Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng công nghệ thông tin cho tiết dạy văn bản nhật dụng Ngữ Văn 8

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng công nghệ thông tin cho tiết dạy văn bản nhật dụng Ngữ Văn 8

I/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

So với các bộ môn khác trong trường phổ thông, bộ môn Ngữ văn giữ vai trò rất quan trọng trong nhà trường. Bộ môn này không chỉ là cầu nối giữa các bộ môn khoa học tự nhiên, khoa học xã hội mà còn được xem như là một bộ môn về giáo dục con người, giúp con người dần hoàn thiện về nhân cách và sớm hòa nhập cộng đồng. Trong bộ môn này gồm có ba phân môn nhỏ đó là: Văn – Tiếng Việt – Tập làm văn tạo thành một chỉnh thể thống nhất với tên gọi chung là Ngữ văn. Trong ba phân môn kể trên thì văn bản luôn được xếp đầu tiên trong một bài học ở các khối từ 6 đến 9. Tại sao lại có sự sắp xếp như thế? – Câu trả lời không nằm ngoài mục tiêu: Văn bản luôn làm nền cho việc khai thác các tri thức phần Tiếng việt và phần tập làm văn. Đó là việc xét theo phân môn, còn xét về mặt nội dung thì văn bản có ý nghĩa vô cùng to lớn về lịch sử, về văn hóa, về phong tục tập quán đặc biệt quan trọng hơn hết là những tri thức về cuộc sống thường nhật của con người được thể hiện thông qua các văn bản nhật dụng.

Văn bản nhật dụng là những bài viết có nội dung gần gũi, bức thiết đối với đời sống trước mắt của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại như: thiên nhiên, môi trường, năng lượng, dân số, quyền trẻ em, ma túy,. Việc đưa văn bản nhật dụng vào chương trình Ngữ văn quả là một việc làm cấp thiết và hợp lí không chỉ riêng đối với nền giáo dục nước nhà mà còn đối với nền giáo dục của tất cả các nước trên thế giới. Vậy làm thế nào để giảng dạy có hiệu quả kiểu văn bản này? Đây là một vấn đề rất khó trả lời đối với các thầy cô giảng dạy ở vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế còn khó khăn , cơ sở vật chất thiếu thốn.

 Muốn dạy văn bản nhật dụng có hiệu quả cần chú ý vấn đề: “Tạo điều kiện tích cực để thực hiện nguyên tắc giúp học sinh hòa nhập với xã hội” nên các đề tài được tuyển chọn dĩ nhiên phải có tính thời sự, song đó cũng phải là những đề tài có liên quan đến “ những vấn đề xã hội có ý nghĩa lâu dài”. Do đó, văn bản nhật dụng, trước hết là phải từ cái trước mắt, có tính cập nhật và thời sự, chỉ ra ý nghĩa lâu dài, muôn thuở, từ cái của một nơi, chỉ ra điều của mọi nơi, từ một phương diện, chỉ ra mối liên hệ với nhiều phương diện. Thông qua các văn bản giáo viên sẽ giáo dục học sinh ở một số phương diện nào đó mà văn bản đề cập.

 

doc 16 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 717Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng công nghệ thông tin cho tiết dạy văn bản nhật dụng Ngữ Văn 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Giáo viên Báo cáo : Nguyeãn Thanh Yeân
Saùng kieán kinh nghieäm:
Söû duïng coâng ngheä thoâng tin cho tieát daïy vaên baûn nhaät duïng Ngöõ Vaên 8
I/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
So với các bộ môn khác trong trường phổ thông, bộ môn Ngữ văn giữ vai trò rất quan trọng trong nhà trường. Bộ môn này không chỉ là cầu nối giữa các bộ môn khoa học tự nhiên, khoa học xã hội mà còn được xem như là một bộ môn về giáo dục con người, giúp con người dần hoàn thiện về nhân cách và sớm hòa nhập cộng đồng. Trong bộ môn này gồm có ba phân môn nhỏ đó là: Văn – Tiếng Việt – Tập làm văn tạo thành một chỉnh thể thống nhất với tên gọi chung là Ngữ văn. Trong ba phân môn kể trên thì văn bản luôn được xếp đầu tiên trong một bài học ở các khối từ 6 đến 9. Tại sao lại có sự sắp xếp như thế? – Câu trả lời không nằm ngoài mục tiêu: Văn bản luôn làm nền cho việc khai thác các tri thức phần Tiếng việt và phần tập làm văn. Đó là việc xét theo phân môn, còn xét về mặt nội dung thì văn bản có ý nghĩa vô cùng to lớn về lịch sử, về văn hóa, về phong tục tập quán đặc biệt quan trọng hơn hết là những tri thức về cuộc sống thường nhật của con người được thể hiện thông qua các văn bản nhật dụng.
