Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học tích cực thông qua sử dụng phương pháp thực hành thí nghiệm trong Hoá học 8 ở trường THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học tích cực thông qua sử dụng phương pháp thực hành thí nghiệm trong Hoá học 8 ở trường THCS

A. Phần mở đầu

 I. Lý do chọn đề tài

 1. Cơ sở lý luận

Một trong những nội dung quan trọng của đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay là đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Đổi mới dạy học là một quá trình được thực hiện thường xuyên và kiên trì, trong đó có nhiều yếu tố quan hệ chặt chẽ với nhau. Dạy như thế nào? Học như thế nào để đạt được hiệu quả học tập tốt nhất là điều mong muốn của tất cả thầy cô giáo. Muốn thế phải đổi mới phương pháp dạy và học.

Theo chương trình đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường và đổi mới sách giáo khoa hiện nay, việc sử dụng thiết bị dạy học trong các tiết học giữ vai trò hết sức quan trọng nhằm đem lại hiệu quả cao trong quá trình dạy học. Bộ môn Hoá học là một trong các bộ môn mà việc sử dụng thiết bị dạy học trong các tiết học đặc biệt là trong các tiết thực hành nhất thiết phải thực hiện thường xuyên hơn.

 Bộ môn Hoá học là môn khoa học thực nghiệm vì các kiến thức đem đến cho người học được rút ra từ các thí nghiệm thực tiễn, nhất là qua các tiết thí nghệm thực hành. Một trong các phương pháp giáo dục hiện nay là phương pháp lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh và để phương pháp này đạt hiệu quả là học sinh cần trực tiếp tham gia vào việc sử dụng thiết bị dạy học trong các giờ lên lớp trong đó có tiết thực hành.

 

doc 18 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1922Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học tích cực thông qua sử dụng phương pháp thực hành thí nghiệm trong Hoá học 8 ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DẠY HỌC TÍCH CỰC THÔNG QUA SỬ DỤNG
PHƯƠNG PHÁP THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM
TRONG HÓA HỌC 8 Ở TRƯỜNG THCS
A. Phần mở đầu
 I. Lý do chọn đề tài
 1. Cơ sở lý luận
Một trong những nội dung quan trọng của đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay là đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Đổi mới dạy học là một quá trình được thực hiện thường xuyên và kiên trì, trong đó có nhiều yếu tố quan hệ chặt chẽ với nhau. Dạy như thế nào? Học như thế nào để đạt được hiệu quả học tập tốt nhất là điều mong muốn của tất cả thầy cô giáo. Muốn thế phải đổi mới phương pháp dạy và học.
Theo chương trình đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường và đổi mới sách giáo khoa hiện nay, việc sử dụng thiết bị dạy học trong các tiết học giữ vai trò hết sức quan trọng nhằm đem lại hiệu quả cao trong quá trình dạy học. Bộ môn Hoá học là một trong các bộ môn mà việc sử dụng thiết bị dạy học trong các tiết học đặc biệt là trong các tiết thực hành nhất thiết phải thực hiện thường xuyên hơn.
	Bộ môn Hoá học là môn khoa học thực nghiệm vì các kiến thức đem đến cho người học được rút ra từ các thí nghiệm thực tiễn, nhất là qua các tiết thí nghệm thực hành. Một trong các phương pháp giáo dục hiện nay là phương pháp lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh và để phương pháp này đạt hiệu quả là học sinh cần trực tiếp tham gia vào việc sử dụng thiết bị dạy học trong các giờ lên lớp trong đó có tiết thực hành.
	 2. Cơ sở thực tiễn
	Nội dung chương trình Hoá học THCS đặc biệt là lớp 8 bao gồm hình thành các khái niệm, định luật, ... rất trừu tượng đối với học sinh. Vì vậy nếu giáo viên chỉ truyền thụ những lí thuyết cơ bản như sách giáo khoa thì học sinh rất thụ động, việc tìm hiểu và phát triển kiến thức mới đơn điệu, dễ dẫn đến nhàm chán. Như vậy để hình thành những khái niệm Hoá học có lẽ hiệu quả nhất là qua nghiên cứu các thí nghiệm, bởi đó là những sự vật, hiện tượng cụ thể mà người giáo viên khó có thể dùng những từ ngữ nào để mô tả đầy đủ, cụ thể và chính xác hơn. Hoá học là môn khoa học thực nghiệm nên việc sử dụng thí nghiệm hoá học để dạy học tích cực đó cũng là phương pháp đặc thù của bộ môn . 
