ chức cho HS thực hành theo các giải pháp đã đề ra giúp giáo viên rèn luyện cho học sinh lớp 2 viết đúng, viết đẹp và viết nhanh đặc biệt là các chữ hoa. Góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tập viết nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung.
3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Liên quan đến vấn đề này đã có nhiều công trình nghiên cứu, khi thực hiện đề tài này tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu sau:
 Lê A (2003), Chữ viết và dạy chữ viết ở trường Tiểu học, Nhà xuất bản Đại Học Sư Phạm. Tài liệu gồm hai phần.	
 Lê A – Đỗ Xuân Thảo – Trịnh Đức Minh (1998), Dạy Tập viết ở trường Tiểu học, Nhà xuất bản Giáo Dục. Nội dung tài liệu này gồm hai chương.
 Nguyễn Văn Bản (Chủ biên) – Lê Thanh Diện – Phạm Thị Sâm (2004), Bài giảng phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học. Tài liệu này gồm hai chương.
 Bộ Giáo Dục và Đào tạo (2003), Tài liệu tập huấn giảng viên cốt cán cấp tỉnh dạy chương trình SGK lớp 2 môn Tiếng Việt, Hà Nội. 
Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) - Trần Mạnh Hưởng – Lê Phương Nga - Trần Hoàng Tuý (2003), Sách Giáo Viên Tiếng Việt 2, tập 1, Nhà xuất bản Giáo Dục. Sách gồm 2 phần.
Nguyễn Trí – Lê A – Lê Phương Nga (1999), Phương Pháp dạy học Tiếng Việt, tập 2, Giáo trình đào tạo giáo viên tiểu học hệ CĐSP và sư phạm 12 + 2, Nhà xuất bản Giáo Dục. 
 Nguyễn Trí – Cao Đức Tiến (1999), Phương Pháp dạy học Tiếng Việt, tập 1, Giáo trình đào tạo giáo viên Tiểu học hệ CĐSP và sư phạm 12 + 2, Nhà xuất bản Giáo Dục. 
	Qua các tài liệu nói trên, chúng ta thấy vấn đề dạy học Tiếng Việt nói chung và dạy phân môn Tập viết nói riêng được rất nhiều tác giả quan tâm. Tuy nhiên việc tìm hiểu nội dung chương trình theo chương trình sách giáo khoa cải cách từ năm 2000 của những tài liệu trên chỉ mang tính khái quát chứ chưa trình bày cụ thể, chi tiết. Về các giải pháp dạy học môn Tập viết 2 theo chương trình mới thì các tài liệu chưa quan tâm nghiên cứu sâu. Chính vì thế việc tìm hiểu và nghiên cứu đưa ra những giải pháp dạy học thích hợp tổ chức cho HS thực hành theo các giải pháp đã đề ra giúp giáo viên rèn luyện cho học sinh lớp 2 viết đúng, viết đẹp và viết nhanh là vấn đề cần thiết. 
4. 	Phương pháp nghiên cứu
4.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết
	Dùng để tìm hiểu, nghiên cứu chương trình, tài liệu liên quan đến vấn đề này, tạo cơ sở lí thuyết thực hiện đề tài.
4.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phöông phaùp nghieân cöùu taøi lieäu: Nghieân cöùu taøi lieäu, saùch baùo coù lieân quan ñeán ñeà taøi.
- Phöông phaùp quan saùt: Söû duïng phöông phaùp naøy ñeå nghieân cöùu, quan saùt caùc hoaït ñoäng daïy vaø hoïc cuûa giaùo vieân vaø hoïc sinh.
- Phöông phaùp ñoái thoaïi: Tröïc tieáp troø chuyeän vôùi hoïc sinh ñeå cập nhật những thông tin phản hồi từ học sinh cho phöông phaùp ñieàu tra.