Văn bản nhật dụng là những bài viết có nội dung gần gũi, bức thiết đối với đời sống trước mắt của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại như: thiên nhiên, môi trường, năng lượng, dân số, quyền trẻ em, ma túy,... Việc đưa văn bản nhật dụng vào chương trình Ngữ văn quả là một việc làm cấp thiết và hợp lí không chỉ riêng đối với nền giáo dục nước nhà mà còn đối với nền giáo dục của tất cả các nước trên thế giới. Vậy làm thế nào để giảng dạy có hiệu quả kiểu văn bản này? Đây là một vấn đề rất khó trả lời đối với các thầy cô giảng dạy ở vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế còn khó khăn , cơ sở vật chất thiếu thốn.
 	Muốn dạy văn bản nhật dụng có hiệu quả cần chú ý vấn đề: “Tạo điều kiện tích cực để thực hiện nguyên tắc giúp học sinh hòa nhập với xã hội” nên các đề tài được tuyển chọn dĩ nhiên phải có tính thời sự, song đó cũng phải là những đề tài có liên quan đến “ những vấn đề xã hội có ý nghĩa lâu dài”. Do đó, văn bản nhật dụng, trước hết là phải từ cái trước mắt, có tính cập nhật và thời sự, chỉ ra ý nghĩa lâu dài, muôn thuở, từ cái của một nơi, chỉ ra điều của mọi nơi, từ một phương diện, chỉ ra mối liên hệ với nhiều phương diện. Thông qua các văn bản giáo viên sẽ giáo dục học sinh ở một số phương diện nào đó mà văn bản đề cập.
 	Điều kiện tích cực là tốt rồi nhưng học sinh ở một số vùng miền xa xôi, các em ít tiếp xúc cuộc sống bên ngoài, vốn hiểu biết của các em là có hạn, khi các thầy cô cung cấp những tri thức theo văn bản sách giáo khoa mà không có tranh ảnh minh họa, các em chưa từng chứng kiến thì có sức thuyết phục cao đối với các em không?
Ví dụ:
Dạy văn bản: Thông tin về ngày trái đất năm 2000 là nhằm chỉ cho học sinh thấy được tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông và kêu gọi mọi người hạn chế việc sử dụng bao bì ni lông nhưng không có ảnh minh họa thì các em có tin vào những tác hại mà bao bì ni lông gây ra đối với môi trường và sức khỏe con người không? Trong khi mọi người ai cũng sử dụng thường xuyên và chủ yếu có cả gia đình của các em.
	Dạy văn bản Ôn dịch thuốc lá ở lớp 8 là nhằm chỉ cho các em thấy tác hại của thuốc lá không chỉ đối với sức khỏe người hút mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người xung quanh nhưng chỉ nói mà các em không trực tiếp nhìn thấy tác hại thì các em có được thuyết phục không? Trong khi đó thanh niên ngày nay hút thuốc chiếm đa số và rất sành điệu.
II/ PHẦN NỘI DUNG:
 1/ CƠ SỞ LÍ LUẬN:
	Từ vài thập kỉ nay, với sự phát triển của văn hóa, khoa học giáo dục và với sự mở rộng giao lưu quốc tế, nền giáo dục nước nhà đang đà phát triển mạnh mẽ chưa từng thấy. Trong đó, công nghệ thông tin ngày càng được chú trọng nhiều trong giảng dạy ở các trường, nhất là các trường phổ thông.