 Sử dụng thí nghiệm để dạy học tích cực có những mức độ khác nhau. Tuỳ theo mức độ mà thí nghiệm đó có thể là do học sinh tự thực hiện hoặc giáo viên biểu diễn thí nghiệm để học sinh quan sát, mô tả hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hoá học. Từ đó, học sinh rút ra nhận xét về tính chất hoá học, qui tắc, định luật.Trong chương trình Hoá học 8 có nhiều tiết giáo viên cần tích cực sử dụng thí nghiệm trong việc giảng dạy thì tiết học mới đạt hiệu quả cao hơn. Đặc biệt là sử dụng đồng thời các thí nghiệm đối chứng giúp học sinh nắm bắt nhanh hơn và sâu sắc hơn. 
Hiện nay việc sử dụng thiết bị dạy học trong các tiết học là một yêu cầu không thể thiếu của chương trình đổi mới phương pháp giáo dục trong nhà trường. Môn Hoá học là môn khoa học thực nghiệm, việc dạy học thông qua phương pháp thực hành thí nghiệm góp phần hết sức quan trọng giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách biện chứng, tránh tình trạng học thuộc máy móc, siêu hình đây cũng là yêu cầu xác đáng của học sinh bậc phổ thông nói chung và bậc trung học cơ sở nói riêng. Trong điều kiện hiện nay việc trang bị hoá chất và dụng cụ trong các trường học ngày càng tương đối đầy đủ hơn đảm bảo cho thầy và trò thực hiện thí nghiệm thực hành một cách hiệu quả hơn. 
Qua thực tiễn tìm hiểu đối tượng tôi nhận thấy học sinh tích cực hơn khi giờ học có thí nghiệm thực hành và thí nghiệm đối chứng thì tinh thần học tập càng tốt, càng hăng say, học sinh ít nói chuyện, chú ý bài, thích làm thí nghiệm, tiếp thu kiến thức nhanh hơn. Song không chỉ đơn thuần là hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm hay giáo viên biểu diễn thí nghiệm mà phải làm thế nào để một giờ học đạt hiệu quả cao, phát huy hết vai trò của thí nghiệm, để qua đó phát huy tính chủ động tích cực của học sinh. Bằng cách so sánh đối chiếu sẽ hình thành cho học sinh những kiến thức cơ bản, phổ thông và cụ thể về Hoá học. Đó là vấn đề làm tôi băn khoăn và cũng là lí do tôi chọn đề tài “Dạy học tích cực thông qua sử dụng phương pháp thực hành thí nghiệm trong Hoá học 8 ở trường THCS” để nghiên cứu.
 II. Mục đích và phương pháp nghiên cứu 
 1. Mục đích nghiên cứu:
 Tiết thực hành Hóa học là không thể thiếu trong chương trình bộ môn Hóa học nói chung, mục đích nghiên cứu sáng kiến “Dạy học tích cực thông qua sử dụng thực hành thí nghiệm ở môn Hóa học 8” của tôi nhắm đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu bộ môn trong nhà trường, giúp học sinh lĩnh hội kiến thức tốt hơn, đầy đủ hơn và toàn diện hơn. 
 Nhằm giúp bản thân tôi tự bồi dưỡng kiến thức, nâng cao chuyên môn theo yêu cầu chung về bồi dưỡng chuyên môn thường xuyên, từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Hóa học trong nhà trường THCS và rút kinh nghiệm qua các thí nghiệm thực hành.
Phương pháp nghiên cứu:
 Xuất phát từ các tiết dạy lý thuyết, thực hành để có được những hiểu biết, nắm được các yêu cầu khách quan chủ quan để vận dụng vào một khối lớp cụ thể. Nghiên cứu, so sánh kết quả học tập nắm bắt được kỹ năng thực hành của học sinh, hiểu biết của học sinh giúp cho việc giảng dạy có được hiệu quả cao hơn. Học sinh nhận thức các vấn đề khoa học theo nhiều con đường khác nhau nhưng tựu chung là từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng trở lại việc áp dụng các kiến thức vào trong thực tế. Đó là con đường biện chứng duy vật và việc thực hành Hóa học không thể nắm ngoài quy luật đó.
