Sáng kiến kinh nghiệm: Công tác chủ nhiệm với việc đảm bảo sĩ số học sinh

Sáng kiến kinh nghiệm: Công tác chủ nhiệm với việc đảm bảo sĩ số học sinh

Sáng kiến kinh nghiệm:

CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM VỚI VIỆC ĐẢM BẢO SĨ SỐ HỌC SINH

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:

 Công tác chủ nhiệm là một công tác đòi hỏi người giáo viên phải thực sự có lòng yêu nghề và yêu người cùng với việc áp dụng các biện pháp thích hợp để giáo dục con người. Vì vậy giáo viên chủ nhiệm cần phải tích lũy thật nhiều kinh nghiệm cho công tác chủ nhiệm của mình. Bài viết dưới đây không nêu hết tất cả các phương pháp chủ nhiệm tối ưu mà chỉ là một số kinh nghiệm có tính gợi ý để tham khảo cho công tác chủ nhiệm – đặc biệt là việc khắc phục tình trạng bỏ học để duy trì sĩ số

 

doc 5 trang Người đăng ngocninh95 Lượt xem 1856Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm: Công tác chủ nhiệm với việc đảm bảo sĩ số học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sáng kiến kinh nghiệm:
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM VỚI VIỆC ĐẢM BẢO SĨ SỐ HỌC SINH
I. ĐẶT VẤN ĐỀ: 
 	Công tác chủ nhiệm là một công tác đòi hỏi người giáo viên phải thực sự có lòng yêu nghề và yêu người cùng với việc áp dụng các biện pháp thích hợp để giáo dục con người. Vì vậy giáo viên chủ nhiệm cần phải tích lũy thật nhiều kinh nghiệm cho công tác chủ nhiệm của mình. Bài viết dưới đây không nêu hết tất cả các phương pháp chủ nhiệm tối ưu mà chỉ là một số kinh nghiệm có tính gợi ý để tham khảo cho công tác chủ nhiệm – đặc biệt là việc khắc phục tình trạng bỏ học để duy trì sĩ số 
II. NỘI DUNG:
 	1. Phải tích cực bồi đắp cho mình lòng yêu nghề, tận tụy với công việc:
          	Chính lòng yêu nghề, yêu công việc sẽ giúp giáo viên mà đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm quan tâm nhiều hơn cho công tác của mình trong đó có công tác góp phần duy trì sĩ số của học sinh. Công tác tốt trong giảng dạy và quản lý học sinh mà đặc biệt là quản lí học sinh lớp chủ nhiệm chính là những giải pháp ban đầu và hiệu quả nhất nhằm ngăn ngừa học sinh bỏ học. Người giáo viên chủ nhiệm biết quan tâm thường xuyên đến học sinh của lớp mình hơn sẽ là một động lực rất lớn nhằm thúc đẩy học sinh siêng năng học tập và học tập tích cực hơn.
	2. Cần quan tâm thường xuyên đến các hoạt động của lớp mình:
	Công tác chủ nhiệm là một công tác quan trọng nhằm giúp nhà trường thực hiện tốt công tác giáo dục học sinh, trong đó có công tác duy trì sĩ số học sinh . Một người giáo viên chủ nhiệm tốt sẽ góp phần xây dựng nên một tập thể lớp giỏi; nhiều giáo viên chủ nhiệm tốt sẽ xây dựng nên một nhà trường vững mạnh. Một giáo viên chủ nhiệm tốt không chỉ giúp lớp mình học tốt mà còn biết cách để giúp các học sinh có ý thức tự giác trong học tập. Thông thường giáo viên chủ nhiệm chỉ có một vài buổi trong tuần có tiết dạy ở lớp của mình chủ nhiệm cho nên với số ít buổi đó thì giáo viên sẽ khó khăn để nắm bắt được tình hình của học sinh lớp mình vì vậy giáo viên cần phải sắp xếp để có nhiều thời gian hơn nữa gặp gỡ, trao đổi với lớp chủ nhiệm để nắm bắt tình hình học sinh của lớp từ đó sẽ có những thông tin về việc nghỉ học, bỏ học của học sinh để có thể tìm biện pháp kịp thời ngăn chặn việc bỏ học của các em. Đặc biệt là các buổi học trái buổi sẽ có nhiều học sinh nghỉ học và đây là một trong những dấu hiệu dẫn đến tình trạng bỏ học cho nên thời điểm này công tác của người giáo viên chủ nhiệm trở nên hết sức quan trọng. Tóm lại sự quan tâm thường xuyên của người giáo viên chủ nhiệm chính là một yêu cầu vô cùng cần thiết để từ đó hạn chế tình trạng bỏ học của các em học sinh một cách tốt hơn.
	3. Phối hợp với giáo viên bộ môn trong công tác giảng dạy và quản lý học sinh