- Phöông phaùp ñieàu tra: Ñaây laø phöông phaùp chuû ñaïo nhaèm thu thaäp nhöõng soá lieäu, hieän töôïng töø ñoù phaùt hieän ra vaán ñeà caàn giaûi quyeát có liên quan đến việc dạy và học Tập viết.
- Phöông phaùp nghieân cöùu saûn phaåm hoaït ñoäng cuûa hoïc sinh: Được dùng để khảo sát và đánh giá khả năng luyện viết của học sinh lớp 2 thông qua các bài thực hành và kiểm tra.
- Phöông phaùp thoáng keâ toaùn hoïc: Söû duïng phöông phaùp naøy ñeå xöû lí caùc soá lieäu ñi ñeán keát luaän phuø hôïp vôùi giaû thuyeát khoa hoïc.
5. 	Giả thuyết khoa học
	Nếu đề tài nghiên cứu thành công đề ra được những giải pháp dạy học hợp lý phù hợp với từng đối tượng học sinh cũng như điều kiện thực tiễn của nhà trường sẽ góp phần nâng cao chất lượng học tập bộ môn Tập viết nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung ở lớp 2/1.
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VIỆC DẠY HỌC PHÂN MÔN TẬP VIẾT LỚP 2
 Vị trí, vai trò, nhiệm vụ của môn Tập viết ở Tiểu học
1.1.1 Vị trí, vai trò của môn Tập viết
Tập viết là môn học mở đầu cho quá trình học tập, nhằm rèn luyện cho học sinh một trong những kĩ năng quan trọng trong việc học Tiếng Việt ở nhà trường: kĩ năng viết chữ. Chữ viết của học sinh có ảnh hưởng đến chất lượng học tập của tất cả các môn học khác. Tập viết giúp cho học sinh rèn luyện năng lực viết thạo. Do đó Tập viết có quan hệ mật thiết với toàn bộ quá trình học tập của học sinh, ảnh hưởng đến chất lượng học tập của các em. 
Chính vì có vai trò quan trọng như thế nên trong quá trình dạy học nói chung và dạy Tập viết nói riêng, người dạy cần giúp cho học sinh hoàn thành tốt những yêu cầu rèn luyện chữ viết, đảm bảo cho học sinh học tập tốt các môn học khác. Học sinh không chỉ viết đúng mà phải viết đẹp. Đặc biệt với mẫu chữ viết hoa hiện hành được dạy trong chương trình Tập viết 2.
Môn Tập viết lớp 2 không chỉ có vai trò quan trọng trong chương trình dạy học lớp 2 mà còn có ý nghĩa quan trọng trong dạy học Tập viết ở Tiểu học. Nó còn ảnh hưởng sâu sắc đến việc dạy học các môn học khác ở lớp 2. Nó không chỉ giúp học sinh rèn luyện viết chữ hoa chuẩn bị cho học Tập viết ở lớp 3, củng cố nâng cao kĩ năng viết đã học ở lớp 1 mà còn giúp học sinh ứng dụng thiết thực vào việc học các môn học khác trong chương trình. 
Ví dụ: Tiết chính tả ở tuần 28, Tiếng Việt 2, tập 2, trang 89: “Nghe - viết: Cây dừa. Phân biệt s/x, in/inh. Viết hoa tên riêng”. 
Hay ở lớp 4 học sinh sẽ học về quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam như: bài Luyện từ và câu “Cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam”, tuần 7, Tiếng Việt 4, tập 1.
Nếu không được trang bị sẵn kĩ năng viết chữ hoa học sinh sẽ gặp khó khăn rất nhiều khi học các môn học khác và quan trọng hơn nữa là không thể viết chữ đúng và đẹp được.
Như vậy có thể thấy rõ vai trò của môn Tập viết nói chung và Tập viết 2 nói riêng là rất quan trọng trong việc dạy và học nói chung.	