III. Giới hạn của sáng kiến: 
Hiện đang áp dụng trong phạm vi bộ môn Hóa học và có thể áp dụng đối với các bộ môn khác có thực hành thí nghiệm của trường TH&THCS Đinh Công Bê, xã Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp 
Đối tượng nghiên cứu mà tôi áp dụng cho sáng kiến này là học sinh khối 8 của trường TH&THCS Đinh Công Bê.
IV. Kế hoạch thực hiện: 
- Tổ chức kiểm tra thống kê số liệu thực tế việc tiếp nhận kiến thức trước và sau khi sử dụng thí nghiệm thực hành của học sinh trong khối 8.
 - Hình thức: Giáo viên chuẩn bị dụng cụ, hóa chất và tự tiến hành thí nghiệm, phân công học sinh làm, thống kê, so sánh kết quả giữa lớp qua từng năm, kiểm tra bằng các bài kiểm cụ thể 
 - Thời gian: Tiến hành nghiên cứu thực hiện từ năm học 2009 - 2010 đến nay.
 B. Phần nội dung
 I. Cơ sở lý luận 
Như chúng ta đã biết, Hóa Học là một môn khoa học thưc nghiệm, chính vì vậy việc thực hành thí nghiệm có vai trò rất quan trọng trong nghiên cứu.
 	 Thí nghiệm là mô hình đại diện cho hiện thực khách quan. Nó là cơ sở, điểm xuất phát cho quá trình học tập - nhận thức của học sinh, (đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, sau đó từ trừu tượng hóa đến cụ thể hóa trong tư duy để hình thành nên khái niệm). Thí nghiệm là cầu nối giữa lý thuyết và thực tiễn, là tiêu chuẩn đánh giá tính chân thực của kiến thức, hỗ trợ đắc lực cho tư duy sáng tạo nó là phương tiện duy nhất giúp học sinh hình thành kỹ năng, kỹ xảo thực hành và tư duy kỹ thuật.
Thí nghiệm giúp học sinh dễ hiểu bài và hiểu sâu sắc hơn, đồng thời còn góp phần rèn luyện cho các em phẩm chất đạo đức của người làm công tác hóa học, từ đó góp phần nâng cao hứng thú học tập cho học sinh.Với tầm quan trọng như trên, đặc biệt là trong việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh, mỗi người giáo viên phải biết sử dụng thí nghiệm hóa học trong dạy học và phát huy hết vai trò của thí nghiệm hóa học, sử dụng một cách có hiệu quả, khoa học, góp phần quan trọng trong học tập. Thí nghiệm tích cực giúp học sinh khai thác nguồn kiến thức, tìm kiếm nguồn kiến thức mới dưới nhiều hình thức khác nhau dưới sự điều khiển, chỉ đạo của giáo viên, từ đó giúp học sinh phát huy tính tích cực. Vì vậy, giáo viên phải biết cách tổ chức, để học sinh tìm ra kiến thức mới một cách phong phú, linh hoạt, tiết học có hiệu quả tránh được sự nhàm chán mà trở nên sinh động hơn.
 II. Cơ sở thực tiễn
Thực tế giảng dạy môn hóa học trong nhiều năm qua phần lớn học sinh chưa biết hoặc còn lúng túng khi tiến hành thí nghiệm, chưa phát huy được tính tích cực của mình.Vì thế chưa phát triển tư duy, óc sáng tạo, hình thành kỹ năng kỹ xảo trong thực hành thí nghiệm hóa học để thích ứng theo hướng học tập ngày nay học phải đi đôi với hành (lý thuyết gắn liền với thực tiễn). Mà phần lớn các em chỉ chờ đợi những kiến thức sẵn có của giáo viên rồi các em ghi chép một cách máy móc thụ động. Vì thế dẫn đến tình trạng các em học yếu kém môn hóa học còn nhiều.