	Công tác phối hợp giữa giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm sẽ làm cho công tác chủ nhiệm thành công hơn, đặc biệt là sự duy trì sĩ số học sinh. Học sinh có thể thích học môn này, không thích môn kia vì những lý do khác nhau nên giáo viên chủ nhiệm cần tìm hiểu cặn kẽ các nguyên nhân để cùng với giáo viên bộ môn đề ra các biện pháp thích hợp nhằm giúp các em có thể có kết quả học tập tốt hơn từ đó các em sẽ hứng thú học tập và đi học đều đặn hơn. Hơn nữa thông qua việc phối hợp với các giáo viên bộ môn trong nhà trường giáo viên chủ nhiệm cũng sẽ góp phần phát hiện về năng khiếu cũng như sở thích của từng học sinh để từ đó phát hiện và bồi dưỡng kịp thời các năng khiếu đó giúp các em phát triển một cách hoàn thiện hơn năng lực của mình. Qua trao đổi với các giáo viên bộ môn giáo viên chủ nhiệm sẽ nắm vững hơn về số lượng các học sinh nghỉ học của lớp mình qua từng buổi học để kịp thời có kế hoạch điều chỉnh cũng như động viên theo dõi các học sinh bỏ học, giúp các em học tốt hơn. Thông qua phương pháp này giáo viên chủ nhiệm cũng có thể phân loại đặc điểm tình hình học sinh trong lớp mình. Bằng cách này, giáo viên không chỉ hiểu rõ hơn học sinh của mình mà còn có thể trở thành điểm tựa tinh thần tin cậy giúp các em học tập và rèn luyện nhân cách đạo đức ngày càng hoàn thiện hơn.
	Thiết nghĩ đây không chỉ là các biện pháp hỗ trợ thêm cho công tác chủ nhiệm ở bậc THCS, mà ở bất cứ bậc học nào cũng cần thiết và nên áp dụng. Chính giáo viên chủ nhiệm là người gần gũi và chia sẻ nhiều nhất những tâm tư, nguyện vọng của học sinh đối với việc học, góp ý phương pháp giảng dạy cũng như tâm sự về cuộc sống, ...
	Có rất nhiều việc mà người thầy phải làm: đi sâu đi sát với lớp chủ nhiệm; quan hệ chặt chẽ với giáo viên bộ môn lớp và cả phụ huynh. Tuy nhiên để giúp đỡ các em trong việc học, ngoài các biện pháp tích cực trên thì yếu tố duy trì sự chuyên cần trong học tập cho các em là vô cùng quan trọng. Ở độ tuổi này, các em rất dễ bị lôi kéo, rất dễ thể hiện cái tôi. Trong khi ngoài xã hội quá nhiều cái cám dỗ nên quan tâm đến việc chuyên cần cho các em là một việc làm rất cần thiết nhằm giúp các em đạt kết quả tốt trong học tập.
	* Nguyên nhân
	Hầu như sự vắng mặt không phép, đi học không đều thường rơi vào đối tượng học sinh yếu, kém hay cá biệt. Các em hình như thích thì đi học, không thích thì nghỉ, điều đó dẫn đến học tập sút kém, ảnh hưởng đến nền nếp học tập của lớp. Thực ra, đối với học sinh khá giỏi hiếm khi nào các em muốn nghỉ học. Vì các em nhận thấy qua một tiết học các em học được rất nhiều điều lý thú, kiến thức được mở mang, tầm hiểu biết xa hơn. Nhưng ngược lại, đối với những học sinh còn lại thì các em cảm thấy tiết học nặng nề, tâm trạng luôn luôn chán nản, lo âu (nếu thầy, cô hỏi tới không hiểu thì “quê”, hay trả bài không thuộc kỹ thì bị rầy, bị ghi sổ đầu bài, bị làm kiểm điểm, bị mời phụ huynh).
	Cho nên, có những biện pháp của giáo viên chủ nhiệm đưa ra mục đích giúp các em học tốt, nhưng đôi khi nó lại phản tác dụng. Thêm vào môi trường khách quan ở ngoài tác động, một số học sinh bỏ học rủ rê, thế là mầm mống “cúp tiết” hay nghỉ học không phép bắt đầu xảy ra. Đầu tiên, một tuần nghỉ một ngày, sau đó tăng lên hai ngày rồi dần dần đến ba, bốn ngày. Nếu giáo viên chủ nhiệm không kịp thời nắm bắt và tìm hiểu nguyên nhân để kịp thời thông báo đến phụ huynh thì chắc chắn số ngày nghỉ của các em sẽ lên tới 10 ngày hoặc nhiều hơn thế nữa. Hệ quả kéo theo là kết quả học tập của các em sẽ vô cùng tồi tệ.
	Theo tôi, trước tiên là phải tìm hiểu nguyên nhân vì sao học sinh nghỉ học không phép?