1.1.2 Nhiệm vụ của môn Tập viết
Phân môn Tập viết ở Tiểu học có những nhiệm vụ chủ yếu sau: 
Rèn kĩ năng viết chữ cho học sinh. Chương trình chú trọng dạy cho học sinh viết đúng hình dáng, kích thước các chữ viết thường và chữ viết hoa, chủ yếu là cỡ vừa; thao tác đưa bút đúng quy trình viết; biết nối các chữ hoa và chữ thường trong một tiếng. 
 Kết hợp dạy kĩ thuật viết chữ với dạy học vần và rèn luyện chính tả, mở rộng vốn từ, rèn luyện tư duy cho học sinh.
Góp phần rèn luyện cho học sinh những phẩm chất tốt như: tính cẩn thận, kỷ luật, óc thẩm mỹ, ý thức tự trọng và tôn trọng người khác. 
Trong đó nhiệm vụ quan trọng, chủ yếu của việc dạy Tập viết 2 là:
Giúp học sinh biết viết chữ hoa cỡ vừa, cỡ nhỏ, viết đúng đều nét tiếng, từ, câu. Viết các chữ hoa theo đúng các quy định về hình dáng, kích thước, thao tác viết, 
Tiếp tục luyện viết các chữ vi ... ́t luận dữ liệu đáng tin cậy.
Bảng 5: Mức độ ảnh hưởng giữa 2 lần kiểm tra trước tác động và sau tác động có kết quả như sau:
Giá trị mức độ ảnh hưởng
(ES)
Ảnh hưởng
KT-Trước tác động
0.4980
Nhỏ
KT-Sau tác động
1.6373
Rất lớn
	Æ Qua bảng trên, chứng tỏ sự tác động có ảnh hưởng rất lớn đến nhóm thực nghiệm so với nhóm đối chứng ảnh hưởng ở mức độ nhỏ. Điều này kết luận, sự tác động đến nhóm thực nghiệm là thành công. 
	Sau khi kiểm chứng độ chênh lệch điểm trung bình T-test cho kết quả p=0.0065 < 0.05 cho thấy sự chênh lệch điểm khảo sát trung bình giữa trước và sau tác động là có ý nghĩa, tức là sự chênh lệch điểm trung bình khảo sát trước và sau tác động là không xảy ra ngẫu nhiên mà là do tác động của giải pháp thay thế đã mang lại hiệu quả.
	Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn là 1.6373, so sánh với bảng tiêu chí Cohen cho thấy mức độ ảnh hưởng của việc hướng dẫn học sinh học tập theo các phương pháp dạy học tích cực trong phân môn Tập viết của nhóm thực nghiệm là rất lớn.
	Giả thuyết của đề tài: Việc tổ chức cho học sinh thực hành theo các phương pháp tích cực giúp học sinh nắm vững những kiến thức căn bản về chữ viết cũng như kỹ thuật viết đã giảm số lượng học sinh viết sai mẫu chữ quy định và nâng cao chất lượng học tập bộ môn Tập viết ở lớp 2/1 đã được chứng minh.
* Bàn luận:
	+ Ưu điểm:
	Kết quả điểm trung bình của khảo sát sau tác động là 8.125; kết quả điểm trung bình của khảo sát trước tác động là 6.125. Độ chênh lệch điểm trung bình của khảo sát trước và sau tác động là rất lớn. Điều này cho thấy điểm trung bình khảo sát sau tác động lớn hơn điểm khảo sát trung bình trước tác động.
	Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn là 1.6373. Điều này có nghĩa là mức độ ảnh hưởng là rất lớn.
	Phép kiểm chứng T-test của điểm trung bình trước và sau tác động p < 0.05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình trước và sau tác động là có ý nghĩa, không phải do ngẫu nhiên mà là do tác động của giải pháp thay thế mang lại hiệu quả.