Ví dụ: các em học thuộc và nêu được tính chất hóa học của oxi là oxi tác dụng với phi kim lưu huỳnh (rắn) tạo ra khí lưu huỳnh đioxit, oxi tác dụng với photpho tạo ra điphotphopentaoxit (P2O5). Hoặc tác dụng với kim loại sắt tạo ra oxit sắt từ (Fe3O4) và tác dụng với hợp chất khí mêtan (CH4) tạo ra khí CO2 và H2O. Nhưng khi yêu cầu các em tiến hành thí nghiệm, quan sát hiện tượng và giải thích hiện tượng hóa học thì các em chưa thực hiện được. Hay trường hơp khác, đường cho vào nước khuấy cho tan ta được dung dịch nước đường đây là hiện tượng vật lý từ ví dụ đó yêu cầu học sinh tìm ví dụ khác về hiện tượng vật lý thì các em chưa thực hiện được, vì thế các em không phát huy năng lực tự học và rèn luyện kỹ năng thực hành Hóa học.
 Song song với sự phát triển của đất nước đòi hỏi các em phải có một kiến thức vững chắc, phải biết vận dụng lý thuyết vào thực tiễn và ngược lại. Bên cạnh đó, phải có kỹ năng tiến hành một số thí nghiệm kiểm chứng: thí nghiệm học tập cá nhân, thí nghiệm đôi bạn, thí nghiệm theo nhóm nhỏ để tìm ra kiến thức. Vận dụng kiến thức giải quyết một số vấn đề có liên quan đến môn học thông qua việc giải các bài tập sách giáo khoa, các bài tập trong chuẩn đã qui định để giúp các em thực hiện tốt. Tôi đã rút ra kinh nghiệm sử dụng thí nghiệm hóa học trong dạy học nhằm phát huy tính tích cực, lòng say mê hứng thú học tập và phát triển được tính tìm tòi sáng tạo của học sinh ở bộ môn Hóa Học 8.
 III. Thực trạng và những mâu thuẫn
 Từ những vấn đề trên cho thấy các em chưa có phương pháp thí nghiệm, chưa biết quan sát hiện tượng thí nghiệm để rút ra kết luận vì các em còn thiếu tự tin, e ngại cho nên kết quả học tập chưa được nâng cao. Do các em mới làm quen với bộ môn hóa học việc sử dụng thí nghiệm rất lo sợ và lúng túng vì các dụng cụ thí nghiệm dễ vỡ còn hóa chất thì nguy hiểm dễ gây cháy và bỏng cho nên vấn đề thí nghiệm còn gặp nhiều khó khăn bởi vậy các em chỉ chờ đợi từ phía giáo viên. Hoặc có trường hợp giáo viên dạy chai - không sử dụng thí nghiệm hóa học trong dạy học chỉ nói lý thuyết suông chẳng hạn như giáo viên cung cấp là: Đường cho vào nước khấy cho tan ... 
STT
Tên thí nghiệm
Hiện tượng thí nghiệm
1
Sự lan tỏa của amoniac
Dung dịch amoniac làm quỳ tím tẫm nước đổi sang màu xanh
2
Sự lan tỏa của kali pemanganat trong nước
-Màu ở cốc 1 có màu tím đậm
-Màu ở cốc 2 có màu nhạt hơn cốc 1
 Ví dụ 2: Dạy bài thực hành 3: “ Dấu hiệu của hiện tượng và phản ứng hóa học”
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
*.Thí nghiệm 1: Hòa tan và đun nóng kalipemanganat.
-Giáo viên: chuẩn bị hóa chất: (0,5 gam) thuốc tím đem chia 3 phần; dụng cụ: ống nghiệm, que diêm, đèn cồn, kẹp ống nghiệm, giá ống nghiệm, hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm.
-Nếu thấy que đóm không bùng cháy thì ngừng đun để nguội ống nghiệm. sau đó đổ nước vào lắc cho tan.
?Chất rắn trong ống nghiệm có tan hết không ? Quan sát màu của dung dịch trong 2 ống nghiệm
*.Thí nghiệm 2: Thực hiện phản ứng với canxi hiđroxit 
Giáo viên chuẩn bị ống thủy tinh, ống nghiệm đựng dung dịch nước vôi trong, dung dịch natri cacbonnat
Giáo viên: hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm
 a.Dùng ống thủy tinh thổi hơi thở lần lượt vào ống nghiệm 1 đựng nước, ống nghiệm 2 đựng nước vôi trong àquan sát hiện tượng.
 b.Đổ dung dịch natri cacbonnat lần lượt vào ống nghiệm 1 đựng nước và ống ngiệm 2 đựng nước vôi trong àQuan sát trong mỗi ống nghiệm.