	Môn học Ngữ văn có thể nói là một môn học có vị trí hết sức quan trọng trong nhà trường bởi đặc thù môn học là giáo dục làm người; đào tạo, bồi dưỡng người học thành những con người mẫu mực có nhân cách chuẩn mực,... ưu điểm là thế nhưng môn học này trong nhà trường được học sinh đánh giá là buồn chán vì chỉ khai thác kênh chữ không có hình ảnh sinh động như các môn học khác. Trên cơ sở đó, các giáo viên dạy môn Ngữ văn ngoài việc thay đổi phương pháp còn trang bị thêm hình ảnh trực quan sinh động nhằm biến tiết học Ngữ văn không còn đơn điệu như trước mà trở nên sinh động, hứng thú hơn.
 2/ THỰC TRẠNG:
	Long vĩnh là một xã thuộc vùng sâu, vùng xa, có đông đồng bào dân tộc Khmer, điều kiện đi lại khó khăn nên người dân ít có điều kiện học tập, thông tin đến với họ rất chậm.
	Học sinh không có điều kiện tiếp xúc với cuộc sống bên ngoài, kiến thức các em có được phần lớn được học trong nhà trường là chủ yếu.
	Thiết bị nhà trường không có nhiều, nhất là các tranh ảnh phục vụ giảng dạy bộ môn Ngữ văn là rất hạn chế.
	Những năm gần đây công nghệ thông tin ngày một phát triển rộng khắp và có nhiều bổ ích trong nhiều lĩnh vực.
	Đa số giáo viên giảng dạy đã có máy tính riêng, có kết nối mạng.
	Một số trường đã được trang bị máy chiếu – Một thiết bị phục vụ rất đắc lực và có hiệu quả trong giảng dạy trực quan nhất là những nội dung gần gũi với cuộc sống con người thiên nhiên, môi trường, sức khỏe,
* Xuất phát từ những lí do thực trạng cũng như sự bức thiết trên mà tôi quyết định soạn đề tài: “Sử dụng công nghệ thông tin cho tiết dạy văn bản nhật dụng Ngữ văn 8”
Nhằm mục đích là giúp tiết học trực quan, sinh động hơn và mang lại hiệu quả giáo dục cao hơn.
 3/ GIỚI HẠN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
	Sáng kiến kinh nghiệm này có thể mở rộng cho tất cả các bộ môn, cho các khối lớp đều mang lại hiệu quả thiết thực. Nhưng do điều kiện và đặc thù bộ môn nên sáng kiến này chỉ thực hiện giới hạn ở phần văn bản nhật dụng Ngữ văn 8.
III/ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
	Để thực hiện có hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm đòi hỏi người giáo viên phải đầu tư nhiều so với một tiết dạy văn bản thông thường. Cụ thể:
	Một tiết dạy văn bản bình thường thì người giáo viên chỉ cần soạn hệ thống câu hỏi phù hợp với đối tượng học sinh, nội dung kiến thức cơ bản để học sinh ghi vào tập, sưu tầm một vài ảnh có liên quan đến bài học (nếu có),...
	Một tiết dạy sử dụng công nghệ thông tin người giáo viên không chỉ truyền tải những nội dung trên mà đòi hỏi người giáo viên phải sử dụng thành thạo công nghệ thông tin như vi tính, máy chiếu,...; phải có hình ảnh trực quan sinh động, những đoạn phim tư liệu để học sinh nhận biết thông qua các giác quan như nghe, nhìn và từ đó các em phân tích, rút ra bài học chứ không đơn thuần chỉ là vấn đáp. Giáo viên còn phải điều chỉnh, sắp xếp các hình ảnh cho thật phù hợp với từng đơn vị kiến thức của bài học,...
	Sau đây là một số nội dung mẫu để giảng dạy một số văn bản nhật dung lớp 8 trong việc giáo dục học sinh về môi trường, sức khỏe, dân số,...