	+ Hạn chế:
	Qua dạy thực hành và khảo sát kết quả bài viết của học sinh, tôi nhận thấy việc dạy Tập viết theo hướng đổi mới các phương pháp dạy học nhằm giúp học sinh nắm được các kiến thức căn bản về chữ viết và kỹ thuật viết của học sinh lớp 2/1 bước đầu có tính khả thi. Tuy nhiên do bước đầu mới được đưa vào dạy thử nghiệm và không có thời gian thử nghiệm lâu dài nên vẫn còn nhiều sơ xuất như việc phân chia các nhóm học sinh chưa đều, chưa áp dụng được trên nhiều nhóm đối tượng học sinh. Mặt khác, đối với một số lớp chọn, học sinh cả lớp có kĩ năng viết tốt thì giáo viên không cần thiết chia theo nhóm trình độ học sinh mà có thể dạy theo lớp... Để có thể kiểm chứng được hiệu quả ứng dụng của đề tài, tôi thiết nghĩ cần có thời gian thực nghiệm lâu dài để áp dụng phù hợp với từng đối tượng học sinh nghiên cứu và đối chứng kết quả thử nghiệm.
	Bên cạnh đó, khi tổ chức cần chú ý rút kinh nghiệm: Chia các nhóm trình độ phải tương đương và phù hợp với mỗi lớp, hướng dẫn phần viết thêm chữ nghiêng đối với nhóm viết tốt, riêng phần trò chơi giáo viên không nên yêu cầu viết nhanh vì học sinh thuộc nhóm viết yếu không thể viết nhanh như học sinh viết tốt, khá được.
3.6 Bài học kinh nghiệm:
Qua quá trình nghiên cứu, bản thân tôi rút ra được một số bài học:
Thực tế cho thấy chất lượng học Tập viết của học sinh hiện nay chưa cao. Bên cạnh số học sinh viết khá, tốt luôn có ý thức rèn luyện, giữ gìn vở sạch, chữ đẹp thì vẫn còn một số học sinh còn viết sai, viết xấu, chưa hoàn thành đúng yêu cầu luyện viết. Qua đây chúng ta thấy rằng việc tăng cường kiểm tra, giáo dục ý thức học tập cho học sinh rất cần thiết. Mặt khác, giáo viên cũng cần có biện pháp động viên, khuyến khích học sinh cho phù hợp.
Chúng ta thấy việc dạy học Tập viết 2 hiện nay còn nhiều điểm hạn chế dẫn đến chất lượng học tập chưa cao. Có thể thấy nguyên nhân của hiện trạng này từ nhiều khía cạnh khác nhau như:
Giáo viên chưa nắm rõ quy trình hoặc chưa nhận thức được tầm quan trọng cũng như chưa có sự quan tâm đúng mức đối với việc dạy học Tập viết nên trong dạy học chưa đảm bảo thực hiện đúng quy trình, bỏ qua nhiều bước quan trọng. 
Giáo viên chưa có sự quan tâm tìm hiểu về nội dung chương trình cũng như các phương pháp, biện pháp và hình thức dạy học theo chương trình mới nên việc vận dụng để dạy học còn khó khăn.
Kĩ năng viết của nhiều giáo viên còn hạn chế (chủ yếu là kĩ năng viết chữ hoa), lại ít có sự đầu tư luyện tập viết chữ thường hoặc do giáo viên ỷ lại vào mẫu chữ đã có của Bộ Giáo dục và Đào tạo nên không coi trọng khâu viết mẫu của giáo viên.
Giáo viên chủ yếu dạy học tập trung theo lớp, chưa thể hiện được vai trò, năng lực cá nhân của học sinh khi luyện tập. Mặt khác, việc luyện tập viết chữ chưa được giáo viên chú ý thực hiện tích hợp ở tất cả các môn học.	
Giáo viên thiếu sự kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở học sinh thường xuyên.
Bản thân nhiều học sinh chưa có ý thức cũng như chưa biết cách rèn luyện viết chữ thường xuyên và giữ gìn sách vở sạch, đẹp. 
Do nhà trường còn khó khăn nên việc đầu tư trang thiết bị dạy học cho việc dạy học Tập viết chưa đảm bảo đúng cơ sở khoa học, nhất là điều kiện bàn ghế, bảng viết,
 	Từ kết quả thực tế tìm hiểu được cho thấy, để dạy học Tập viết đạt hiệu quả cao cần có sự phối hợp, tạo điều kiện từ nhà trường, giáo viên và bản thân học sinh.