Giáo viên hướng dẫn học sinh viết tường trình theo bảng.
-Học sinh thực hiện theo nhóm
+Bỏ một phần vào nước trong ống nghiệm 1 lắc cho tan
+Bỏ 2 phần vào ống nghiệm 2 đun nóng. Đưa que đóm cón tàn đỏ vào để thử
-Học sinh nhận dụng cụ và hóa chất 
-Học sinh thực hiện thí nghiệm.
-Học sinh: hoàn thành bảng thu hoạch 
STT
Tên thí nghiệm
Hiện tượng thí nghiệm
1
Hòa tan và đun nóng kali pemanganat
-Ống nghiệm 1 : thấy thuốc tím tan trong nước->Hiện tương vật lí.
-Ống nghiệm 2 : khi đun nóng, có sự chất mới xuất hiện (hiện tượng hóa học) 
2
Thực hiện phản ứng với canxi hiđroxit 
-Dùng ống thủy tinh thổi vào trong ống nghiệm 2 đựng nước vôi trong, thấy nước vôi trong vẫn bị đục, thổi vào ống nghiệm 1 đựng nước không có hiện tượng gì.
 Phương trình : Canxi hiđroxit +cacbon đioxit àCanxicacbonat+ (vẫnđục) nước. 
-Đổ natri cacbonat vào ống nghiệm 1 chứa nước thì không có hiện tượng gì
-Đổ natri cacbonat vào ống nghiệm 2 đựng nước vôi trong. Thấy nước vôi trong bị vẩn đục.
 Phương trình : Natri cacbonat + canxi hiđroxit à canxi cacbonat + natri hiđroxit
 Như vậy, với việc sử dụng thí nghiệm hóa học theo hướng nêu trên đã giúp học sinh độc lập, tích cực để nhận biết trạng thái, màu sắc của chất, sự biến đổi của chất, tính chất hóa học và các hiện tượng hóa học... Từ đó học sinh có thể tự hình thành nên khái niệm vì vậy mà phương pháp trực quan (việc sử dụng thí nghiệm hóa học) đã đóng vai trò quyết định trong việc nâng cao hứng thú học tập môn Hóa cho học sinh. Và quan trọng hơn, phương pháp này sẽ bồi dưỡng năng lực tự học và khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế của học sinh. Sử dụng thí nghiệm hóa học theo hướng tích cực có thể vận dụng có hiệu quả khi dạy các bài về tính chất của chất, luyện tập, bài kiến thức mới, bài thí nghiệm thực hành.
 Tuy nhiên, để việc sử dụng thí nghiệm thực hành hóa học có hiệu quả thì yêu cầu đặt ra đối với giáo viên rất cao. Giáo viên phải chuẩn bị thật chu đáo trước khi lên lớp, giáo viên phải làm thí nghiệm trước mới có thể dự đoán tính toán được hàm lượng hóa chất dùng cho thí nghiệm như thế nào là vừa đủ, vừa bảo đảm kết quả thành công nhất, vừa không lãng phí hóa chất. Giáo viên làm thí nghiệm trước mới có thể dự đoán những kết quả khác có thể xảy ra và biết cách xử lí những sản phẩm độc hại trong quá trình làm thí nghiệm. Khi làm thí nghiệm trước, giáo viên còn có thể biết trước những tình huống sẽ xảy ra, đảm bảo tính khoa học và thực tiễn của thí nghiệm. Bởi vì khi sử dụng thí nghiệm hóa học: bắt buộc thí nghiệm phải thành công, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho giáo viên và học sinh; thí nghiệm phải rõ, học sinh phải được quan sát đầy đủ; thí nghiệm phải đơn giản, dụng cụ gọn gàng mỹ thuật; số lượng thí nghiệm hợp lí, gắn bó chặt chẽ với bài giảng.
 Vì vậy, sau khi sử dụng phương pháp thí nghiệm hóa học trong dạy học cho thấy các em dễ tiếp thu kiến thức, giúp học sinh khắc sâu kiến thức, phát triển năng lực tự học, tư duy và sáng tạo trong học tập. Các em biết vận dụng nội dung bài học để thực hiện giải các bài tập trong sách giáo khoa, và một số bài tập có liên quan ở bộ môn Hóa Học 8.