	Dạy văn bản Thông tin về ngày trái đất năm 2000 ( tuần 10 – tiết 39) có thể cung cấp cho học sinh một số thông tin sau để dẫn vào bài:
Báo đưa tin việc công ty Vedan gây ô nhiễm sông Thị Vải
XUÂN NGHI
15:57 (GMT+7) - Thứ Tư, 17/9/2008   
Việc bắt quả tang Công ty Vedan Việt Nam xả nước thải xuống dòng sông Thị Vải đã làm bàng hoàng dư luận. Dù đã có thông tin từ phía người dân về việc Công ty Vedan Việt Nam xả thải ra sông Thị Vải và dù đã từng có “tiền án” hơn 2 năm về trước, nhưng cơ quan chức năng là Cục Cảnh sát môi trường cùng đoàn kiểm tra liên ngành Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phải mật phục ròng rã 3 tháng trời, mới bắt được quả tang Vedan xả nước thải chưa qua xử lý xuống sông Thị Vải.
Hệ thống “tinh vi”. Việc Công ty Vedan xả nước thải chưa qua xử lý theo quy định và có chứa rất nhiều chất độc hại ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống bên ngoài, nhất là dòng sông Thị Vải, vốn dĩ không còn xa lạ gì với công luận và dư luận người dân quanh khu vực này, từ hàng chục năm về trước. Từ những năm 90 của thế kỷ trước, cụ thể là những năm 1994 - 1995, Công ty Vedan đã lắp đặt một “hệ thống xử lý” có chủ ý: hệ thống bơm nhiều tầng nấc có các van đóng - mở linh hoạt và dẫn ra một đường ống “bí mật” được cắm sâu trong lòng đất trực chỉ ra sông Thị Vải. 
Chỉ cần một cái lắc tay nhẹ nhàng, toàn bộ nước thải, lẽ ra đi vào hệ thống vận hành, sẽ đổ thẳng xuống dòng sông vô tội, mà bằng mắt thường khó mà phát hiện được. Theo dư luận người dân quanh khu vực, hầu như hệ thống này chỉ làm việc vào quá nửa khuya, lúc mọi người đã yên giấc. Vào thời điểm đó, Công ty Vedan đã buộc phải bồi thường hàng chục tỷ đồng cho người dân, khi bị tố cáo là làm ô nhiễm sông Thị Vải làm chết cá tôm của các hộ dân, ngư dân địa phương. Cách nay hơn 2 năm, giữa năm 2006, Công ty Vedan lại dính vào scandal, khi Thanh tra Cục Bảo vệ môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong lần kiểm tra các doanh nghiệp đóng trên địa bàn được cho là đã xả thải xuống sông Thị Vải, đã lại phát hiện Vedan, dù có xây dựng 3 hệ thống xử lý và xả thải “hiện đại”, nhưng tất cả là nhằm đối phó, đúng hơn là ngụy trang với cơ quan chức năng Trung ương và địa phương.
Tuần 10	Tiết 39
THÔNG TIN VỀ NGÀY TRÁI ĐẤT NĂM 2000
Hoàn cảnh ra đời của văn bản: 
Giáo viên dùng hình ảnh kỷ niệm ngày trái Đất để giới thiệu hoàn cảnh ra đời của văn bản.
Tác dụng: học sinh hình dung được thời điểm hội nghị diễn ra với sự góp mặt của nhiều nước tham gia.
Về tác hại: 
 Giáo viên cung cấp một số hình ảnh sau để thông tin cho học sinh thấy rõ tác hại của việc xử lí rác thải chưa hợp lí.
Tác dụng: Học sinh thấy được bao bì ni lông xử lí không hợp lí không chỉ làm ảnh hưởng đến môi trường mà còn ảnh hưởng đến thực vật như làm cản trở quá trình sinh trưởng của cây khi bào bì ni lông xen vào trong đất, ô nhiễm môi trường.
Mục đích dùng các hình ảnh sau để học sinh thấy rõ hậu quả của việc vứt bao bì ni lông xuống các cống rãnh 
Tác dụng của các tranh là: học sinh dễ dàng nhận ra việc vứt bao bì ni lông xuống cống rãnh làm tắt nghẽn các đường dẫn nước thảià Ngập lụt về mùa mưaà Muỗi phát sinhà dịch bệnh,
Mục đích sử dụng hai tranh sau để học sinh nhận ra nguyên nhân nào dẫn đến cá chết hàng loạt trên biển 
Tác dụng của tranh là học sinh dễ dàng nhận ra bao bì ni lông trôi ra biển các sinh vật nuốt phải à chết.