PHẦN KẾT LUẬN
*Kết luận: 
	Chữ viết là một trong những phương tiện giao tiếp rất quan trọng và cần thiết. Hoàn thiện kĩ năng viết chữ là góp phần quan trọng để việc giao tiếp bằng ngôn ngữ có hiệu quả. Đối với học sinh rèn luyện tốt kĩ năng viết không chỉ giúp các em hoàn thiện dần kĩ năng giao tiếp mà còn có ý nghĩa thiết thực cho việc học tập các môn học khác và rèn luyện cho học sinh nhiều đức tính tốt như tỉ mỉ, cẩn thận, óc thẫm mỹ,Chính vì thế, vấn đề rèn luyện chữ viết cho học sinh hiện nay rất được quan tâm. Điều đó không chỉ ở trong phạm vi một trường hoặc lớp mà được phổ biến rộng rãi trong cả nước. Hằng năm có nhiều cuộc thi “viết chữ đẹp” được tổ chức với quy mô từ trường, huyện, tỉnh và toàn quốc dành cho cả giáo viên và học sinh tham gia. Do đó, vấn đề dạy học Tập viết trong nhà trường cần phải được quan tâm nhiều hơn nữa.
	Việc nghiên cứu tìm hiểu và đưa ra những giải pháp dạy học thích hợp trong phân môn Tập viết lớp 2 giúp học sinh lớp 2/1 nắm được những kiến thức căn bản về chữ viết và kỹ thuật viết làm cho kết quả học tập môn Tập viết nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung được nâng lên, số lượng học sinh viết sai hình dáng, kích thước mẫu chữ quy định được giảm đáng kể. Học sinh tự tin hơn trong học tập, thêm yêu thích môn học và ngày càng thân thiện với trường, lớp hơn. 
*Khuyến nghị:
	Qua nghiên cứu đề tài này tôi có một số khuyến nghị để cho việc dạy học Tập viết 2 đạt hiệu quả hơn:
	Với Ban lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo: 
- Nên trang bị cho mỗi giáo viên bộ chữ hoa mẫu theo kiểu lật từng trang hiện ra từng nét chữ để giúp học sinh có hình ảnh cụ thể, sinh động về chữ mẫu cần viết. 
- Thường xuyên tổ chức các cuộc thi “Viết chữ đẹp” cho học sinh và giáo viên, “triển lãm vở sạch chữ đẹp”, để học hỏi và trau dồi kiến thức, trau dồi kinh nghiệm.
- Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn để học hỏi kinh nghiệm của các trường có phong trào “Vở sạch – Chữ đẹp” tiêu biểu. 
	Với nhà trường: Cần tạo điều kiện cơ sở vật chất đầy đủ đảm bảo cho việc dạy học như bàn ghế đúng quy định, vừa tầm học sinh, bảng lớp cần được kẻ ô li và các điều kiện khác như phòng học, ánh sáng, phương tiện dạy học; thường xuyên tổ chức các buổi thao giảng, trao đổi kinh nghiệm, tổ chức các chuyên đề về dạy học Tập viết; tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc thực hiện tốt nhiệm vụ dạy và học Tập viết; tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa giúp học sinh nâng cao ý thức giữ vở sạch, chữ đẹp như thi vở sạch chữ đẹp và phải được phổ biến ngay từ đầu năm học.