 Để việc học tập của các em có hiệu quả, tôi thường xuyên kiểm tra đánh giá bằng cách kiểm tra tại lớp, cho thêm một số bài tập về nhà. Sau đó cho các em trình bày, giáo viên nhận xét đánh giá và kịp thời sửa chữa sai sót. Ngoài ra, còn tổ chức cho các em học tập theo nhóm, theo đôi bạn ở trường hoặc ở nhà tạo điều kiện cho các em khá giỏi giúp đỡ các em học yếu, kém để cùng nhau tiến bộ. Bên cạnh đó, giới thiệu cho các em tìm đọc các sách nâng cao về Hóa Học giúp các em mở rộng thêm kiến thức của mình. Từ đó tạo điều kiện cho các em phát huy năng lực tự học, sáng tạo trong học tập đối với bộ môn.
 V. Hiệu quả áp dụng
 Qua nhiều năm giảng dạy môn Hóa Học, tôi đã rút ra được phương pháp vừa nêu trên thấy rất cần thiết cho học sinh. Giúp cho học sinh tiếp thu kiến thức, chiếm lĩnh kiến thức một cách tư duy, sáng tạo (tự tìm ra kiến thức dưới sự tổ chức của giáo viên), hiểu bài rất sâu sắc, biết vận dụng nội dung bài học để giải bài tập. Vì vậy, kết quả học tập của học sinh càng được nâng cao, trình độ hiểu biết của các em ngày càng mở rộng có nguồn kiến thức dồi dào, phong phú biết vận dụng kiến thức vào thực tế. Bên cạnh đó, còn rèn luyện cho các em kỹ năng thực hành hóa học, sử dụng thí nghiệm khéo léo thành công. Khi tôi áp dụng phương pháp này trong giảng dạy môn hóa học so với trước kia chưa áp dụng, thì sau khi áp dụng có sự chuyển biến rõ rệt cụ thể kết quả được thống kê xếp loại môn hóa học như sau :
Lớp
TSHS
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Số hs
Tỉ lệ
Số hs
Tỉ lệ
Số hs
Tỉ lệ
Số hs
Tỉ lệ
8A1
28
11
39,3%
12
42,9%
6
417,8%
0
0%
8A2
25
4
16%
7
28%
9
36%
5
20%
 Khi sử dụng phương pháp thí nghiệm hóa học trong dạy học Hóa Học, tôi nhận thấy học sinh biết tự tìm tòi phát hiện ra kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Bên cạnh đó, các em còn rèn luyện được kỹ năng thực hành thí nghiệm, quan sát, phân tích giải thích các hiện tượng hóa học chính xác có hiệu quả, từ đó biết vận dụng nội dung bài học để giải các bài tập hóa học. Chính vì thế mà học sinh có sự yêu thích, lòng say mê hứng thú học tập bô môn làm cho môn Hóa Học ngày càng trở lên gần gũi với thực tế và đời sống xã hội.
C. Kết luận :
 I. Ý nghĩa của sáng kiến đối với công tác giảng dạy
 Như vậy việc sử dụng thí nghiệm hóa học trong dạy học môn Hóa Học có vai trò rất to lớn, nó vừa nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên đồng thời nâng cao chất lượng học tập của học tập của học sinh. Với xu thế đổi mới hiện nay đòi hỏi học sinh phải có một kiến thức nhất định. Cho nên việc đổi mới phương pháp học tập ngày nay giúp cho học sinh biết tự học, tự tìm ra kiến thức dưới sự tổ chức của giáo viên, vì thế giúp các em có khả năng phát triển tư duy, tính sáng tạo trong học tập. Bên cạnh đó phương pháp này còn rèn luyện cho học sinh kỹ năng thực hành thí nghiệm, kỹ năng phân tích, so sánh và giải thích các hiện tượng hóa học. Đặc biệt hơn là thông qua phương pháp thí nghiệm này giúp các em dễ hiểu bài, tiếp thu nhanh hạn chế tình trạng thụ động, biết hình thành bản thân thói quen tự học để đạt kết quả cao.