Mục đích dùng các hình ảnh sau để học sinh thấy rõ việc thải rác bừa bãi ở nơi công cộng, nhất là bao bì ni lông. 
Tác dụng: Học sinh dễ dàng nhận ra rằng bao bì ni lông thải ra ở mọi nơi công cộng như gầm cầu, cột điện, cửa nhà, công viên, quán nước, trường học,... làm mất vệ sinh, mất vẻ mĩ quan,...
Dùng các hình ảnh sau để giúp học sinh thấy rõ tác hại của việc sử dụng bao ni lông màu để đựng thực phẩm.
Tác dụng từ hai bức tranh là học sinh nhận ra bao bì ni lông màu đựng thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm à Tác hại não và là nguyên nhân gây bệnh ung thư phổi.
Dùng hai bức tranh các bệnh nhân để hướng học sinh đến hậu quả của việc đốt các loại bao bì ni lông.
Tác dụng: Học sinh dễ dàng nhận ra được khi đốt bao bì ni lông à sinh ra khí Đi-ô-xin à ngộ độc, gây ngất, khó thở, nôn ra máu, à ảnh hưởng đến tuyến nội tiết, giảm miễn dịch, ung thư, dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh.
Giải pháp: 
Mục đích: cũng cần đưa ra những hình ảnh minh họa và giáo dục học sinh trong việc hạn chế sử dụng bao bì ni lông
Tác dụng: Học sinh nhận ra đây là giải pháp hữu hiệu, dễ thực hiện lại thẩm mĩ và vệ sinh, cần khuyên mọi người nên chọn giải pháp trên.
Mục đích: Dùng các hình ảnh sau để giáo dục học sinh giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường.
Tác dụng: học sinh ý thức được rằng việc bảo vệ môi trường không của riêng ai mà là sự chung tay của tất cả mọi người. Trong đó, bản thân các bạn học sinh cũng góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ môi trương, đồng thời vận động tất cả mọi người cùng tham gia nhặt các loại bao bì ni lông để đúng nơi quy định.
Tuần 12 – tiết 45 : Văn bản
ÔN DỊCH THUỐC LÁ
Giáo viên dùng hình ảnh sau để hỏi học sinh: trường học chúng ta có hiện tượng này xảy ra không?
Tác dụng của tranh là học sinh nhận thấy hành vi hút thuốc lá ở lứa tuổi học sinh là không đúng cần ngăn chặn lại.
Mục đích: dùng một số hình ảnh sau để chỉ ra tác hại của việc hút thuốc lá.
Ung thư phổi
Tác dụng: học sinh thấy được việc hút thuốc lá ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người, một trong những chứng bệnh nguy hiểm nhất đối với người hút là bệnh ung thư phổi. Đồng thời qua các hình ảnh này sẽ giáo dục học sinh không nên hút thuốc lá và khuyên mọi người hãy tránh xa khói thuốc lá.
Tuần 13 – tiết 49 : Văn bản
Mục đích: Giáo viên cần cung cấp thêm một số hình ảnh minh họa về gia đình đông con thì chất lượng cuộc sống của họ như thế nào?
Tác dụng: Học sinh nhận ra chất lượng cuộc sống rất thấp như áo không đủ mặc, cơm ăn không đủ no, làm nhiều mà không thấy có dư,
 Dùng hai hình ảnh sau để cho học sinh thấy dân số đông dẫn đến những hậu quả như thế
 nào?
Tác dụng: học sinh nhận ra được dân số đông dẫn đến nhiều mối lo như: ô nhiễm môi trường tăng, thiếu đất canh tác, chất lượng cuộc sống thấp, tắt ngẽn giao thông,
Mục đích: Hình ảnh cho thấy cuộc sống gia đình như thế nào?
Tác dụng: gia đình ít con nên chất lượng cuộc sống gia đình cao, gia đình luôn được vui vẻ hạnh phúc.