	Về phía học sinh: Do các em bị lỗ hổng kiến thức, các bài giảng của thầy, cô các em tiếp thu chậm, không hiểu bài kỹ, dẫn đến không biết làm bài tập, các em luôn mang mặc cảm mình học “ngu”, tâm trạng chán nản, vào lớp học không tập trung, nói chuyện, làm thầy cô bực mình. Thầy cô khiển trách - về nhà phụ huynh lại la rầy các em. Từ đó các em đâm ra nản chí, nảy sinh ý nghĩ cúp học một buổi đi chơi thử, nếu thầy, cô không biết, cha mẹ không phát giác ra kịp thời, thì các em sẽ tiếp tục nghỉ thử lần thứ hai, thứ ba, dần dần thành nghỉ thiệt một tuần, nửa tháng và từ đó các em từ từ rời xa lớp học, rời xa bạn bè và thầy cô hồi nào mà các em chẳng hay.
	Về phía giáo viên chủ nhiệm: Ta phải bình tĩnh, khéo léo, tìm hiểu nguyên nhân và dùng các biện pháp tâm lý hạn chế từ từ. Đối với những trường hợp vi phạm lần đầu hoặc ít hơn ta dùng lời lẽ phân tích sự có hại khi các em vi phạm đi học chưa đều, khuyên răn. Song song, ta tìm cho em đó một người bạn tốt, học lực thuộc loại khá, giỏi kết thành đôi bạn học tập nhằm giúp em học sinh đó trong soạn bài, làm bài tập. Trường hợp ngoại lệ nếu biện pháp giáo dục từ trường không có hiệu quả thì ta phải phối hợp chặt chẽ với phụ huynh.
	Và sự cộng tác không thể thiếu là hợp tác với giáo viên bộ môn chia nhóm học tập, để cho giáo viên hiểu từng hoàn cảnh của mỗi em vì ngoài việc truyền kiến thức, người giáo viên cần nghiên cứu, tìm ra cách dạy phù hợp cho từng đối tượng học sinh yếu, trung bình, khá, giỏi. Đặc biệt là chúng ta phải sử dụng các phương pháp giảng dạy dễ hiểu nhất, tạo cho các em sự hứng khởi, say mê cho các em thông qua các cách dẫn dắt từ thật dễ đến khó và có thể lồng ghép những trò chơi có thưởng. Tôi nghĩ rằng với cách làm đó sẽ lôi cuốn các em. Từ đó, các em nhận ra được việc học rất hữu ích và cần thiết cho bản thân và gia đình. Vì ngoài việc làm giàu cho kiến thức của mình, các em sẽ vui hơn khi được cô khen, thầy thưởng. Do đó việc nghỉ học chắc chắn sẽ giảm.
	Việc lập ra biểu điểm thi đua mặt chuyên cần giữa các lớp trong nhà trường cũng là một biện pháp hạn chế hoặc ngăn chặn việc nghỉ học trong học sinh ở các lớp. Nhà trường cần khen thưởng và khiển trách kịp thời và công việc này phải làm thường xuyên sẽ hạn chế đến mức thấp nhất việc nghỉ học của các em.
	Về phía phụ huynh: Tôi nghĩ rằng, các bậc phụ huynh phải thường xuyên kiểm tra tập vở của con em mình để xem các em có chép bài đầy đủ không? Làm bài như thế nào? Ngoài ra, phụ huynh đôi khi cũng nên vào trường thăm con mình đột xuất, giữa các tiết học để kiểm tra và thường xuyên liên lạc với giám thị và giáo viên chủ nhiệm để biết rõ việc học của con em mình. Khi có giấy mời họp, phụ huynh nên sắp xếp và dành thời gian đến gặp nhà trường.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
	1. 	Kết luận:
 	Tạo được nền nếp học tập, chuyên cần của học sinh là góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên bộ môn nói chung và giúp học sinh yếu, học sinh trung bình có được vốn kiến thức cơ bản, không bị một lỗ hổng kiến thức nào khác. Từ đó giúp các em tự tin, nắm vững bài học. Tất nhiên kéo theo sau là sự hứng khởi, sự yêu thích chuyện học hành. Các em sẽ gắn kết với trường lớp hơn và chắc chắn đạt được kết quả tốt trong học tập, nhất là trong kỳ kiểm tra, thi , xét tốt nghiệp sau này.
	2. Kiến nghị:
	Giáo viên là người trực tiếp truyền thụ kiến thức và giáo dục đạo đức các em, tuy nhiên để giáo dục mang lại hiệu quả cao cần phải có sự phối hợp chặt chẻ của gia đình học sinh với nhà trường góp phần rất quan trọng. Gia đình cần có sự theo dỗi kiểm tra, mọi sinh hoạt của các em hằng ngày phải được gia đình giám sát theo dỗi nhằm điều chỉnh uốn nắn kịp thời cho các em. Những trường hợp các em có dấu hiệu bỏ học, nguồn động viên của gia đình góp phần không nhỏ để độn viên các em quay lại trường lớp.
Tân Phong, ngày 08 tháng 04 năm 2011
	 Người viết

Tài liệu đính kèm:

  • docsang kien kinh nghiem chu nhiem.doc