 II. Khả năng áp dụng sáng kiến
Trên thực tế sáng kiến này đã được đi vào áp dụng từ hơn 2 năm qua tại trường TH-THCS Đinh Công Bê, xã Mỹ Thọ – Huyện Cao Lãnh – tỉnh Đồng Tháp và đã đạt nhiều thành tựu: số học sinh biết sử dụng các thiết bị thí nghiệm thực hành ngày càng tăng thêm rất nhiều, học sinh ngày càng tự tin hơn, tích cực hơn trong khi làm thí nghiệm thực hành không còn lùng túng và thực hành thí nghiệm thành công hơn.
Nếu sáng kiến được nhân rộng hơn ở nhiều bộ môn có thực hành thí nghiệm trong trường thì sẽ đem lại hiệu quả giáo dục cao hơn.
 III. Bài học kinh nghiệm, hướng phát triển
 - Để cho việc học tập của học sinh có hiệu quả cao, giáo viên cần phải có nguồn kiến thức phong phú, đa dạng biết sử dụng phương pháp thí nghiệm phù hợp với nội dung từng bài học. Mỗi thí nghiệm giáo viên nên chuẩn bị dụng cụ và hóa chất đầy đủ phù hợp và có thực hiện trước khi lên lớp để đảm bảo thí nghiệm thành công, an toàn có hiệu quả cao.
 - Muốn thực hiện tốt, giáo viên phải thường xuyên sử dụng thí nghiệm trong các bài có thí nghiệm Hóa học, luôn luôn trao dồi kiến thức bằng cách tự hoc qua các tài liệu tham khảo và còn học hỏi trao đổi với các đồng nghiệp. Từ đó nâng cao chất lượng và hiệu quả trong khâu thí nghiệm.
 - Tăng cường sử dụng phương pháp thí nghiệm Hóa học trong dạy học nhằm giảm tỉ lệ học sinh học yếu kém.
 - Được sự đồng ý của Ban Giám Hiệu cùng với tập thể giáo viên trường tôi sẽ tiếp tục vận dụng và phát huy hơn nữa những kinh nghiệm này trong những năm học tới đối với các lớp mà bản thân được phân công giảng dạy, nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy nói chung và việc sử dụng thí nghiệm Hóa Học nói riêng góp phần vào sự nghiệp phát triển giáo dục của đất nước trong thời kỳ hiện nay.
 IV. Đề xuất, kiến nghị
Thực tế dạy học trong nhiều năm qua cho thấy, việc sử dụng tốt các phương pháp thực hành thí nghiệm Hóa học sẽ nâng cao chất lượng học tập của học sinh đồng thời cũng nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên. Để đáp ứng được với nhu cầu đổi mới về phương pháp dạy học hiện nay, tôi xin đưa ra một số ý kiến như sau :
 -Các cấp quản lí luôn quan tâm tạo điều kiện cho giáo viên được tham dự các lớp tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ.
 -Cần có phòng thí nghiệm Hóa học.
 -Hóa chất và dụng cụ cần cung cấp đầy đủ và kịp thời
Các đề xuất trên nếu thực hiện được sẽ góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập của học sinh và giúp học sinh học tốt môn hóa học và đặc biệt nhất giúp học sinh sử dụng tốt thí nghiệm hóa học. 
 	Trên đây là một số kinh nghiệm mà trong thời gian qua tôi đã thực hiện, mặc dù còn thiếu sót nhưng tôi rất mong được sự đóng góp của các cấp lãnh đạo và sự đóng góp của các đồng nghiệp, để cho công tác giảng dạy của tôi ngày càng được nâng cao và sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn.
 Người viết
 Nguyễn Thị Diệu Hiền 
Tài liệu tham khảo:
Phương pháp dạy học Hóa học THCS – tập 1,2 – Nguyễn Cương, Nguyễn Mạnh Dung, Nhà xuất bản Giáo Dục.
 Thí nghiệm thực hành Hóa học ở trường THCS. Nhà xuất bản Giáo Dục 2004 – Trần Quốc Đắc.
 Phương pháp dạy học thí nghiệm thực hành Háo học tập 3, Nhà xuất bản Đại học sư phạm Hà Nội 2005 – Nguyễn Cương, Nguyễn Xuân Trường.

Tài liệu đính kèm:

  • docDay hoc tich cuc thong qua su dung phuong phap thuchanh thi nghiem trong Hoa hoc 8 o truong THCS.doc