IV - KẾT QUẢ THỰC HIỆN:
So với năm học 2008 – 2009 thì năm học 2009 – 2010 và năm học 2010 – 2011 dạy văn bản nhật dụng bằng giáo án điện tử sinh động hơn, học sinh học tập hứng thú và tích cực hơn, mức độ hiểu bài tại lớp của các em cũng đạt cao hơn nên chất lượng cũng cao hơn so với tiết dạy thông thường. Sau đây là kết quả khảo sát qua tiết dạy văn bản: Thông tin về ngày trái đất năm 2000:
Năm học
Lớp
Số
HS khảo sát
Tiết dạy thông thường
Tiết dạy giáo án điện tử.
Số bài đạt yêu cầu
Số bài chưa đạt yêu cầu
Số bài đạt yêu cầu
Số bài chưa đạt yêu cầu
2008 – 2009
8/1
37
25 = 67,6%
12 = 32,4%
8/2
34
27 = 79,4%
720,6%
8/3
30
21 = 70%
9 = 30%
2009 – 2010
8/1
39
32 = 82,1%
7 = 17,9%
8/2
38
30 = 78,9%
8 = 21,1%
8/3
35
24 = 68,6%
11 = 31,4%
2010 – 2011
8/1
38
29 = 76,3%
8 = 23,7%
8/2
39
33 = 84,6%
6 = 15,4%
8/3
37
27 = 73%
10 = 27%
V - BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
 	Giáo viên phải thật thành thạo về vi tính để tải và soạn chương trình dạy cho thật hoàn chỉnh.
Soạn tiết giáo án điện tử, giáo viên cần chọn lọc thật kĩ những hình ảnh cần khai thác, các hình ảnh phải sát và thật cần thiết cho từng đơn vị kiến thức của bài học.
	Cần chú ý khâu tạo hiệu ứng, chỉ nên chọn những hiệu ứng đơn giản, chủ yếu là hiệu ứng xuất hiện và kết thúc phải nhanh; không nên chọn quá nhiều hiệu ứng cho một tiết dạy vì như thế học sinh chỉ chú trọng vào hiệu ứng hơn là khai thác kiến thức.
	Nhắc nhỡ học sinh phải thật sự linh hoạt trong quan sát, nghe, hiểu, trình bày, ghi chép từ các kênh hình ảnh hoặc đoạn phim (nếu có).
	Lưu ý giáo viên: Khi đã khai thác xong kênh hình ảnh nào rồi thì nên chuyển màng hình sang chế độ ẩn đi bằng việc bấm phím “B“ để tập trung sự chú ý của học sinh vào phần giảng của giáo viên.
	Là giáo án điện tử nên kiến thức luôn được liên hệ và mở rộng hơn so với SGK nên giáo viên cần chủ động về mặt thời gian ở từng đơn vị kiến thức và các kênh hình ảnh.
VI – PHẦN KẾT LUẬN:
Các vấn đề trình bày trên đây là do kinh nghiệm của bản thân tôi đúc kết được và đã được giảng dạy ở nhiều đối tượng học sinh. Trong quá trình giảng dạy bộ môn đều thu được hiệu quả thiết thực. Phần lớn học sinh đã thật sự hứng thú học tập, tiết học thật sự đã giúp các em hiểu bài và nắm vững nội dung bài học tại lớp.
Mặc dù bản thân có nhiều cố gắng, nhưng tôi tin rằng sáng kiến này khó tránh khỏi những thiếu sót và những vấn đề còn vướng mắt nên tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô trong tổ bộ môn để sáng kiến kinh nghiệm này được hoàn thiện hơn và ngày càng được phổ biến rộng rãi hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
 	 Long Vĩnh, ngày 15 tháng 01 năm 2011
 	 Người thực hiện
 Nguyeãn Thanh Yeân
Ý kiến của Tổ chuyên môn Ý kiến của Ban Giám Hiệu
 Ý kiến của UBND xã Ý kiến của Phòng Giáo Dục 

Tài liệu đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem Su dung cong nghe thong tin chotiet day van nhat dung 8.doc