	Với giáo viên: Thực hiện đúng quy trình dạy học; vận dụng linh hoạt, đa dạng các phương pháp, hình thức, biện pháp dạy học phù hợp, nhất là dạy học theo nhóm học sinh; sử dụng các phương tiện dạy học phù hợp, đúng lúc đúng chỗ, nhất là đảm bảo đồ dùng trực quan phải đúng và đẹp; thường xuyên kiểm tra việc rèn luyện của học sinh như kiểm tra việc thực hiện viết bài trong vở Tập viết và luyện viết thêm của học sinh; có biện pháp nhắc nhở, động viên, khuyến khích, khen thưởng học sinh. Bên cạnh đó, mỗi giáo viên phải thường xuyên luyện tập nâng cao kĩ năng, nghiệp vụ sư phạm (kĩ năng viết, phong cách đứng lớp,) tạo niềm tin cho học sinh.
	Với học sinh: luôn có ý thức tự học, tự rèn luyện, giữ gìn sách vở sạch đẹp, thực hiện tốt những yêu cầu, nhiệm vụ học tập; viết bài trong vở Tập viết đầy đủ. Học sinh không chỉ luyện viết chữ đẹp trong môn Tập viết mà cần viết đẹp trong các môn học khác. Mỗi học sinh cần có một vở ô li riêng để luyện viết thêm, Tập viết thêm các bài Tập đọc, bài học trong sách giáo khoa,
Với kết quả của đề tài nghiên cứu, tôi mong muốn được sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp lãnh đạo giáo dục. Những ý kiến đóng góp quý báu, chân thành của quý đồng nghiệp giúp cho tôi hoàn chỉnh đề tài nghiên cứu này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Lê A (2003), Chữ viết và dạy chữ viết ở trường Tiểu học, Nhà xuất bản Đại Học Sư Phạm. 
Lê A – Đỗ Xuân Thảo – Trịnh Đức Minh (1998), Dạy tập viết ở trường Tiểu học, Nhà xuất bản Giáo Dục.
Nguyễn Văn Bản (Chủ biên) – Lê Thanh Diện – Phạm Thị Sâm (2004), Bài giảng phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học, Đồng Tháp. 
Bộ Giáo Dục và Đào tạo (2003), Tài liệu tập huấn giảng viên cốt cán cấp tỉnh dạy chương trình SGK lớp 2 môn Tiếng Việt, Hà Nội.
Phạm Thị Tuyết Hạnh - lớp 24KC2 (2003), Tìm hiểu về việc dạy phân môn tập viết ở lớp 1 trường Tiểu học Bình Thành 1, Trường ĐHSP Đồng Tháp, Đồng Tháp.
Nguyễn Ngọc Mỹ - lớp 24KC2 (2003), Tìm hiểu điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy tập viết đúng cơ sở khoa học của học sinh lớp 3, Trường ĐHSP Đồng Tháp, Đồng Tháp.
Đào Ngọc - Nguyễn Quang Ninh (1998), Rèn kĩ năng sử dụng tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo Dục.
Nguyễn Quang Ninh (Chủ biên) – Đào Ngọc (2007), Tiếng Việt thực hành, tài liệu đào tạo giáo viên, Nhà xuất bản Đại Học Sư Phạm, Nhà xuất bản Giáo Dục.
Tập viết 2, tập 1,2 (2003), Nhà xuất bản Giáo Dục, TP. Hồ Chí Minh.
 Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) - Trần Mạnh Hưởng – Lê Phương Nga - Trần Hoàng Tuý (2003), Sách Giáo Viên Tiếng Việt 2, tập 1, 2, Nhà xuất bản Giáo Dục, TP. Hồ Chí Minh.
 Nguyễn Trí – Lê A – Lê Phương Nga (1999), Phương Pháp dạy học Tiếng Việt tập 2, Giáo trình đào tạo giáo viên tiểu học hệ CĐSP và sư phạm 12 + 2, Nhà xuất bản Giáo Dục, TP. Hồ Chí Minh. 
 Nguyễn Trí – Cao Đức Tiến (1999), Phương Pháp dạy học Tiếng Việt tập 1 Giáo trình đào tạo giáo viên tiểu học hệ CĐSP và sư phạm 12 + 2, Nhà xuất bản Giáo Dục, TP. Hồ Chí Minh. 

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN LOI CHINH TA CUA HS LOP 5TRINH(1).doc